Chi Phí Cho Một Đợt Khám Chữa Bệnh Của Phụ Nữ Người Dao Bị Ốm Trong 2 Tuần Trước Điều Tra

65


MỘT SỐ KẾT QUẢ KHÁC TỪ PHƯƠNG PHÁP PRA


Phân tích ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến sức khoẻ, mức độ sử dụng dịch vụ y tế vào các thời điểm khác nhau trong năm của phụ nữ người dân tộc Dao bằng kỹ thuật lịch mùa vụ (Seasoning); phân tích lý do không đến trạm y tế xã bằng kỹ thuật xếp hạng (Ranking), cây vấn đề và thảo luận nhóm; phân tích mức độ bệnh và thứ tự lựa chọn phương pháp điều trị bằng kỹ thuật ma trận (matrix) rút ra nhận xét:

- Phụ nữ người Dao bận rộn quanh năm với các công việc ruộng nương và việc gia đình. Những tháng đầu năm, bên cạnh việc trồng trọt và khai thác những sản phẩm sẵn có của núi rừng (như lấy măng), người Dao còn có nhiều hoạt động lễ hội truyền thống dân tộc. Một số bệnh như nhiễm khuẩn hô hấp (ho, sốt, cảm cúm, viêm phổi...) gặp quanh năm, nhưng tăng cao vào các thời điểm giao mùa: Xuân - Hè (tháng 3 - 4), Hè - Thu (tháng 7 - 8), Thu - Đông (tháng 11- 12), bệnh tiêu chảy thường xuất hiện vào tháng đầu mùa hè (Phụ lục kết quả của phương pháp PRA).

- Xếp hạng lý do không đến trạm y tế (Theo thứ tự từ cao xuống thấp)

1. Quan niệm bệnh nhẹ 2. Không đủ tiền

3. Xa cơ sở y tế 4. Thiếu thuốc

5. Thái độ thầy thuốc không tốt 6. Chuyên môn yếu

7. Không tin thầy thuốc 8. Không có phương tiện

9. Tự chữa ở nhà 10. Không có thời gian

- Thảo luận nhóm: với người phụ nữ người Dao về lý do không đi khám bệnh tại trạm y tế cho thấy: Người Dao ít sử dụng dịch vụ tại trạm vì không đáp ứng được nhu cầu của họ, thiếu thuốc, trình độ chuyên môn của cán bộ hạn chế, thái độ của một số cán bộ y tế không tốt... Ngoài ra, còn do khoảng cách đến trạm y tế khá xa, khi đến lại không có thuốc hoặc không có thầy thuốc nên người Dao không đến nữa mà tự mua thuốc về chữa, nếu không khỏi thì mới đến trạm y tế hoặc xin giấy chuyển đi tuyến trên.

66


- Kết quả phân tích “cây vấn đề” về lý do không đi khám bệnh của phụ nữ người Dao cho thấy vòng xoắn luẩn quẩn ở khâu cung cấp dịch vụ y tế: Do CBYT được đào tạo ít hoặc không được đào tạo dẫn đến chuyên môn bị hạn chế, bên cạnh đó thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị, nhà trạm không đủ phòng chức năng CBYT không đủ điều kiện để làm việc Người Dao không tin tưởng Người Dao ít sử dụng DVYT tại trạm CBYT không được thực hành nâng cao tay nghề Chuyên môn càng yếu dần người Dao càng ít đến TYT hơn và cứ như vậy tạo nên vòng xoắn. Ngoài ra, còn do tác động của một số yếu tố văn hoá – xã hội khác như quan niệm về bệnh, khoảng cách xa, bận mùa vụ, thiếu tiền... khiến cho phụ nữ người Dao có hành vi sử dụng dịch vụ y tế rất khác nhau: Không đến trạm y tế khi ốm đau, không chữa gì, tự mua thuốc Tây, dùng thuốc nam (Phụ lục Cây vấn đề lý do không đến trạm y tế xã của phụ nữ người Dao).

- Kết quả bảng ma trận cho thấy (Phụ lục bảng ma trận): Với bệnh nhẹ, lựa chọn cách đầu tiên (số 1) là tự chữa ở nhà bằng đốt đèn hoặc phù phép. Nếu dùng cách trên không đỡ thì dùng thuốc nam hoặc tự mua thuốc Tây về chữa (số 2), nếu vẫn không đỡ mới đến trạm y tế (số 3). Với bệnh nặng: Lựa chọn đầu tiên là bói và cúng (số 1) sau đó đưa người bệnh đến trạm y tế (số 2) hoặc đến bệnh viện (số 3) trong khi ở nhà vẫn tiếp tục cúng.

Kết quả bảng ma trận phù hợp với kết quả của Ranking và thảo luận nhóm ở trên, đó là phụ nữ người Dao không lựa chọn đến khám chữa bệnh ở trạm y tế ngay khi bị ốm mà họ có nhiều cách xử trí khác nhau tuỳ theo mức độ bệnh. Kết quả Matrix cho thấy bản chất của cách xử trí ban đầu của phụ nữ người Dao là xuất phát từ quan niệm của họ về bệnh tật “Bệnh là do ma làm”, có thể vẽ sơ đồ về cách xử trí ban đầu của phụ nữ người Dao khi bị ốm như sau:

67



Khỏi



Phù phép


Khỏi


Đỡ


Tự dùng thuốc dân tộc

Khỏi


Không khỏi

Đỡ


Tự mua thuốc Tây

Không khỏi

Đến CSYT

Đỡ


KHI BỊ BỆNH


Cúng bái

Nếu nhẹ Nếu nặng


Không khỏi


Sơ đồ: Cách xử trí ban đầu của phụ nữ người Dao khi bị ốm

Tóm lại: Có rất nhiều lý do khiến phụ nữ người Dao khi bị ốm không đến trạm y tế, trong đó nổi bật là 3 nhóm nguyên nhân:

- Nhóm nguyên nhân do phía cung cấp dịch vụ y tế: Do CBYT (yếu chuyên môn, thái độ không niềm nở, không có mặt ở trạm...), do không có hoặc thiếu trang thiết bị, dụng cụ để khám chữa các bệnh thông thường. Cơ sở vật chất nghèo nàn, nhà trạm xuống cấp, thiếu thuốc, thiếu kỹ thuật khám và chẩn đoán bệnh... đã không đảm bảo đủ điều kiện cho CBYT làm việc.

- Nhóm nguyên nhân do một số đặc điểm văn hoá, xã hội, địa lý: Quan niệm bệnh là do ma làm, thói quen sử dụng thuốc dân gian, khoảng cách xa về địa lý, bận mùa vụ...

68


- Nhóm nguyên nhân do phía người Dao: Thiếu tiền, không có phương tiện, bận mùa vụ, thiếu thông tin y tế... cũng góp phần đáng kể vào lý do không đến trạm y tế.

Bảng 3.23. Chi phí cho một đợt khám chữa bệnh của phụ nữ người Dao bị ốm trong 2 tuần trước điều tra


Số lượng

Biến số %

(n = 99)


Số tiền phải trả trung bình cho một đợt ốm


Dưới 1.000.000 đồng

92

92,9

Từ 1.000.000 đồng trở lên

7

7,1

Min = 2.000 Max = 10.000.000 Mean

Người trả tiền cho đợt ốm

= 376.250 đồng


Gia đình

71

71,7

Bảo hiểm y tế

25

25,3

Gia đình và bảo hiểm y tế

3

3

Nguồn tiền trả cho đợt ốm



Trong nhà có sẵn tiền

64

64,6

Phải vay mượn một phần

15

15,2

Phải vay mượn toàn bộ

19

19,2

Phải bán tài sản sản xuất

1

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người Dao về khía cạnh văn hóa - xã hội tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn - 9

Nhận xét:


Số tiền phải trả trung bình cho một đợt ốm là 376.250 đồng, chủ yếu do gia đình trả (71,7%); nguồn tiền trả cho đợt ốm phần lớn là gia đình có sẵn (64,6%); có 19,2% số hộ phải vay mượn toàn bộ và 15,2% vay mượn một phần.

69


Bảng 3.24. Thói quen dự trữ thuốc và nơi mua thuốc của người Dao khi bị ốm


Biến số

Số lượng

%

Dự trữ thuốc tại gia đình (n = 329)

Có dự trữ


173


52,6

Không dự trữ

156

47,4

Loại thuốc dự trữ (n = 173)

Kháng sinh


35


20,23

Cảm sốt

107

61,85

Khác

31

17,92

Nơi mua thuốc (n = 329)



Trạm y tế xã

219

66,6

Nhà thuốc tư nhân

41

12,5

Hiệu thuốc Nhà nước

3

0,9

Mẹt thuốc ở chợ

64

19,5

Khác

2

0,6

Nhận xét:

Hơn nửa số người điều tra có thói quen dự trữ thuốc ở nhà (52,6%), chủ yếu là dự trữ thuốc Tây như cảm cúm (61,85%), kháng sinh (20,23%). Nơi mua thuốc phần lớn là ở trạm y tế (66,6%). Tuy nhiên, còn có 19,5% đi mua thuốc từ các mẹt thuốc ở chợ.

3.4. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao và một số yếu

tố liên quan đến dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ hiện có tại địa phương

Bảng 3.25. Mức độ bao phủ của dịch vụ CSSK cho phụ nữ có thai trước sinh từ 2007 đến 2009 tại hai xã nghiên cứu


Tỷ lệ

2007

2008

2009

Sẵn có

72

85

94

Tiếp cận

61

65,5

76,04

Sử dụng

39,34

70

73,75

Sử dụng đủ

21,31

24,28

23,75

Sử dụng hiệu quả

14,75

17,14

17,94

70


120


100


80


60


40


20


0


100

94


72


76,04


61


73,75


39,34


21,31


23,75


2007

2008

2009


17,94


14,75

Đích Sẵn có Tiếp cận Sử dụng Sử dụng

đủ

SD hiệu quả


Biểu đồ 3.1. Biểu đồ bao phủ của dịch vụ CSSK cho phụ nữ có thai trước sinh từ 2007 đến 2009 tại hai xã nghiên cứu


Nhận xét:


Trong 3 năm liên tục từ 2007 đến 2009, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ có thai trước sinh tại xã còn tồn đọng cả năm công đoạn từ nguồn lực đầu vào (sẵn có, tiếp cận) cho đến hiệu quả đầu ra (sử dụng, sử dụng đủ, sử dụng hiệu quả). Trong đó, tồn đọng lớn nhất là sử dụng đủ, tỷ lệ này được cải thiện không đáng kể trong 3 năm. Có sự chênh lệch lớn giữa số lượng và chất lượng của nguồn lực đầu vào và hiệu quả đầu ra. Năm 2009, tỷ lệ sẵn có đạt 94% thì tỷ lệ sử dụng mới đạt 73,75% còn tỷ lệ sử dụng đủ rất thấp (23,75%). Tuy nhiên, mức độ bao phủ của dịch vụ có xu hướng tăng dần qua các năm, trong đó tăng đáng kể là tỷ lệ sẵn có và tỷ lệ sử dụng. Năm 2007, tỷ lệ sẵn có là 72% đã tăng lên 85% vào năm 2008 và tiếp tục tăng lên 94% trong năm 2009. Tỷ lệ sử dụng năm 2007 là 39,34% đã tăng lên đến 70% vào năm 2008 và 73,75% vào năm 2009.

71


Bảng 3.26. Mức độ bao phủ của dịch vụ CSSK cho phụ nữ có thai trước sinh theo sổ sách và theo dòi liên tiếp 12 tháng tại hai xã nghiên cứu năm 2009


Tỷ lệ

Theo dòi

(30/47 phụ nữ có thai trong kỳ nghiên cứu)

Sổ sách

Sẵn có

87,2

94

Tiếp cận

72,4

76,04

Sử dụng

53,33

73,75

Sử dụng đủ

23,33

23,75

Sử dụng hiệu quả

6,67

17,94


120


100


80


60


40


20


0


100


94


87,2


76,04


72,4


53,33


73,07


23,33


24,35


Theo dòi Sổ sách


17,94


6,67

Đích Sẵn có Tiếp cận Sử dụng Sử dụng đủ SD hiệu quả


Biểu đồ 3.2. Biểu đồ bao phủ của dịch vụ CSSK cho phụ nữ có thai trước sinh theo sổ sách và theo dòi liên tiếp 12 tháng tại hai xã nghiên cứu năm 2009

Nhận xét:


Kết quả theo dòi trực tiếp 30/47 phụ nữ có thai trong kỳ nghiên cứu và theo báo cáo trên sổ sách cho thấy mức độ bao phủ của dịch vụ CSSK cho phụ nữ có thai trước sinh đều chưa đạt được mục tiêu là 100%. Kết quả theo dòi trực tiếp đều cho các tỷ lệ thấp hơn so với sổ sách. Mức độ bao phủ của dịch vụ này tồn đọng từ nguồn lực đầu vào cho đến hiệu quả đầu ra, nhất là tỷ lệ sử dụng không cao dẫn đến tỷ lệ sử dụng đủ thấp và sử dụng hiệu quả rất thấp.

72


Bảng 3.27. Mức độ bao phủ của dịch vụ CSSK cho phụ nữ có thai trong sinh và sau sinh từ 2007 đến 2009 tại hai xã nghiên cứu

Tỷ lệ 2007 2008 2009

Sẵn có 84,36 100 100

Tiếp cận 61,27 65,5 76,04

Sử dụng 48,34 50,1 62,3

Sử dụng đủ 9,83 10,42 11,53

Sử dụng hiệu quả 0 5,65 8,2


120


100


80


60


40


20


100


100


84,36


61,27


76,04


48,34


62,3


9,83


11,53


8,2


2007

2008

2009

0 0

Đích Sẵn có Tiếp cận Sử dụng Sử dụng đủ SD hiệu quả


Biểu đồ 3.3. Biểu đồ bao phủ của dịch vụ CSSK cho phụ nữ có thai trong sinh và sau sinh từ 2007 đến 2009 tại hai xã nghiên cứu


Nhận xét:

Năm 2007, dịch vụ chăm sóc trong và sau sinh tại xã còn tồn đọng ở 5 công đoạn từ nguồn lực đầu vào (sẵn có, tiếp cận) cho đến hiệu quả đầu ra (sử dụng, sử dụng đủ, sử dụng hiệu quả). Trong đó, tồn đọng lớn nhất là sử dụng đủ. Có sự chênh lệch lớn giữa nguồn lực đầu vào và hiệu quả đầu ra. Năm 2009, tỷ lệ sẵn có đạt 100% nhưng tỷ lệ sử dụng mới đạt 62,3% còn tỷ lệ sử dụng đủ chỉ đạt 11,53%. Tuy nhiên, mức độ bao phủ của dịch vụ có xu hướng tăng dần qua các năm, đặc biệt là tỷ lệ sẵn có tăng từ 84,36% năm 2007 lên 100% năm 2008 và 2009. Tỷ lệ sử dụng tăng từ 48,34% (2007) lên 62,3%

(2009). Tỷ lệ sử dụng hiệu quả tăng từ 0% (2007) lên 8,2% (2009).

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 29/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí