Thiết Kế Của Nhà Giáo Phạm Thu Hương Trong Cuốn “Thiết Kế Bài Học Ngữ Văn 10” Do Gs. Phan Trọng Luận Chủ Biên. Nxb Giáo Dục, 2006


Để đọc – hiểu văn bản phải hiểu rõ, nắm chắc văn bản( về nội dung và nghệ thuật của văn bản đó). Vì vậy mục tiêu đầu tiên là phải hiểu rõ tác giả nói gì ở văn bản đó? Sau đó mới đến việc tìm hiểu tác giả thể hiện, gửi gắm điều gì? Cụ thể ở đây tác giả nói về:

- Những lí do khiến cho thơ văn không được lưu truyền hết ở đời.

- Những điều thôi thúc tác giả sưu tầm, biên soạn thơ văn của tiền nhân.

- Những khó khăn trong quá trình biên soạn- những công việc phải làm và kết cấu sách.

Qua những điều đã nói, tác giả đã thể hiện rõ:

- Tấm lòng trân trọng và tự hào của tác giả đối với di sản văn hóa do cha ông ta để lại. Tấm lòng đó thể hiện rõ bằng nghệ thuật lập luận kết hợp với biểu cảm của tác giả ở bài Tựa.

Do vậy mục tiêu của bài học văn bản Tựa “ Trích diễm thi tập” phải là: Giúp HS nắm được:

- Lí do khiến cho Hoàng Đức Lương sưu tầm, biên soạn cuốn “ Trích diễm thi tập” và tấm lòng trân trọng, tự hào của ông đối với di sản văn hóa của ông cha để lại. Từ đó mà có thái độ trân trọng và ý thức trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa.

- Biết được nghệ thuật lập luận của tác giả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

1.1.2 Về nội dung bài học

SGV Ngữ văn 10 (bộ chuẩn) xác định trọng tâm bài học là hai đơn vị kiến thức:

Dạy - học văn bản tựa và văn bia trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại - 7

- Các nguyên nhân khiến thơ ca Việt Nam các thời đại trước thế kỉ XV không được lưu truyền lại đầy đủ.

- Niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương đối với nền thơ ca dân tộc, ý thức độc lập thể hiện qua công việc gian khổ và cao đẹp này.


SGV Ngữ văn 10 ( bộ nâng cao) xác định trọng tâm bài học là:

- Động cơ sưu tầm biên soạn sách” Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương.

- Quá trình sưu tầm, biên soạn và tổ chức tác phẩm “ Trích diễm thi tập” Phần củng cố bổ sung hai nội dung:

- Tựa “Trích diễm thi tập” thể hiện lòng yêu nước của Hoàng Đức Lương.

- Tựa “Trích diễm thitập” lập luận chặt chẽ và chất trữ tình hòa quyện. Qua bài Tựa thấy được cả không khí thời đại.

Theo chúng tôi, xác định nội dung bài dạy như SGV Ngữ văn bộ nâng cao là đầy đủ và phù hợp với văn bản. Có nghĩa là cần giúp học sinh nắm được hai tầng ý nghĩa:

- Nội dung của văn bản và nghệ thuật lập luận của tác giả.

- Hình tượng tác giả Hoàng Đức Lương (Lòng yêu nước với các biểu hiện cụ thể).

1.1.3. Về phương pháp dạy họ.

SGV Ngữ văn - bộ chuẩn lưu ý 2 điều:

- GV cung cấp thêm kiến thức bổ trợ( cái hay, cái khó của thơ và “ trải qua bao cơn binh lửa..”)

- Tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi

Theo chúng tôi, câu hỏi gợi ý thêm là một câu hỏi sáng tạo: “ Hãy tưởng tượng chân dung Hoàng Đức Lương khi viết bài Tựa này”.

SGV Ngữ văn - bộ nâng cao

Bài học được tổ chức theo tiến trình ba bước: Phần mở đầu, phần tổ chức dạy học, phần củng cố

Phần tổ chức dạy học được tiến hành theo cách thảo luận lần lượt theo các câu hỏi ở phần “Hướng dẫn học bài” trong SGK, trọng tâm là câu hỏi 3, 4.


Theo chúng tôi, hai nội dung ở phần củng cố nên đưa lên thành một trong những trọng tâm bài học.

1.2. Thiết kế của nhà giáo Phạm Thu Hương trong cuốn “Thiết kế bài học Ngữ văn 10” do GS. Phan Trọng Luận chủ biên. NXB Giáo dục, 2006

1.2.1.Về kết quả cần đạt

Thiết kế đưa ra hai mục tiêu: Giúp HS:

- Nắm được đặc điểm của một bài Tựa

- Hiểu được niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

Chúng tôi nghĩ: Lí luận dạy học văn chỉ ra rằng: Kết quả cần đạt của một giờ dạy văn là phải đem lại cho HS tri thức, kĩ năng và thái độ. Như vậy đến với văn bản Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương, HS trước hết phải nắm được:

- Nội dung và hình thức của bài Tựa (Tầng ý nghĩa thứ nhất)

- Hình tượng tác giả Hoàng Đức Lương (Tầng ý nghĩa thứ hai)

Từ đó mà có được kĩ năng đọc một bài Tựa và biết học tập người xưa trong việc bảo tồn di tích văn hóa của cha ông xưa.

Đem đối chiếu phần Kết quả cần đạt với phần Trọng tâm bài học trong thiết kế thì thấy có độ vênh đáng kể.

Hai trọng tâm của bài dạy cần được nêu thành một mục tiêu thì mới hợp lí (Vì trước hết phải nắm được nội dung của văn bản).

1.2.2. Về hoạt động dạy học

Thiết kế nêu ra tiến trình dạy học gồm ba bước

- Tìm hiểu phần Tiểu dẫn

- Học văn bản


- Tổng kết

1) Tìm hiểu phần tiểu dẫn

- HS đọc thầm phần Tiểu dẫn và trả lời câu hỏi của GVvề : Nhan đề, tác giả, thể Tựa.

- GV chốt lại 4 ý: - Giảng nghĩa “ Trích diễm thi tập”

- Tác giả Hoàng Đức Lương

- Năm viết bài Tựa : 1497

- Thể loại Tựa

Theo chúng tôi, nên xếp hai ý trên vào hai phần: Tác giả Hoàng Đức Lương, tác phẩm “Trích diễm thi tập” (tên tác phẩm, năm được soạn, thể Tựa).

2) Học văn bản: Gồm ba hoạt động : Đọc, tìm hiểu bố cục, phân tích văn bản. Phần phân tích văn bản gồm hai phần:

- Lí do biên soạn

- Quá trình soạn sách và kết cấu tác phẩm

a) Ở phần Lí do biên soạn có câu hỏi được nêu ra để HS trao đổi, thảo luận ở lớp và theo nhóm.

Câu hỏi 1: Theo Hoàng Đức Lương có những nguyên nhân nào khiến những sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau?

Câu hỏi 2: Các nguyên nhân tác giả nêu ra có xác đáng không? Những lí do nào mang tính chất thời đại, lí do nào là chuyện của muôn đời?

Câu hỏi 3: Tác giả trực tiếp nêu ra những nguyên nhân nào thôi thúc mình biên soạn Trích diễm thi tập?

Tác giả dẫn dắt HS tìm hiểu phần đầu văn bản như vậy là đầy đủ và hợp lí – Nội dung phân tích đầy đủ, sâu sắc:

* Phân tích văn bản


a) Lí do biên soạn

- GV nêu câu hỏi 1 phần hướng dẫn học bài

- HS phát hiện các nguyên nhân:

+ Thơ văn là “ sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon”, chỉ thi nhân mới có thể thưởng thức. (Thơ hay nhưng khó, kén người thưởng thức phải hiểu biết tinh tế).

+ Những người có học hoặc không có thời gian để biên tập, hoặc không để ý đến.

+ Những người yêu thích thơ văn thì tài lực kém cỏi, ngại khó, không kiên trì.

+Chính sách in ấn lưu hành bị hạn chế bởi “lệnh vua”.

+ Sự hủy hoại của thời gian

+ Sự hủy diệt của binh hỏa

- GV cho học sinh thảo luận nhóm: Theo anh ( chị), các nguyên nhân tác giả nêu ra có xác đáng không? Những lí do nào mang tính chất thời đại, lí do nào là chuyện của muôn đời ? Qua việc tìm hiểu những lí do trên, anh( chị) có thể hình dung thấy con đường xây dựng và gìn giữ, phát triển nền văn hóa của ông cha ta đã diễn ra như thế nào? Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở thời điểm hiện nay có phải là việc dễ dàng không?

- HS trao đổi đưa ra ý kiến của nhóm

- GV tổng hợp đánh giá:

+ Các lí do mà tác giả đưa ra đều có cơ sở thực tiễn. Đặc biệt là nguyên nhân sự tàn phá của binh lửa còn được ghi lại trong sử sách. Năm 1371, quân Chiêm Thành tấn công và đốt phá kinh thành Thăng Long. Thế kỉ XV, giặc Minh Gây binh kết oán trải hai mươi năm”, thực hiện đạo chỉ của Minh Thành tổ: “Hết thảy mọi sách vở, văn tự, cho đến cả những loại sách ghi chép ca lí dân gian hay sách dạy trẻ(...) một mảnh chữ phải đốt hết (...),


các bia do An Nam dựng thì phá hủy tất cả, một chữ chớ để còn”. Nói đến nguyên nhân in ấn, phát hành hạn chế bởi lệnh vua”, chúng ta còn có thể thấy trong nhiều trường hợp sách vở bị mất mát hao hụt rất đau xót. Chẳng hạn sau vụ thảm án Lê Chi Viên, sách vở của Nguyễn Trãi bị tịch thu, nếu không có sự kiện giải oan 20 năm sau đó thì chắc hẳn chúng ta không thể có cơ hội được biết đến trước tác của ông như hiện nay.

+ Có nguyên nhân là chuyện muôn đời: Thơ hay nhưng khó, kén người thưởng thức. Có những câu thơ, hình ảnh... phải trở đi trở lại nhiều lần mới cảm nhận đúng. Ví dụ phát hiện của Xuân Diệu về chữ “ buồng” trong bài thơ Cây chuối của Nguyễn Trãi; Hoài Thanh nhận ra “ Trăng hoa lại trở về trong thơ Bác yêu kiều và lộng lẫy như xưa”; những ý kiến tranh luận về cách hiểu Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Tống biệt hành (Thâm Tâm), ...

+ Chỉ ra chồng chất những thách thức , khó khăn như vậy, tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được quá trình xây dựng và gìn gữ nền văn hiến, bản sắc văn hóa dân tộc của cha ông ta trong lịch sử là cả một cố gắng lớn lao. Đồng thời những gì chúng ta được nhận từ truyền thống( trong đó có di sản thơ văn) khẳng định bản lĩnh, ý thức độc lập tự chủ mãnh liệt của dân tộc.

- GV hỏi: Đoạn văn: “ Đức Lương...lắm sao!” tác giả trực tiếp nêu ra những nguyên nhân nào thôi thúc mình biên soạn Trích diễm thi tập? Tại sao tác giả không đặt đoạn văn này ở đầu văn bản mà là ở cuối của phần nêu thực trạng và những lí do dẫn đến thực trạng thơ văn lưu truyền thưa thớt? Qua việc nêu lí do này, tác giả đã thể hiện tình cảm, thái độ như thế nào đối với văn hiến dân tộc?

- HS tìm hiểu, lí giải

+Động cơ thôi thúc tác giả biên soạn sách là do:


~ Thực trạng tác phẩm thơ ca được lưu truyền là rất ít ỏi, không tương xứng với bề dày văn hiến dân tộc( “nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát được một vài câu”).

~ Người học làm thơ lại phải trông vào bách gia đời Đường.

+ Tác giả cảm thấy đau xót, tổn thương lòng tự hào dân tộc. Những câu cảm thán đặt ở cuối đoạn văn để lại cảm nhận về một sự day dứt, đánh mạnh vào tình cảm của người đọc. Người viết từng tự hào “ nước ta từ nhà Lí, nhà Trần dựng nước đến nay vẫn có tiếng là nước văn hiến”, vậy mà “ Chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản mà phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường. Như thế chả phải đáng thương xót lắm sao!”

+ Cũng qua đây, chúng ta còn thấy được ý thức độc lập tự chủ về văn hóa dân tộc, tinh thần sánh ngang với Trung Quốc biểu hiện niềm tự hào, sự phục hưng thời đại.

+ Về cách lập luận: Tác giả không bắt đầu nêu ngay lí do soạn sách mà chốt lại sau khi trình bày nguyên nhân của thực trạng thơ văn còn lại mỏng manh, ít ỏi. Điều đó khẳng định việc soạn Trích diễm thi tập không chỉ là ước muốn chủ quan của người viết mà còn là nhu cầu , sự thôi thúc của thời đại.

b) Ở phần Quá trình biên soạn sách và kết cấu tác phẩm có một câu hỏi được nêu ra: Hoàng Đức Lương đã làm gì để sưu tầm thơ văn tiền nhân?

Phần yêu cầu HS trả lời rất ngắn gọn, rõ ràng.

b) Quá trình soạn sách và kết cấu tác phẩm

- GV nêu câu hỏi 2 phần hướng dẫn học bài

- HS dựa vào văn bản dể trả lời

+ Người viết đã tìm quanh hỏi khắp để thu thập, thu lượm thơ của các vị làm quan trong triều, lựa chọn bài hay.

~ công việc sưu tầm rất khó khăn , vất vả.


~ Người biên soạn tự thấy trách nhiệm nặng nề mà mình “tài hèn sức mọn”. Đây là cách nói khiêm tốn của người xưa.

+ Tập sách có tên Trích diễm thi tập, gồm 6 quyển, chia thành hai phần: Phần chính là thơ ca của các tác giả từ thời Trần đến thời Hậu Lê. Phần cuối quyển là những bài thơ của chính tác giả.

c) ở phần Tổng kết thiết kế nêu ra một câu hỏi để HS khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Tựa “ Trích diễm thi tập”:

- Gv nêu câu hỏi tổng kết: Qua việc trình bày lí do và giới thiệu tập sách Trích diễm thi tập, bà tựa đã thể hiện tình cảm của tác giả đối với thơ ca dân tộc nói riêng và nền văn hiến nói chung của dất nước như thế nào? Nghệ thuật lập luận của tác giả có gì đáng lưu ý?

- HS trả lời, đọc phần ghi nhớ

- Trích diễm thi tập thể hiện niềm tự hào, sự trân trọng và ý thức trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

- Bài Tựa có lập luận chặt chẽ, sáng rõ, hòa quyện với màu sắc trữ

tình.


1.2.3 Nhận xét tổng quát

Thiết kế của nhà giáo Phạm Thu Hương là một phương án dạy học hợp

lí, có sáng tạo,. Nội dung bài dạy phong phú, sâu sắc. Tổ chức hoạt động song phương của thầy và trò hài hòa.

Nhưng so với Kết quả cần đạt nêu ra ở đầu bài thì nội dung bài dạy hướng chưa nhiều vào yêu cầu đầu tiên: “Giúp HS nắm được đặc điểm của bài Tựa”. Nếu như ở phần Tổng kết nhấn mạnh đến đặc điểm của thể Tựa thì mục tiêu đó sẽ đạt hiệu quả hơn.

Mục tiêu thứ hai là: Giúp HS hiểu được niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của tác giả Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Quá trình soạn sách của Hoàng Đức Lương cũng thể hiện rõ ý thức trách

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022