Hình Tượng Người Nông Dân – Những Mảnh Đời Phức Hợp


bóc đi một lớp áo đất đá đày đặc bao phủ hàng triệu năm, làm phát lộ một màu vàng đen óng ánh phơi giữa nắng trời. Trước thành quả lao động, người thợ trào dâng một cảm xúc vừa nghẹn ngào, vừa tự hào, lâng lâng:

Cơn mưa này mở rộng niềm vui

Than hiện trên những tầng vỉa dày nục nạc Nhìn vỉa than mừng rơi nước mắt

Tổ quốc mình giàu có thế này ư?

(Trên tầng cao 380)

Cảm xúc đó xuất phát từ tình yêu lao động và tâm huyết của người công nhân thợ mỏ trước tiếng gọi làm giầu cho tổ quốc:

Tổ quốc mình bát ngát cánh đồng xưa Đang nuôi lớn những vùng công nghiệp Làm thật nhiều than, đấy là điều tâm huyết Đang gọi trong tim tôi hôm nay

(Trên tầng cao 380)

Trang thơ Trần Nhuận Minh luôn có sự kết hợp, đan xen giữa chất hiện thực với chất lãng mạn. Từ hiện thực cuộc sống của người thợ, Trần Nhuận Minh đã tìm thấy, đã phát hiện ra những vẻ đẹp đầy chất lãng mạn. Trên cái nền của công trường bụi bặm đầy nắng gió, ở độ cao của khung nhà cao tầng, hình ảnh người nữ công nhân được ví “như chiếc lá xanh”, mỏng mảnh “nẩy trên cây sắt thép” và đang rực rỡ phát tỏa trước “muôn ngàn sao sa” bởi “từ tay em những tia lửa bay ra”:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Em đứng trên khung nhà cao tầng

Như chiếc lá xanh, nẩy trên cây sắt thép Từ tay em những tia lửa bay ra

Thơ Trần Nhuận Minh - 6

Em thành trung tâm muôn ngàn sao

(Cô thợ hàn trên khung nhà cao tầng)


Hay vẻ đẹp lãng mạn của người thợ lái xe được lồng trong công việc ở trên độ cao của lưng đèo, của đỉnh núi mà tưởng như đang chạm tới mây trời:

Chính anh nào phải ai nào Lái xe giữa một tầng cao chín tầng

Nhìn qua óng ánh mây trời

Vùng than điện sáng cũng dầy như sao

(Thư cho em gái)

Trước yêu cầu, đòi hỏi của đất nước trong đà xây dựng và tiến lên chủ nghĩa xã hội, người thợ đã nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình là đem sức lực, lòng hăng say và trí tuệ để đánh thức những “mỏ vàng đen” còn đang nằm ngủ trong lòng đất. Người thợ mỏ trăn trở, lo toan với những con số tưởng như trần trụi và khô khan – con số sản lượng pháp lệnh than của mỏ: 4.000.000 tấn nhưng chứa đựng bao tình cảm lãng mạn bay bổng của trái tim và tấm lòng người thợ:

Hôm nay anh đi Suốt vùng than

Trong tiếng ồn ào con số Trong mỗi lo toan đời thợ

…Em ơi

Có vượt qua những ngày gian khổ Mới hiểu được vì sao

Vì sao con số Trần trụi Khô khan

Con số

Lại vỗ vào đời anh như sóng vỗ

Lại đập vào ngực anh như trận gió rừng

(4.000.000 – Âm điệu một vùng đất)


Nhưng sau những bộn bề lo toan và trải qua bao nỗi vất vả, nhọc nhằn trong lao động, người thợ lại có một khoảng bình yên để cởi lòng mình trong nỗi rung động tình yêu, và trải hồn mình vào không gian lãng mạn đầy chất thơ giữa màu nước xanh trong, của biển, của gió trời để tận hưởng cái cảm giác mát mẻ, thanh tân:

Anh muốn ngồi bên em trên bờ Hạ Long Tâm hồn ta như hòa vào xanh trong Hương biển mát đến tận cùng tim phổi.

(Âm điệu một vùng đất)

Tình yêu của người thợ sẽ được lên hương, dậy sắc trên mảnh đất lành. Họ đến với nhau từ những cảm xúc đầy lãng mạn của tâm hồn tuổi trẻ, và từ chính tình yêu về vùng đất đang cần sức trẻ gieo mầm sự sống này. Cuộc hành trình kiến tạo vùng đất mỏ cũng chính là cuộc hành trình đi từ tình yêu “lặng thầm và cháy bỏng” đến cái đích của niềm tin và hạnh phúc:

Và rồi em sẽ quen anh

Tay gạt núi, mở chân trời thơ mộng Anh yêu em lặng thầm và cháy bỏng

Đến tận cùng năm tháng cuộc đời anh…

(Em về vùng mỏ)

Và rồi hạnh phúc tươi hồng cũng đã đến với người thợ. Đó là hạnh phúc của anh “lái bò” có tiếng còi rất điệu, cất giọng nam cao ngang tàng trong ngày cưới của mình với cô vẫy đầu đường hàng ngày để cho xe anh đổ đá:

Anh lái bò cất giọng nam cao Giọng rắn khỏe vút từ lồng ngực

Tay quen lái những cung đường gấp khúc Lời ca quen những âm điệu ngang tàng.

có bỏ chúng anh không ơi hỡi cô nàng…”

(Đám cưới cô vẫy đầu đường và anh chàng lái xe bò tót)


Có bỏ chúng anh” tức là “có bỏ nghề không” cũng có nghĩa là “có lấy anh không”. Đứng vẫy đầu đường ở mỏ lộ thiên, nghề đơn giản mà nắng sương vất vả nên đã có bao nhiêu cô gái, hễ lấy chồng là phải chuyển nghề.

Chính mảnh đất “phố mỏ Hòn Gai quanh năm rừng rực nắng trời” này đã xe duyên, kết mối cho bao đôi lứa người thợ khi họ gặp nhau trên một công trường. Đây là lời anh thợ gõ nồi hơi đưa “cô bạn” thợ hàn về quê ra mắt mẹ:

Bạn con đấy, rất hiền mẹ ạ Biết têm trầu và biết khâu vá

Biết nấu canh cua đồng với rau mồng tơi

(Thưa mẹ)

Cứ như thế, thật dí dỏm, vui tươi, nồng thắm tình người, hình tượng người thợ mỏ trong thơ Trần Nhuận Minh ngày càng rõ nét, như là kết quả của sự khảo sát, tìm hiểu, thâm nhập vào các mảnh đời, kết quả của tình cảm được thử thách của tác giả sau bao nhiêu năm ông sống với vùng mỏ, với những người công nhân mỏ nơi này.

Nhưng khi viết về người công nhân, Trần Nhuận Minh không chỉ mãi dừng lại ở cảm hứng ngợi ca mà nhà thơ còn hướng ngòi bút sang cảm hứng thế sự, để bám sát hiện tượng, sự vật, sự việc đang ngày đêm diễn ra ở cái vùng mỏ đầy ắp than và cũng đầy ắp mồ hôi nước mắt này – nhất là khi lịch sử dân tộc đang bước sang một hoàn cảnh mới: sau chiến tranh, tái thiết cuộc sống trong muôn vàn gian khó, thiếu thốn, vất vả. Ông đã hướng ngòi bút của mình vào mảng hiện thực khuất lấp phía sau để phản ánh hình ảnh người công nhân trong những ngày cực kì khó khăn của đất nước, với cái nhìn đầy sự xẻ chia, thông cảm, đầy xót xa, đắng đót:

Anh thợ lò mang tín phiếu ra chợ

Tôi có ba mươi ngàn, ai trả bao nhiêu? Gạo nhà nước, bốn tháng liền nợ sổ

Lũ trẻ trưa nay lại phải treo niêu…


(Bên đường)

Lời rao bán tín phiếu của “anh thợ lò” cứ găm vào lòng người đọc một nỗi thương cảm đến quặn thắt. Hình ảnh người công nhân đứng giữa chợ đông kẻ qua, người lại, với “cơn ớn lạnh, chạy qua tim” và sự“rùng mình” khi nghĩ đến những đứa con còn chưa “no lòng” và đành hạ giá: “hãy trả tôi dưới mười ngàn cũng được”, nhưng rồi lại thất vọng khi “họ mỉm cười, và càng bước thêm nhanh” khiến cho người đọc không khỏi nao lòng.

Bên cạnh hình ảnh người thợ đứng ngơ ngác ở “bên đường” mỏi mắt chờ mong bán tín phiếu (được trả thay lương) để lấy tiền mua gạo nuôi con là một hình ảnh, một cảnh ngộ khác, khiến ta càng xót xa hơn, đó là cảnh ngộ: một người bạn có vợ được chọn đi làm Ô sin ở Đài Loan chớp lấy cơ hội gia đình mình thuộc diện chính sách, anh công nhân nọ đã động viên vợ đi làm thuê ở xứ người, tạm thời xa chồng con và gia đình với hy vọng sẽ chèo lái con thuyền cuộc sống vượt qua “cái tao đoạn” của cuộc khủng hoảng kinh tế trong ngành than:

Ưu tiên gia đình liệt sĩ Mình mới được làm Ô sin

Ngành than hiện đang giãn thợ Biết đâu có việc mà tìm

Anh động viên vợ bằng lời lẽ vừa chân tình, vừa chua xót, vừa dí dỏm mà đớn đau dưới dáng vẻ rất vô tư:

Thôi vui mà đi, mình nhé Dùng dằng người khác sẽ thay Lương tám trăm đô, mỗi tháng Ơn giời còn một cơ may…

Nhưng ẩn bên trong những lời lẽ tưởng như vô tư và lạc quan đó là một tâm trạng buồn đến trĩu lòng, bởi đằng sau nụ “cười ngơ ngác” là “giọt lệ” của nỗi niềm đắng chát, tái tê:


Bạn nói rồi cười ngơ ngác

Bâng khuâng gương mặt hao gày Giọt lệ của người đứng tuổi

Biết rơi vào cõi nào đây…

Có thể thấy, ngay từ trước thời kì Đổi mới, trong thơ Trần Nhuận Minh đã có một sự chuyển đổi nhận thức và phương pháp phản ánh hiện thực. Từ chỗ trong thơ ông chỉ một mầu tươi sáng, lạc quan khi viết về hình tượng người công nhân vùng mỏ, đến chỗ thơ ông đã khắc họa những bức tranh hiện thực có một màu sắc trầm và buồn cùng nỗi xót xa, lo lắng về số phận của những người công nhân quen sống trong cơ chế bao cấp, nay phải đối diện với cơ chế thị trường. Đó là một cách phản ánh hiện thực đa chiều hơn, phức tạp hơn. Chính vì vậy, ông đã từng đúc kết về hình tượng người công nhân trong thơ của mình một cách chân thực và đầy tính nhân văn như sau:

Họ lặn vào thơ tôi…thành câu Với những hi sinh

Bền bỉ lặng thầm Để vít đầu xuống

những cơn bão đang sinh thành

bùng phát cuối chân trời Để đất nước này rạng rỡ tên tuổi

Để đất nước này, vượt lên…trong bình yên

(Đá cháy)

Quan niệm viết về người thợ là viết về cái xu thế phát triển của giai cấp công nhân, Trần Nhuận Minh không nề hà tách ngòi bút thơ vào tất cả những mẫu người vùng mỏ. Ông đã miêu tả những tình cảm, suy nghĩ khát vọng của người công nhân trong mối quan hệ với đất nước, với dân tộc. Những suy nghĩ, tình cảm, khát vọng đó không phải là những khái niệm chung chung. Nó có màu


sắc cụ thể. Nó được cắm rễ lâu bền từ trên mảnh đất cụ thể mà người thợ đã sống, đã làm việc với ý thức của giai cấp mình.

Thơ Trần Nhuận Minh viết về người công nhân phong phú chất liệu hiện thực, có khi dồn ép đến quá tải những bộn bề thực tế sản xuất vào thơ. Khi ông chú ý khai thác cái phần sâu tâm tình người thợ, hồn thơ ông tỏ ra nhạy cảm với những khía cạnh tinh tế của cuộc đời. Chỗ mạnh của Trần Nhuận Minh khi viết về thực tế sản xuất chính là sự phong phú tươi mới của đời sống, của chất liệu hiện thực cùng với trí tưởng tượng và sự tài hoa của nhà thơ. Tuy nhiên thơ Trần Nhuận Minh cũng không ít những nhược điểm dễ nhận. Một mặt mô phạm trong cấu tứ, song mặt khác, lại thường lạm dụng ngôn ngữ lời nói của người thợ trong diễn đạt. Đã thấy thấp thoáng ở thơ ông đôi ý, đôi câu mòn sáo. Phải chăng Trần Nhuận Minh cần mở thêm những mũi khoan thăm dò trên chính vùng đề tài quen thuộc để phát hiện những vỉa mới, những mẫu quặng còn đang tiềm ẩn và để tìm thêm cách khai thác và xử lí mới những chất liệu ấy.

Gắn bó và viết trên đất mỏ, Trần Nhuận Minh đã góp cho thơ Việt Nam những câu thơ hay, những bài thơ hay, đặc sắc về người thợ. Nhiều bài thơ giúp cho người đọc thêm yêu vùng mỏ, yêu những người thợ mỏ trong bất cứ thử thách gian khổ nào.

2.1.2. Hình tượng người nông dân – những mảnh đời phức hợp

Thơ chân dung là một mảng thơ rất độc đáo của Trần Nhuận Minh, trong đó, chân dung người nông dân được phác họa rất rõ nét. Họ là những con người cụ thể, đơn lẻ nhưng lại có chung những nét đặc trưng.

Trần Nhuận Minh viết về nông thôn, về đồng quê với một thứ tình cảm hết sức chân thật, gan ruột. Ông đã đề cập tới những sự thật không thể coi thường hay chối bỏ ở chốn này. Thơ ông như đã phát huy tối đa những thế mạnh của chủ nghĩa hiện thực trữ tình trong ca dao, dân ca đồng bằng Bắc Bộ. Đáng mừng thay, sau Nguyễn Bính, hồn quê Việt Nam như được tái sinh thăm thẳm


tình người, bâng khuâng, thao thức, cồn cào, trong các bài thơ của Trần Nhuận Minh khi viết về nông thôn và những chủ nhân của nó ngày hôm nay.

Ngòi bút của Trần Nhuận Minh đã điểm xuyết tới tất cả những gương mặt người nông dân lao động với những phát hiện hết sức tinh vi, sâu sắc cả bằng trực quan và cả bằng trực cảm của mình. Họ xuất hiện với những cái tên cụ thể: thím Hai Vui, bá Kim, ông Vọng, Dì Nga, …ngay cái tên đã báo hiệu một định mệnh trái ngược với nó. Họ là một tập hợp cảnh ngộ éo le, không ai giống ai, song họ đều phải gánh chịu những khó khăn, vất vả của cuộc sống thời hậu chiến và chới với, lo lắng, bất hạnh trước ngưỡng cửa của thời buổi kinh tế thị trường.

Trong thơ Trần Nhuận Minh, hình như mỗi người phụ nữ nông thôn đều có một số phận như những con nước trong mùa hạn hán. Mỗi con nước có một nguồn riêng, nhưng phần lớn đều là cạn kiệt trước khi hòa mình vào dòng lớn.

Hình ảnh một thím Hai Vui hết sức chăm chỉ, đảm đang, nay phải đón nhận một nghịch cảnh đau xót trong cuộc đời với những bất hạnh không thể nào biết trước. Trước đây, khi đất nước xẩy ra chiến tranh, thím là hậu phương vững chắc: “Nuôi hai con ăn học/Cày cấy đến quắt người” để chồng yên tâm xông pha nơi tiền tuyến. Lúc ấy thím lại cảm thấy rất vui vẻ và hạnh phúc: “Thím bảo những năm ấy/Là những năm hòa bình”. Nhưng đến khi đất nước hòa bình, thím tưởng sẽ được tận hưởng niềm vui, niềm hạnh phúc trọn vẹn trong khúc khải hoàn ca chung của dân tộc như bao người vợ khác khi có chồng chiến thắng trở về, nhưng nào ngờ bi kịch gia đình bây giờ mới thực sự ập xuống đầu thím như một cuộc chiến tranh mới vậy: “Chỉ thương thím Hai Vui/Mặt mũi luôn thâm tím/Đến bây giờ chiến tranh/Mới đến thật với thím”. Cả cuộc đời có hai lần thím cười, cả hai lần hòa cùng nước mắt. Đó là lúc thím gặp lại chồng: “Thím cười mà như mếu”, và lúc thím li hôn chồng: “Miệng mếu lại thành cười”, trong nụ cười ấy tồn tại những đối cực cảm xúc đầy mâu thuẫn. Từ một người phụ nữ có gia đình, thím lại bị đẩy vào tình cảnh không gia đình: “Nghe đâu thím lên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023