tỉnh/Rửa bát cho người ta”, bao nhiêu nỗi gian truân, vất vả, thím có đủ bản lĩnh vượt qua, nhưng vết thương tinh thần đã làm thím quỵ ngã, thím mặc cảm trước sự thương hại của người đời: “Thấy ai quen cũng lánh/Những mặt phấn quần hoa…”. Trần Nhuận Minh đã thấu hiểu một nghịch cảnh thật nghiệt ngã. Trong chiến tranh tuy xa cách thiếu thốn vất vả nhưng con người vẫn thấy bình an hạnh phúc bởi có sự hòa hợp, thấu hiểu và yêu thương sẻ chia. Nhưng nay trước cơn bão của kinh tế thị trường, lối sống thực dụng xâm nhập và sự ích kỉ các nhân lên ngôi, con người bỗng thấy trơ trọi và không đủ sức chống đỡ. Đối với người phụ nữ, chiến tranh đã đem lại bao hi sinh, gian khổ, nhưng hậu chiến tranh, với những mất mát trong cuộc sống gia đình mới chính là nỗi bất hạnh lớn nhất không thể vượt qua.
Khác với hoàn cảnh của thím Hai Vui, người phụ nữ ở làng biển tuy có một gia đình hạnh phúc, nhưng trong lòng chị lúc nào cũng phấp phỏng, lo âu một tai họa của thiên nhiên có thể giáng xuống. Hạnh phúc của chị cũng rất mong manh khi người chồng thường xuyên phải đối mặt với những cơn thịch lộ của biển. Mặc dù cơn bão biển đang tan nhưng cơn bão lòng trong chị vẫn đang tồn tại:
Không phải sáng nào cũng đứng cân tôm Chẳng phải chiều nào cũng ngồi vá lưới Có điều gì chị còn chưa kịp nói
Khi anh bồng bềnh đi về phía bão đang tan Có vẻ gì phấp phỏng lo toan
Trong vời vợi gian nhà người đánh cá
(Ở nhà người đánh cá biển)
Để có một hạnh phúc bền lâu, có một gia đình yên ấm, không bất trắc, đối với người phụ nữ vùng biển này thật khó lắm thay! Đó là một sự thật không thể nào khác được, cho dù ở bất cứ thời kì xã hội nào cũng vậy – vì thiên nhiên cũng khắc nghiệt chẳng kém gì lòng người!
Ngòi bút của Trần Nhuận Minh còn đụng đến cả những số phận của những người phụ nữ nông thôn có những hoàn cảnh ngang trái, trớ trêu và họ có những sự “nổi loạn” một cách mạnh mẽ trong việc tìm đến hạnh phúc đích thực của mình. Hình ảnh cuộc đời của dì Nga là một cảnh đời như vậy. Với dì Nga, nửa đời mình an phận trước sự sắp đặt để vừa lòng cha mẹ: “Lấy chồng theo ý mẹ/Dạy con vâng lời cha”. Dì có một cuộc sống sung túc: “Chuỗi bạc trong ngực áo/Vòng vàng ngoài cổ tay”, tưởng là dì hạnh phúc, nhưng cuộc sống vật chất chỉ là lớp vỏ bọc bên ngoài che đậy trái tim băng giá của dì hằng đêm chưa tìm được nhịp đập đồng điệu. Không chấp nhận một cuộc hôn nhân không tình yêu và nhận thức được giá trị của hạnh phúc, dì Nga trút bỏ tất cả để đến với chốn neo đậu đích thực cho mình:
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Niệm Của Trần Nhuận Minh Về Nhà Thơ
- Hình Tượng Người Lao Động – Một Hình Tượng Nổi Bật, Đặc Sắc Trong Thơ Trần Nhuận Minh
- Hình Tượng Người Nông Dân – Những Mảnh Đời Phức Hợp
- Hình Tượng Người Trí Thức Trước Vòng Xoáy Của Cơ Chế Thị Trường
- Hình Tượng Người Lính Trong Thời Chiến Và Thời Bình
- Người Lính Trong Thời Bình Đối Mặt Với Những Thách Thức Đầy Bất Ổn
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
Dì theo một anh chàng
Chuyên nghề câu cá vược
Bên nhau trong khoang thuyền Giữa bốn bề mây nước
(Dì Nga)
Hạnh phúc phải chăng luôn là một ẩn số trong bài toán cuộc đời mà con người phải nhọc công tìm kiếm. Và dì Nga phải mất gần nửa cuộc đời còn lại mới tìm ra đáp số.
Dưới ngòi bút của mình, Trần Nhuận Minh đã đặt ra những vấn đề bức xúc, nhức nhối trong tình yêu và hôn nhân trước cuộc sống đầy biến động hôm nay. Đó là vấn đề bạo hành trong gia đình, là sự đồng cảm trong quan hệ vợ chồng, là sự chạy chốn trong tình yêu hay cố gắng để có được tình yêu…, dù là vấn đề nào thì nạn nhân cũng là người phụ nữ. Họ vừa là nạn nhân của người khác, vừa là nạn nhân của chính mình. Trong số họ, có người đã may mắn tìm cho mình một lối thoát nhưng vết thương lòng thì không thể nào hàn gắn được.
Cảnh đời của những người phụ nữ không chỉ mang nặng vết thương do tổn thất về tình cảm gia đình, mà họ còn là nạn nhân bị đẩy tới phân cực giàu
nghèo bởi những cú va đập của nền kinh tế thị trường, thậm chí còn chịu nhiều thua thiệt trong mối quan hệ bất bình đẳng của xã hội. Lúc nào con người nhỏ bé cũng bị rẻ rúng, bị đối xử tàn nhẫn. Cô gái nông dân trên sân bay quốc tế Seremechevô là một thực cảnh đau lòng:
Mấy ai thương đến kẻ nghèo
Tấm thân đầy đọa đến điều…chưa xong.
Người phụ nữ ấy vốn xuất thân nơi đồng chua nước mặn, mong muốn một cuộc đổi đời để thoát khỏi kiếp cơ hàn cứ vây bủa: “Tưởng rằng hết kiếp ngựa trâu/Nào ngờ lại thấy trên đầu dùi cui”. Số phận con người nhỏ bé dường như đã được an bài, càng muốn bứt phá, để chiếm lĩnh cuộc sống thì càng bị vòng đời đen tối xiết chặt, quây hãm, không cho họ một lối thoát:
Đỏ xanh cũng môt chân trời
Đến đâu cũng một cuộc đời làm thuê
Đau xót hơn, khi lũy tre làng không còn là nơi bình yên để níu giữ bước chân của những người phụ nữ vốn có tâm hồn thuần phác, có bản tính quê mùa. Họ đã dấn thân vào con đường đầy gian truân, bươn trải ngược xuôi, và phải đối mặt với những nghiệt ngã phũ phàng:
Quanh co trò chuyện đôi hồi Thì ra em đã là người lưu vong Chôn con, bỏ việc, không chồng Dây đời ai cởi trong vong ấy ra
(Tình cờ gặp người quen trên tầu tốc hành)
Viết về số phận của người phụ nữ nông thôn, giọng thơ của Trần Nhuận Minh luôn tràn đầy yêu thương, thông cảm, đầy lo lắng, suy nghĩ, nhất là với những người phụ nữ bất hạnh.
Hình tượng người nông dân cứ trở đi trở lại trong thơ Trần Nhuận Minh như một sự ám ảnh, day dứt. Nhà thơ đặc biệt quan tâm tới những trẻ em có những cảnh đời bất hạnh. Hơn bao giờ hết, Trần Nhuận Minh đã phản ánh cuộc
sống của trẻ em trước thực trạng của đất nước đang trong cơ chế thị trường đầy biến động. Đằng sau bức tranh xã hội năng động thời mở cửa trong xu hướng hội nhập quốc tế, thì còn nhiều bức tranh đời đẫm nước mắt vẫn hiện ra. Hình ảnh một cháu gái đi giúp việc gia đình ở nước ngoài là một điển hình:
Tập hầu cơm ông trẻ Đưa tăm cháu phải quỳ Tập ăn thừa dưới bếp Tập khóc chẳng ai hay
(Cụ Chiến tiễn cháu gái đi giúp việc gia đình ở nước ngoài)
Cháu gái cụ Chiến là một trong nhiều mảnh đời phải li hương vì miếng cơm, manh áo với bao nỗi buồn tủi đang đợi nơi xứ người. Cuộc đời cụ Chiến từng là chứng nhân những năm tháng đau thương, tủi nhục của dân tộc trong vòng nô lệ. Giờ đây, cụ lại xót xa trước nỗi niềm đứa cháu gái tội nghiệp sắp bươn trải trên đất nước người: “Bài học thời mất nước/Ai ngờ dùng hôm nay”.
Trong thời cuộc mới, với sự vận động mau lẹ tới chóng mặt của nền kinh tế thị trường với những quy luật khắt khe của nó. Khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị ngày càng rõ rệt, mặc dù nhà nước đã có những chính sách để giảm bớt đói nghèo, thu hẹp khoảng cách. Do đó trong vùng nông thôn bao quanh thành phố đã xuất hiện bao cảnh trẻ em (bên cạnh người lớn) đã phải bỏ làng, bỏ nhà cửa, xa dời tuổi thơ bình dị để phiêu bạt ra thành phố kiếm sống. Nhà thơ đau xót khi chứng kiến cảnh ngộ những em bé
lang thang, không một chốn nương thân trong đêm giao thừa:
Những em bé lang thang làm nghề bới rác Bị xua ra khỏi nơi trú cuối cùng
(Giao thừa)
Và một đứa trẻ phải ăn cắp chiếc bánh mì để giữ lấy sự sống cũng bị người đời đánh đập tàn nhẫn:
Mặt nó sưng vêu tím như ốc nhồi
Răng nó lung lay, mép dòng máu đỏ Có thể nó không còn mẹ còn bố…
(Bài thơ không định viết)
Trước cảnh tượng đó, Trần Nhuận Minh không thể dửng dưng, vô tình, ông đã kịp thời lưu vào trong “hồ sơ xã hội” của mình một trong những mảnh đời thương tâm vẫn còn tồn hiện trong xã hội thời mở cửa, và đang có nguy cơ bị xói mòn về môi trường đạo đức:
Không ai vô can khi một em bé
Đến ngày nay vẫn còn đói bánh mì
(Bài thơ không định viết)
Cảnh đời của em bé có phần nào giống cảnh đời của Giăng Văn Giăng trong số “những người khốn khổ”. Có chăng khác nhau ở chỗ, Giăng Văn Giăng phải cướp miếng bánh mì cho đứa cháu khỏi chết đói mà bị tù khổ sai, còn em bé kia, dù sao sống giữa dòng đời đầy sự vô tâm, vô tình nhưng vẫn có “một tấm lòng trong thiên hạ” cúi xuống xẻ chia và xót xa trước nỗi khổ của đời em.
Rồi còn bao nỗi bất hạnh khác từ “trên trời rơi xuống” đến với những người nông dân nghèo khổ. Đó là bệnh tật hiểm nghèo, đó là tai nạn thương tâm...ập xuống bất ngờ: Số phận cháu Thủy là một minh chứng, sự bất công nằm ngay trong phán quyết của tạo hóa:
Người tốt mà mắc bệnh Thường khó qua hiểm nghèo
…Cháu một mình chịu đựng Những giày vò nhân gian
(Cháu Thủy)
Cháu Thủy quẫy đạp trước bất hạnh của số phận, cố vượt lên nhưng bất lực. Ở đây con người chỉ là trò chơi của tạo hóa. Câu hỏi cuối của bài thơ đọng lại một nỗi niềm day dứt: “Sao ngắn đến thế này?/Cuộc đời một người tốt”.Cái
đớn đau của tác giả là: sao những người tốt lại phải chịu đoản mệnh còn bao kẻ ác lại cứ nhởn nhơ sống?
Còn cuộc đời em Mừng bị đẩy vào một bi kịch đau lòng. Đó là bi kịch của một con người “đã qua cái thời đói rách/làm sao còn khổ thế này”. Gánh nặng gia đình đặt trên đôi vai, bắt em phải “đi đào than thổ phỉ/lấy tiền nuôi mẹ nuôi em”, nhưng tạo hóa lạnh lùng, định mệnh cay nghiệt đã đánh đổi cuộc đời của một đứa con hiếu thảo bằng một kết cục thương tâm: “Sập lò, cột đè gãy nát/Xác buộc túm trong vải bạt…/Nước than ngâm cháu đen sì/Rửa đến bao giờ cho sạch”(Cháu đi đào than thổ phỉ).
Viết về những “tuổi thơ dữ dội”, Trần Nhuận Minh như muốn gửi tới toàn thể xã hội một thông điệp khẩn thiết: đất nước đang trên đà hội nhập, phát triển nhưng vẫn còn rất nhiều cuộc đời bất hạnh, vẫn còn đói nghèo ở quanh ta! Tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm để xóa đi, để giảm thiểu sự đói nghèo cho cuộc sống giữa con người gần khoảng cách hơn.
Thơ Trần Nhuận Minh còn tập hợp rất nhiều cảnh ngộ người nông dân nghèo khổ khác. Họ phải bươn trải, vật lộn với cuộc sống thường ngày để mưu sinh. “Đôi mắt xanh” biết yêu thương, trân trọng những người lao động nghèo khổ của một nhà thơ đã khiến ông luôn đến bên họ để yêu thương, để cảm thông, để biết ơn họ:
Bà tôi có chiếc đòn gánh cong
Nửa đời gánh mướn kiếp long đong Đường lầy gánh nặng vai cháy bỏng Mỗi bước chân đi nước mắt ròng
(Chiếc đòn gánh cong)
Hình ảnh người bà cơ cực “thắt lưng bó que” gánh trên đôi vai gầy bao nỗi nhọc nhằn, cay đắng, bước thấp bước cao trên con đường thụt lầy, trơn trượt, gợi lên một mối thương cảm da diết đến như vậy.
Cảm nhận về nỗi bất hạnh của những kiếp người, những thân phận bé nhỏ giữa cõi nhân gian, bài thơ ông Hủi đặt ra vấn đề về sự tồn tại của con người trước những biến thiên dữ dội của cuộc đời:
Đồn rằng ông Hủi ngày xưa
Qua đây trong một đêm mưa lìa đời Mối xông thành áo niệm người
Mong manh nước trắng. Bời bời cỏ xanh
Khi còn sống, ông Hủi phải chịu cảnh “một đời đói khổ lao đao/ mịt mù nào biết lối nào mà ra”, đến ngay cả danh tính và nguồn gốc xuất thân của ông cũng không được rõ: “Không tên tuổi, chẳng quê hương/Một mình quặn một niềm thương một mình”. Ông mang một nỗi đau thân xác trà xát với nỗi đau tinh thần để gánh cả cuộc đời đầy đớn đau, khắc khoải, và lúc chết đi cũng chưa hết nỗi buồn nhân thế, không thể giãi bày với đồng loại: “Bốn bề cây cỏ lặng thinh/Trời xanh một sắc oan tình đó sao?”.
Giá trị nhân văn trong thơ Trần Nhuận Minh hầu như đều được bắt nguồn từ những sự thật không né tránh, kiêng kị, từ những mất mát, đau thương, những bất hạnh và những bi kịch của số phận con người. Do vậy đã hàm ẩn trong nó tình yêu thương, sự đồng cảm thực sự với con người lao động của nhà thơ. Trần Nhuận Minh là một nghệ sĩ tinh tế, cực nhạy cảm với những nỗi đau, sự bất hạnh của con người, vì thế đọc thơ ông - người đọc luôn bị xúc động, luôn bị cảm giác tức ngực, đầy sự lo lắng, xót xa và mong muốn được xẻ chia cùng các số phận không may đó.
Những bức chân dung về người nông dân lao động của Trần Nhuận Minh đã để lại trong lòng độc giả một nỗi ám ảnh, đôi khi thật da diết về một kiếp người, về những con người trong làng quê Việt Nam thời kì hiện đại. Đó cũng là một mặt của hiện thực xã hội ngày nay. Nhưng bên cạnh những mảnh đời bất hạnh, những bi kịch thương tâm, những cuộc sống ảm đạm, vẫn lấp lánh những trang đời tươi sáng. Một Bá Kim, một Ông Vọng… dù còn phải rất vất vả
trong công việc làm ăn nhưng trong họ vẫn đầy ắp những tình cảm cao quý về một nhân cách sống đáng trân trọng.
Bá Kim đã nguyện hiến dâng hai núm ruột của mình cho Tổ quốc, hai người con trai hi sinh trên chiến trường để lại bá đơn độc trong túp lều tranh “sau vườn mía”, với “niêu đất nấu cơm- chõng tre giải ổ”. Mặc dù là gia đình liệt sĩ, có đồng tiền trợ cấp nhưng bá vẫn sống cuộc đời lam lũ: “Trước móc cua bây giờ cũng móc cua/Mu bàn tay chéo chằng vết xước”. Bá an nhiên với cuộc sống giản dị, không đòi hỏi bất cứ điều gì, vẫn trải tấm lòng nhân hậu, bao dung ra với mọi người: “Bá bán cua khắp Huyện chợ Đình/Còn tiền lẻ, bá mua bỏng bẹ/Tha hồ cho các cháu học sinh”.
Rồi một ngày kia bá Kim thanh thản ra đi vào cõi vĩnh hằng, không một chút khổ lụy. Vì đó chính là cuộc ra đi cuối cùng của người mẹ anh hùng về đoàn tụ với các con nơi bên kia thế giới:
Rồi một sớm ngọn đèn vẫn sáng Cái hũ nằm bên…Bá đã đi rồi
Gương mặt bá dịu hiền thanh thản
Không hề vương những buồn khổ cõi đời
(Bá Kim)
Nếu cuộc đời bá Kim vừa bình dị vừa kì vĩ để “hồn thơm thảo đã lẫn vào trời đất”, thì ông Vọng cũng là một dạng tính cách nhân hậu, chất phác, thật thà. Sống bằng nghề đánh dậm nhưng ông vẫn hy vọng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình và đồng loại. Ông chắt chiu những nỗi cơ cực của mình để vắt thành những giọt tình thương ấm áp phân phát cho những con người có cuộc sống bi đát hơn mình:
Ông thường bán tôm cá rẻ Cho ai còn khổ hơn mình
Và sống ung dung, thanh thản một cuộc đời đạm bạc:
Có tiền ông mua cút rượu