Quan Niệm Về Nghệ Thuật Của Nhà Thơ Trần Nhuận Minh


với những vinh quang giành cho tuổi hai mươi chấp nhận. Chứng kiến cảnh lao động hết sức gian khổ của người thợ, ông tự nói với mình sự gian khổ của người thợ là có thật, và sự có thật của thơ mình là giả. Ý nghĩ chân thành và nghiêm khắc ấy đã hướng thơ ông đi những bước chắc chắn vào Âm điệu một vùng đất (1980) và Thành phố bên này sông (1982).

Nếu Đấy là tình yêu mới chỉ là nhận thức cảm tính về vùng mỏ mới đứng ở bên ngoài quan sát, và viết về những người thợ mỏ, thì Âm điệu một vùng đất Thành phố bên này sông, Trần Nhuận Minh đã hình thành một quan niệm thơ với ý thức trách nhiệm của một nhà thơ công nhân đứng trong đội ngũ công nhân, viết theo cách nghĩ, cách cảm của những người công nhân mỏ.

Cuộc sống phát triển, giàu có thêm chất liệu mới do bàn tay và sức nghĩ, sức sáng tạo của con người. Rồi từ những đổi mới này mà hình thành dần một cảm xúc mới – cảm xúc trước đời sống công nghiệp của Trần Nhuận Minh. Với bài thơ Đá cháy gồm 7 đoạn thơ, 224 câu, viết năm 1985, Trần Nhuận Minh đã làm một “cuộc định vị lần thứ hai” cho thơ mình. Lửa, Than Tỏa sáng là ba “nhân vật” chính trong quá trình diễn ra “Đá cháy”. Bài Đá cháy được xem như là tuyên ngôn nghệ thuật của Trần Nhuận Minh. Với vị trí, tư cách của một nhà thơ công nhân khao khát có thể làm nên những điều có ý nghĩa hơn trong cuộc sống hối hả, vất vả và đang vận động tích cực này:

Tôi sẽ đầu thai làm ngọn lửa

Cháy điên khùng trong đất tối âm u

Tỏa sáng” là cách tồn tại của quá trình diễn ra đá cháy và “không tỏa sáng thì không tồn tại”. Đó cũng là cách nhà thơ khẳng định quan điểm sống và sáng tác của mình, đúng như nhận định của nhà nghiên cứu Phong Lê: “Một khẳng định đến từ sứ mệnh của giai cấp công nhân, mà nhà thơ muốn (hoặc đã) là người đại diện, khi từ là Tảng đất sét bên sông Kinh Thầy, anh đã trưởng thành tảng đá đen nguyên khối xù xì của một vùng than mênh mông – miền vàng đen trong lòng đất Đông Bắc của Tổ quốc[16.28].


Đây cũng chính là sự định vị lần thứ hai của nhà thơ đất mỏ này. Ông đã quyết định trở thành nhà thơ của giai cấp công nhân, giai cấp tiên phong của cách mạng Việt Nam. Và nói như nhà ngiên cứu, phê bình Phong Lê thì về “khách quan nó ghi nhận được gương mặt đất nước và gương mặt thơ một thời trong và sau chiến tranh còn chưa phai nhạt âm hưởng hào hùng của đất nước chống ngoại xâm, và trong buổi đầu sự nghiệp xây dựng chống đói nghèo còn rất giàu tự tin đến thành lãng mạn”[5.30].

Và quả thật, Trần Nhuận Minh đã thực hiện được niềm khao khát đó. Ông đã trở thành một nhà thơ của giai cấp công nhân, nhà thơ của vùng mỏ Quảng Ninh với những tập thơ đã trở thành niềm tự hào của bao người công nhân mỏ thời kì lịch sử ấy. Đấy là tình yêu, Âm điệu một vùng đất Thành phố bên này sông, Trần Nhuận Minh là một trong không nhiều gương mặt thơ gắn bó tâm huyết với đề tài công nghiệp, với những người thợ mỏ của đất Quảng Ninh đầy than, bụi và mầu áo thợ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

1.2.2. Thơ Trần Nhuận Minh thời kì 1986 đến nay

Đại hội VI của Đảng năm 1986 là một cái mốc, một sự kiện lớn của dân tộc. Và Nghị quyết 05 của Bộ chính trị về văn hóa, văn nghệ quả là một sự “cởi trói” theo đúng nghĩa của nó cho các văn nghệ sĩ tự do hơn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình. Phương châm của Đảng ta lúc đó là “lấy dân làm gốc” và mọi hành động cần phải “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Nằm trong xu hướng chung đó, thơ Trần Nhuận Minh có những sự vận động và đổi mới quan trọng. Với bài thơ Nhà thơ áp tải (1989), thể hiện một quan niệm nhân sinh quan tích cực phù hợp với thực tiễn và nhu cầu về một nền văn học mới – áp tải sự thật. Vì vậy, có thể xem: Trần Nhuận Minh như là một trong những đại diện tiêu biểu của một khuynh hướng sáng tác mới – khuynh hướng phản ánh sự thật với tất cả những mặt phải – trái, trắng – đen, những sự phức tạp, sự chói gắt, sự tốt đẹp cũng như sự phũ phàng của nó một cách trung thực nhất:

Thơ Trần Nhuận Minh - 3


Hãy áp tải sự thât

Đến những bến cuối cùng

( Nhà thơ áp tải)

Chính công cuộc Đổi mới đã sinh ra một nhà thơ Trần Nhuận Minh thứ hai. Nhận thức được trước mặt là chân trời nghệ thuật mới vô cùng khoáng đạt, văn học mới đã chuyển lên “đường ray”, có nghĩa là cuộc hành trình mới của Trần Nhuận Minh được khởi động. Nó được khởi động từ một cảm hứng mới về sự thật, từ một đòi hỏi cao hơn, toàn diện hơn về nhận thức sự thật; và từ một ý thức mới, quan niệm mới đang hình thành và được khẳng định thiên về chức của nhà thơ trong thời kì mới của đất nước.

Tiếp nối sự đổi mới ở giai đoạn trước, trong Hoa cỏ đã đưa Trần Nhuận Minh sang một thế giới khác, thế giới của cảnh đời và tình người. Rồi từ Hoa cỏ, ông đã in tiếp tập thơ thứ sáu có tên Nhà thơ và hoa cỏ. Ở tập thơ này, Trần Nhuận Minh đã đi sâu vào việc viết về số phận nhân dân, “viết về nỗi đau con người”, viết về thế sự, nhân sinh với tất cả bộn bề chói gắt của nó. Tập thơ đã khắc họa tập trung đầy đủ nhất và cũng đậm nét nhất về số phận người lao động trong xã hội:

Câu thơ như gan ruột Phơi ra giữa trời mây Mỗi người một số phận Ngang qua thế kỉ này

(Lời đề tựa trong tập thơ Nhà thơ và hoa cỏ)

Đã có một thời do hoàn cảnh chiến tranh, văn học cần phải thực hiện một cách hiệu quả nhất chức năng giáo dục; và do yêu cầu của chức năng giáo dục, chính trị, tư tưởng mà văn học cần phải tập trung vào việc phản ánh cái tích cực, cái tốt đẹp như là bản chất của xã hội, thì giờ đây, văn học thực sự muốn đạt được chức năng giáo dục lại phải làm sáng tỏ sự thật một cách toàn diện, không che đậy cả những mặt khuất tối, những tiêu cực tồn tại trong xã hội, và Trần


Nhuận Minh đã thực hiện được điều đó. Trên bức tranh hiện thực trong thơ Trần Nhuận Minh, cái cũ, cái xấu, cái ác không còn ở vị trí mờ nhạt, chỉ có nhiệm vụ làm nổi bật cái mới, cái tốt đẹp, cái tích cực của xã hội mà bản thân cái cũ, cái xấu, cái ác cũng đã chứa một vị trí tương xứng để đạt một giá trị nhận thức và hiệu quả của văn học nghệ thuật là: cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn trong xã hội, cảnh tỉnh về nhân cách, đạo đức cho con người thời kì hiện đại.

Như vậy, trong mười lăm năm đầu, kể từ Đại hội VI (1986) trở lại đây, với chủ trương “áp tải sự thật” thơ Trần Nhuận Minh đã tập trung vào việc phản ánh về số phận nhân dân ở mọi góc cạnh của đời sống. Ngòi bút hiện thực của ông đã đi sâu vào từng số phận con người để mô tả, phản ánh những nỗi niềm, những tâm sự, những đớn đau, bất hạnh bên cạnh những hạnh phúc. Đồng thời, ông đã khẳng định được khả năng sáng tạo nghệ thuật của mình để tạo nên một gương mặt thơ riêng, nổi lên trong dàn đồng ca chung, trong gương mặt chung của đồng đội mà không lẫn nhòa. Ông tự tiến hành được cả một cuộc đi cho mình, một cuộc đối thoại, trò chuyện với bạn đọc hôm nay mà không sợ nghèo, không sợ nhạt, không sợ trùng lặp, không sợ vô bổ - đó mới là vấn đề đặt ra cho thơ ca hôm nay, càng là vấn đề đặt ra cho thơ viết về số phận nhân dân mà Trần Nhuận Minh giành cả tâm huyết, trí tuệ, tình cảm của mình vào trong đó.

Nếu như tập thơ Nhà thơ và hoa cỏ được Trần Nhuận Minh hoàn thành trong 15 năm cuối thế kỉ XX (1986 – 2001) thì sang đầu thế kỉ XXI, ông đã liên tiếp cho ra đời 3 ba tập thơ: Bản Xô nát hoang dã (2003), 45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh (2007), Miền dân gian mây trắng (2008). Mỗi tập nhà thơ viết liền một mạch, rõ ràng và liên tục với một cảm hứng riêng, say mê và nhất quán, lần lượt được xuất bản trong mấy năm đầu của thế kỉ XXI. Các tập thơ của Trần Nhuận Minh giai đoạn này đã tập trung viết về “đời sống thứ hai của con người”. Ở đây khái niệm “Nhân Dân” được thay thế bằng khái niệm“Con Người”. Cuộc đời với những chiêm nghiệm suy tưởng, đúc kết,…đã trở thành hồn vía của hiện thực. Hiện thực ở đây không chỉ được nhìn nhận, thẩm thấu


bằng mắt, bằng tai…mà còn được thẩm thấu bằng cả tâm hồn, bằng cả đáy tâm linh sâu thẳm, hư ảo, huyễn hoặc…Thật đúng như tác giả của “Ba lần định vị cho thơ” đã viết: Cảm rõ vị đời, anh đã có một chỗ đứng cho câu hỏi: Ta vì ai? Ta thuộc về ai? Rồi sẽ đến với anh câu hỏi: Ta là ai?...sẽ đến với những bức tranh nhân thế, không còn là tả thực mà hòa trộn với tâm linh, là sự cộng cảm giữa cảnh đời và cảm nhận về đời, để đem lại cho thơ anh một sắc diện mới với rất nhiều bâng khuâng”[6.32].

Cuộc sống hiện đại với bao sục sôi, cuộn chảy tới chóng mặt, nên nhiều khi đã lướt qua cả những mảnh đời, những số phận nhỏ bé đầy thua thiệt của con người. Trần Nhuận Minh thở dài khi nhận ra những vấn đề phức tạp, đầy sự đối lập, đầy mâu thuẫn luôn tồn tại bên nhau, luôn lấn át nhau…trong cuộc sống hôm nay:

Khi hai bờ xa nối được với nhau bằng một cây cầu Thì hồn vía con sông hoàn toàn đổi khác

Tiếng giận hờn bên này

Sự lạnh lùng bên kia

Đều lấn sang nhau

Con sông mất giới tính

Chảy miên man về phía cuối chân trời…

(Bản Xô nát hoang dã)

Nhưng ông vẫn thành tâm:

Ta giáng sinh vào tâm hồn của Cây Cho mùa thu hiu hiu buồn trong lá Ta giáng sinh vào trí tuệ của Đất

Để đêm xuân râm ran tiếng côn trùng.

(45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh)

Với một trái tim nhạy cảm, đặc biệt là trước những nỗi buồn, bất hạnh của con người, thơ Trần Nhuận Minh vẫn ánh lên niềm tin vào những điều tốt


đẹp và cất lên lời tâm sự mang tính khuyên răn nhân thế, hãy biết yêu thương, giúp đỡ, trân trọng con người:

Tiền giúp người nghèo là tiền Ông Trời vay

Ông sẽ trả con ta gấp đôi, cháu ta gấp ba khi ta nằm dưới mộ

(Miền dân gian mây trắng)

Và người trồng cây phúc Thì quả phúc đầy vườn

(Bản Xô nát hoang dã)

Đó là một điều đáng quý, đáng trân trọng ở nhà thơ “dân gian” mà “bác học” này.

Từ Trình bày rồi Đá cháy, đến Bừng thức, Vô thức, Tự thuật, Trần Nhuận Minh đã ba lần định vị cho thơ – hay nói cách khác đi là 3 lần tự nhận thức về vai trò, chức năng của thơ, của nhà thơ trong cuộc sống thời kì hiện đại.

Có thể thấy rằng ở mỗi chặng đường sáng tác, Trần Nhuận Minh đều rất có ý thức tự đổi mới mình, tự đổi mới sự nhận thức của mình về thơ, về nhà thơ, với khát vọng là: góp thêm tiếng nói của mình vào công cuộc đổi mới văn chương, góp thêm một tiếng thơ để phản ánh hiện thực cuộc sống với tính chất phức tạp, đa chiều của nó, với sự vận động không ngừng của nó ở cả hai phía: tích cực và tiêu cực, tươi sáng và ẩn khuất.

Như vậy trong nửa thế kỉ sáng tạo nghệ thuật, Trần Nhuận Minh đã tạo dựng cho mình cả một hành trình thơ, trong đó có những tập thơ bề thế, nhiều tầng, nhiều vỉa trên cả phương diên nội dung và nghệ thuật. Mỗi một giai đoạn sáng tác, là một lần Trần Nhuận Minh tự đổi mới tư duy nghệ thuật của mình.

Một đời thơ ba lần định vị và mỗi lần đều có những sáng tạo đáng được trân trọng, được ghi nhận trong cuộc sống thơ ca Việt Nam, đặc biệt là trong đời sống văn học Quảng Ninh. Trần Nhuận Minh xứng đáng là cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực hoạt động văn học nghệ thuật, trở thành nhà thơ tiêu biểu của vùng công nghiệp mỏ than Đông Bắc của Tổ Quốc. Có thể lấy lời đánh giá của


nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi ( Tuyển tập thơ Việt Nam thế kỉ XX, NXBGD, 2005) về tập thơ Nhà thơ và hoa cỏ để khẳng định vị trí của Trần Nhuận Minh trong nền thi ca hiện đại Việt Nam như sau: “Trần Nhuận Minh không hề né tránh một sự thật nào, dù là đau đớn kinh hoàng đến đâu. Tập thơ đã được tái bản (…) lần đưa Trần Nhuận Minh lên vị trí hàng đầu trong số những nhà thơ thời chống Mĩ cứu nước”.

1.3. Quan niệm về nghệ thuật của nhà thơ Trần Nhuận Minh

1.3.1. Quan niệm của Trần Nhuận Minh về sứ mệnh của thi ca với hiện thực cuộc sống

Trong 50 năm cầm bút, thơ Trần Nhuận Minh luôn đồng hành cùng dân tộc trên những chặng đường đầy cam go và thử thách. Ông luôn “áp mặt vào đời để gợi thức và đánh động lương tâm” nhằm phản ánh một cách trung thực hiện thực cuộc sống. Theo ông, “Văn học có chức năng phản ánh hiện thực, điều ấy không có gì phải bàn. Cái có điều để bàn là hiện thực là gì, hiện thực đó được nhìn bằng con mắt mở hay con mắt khép, thậm chí không nhìn bằng mắt. Rồi hiện thực đó được phản ánh qua thể loại nào, ở đây hiện thực của thơ không giống với hiện thực của tiểu thuyết, không phải ở dung lượng mà ở bản chất của nó, dù cùng một tác giả viết cùng một phương pháp sáng tác”[2.2]. Đối với Trần Nhuận Minh, hiện thực cuộc sống cần phải được nhìn nhận bằng con mắt đa chiều, cho nên những va đập của cuộc đời, những đổi thay theo guồng xoáy của thời cuộc đều được ông nắm bắt bằng cảm quan hiện thực nhạy bén. Sự thật với khuôn mặt đích thực của nó, đang là mục tiêu kiếm tìm của văn học và không thể đổ lỗi cho sự thật nếu cuộc sống đang ẩn chứa và hiện hữu những sự thực đó. Chỉ có thể đổ lỗi cho văn học nếu sự thật trong tác phẩm là nhạt nhẽo, gầy guộc, hoặc chỉ là sự vờn quanh, là nửa vời, hoặc không đầy đủ. Nếu như trước đây, người viết còn phải đắn đo trước việc phản ánh hiện thực với những sự thật chưa đầy đủ, chưa đa chiều vì một lí do khách quan hoặc chủ quan nào đó, thì bây giờ sự đắn đo, tránh né hiện thực với những sự thật đa chiều phong phú, phức tạp


của nó lại là một sự thiếu bản lĩnh hoặc vô trách nhiệm của nhà văn. Và, Trần Nhuận Minh đã không đắn đo, ngại ngần khi đưa ra một tuyên ngôn trong sáng tác của mình là: “Hãy áp tải sự thật – Đến những bến cuối cùng” (Nhà thơ áp tải). Đây chính là một thái độ dứt khoát đầy trách nhiệm của nhà thơ đất mỏ này đối với hiện thực xã hội.

Ở từng thời kì sáng tác, Trần Nhuận Minh luôn có ý thức cố gắng làm mới mình trong nghệ thuật để khỏi bị trùng lặp với người khác hay khỏi trùng lặp với chính mình. Ông luôn đặt ra cho mình một nguyên tắc đó là lấy hiện thực cuộc sống làm trung tâm để làm đối tượng phản ánh trong thơ. Tuy nhiên đó là hiện thực gì? Phản ánh như thế nào – nhằm mục đích gì? Thì lại luôn là vấn đề mà ông luôn trăn trở, kiếm tìm câu trả lời thích đáng.

Như đã biết, mục đích quan trọng nhất của văn học nghệ thuật là phản ánh nhận thức, khám phá hiện thực đời sống con người theo quy luật vận hành của xã hội để có thể phản ánh được những điều cơ bản nhất của thời đại. Muốn vậy, thơ ca phải bám sát vào hiện thực phản ánh được những vấn đề thuộc về bản chất của hiện thực, của thời đại. Thơ Trần Nhuận Minh đã minh chứng cho loại thơ ca bám sát vào từng chặng đường lịch sử của đất nước, cho nên thơ ông “không bao giờ né tránh một sự thật nào, cho dù sự thật đó có đau đớn đến kinh hoàng” [25.218]. Tuy nhiên, trong cả một thời gian dài trước Đổi mới (1986) với cơ chế bao cấp (trong đó có cả bao cấp trong tư tưởng, trong đời sống văn học nghệ thuật) - thơ Trần Nhuận Minh cũng như thơ của các tác giả khác đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của sự “bao cấp” trong sáng tạo nghệ thuật. Ông cũng bám rất chắc vào hiện thực cuộc sống, cũng đã phản ánh một cách chân thực cuộc sống – nhưng đó mới chỉ là một mặt của hiện thực chứ chưa phải là tất cả các mặt của nó, nhất là các góc khuất tối sau lưng nó. Vì vậy sau năm 1986, với sự đổi mới tư duy trong sáng tạo nghệ thuật, Trần Nhuận Minh đã mau chóng phát hiện ra điều đó ở mình trong các sáng tác thuộc thời gian trước đây. Ông đã nhận ra và dũng cảm quyết tự đổi mới mình, đã vượt qua chính mình để tiếp tục

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí