Uớc Mơ, Khát Vọng Về Một Cuộc Sống Tốt Đẹp


đẹp cho con cháu. Vì thế, hình ảnh tiên tổ linh thiêng được trân trọng mời về chứng kiến hôn nhân, đón nhận con rể xuất hiện khá nhiều trong các lời hát đám cưới:

- Kính nhất niệm hương thông tam giới, Chọn được giờ đại lượng cát tường.

Xin người thắp đôi hương trình tổ...

- Đem đèn thắp sáng bàn tiên tổ Mời tổ xuống giường ngồi nhận cỗ

...Để con rể bái lạy tổ tiên. [29]

Xin trang hoàng, thắp sáng bàn thờ tổ, lấy nén hương làm cầu nối để cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho đôi trẻ hạnh phúc, giàu sang, gia môn mọi sự:

- Minh Đường được cho phù hộ Chiêu Tây

- Tổ phù hộ nhà yên khang thái.

- Tổ phù hộ gia môn mọi sự. [29]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

Không chỉ nối kết với nguồn cội tiên tổ, đồng bào còn hết sức trân trọng tình cảm hiện hữu, họ rất coi trọng người cùng dòng họ. Mỗi dòng họ ở Hà Vị, thường sống quây quần trong một bản. Họ vừa là hàng xóm, vừa là anh em, bạn bè với nhau, vì thế tình cảm của mỗi họ tộc rất chặt chẽ, thân thiết. Những cụm từ “xuân họ”, “họ háng”...được vang lên rất nhiều lần trong đám cưới, đủ để thấy vai trò và ý nghĩa của tình cảm tông chi họ hàng. Người Tày ở Hà Vị luôn tự hào rằng,“lác mạy tấn, lắc gần rì” (Rễ cây còn ngắn, rễ người dài hơn) ý nói tình người rất rộng rãi và sâu xa, “người có nhiều họ hàng là hay”. Nghi lễ bái lạy họ hàng, nhận họ (nội, ngoại) được tiến hành trang trọng, luôn thu hút sự chú ý của mọi người:

Bải lạy nẩy pjá nghịa tèn công

Thơ Lẩu của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn - 8

...Xuân họ dú quây quảng mà thâng Nội ngoại dú cách không nam bắc Lẩn rọ hử chắng chắc tông chi


Lạy mạy tển tọ lạc cần lỳ

Co mạy đeo slinh mì lai cáng

Cần mì lai pỉ noọng vận hơn. [29]

(Bái lạy này trả nghĩa đền công/ ..Thân họ xa gần đến thật đông/ Nội ngoại ở cách không nam bắc/ Kể rõ mới biết tông chi/ Rễ cây ngắn nhưng rễ người dài/ Một cây nhưng sinh nhiều cành nhánh/ Người có nhiều họ hàng là hay.)

“Con chim có tổ, con người có tông”, đó là đạo lí mà người Tày luôn trân trọng giữ gìn. Người Tày ở Phương Viên (Chợ Đồn, Bắc Kạn) đã nói một cách rất triết lí rằng:

Mì cốc chắng mà pjai buốt nhọt, Mì ké chắng mì ón kế tông.

Hôn hỉ củng chứ thâng tiên tổ

..Lục khươi tẻ chiềng táng tổ tông. [2]

(Có gốc mới có ngọn nảy mầm/ Có già mới có trẻ kế tông/ Hôn hỉ cũng nhớ đến tổ tiên/...Con rể sẽ kính tổ kính tông.)

Rõ ràng, hôn lễ là một dịp rất tốt để họ củng cố, vun đắp cho tình cảm này.

2.2.4. Nguyên tắc ứng xử trong các mối quan hệ khác

2.2.4.1. Trong quan hệ với Phường bạn

Một đám cưới Tày thường phải chi phí hết sức tốn kém. Để đáp ứng được yêu cầu của một đám cưới truyền thống, từ lâu trong thuần phong mĩ tục Tày có một tổ chức gọi là Phường bạn trong một cộng đồng bản. Theo tư liệu của nhà văn hóa dân gian Tày Hoàng Quyết thì: “Đây là tổ chức của những người cùng có con trai sắp lấy vợ, con gái sắp gả chồng, tự nguyện lập ra có mục đích duy nhất là để giúp nhau luân phiên trong việc góp sức người và cơ sở vật chất cho đám cưới. Việc đóng góp gạo, rượu, thịt, tiền mặt....đều được quy định rõ ràng. Do đó, đám cưới tuy “nặng” nhưng tài lực và vật lực trước


sau đều cân đối, gia chủ vẫn khỏe mạnh, xét cho cùng, việc đó cũng có nhiều ý nghĩa cho một cuộc sống cộng đồng vô cùng thân ái, hòa hợp ”.[33]

Trong đám cưới, Phường bạn là một thành viên không thể thiếu. Họ đã không quản đường xa, việc nhà, trẻ nhỏ...để tới giúp đỡ, góp vui với gia đình. Hôm nay gặp nhau đông đủ, như “bướm ong hội nhụy đồng hoa” còn gì cách trở mà không giao lưu, bày tỏ tình cảm với nhau, tình cảm của những“tri kỉ”. Hãy nghe lời hát của Quan làng, ta sẽ cảm nhận rõ hơn ý nghĩa sâu sắc của mối quan hệ này:

Tồng phường tồng slim châư thâng thóa

...Ỷ như mèng hội nhị đồng hoa

...Phấn nâng mà tèn rèng vằn cón Phấn nâng mà sle phóng vằn lăng Mự nẩy mà chập căn vui quả

Mọi cần vui oóc nả nhún khua

Hạy nẳng hâng tò chùa kin lẩu. [16]

(Bạn phường bạn đồng tâm tri kỉ/...Như bướm ong hội nhụy đầy hoa/

...phần thì trả công ngày trước/ Phần thì đến phòng hậu mai sau/ Hôm nay đến gặp nhau vui quá/ Mọi người đều hớn hở tươi cười/ Hãy ngồi lâu cùng chơi uống rượu.)

2.2.4.2. Trong quan hệ với bà con cùng thôn bản

Bên cạnh đó là tình cảm của bà con cùng thôn bản, họ là những người thân cận “tối lửa tắt đèn có nhau”, cùng chia sẻ những “ngọt bùi”, “đắng cay” trong cuộc sống. Ở Hà Vị, chuyện hôn nhân của một gia đình cũng là niềm vui chung của cả thôn bản. Qua lời hát của Quan làng - khách từ xa tới ta sẽ thấy, bức tranh sinh hoạt đầy ấn tượng, mang đậm màu sắc vùng cao được mở ra: Vằn nảy vằn xỉnh lẩu chồm khua

Bản tẩư cắp bản nưa mà hội Phấn mà cón tẳng mot có phầy


Slao báo chùa căn pây háp nặm Phấn dú lườn lo sẳm bôm bàn Pjển đảy pền cúa kin vẻn vẹn

...Mọi đồ mọi hom ngắt vẻ vang. [16]

(Hôm nay tiệc cưới vui mừng/ Cả bản dưới trên về hội/ Người đến trước nhóm bếp bắc nồi/ Trai gái rủ nhau đi ghánh nước/ Người ở nhà sắp xếp mâm bàn/ Nấu nường thành món ăn mọi thứ/..Mọi đồ mọi thơm ngát mùi hương.)

Đám cưới - một không khí nô nức, nhộn nhịp, tiếng cười nói, tiếng hát cứ vang lên, ngân xa hòa quyện trong khói bếp vươn tỏa từng ngõ xóm. Sau mỗi dịp như thế, tình cảm cộng đồng càng thêm cố kết, bền chặt.

Có thể thấy, những nguyên tắc ứng xử trên đã trở thành những yếu tố quyết định sự hình thành thuần phong mĩ tục ngàn năm nay của đồng bào. Những nguyên tắc đạo lí, lối sống của người Tày được phản ảnh trong Thơ lẩu, thực sự không phải là những bài học đạo lí khô khan, sáo rỗng mà nó được thể hiện một cách tinh tế, như một mạch nguồn, đi vào lòng người với một xúc cảm cao nhất.

2.3. Thơ lẩu thể hiện đời sống tinh thần phong phú

Nằm trong dòng dân ca nghi lễ - phong tục đám cưới, Thơ lẩu từ lâu đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn nghệ quần chúng đặc sắc và rộng rãi trong đám cưới. Các bài thơ ấy, thể hiện một đời sống tinh thần phong phú với những ước mơ, khát vọng tốt đẹp về cuộc sống của đồng bào.

2.3.1. Một kho tàng văn học dân gian phong phú

Đó là những câu chuyện cổ kể về nguồn gốc của một số thủ tục, nghi lễ của lễ cưới, những điển tích, điển cố, những câu nói dân gian.v.v...được hiện ra qua các bài Thơ lẩu.

Như khi Quan làng tiến hành các nghi lễ trước bàn thờ bên họ nhà gái, nhưng gia chủ chỉ để sẵn đèn ở bàn thờ mà không thắp sáng. Tình huống đó,


buộc Quan làng phải hát bài “Xo đén” (xin thắp đèn), để con rể bái lạy tổ tiên, phù hộ cho hai bên thân họ. Trong bài hát của mình, Quan làng đã kể lại tích chuyện về cô gái đẹp Khôi Châu đã nguyện không lấy chồng, đến xin thượng đế giao cho nàng lo toan việc thắp sáng cho mọi người.

Tởi cón vua Thảnh nhân tặt chảo Tặt pền dầu hoa thảo rủng quang Thảnh hiền chắng lo toan chút đén Tại mẻ nắm au phua dú ké

Cừn vằn hắc dú lé puồn thân Slao báo kẻo phân vân bặng bửa

Nắm thúc toọng noọng nhỉ cười chua Nằng nắm mừa chầu vua thượng đẻ Mởi nàng lồng tu thẻ quốc gia. [16]

(Đời xưa vua Thánh nhân đã đặt tạo/ Đặt thành dầu hoa thảo sáng trưng/Thánh hiền mới lo toan thắp đền/ Tại cô nàng hiền đẹp Khôi Châu/ Tu thân không lấy chồng ở vậy/ Ngày đêm sống đơn lẻ buồn thân/ Gái trai đến vân vi như bướm/ Không vừa lòng người đẹp khôi châu/ Nàng mới lên chầu vua Thượng đế/Mời nàng xuống trần thế quốc gia...)

Câu chuyện hết sức cảm động ấy, đã thực sự thuyết phục gia chủ, “các bạn Khôi Châu” đã thắp đèn lên bàn thờ sáng tỏ, tỏa sáng khắp nơi, cả lòng người khách khác mường. Đây quả là cách thuyết phục có lí có tình.

Trong tâm thức tín ngưỡng tôn giáo của người Tày ta thấy, họ theo Phật thờ cúng tổ tiên. Nghi lễ trước bàn thờ tổ tiên cũng được bắt đầu bằng việc, xin thắp hương lên bàn thờ gia tiên. Quan làng sẽ phải hát bài này để xin phép được thắp hương thực hiện nghi lễ. Bài thơ dài 35 câu thơ, kể về nguồn gốc của hương, quy trình tạo ra cũng như ý nghĩa của “hương”trong đời sống tâm linh của người Tày:


Pửa cón slinh mì nàng Hán Thị Pỏ mẻ ép hử nhị mừa phua

Nắm thúc toọng cười chua nả mjạc Nàng ni khửn sơn nhạc vận thân Chẳng phiến pền hương xông mạy quẻ Mộc hương tứn đông ké hom hương Ngọc Vàng tuyền slí phương phán cạ Slao báo khảu rạ pay xạ

Chắng xác pước au mà dang xá Slam nâư mền hom tỏa mùi hương

...Chắng pèn hương pèn hoa tu thẻ Pụt then mừa tiển lẹ Xích Ca. [16]

( Đời xưa sinh ra nàng Hán Thị/ Bố mẹ bắt ép chị theo chồng/ Không vừa ý trái lòng người đẹp/ Nàng chốn lên sơn nhạc vẫn thân/ Mới hóa thành hương xông cây quế/ Mộc hương mọc rừng rú thơm hương/ Ngọc hoàng truyền bốn phương phán bảo/ Gái trai vào núi thẳm đi tìm/ Róc vỏ về phơi gác bếp/ Ba hôm sau thơm ngát mùi hương/..Mới thành hương thành hoa dương thế/ Bụt then được tiễn lễ Thích Ca.)

Có thể thấy, câu chuyện về số phận của nàng Hán Thị không chỉ lí giải được nguồn gốc, ý nghĩa của “hương” trong tín ngưỡng người Tày, nguồn gốc của một nghề truyền thống còn phát triển ở địa phương mà còn chứa đựng ý nghĩa phê phán tục “ép gả” trong hôn nhân phong kiến.

Cũng giải thích về nguồn gốc của “hương đèn” được thắp trên bàn thờ tổ, người Tày ở vùng khác có cách kể khác đôi chi tiết: “Hương là con Sở Hán/ ngày đêm sống cơ ngơi buồn kín/ Tự nhiên bụt gọi lên không hay/ Vì nàng mê tiếng đàn tính tiên với bụt/ Tướng Mạ - Lăng không cách gọi nàng/ Rút kiếm cắt dây đàn chín khúc/ Để ba dây cho bụt cho then/ Bực quá nàng không lên với bụt/ Đàn ba dây nàng xuống trần gian/ Để cứu nạn muôn dân được tốt/ Mất lòng cha mẹ bụt trên trời/ Nàng đành trốn vào rừng sâu ở/ Biến thành cây


hương quế thơm hương/Người thế mới lấy làm hương chợ bán”(Nông Minh Châu, sưu tầm). Còn ở Thạch An (Cao Bằng), lời bài hát Mừng hương, quan lang không kể về tích chuyện này mà chỉ nói về quá trình tạo ra hương mà thôi. Điều này cho thấy rõ tính dị bản của tác phẩm văn học dân gian.

Cứ như vậy, gắn với mỗi nghi lễ, thủ tục nói trên lại là một câu chuyện cổ rất xúc động. Những bài thơ này, một mặt nó chứng tỏ tài năng, trí tuệ và tâm hồn thi ca của vị Quan làng, mặt khác nó cho thấy, người nghe cũng dễ dàng hòa nhập, say sưa lắng nghe và sẽ trân trọng hơn với những nghi lễ mà Quan làng thực hiện.

Không chỉ là những tích truyện, bằng vốn sống, sự trải nghiệm của mình trong cuộc sống, Thơ lẩu của người Tày còn có những lời hát mang tính khái quát triết lí, vừa đẹp về hình tượng lại vừa sâu sắc về ý nghĩa. Diễn tả: Cái sâu sắc của tình người thì “Lạy mạy tiển tọ lạc cần lỳ / Rễ cây ngắn, rễ người dài hơn”; diễn tả sự thấu hiểu công lao bố mẹ với con cái: “Liệng lục chắng chắc công pỏ mẻ/ Nuôi con mới thấu công bố mẹ”; diễn tả một chân lí cuộc sống, họ nói: “Mì nặm chắng mì pja mì khẩu/ Có nước mới có cá có cơm” [16].

Vì thế, Thơ lẩu của người Tày thực sự là một kho báu trí tuệ, tâm hồn mà mỗi bước tìm gặp là mỗi bước khám phá kinh ngạc và kì thú.

2.3.2. Uớc mơ, khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp

Thơ lẩu không chỉ bày tỏ những quan điểm, tư tưởng, thái độ của mình đối với những thủ tục, nghi lễ buổi đón dâu mà ở nhiều bài thơ, đôi bên nam nữ còn giãi bày tâm trạng, tâm tư tình cảm, nguyện vọng, ước mơ của mình đối với cuộc sống và những vấn đề hệ trọng vào bậc nhất của tuổi trẻ ở bất cứ thời kì nào: tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc.

Đám cưới là một dịp vui, hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Vì thế, những lời cầu xin tổ tiên phù hộ, những lời chúc đẹp dành cho không chỉ đôi uyên ương mà còn dành cho tất cả mọi người trong đám cưới là một nội dung bao trùm, không thể thiếu trong Thơ lẩu.


Trước bàn thờ tổ tiên, người ta luôn cầu mong phù hộ cho hai họ, cho đôi trẻ mọi sự viên mãn:

Đẳm ngòi cụm cừa sloong bưởng Cụm hử mền lợi vượng pây mà

..Khuổi pi slíp nhỉ bươn cụm hộ. [16]

(Tổ tiên phù hộ cho hai họ/ Phù hộ cho lợi vượng cửa nhà/ ..Mười hai tương niên phù hộ)

Như những bông hoa đẹp, ngát hương đang thu hút bướm ong trong tiết trời mùa xuân, cô dâu chú rể là tâm điểm của đại lễ hôm này. Họ chính là nơi “chắp cách” cho ước mơ, khát vọng về cuộc sống hạnh phúc, vinh hoa phú quý, phúc lộc đầy nhà, con cháu đầy sân...bay cao, bay xa.

- Chúc phua mjề choỏng cò pận tởi Bặng bjoóc bấu rởi slắc pày

Chúc phua mjề oóc pây rủng nả [16]

(Chúc vợ chồng tâm đầu ý hợp/ Như hoa nở tràn ngập vạn xuân/ Chúc vợ chồng làm ăn giàu có).

- Slinh mì lục nhìn chài đây mjạc Lục chài pền phò mạ khươi vua Lục nhình đảy pền lùa thái tử Tuyền khóp tằng mọi xử lẹo đo [16]

(Sinh con những gái trai tốt số/ Con trai thành phò mã rể vua/ Con gái thành dâu thái tử/ Truyền đi khắp tứ xứ mọi phương)

Hai họ gặp gỡ giao lưu, đặc biệt là phút chia tay, những lời chúc tụng luôn hiện hữu trên môi. Gia chủ, chúc Quan anh:

Chúc hử chài thư thả hết kin Chàu mì thêm hiển vinh phúc túc

Sloong chú mì lai lục nhình chài..[29]

(Chúc cho anh thư thái làm ăn/ Giàu có thêm hiển vinh phú túc/ Thứ hai nhà có phúc nhiều con...)

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023