Thơ Lẩu của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn - 11


chứng kiến, phù hộ con cháu, hôn nhân tốt lành; Những dòng thơ 7 chữ, với cách ngắt nhịp đều đặn, diễn tả nhịp nhàng cảm xúc của con người. Kết hợp với cách gieo vần tự do: cuối – đầu (jác/ ác), vần lưng (ô/ộ, ương/ưởng), vần giãn cách, vần liên tiếp (ạc/am).Thể này tỏ ra phù hợp với lối tư duy cũng như việc diễn tả những cung bậc tình cảm, cảm xúc của người Tày trước một sự việc trọng đại trong chu kì đời người.

Như vậy, có thể là Thơ lẩucó sự tiếp thu, ảnh hưởng từ thể thơ Đường của Trung Quốc (Thể thất ngôn Đường luật và thể Phong cổ). Nhưng khi sáng tác Thơ lẩu, người Tày lại chịu ảnh hưởng của lối diễn xướng trực tiếp, đối ứng linh hoạt, nên các khúc ca không buộc phải nhất loạt theo công thức cứng nhắc nào mà được sáng tạo sao cho việc giao tiếp bằng lời hát thuận tiện nhất. Cũng bởi vậy nên, Thơ lẩu vừa có thể dung nạp được ngôn ngữ nghi lễ đám cưới trang trọng, hàm súc, lại vừa có thể chứa đựng nhiều ngôn ngữ đời thường mộc mạc, gần gũi với đời sống người lao động miền núi trong lối diễn đạt phù hợp với lối nói, cách cảm, cách nghĩ hàng ngày của người Tày.

Tóm lại: Với những đặc điểm về nhan đề, thể thơ, vần, nhịp của các bài thơ lẩu như trên, đã cho thấy khả năng sáng tạo của người Tày, họ đã tạo ra cho mình những giá trị riêng trong nghệ thuật sáng tạo thơ ca dân tộc. Riêng “thể “thất ngôn trường thiên, gieo vần lưng” là thể thơ hoàn toàn của dân tộc Tày mà rất hiếm trong thể thơ của các dân tộc anh em khác [12], góp phần làm đẹp thêm kho tàng thơ ca các các dân tộc miền núi.

3.2. Ngôn ngữ và biểu tượng

3.2.1. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là thứ của cải lâu đời và vô cùng quý báu của mỗi cộng đồng dân tộc. Trong quá trình phát triển, người Tày nói chung, người Tày Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn nói riêng đã và đang được bổ sung, sử dụng nhiều từ vựng thuộc nhóm từ vựng Hán - Việt và từ thuần Việt, tạo thuận lợi cho người Tày phát triển ngôn ngữ, song song với quá trình phát triển của kinh tế, văn hóa. Từ góc độ nghiên cứu của mình, chúng tôi chỉ xem xét ngôn ngữ


Thơ lẩu trên phương diện tiếng nói (ngôn ngữ nói), đặt trong xu thế động, có vậy mới khám phá hết được những đặc điểm mà nó phản ánh.

Đến với thế giới ngôn ngữ Thơ lẩu Hà Vị chúng tôi nhận thấy, ở đây có sự đan xen ngôn ngữ các dân tộc Nùng (Tày - Nùng), Kinh, từ Hán Việt và sử dụng khá nhiều điển tích điển cố từ văn hóa, văn học Trung Quốc. Chúng tôi cho rằng, đây là hiện tượng hợp quy luật tạo thành và phát triển của ngôn ngữ, nó phản ánh sự phát triển không ngừng trình độ tư duy của một dân tộc.

Thơ lẩu sở hữu khá nhiều từ Hán Việt. Theo thống kê, có hơn 400 từ Hán Việt trong 150 bài được khảo sát. Giải thích về hiện tượng này, các tác giả cuốn “Văn hóa dân gian Tày” cho rằng: do điều kiện cư trú liền kề, do những nhu cầu lịch sử, xã hội suốt mấy trăm năm qua mà tiếng Tày đã thu hút một số lượng đáng kể các từ Hán Việt để diễn đạt các khái niệm trừu tượng thuộc các lĩnh vực văn học nghệ thuật, khoa học kĩ thuật. Các tác giả dân gian sử dụng từ Hán Việt trong Thơ lẩu chủ yếu để diễn đạt những điều liên quan đến chủ đề tình yêu, hôn nhân gia đình theo quan điểm đạo lý của người Tày. Điều này góp phần tạo nên sắc thái trang trọng, thanh tao của lời thơ, giá trị biểu cảm đúng mực. Tiêu biểu như:

Từ Hán Việt

Phát âm Hán Việt

Phát âm tiếng Tày

Nghĩa T.V hiện dùng

- Càn khôn

- Phu phụ

- Phụ mẫu

- Nhân duyên

- Bách vật

- Lâm môn

- Càn khôn

- Phu phụ

- Phụ mẫu

- Nhân duyên

- Bách vật

- Lâm môn

- Càn khôn

- Phu phụ

- Phụ mẫu

- Nhân duyên

- Bách vật

- Lâm môn

- Trời đất

- Vợ chồng

- Bố mẹ

-Duyên phận con người

- Trăm loại (thư)

- Đến cửa (đến cổng)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

Thơ Lẩu của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn - 11

Nhưng sâu sắc hơn cả là sự đan xen giữa ngôn ngữ Tày với tiếng Nùng (Tày - Nùng) với tiếng Kinh (tiếng Việt). Hơn nữa ở Hà Vị, Bạch Thông chỉ có hai dân tộc cùng sinh sống, khiến cho tiếng Kinh ngày càng có ảnh hưởng


sâu sắc vào tiếng Tày. Tiếng Tày mượn tiếng Việt qua nhiều từ vựng ở đủ mọi loại hư từ, từ chỉ quan hệ, đôi khi vay mượn còn bởi quá trình diễn xướng Thơ lẩu phải ứng tác nhanh, yêu cầu đúng thể, đảm bảo hiệp vần nên đã hình thành một hệ thống các từ tiếng Việt trong Thơ lẩu. Tuy nhiên, các từ có nguồn gốc từ bên ngoài khi du nhập vào tiếng Tày đều chịu ảnh hưởng và chịu sự chi phối chặt chẽ của cơ cấu nội tại tiếng Tày, bộ phận gốc Tày vẫn là cơ bản, có ý nghĩa nền móng. Ví dụ:

Từ

tiếng Việt

Phát âm

tiếngViệt

Phát âm

tiếng Tày

Nghĩa T.V hiện dùng

- Cũng

- Mọi

- Sự lạ

- Buôn bán

- Công việc

- Xấu xa

-Khôn khéo

- Cũng

- Mọi

- Sự lạ

- Buôn bán

- Công việc

- Xấu xa

- Khôn khéo

- Củng

- Mọi

- Slự lạ

- Buôn bản

- Công Phiệc

- Xẩu xa

- Khôn khẻo

- Khẳng định về sự giống nhau

- Một phần tử bất kì trong tập hợp cùng loại

- Việc chưa từng thấy

- Buôn và bán

-Việc cụ thể phải bỏ công sức ra để làm

- Xấu đến mức tồi tệ, đáng khinh bỉ

- Khôn ngoan và khéo léo trong cách ứng xử

Sự xuất hiện của một số lượng đáng kể ngôn từ tiếng Việt trong Thơ lẩu càng tạo nên sự phong phú, đa dạng cho kho từ ngữ tiếng Tày vốn đã rất giàu có. Sự kết hợp này cũng đem lại cho lời thơ sự gần gũi, sinh động diễn tả được nhiều hơn sắc thái tình cảm của Tày.

Tiếng Tày ở các vùng khác nhau, sự khác biệt về phương ngữ là hiển nhiên. Có khi ở mặt từ ngữ, song chủ yếu là về mặt ngữ âm. Nếu như người Tày ở Cao Bằng có cách nói mềm mại, nhẹ nhà, êm ái thì người Tày Bắc Kạn, lại nói gọn âm, dứt khoát, mạnh mẽ hơn. Nhưng so với người Tày ở một số địa phương khác trong tỉnh thì người Tày Hà Vị, Bạch Thông được cho là có cách phát âm mềm mại hơn. Ví như: cách dùng phát âm từ “hai”, người Tày Hà Vị phát âm sloong” còn ở Pác Nặm, Chợ Đồn phát âm là tham” . Về kho từ vựng cơ bản không khác nhau, song do điều kiện sống của người Tày


ở mỗi vùng mà có thói quen dùng từ khác nhau. Ví dụ: từ “nhìn” ở Hà Vị sẽ nói là “ngòi”; còn ở vùng Ba Bể, Pắc Nặm sẽ nói là “đếnh, dòm”v.v...

Bên cạnh việc kết hợp với ngôn ngữ của các dân tộc, các tác giả dân gian ở đây còn vận dụng hết sức tự nhiên, sáng tạo các điển điển cố trong văn hóa, văn học Trung Hoa trong sáng tác Thơ lẩu. Có tới 21 điển tích điển cố xuất hiện trong 150 bài thơ được khảo sát.

Trong đám cưới người Tày, Rượu vốn là một loại thức uống không thể thiếu và được người uống hết sức trân trọng. Họ đã nói về giá trị của rượu thông qua quá trình tạo ra nó nhưng nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi gặp được tri kỉ:“Quỳnh tương thắm lưu lạc can chi”. Quỳnh tương vốn là một loại rượu quý thường được dùng để tiếp bạn tri kỉ. Chén rượu ấy, lúc này đây còn mang màu thắm hồng của hạnh phúc lứa đôi, mang nặng tình cảm của người mời.

Có được cuộc hôn nhân này trước hết là bởi có ông tơ bà nguyệt trên trời xếp đặt, “xe” lại. Ông dùng sợi chỉ hồng buộc từng đôi một, khi đầu thai xuống trần gian cứ thế mà lấy nhau. Quan làng thuận lẽ đó mà đến đây xin kết tình thông gia: “Lẹ nảy khỏi mà cưởi hôn nhân/ Ơn Nguyệt lão xe pền phu phụ” (Lễ này tôi về cưới hôn nhân/ Ơn nguyệt lão xe nên phu phụ).

Ngày cưới, là một ngày đại lễ, một ngày hội của cả bản làng. Để diễn tả điều đó, người Tày đã vận dụng một cách sáng tạo các điển tích Trung Hoa trong cách diễn đạt của mình: “như cỗ vua Nghiêu – Thuấn”, “Vui hơn hội Tần Vương”, “..con vua đời Hán” .v.v.

Nghiêu - Thuấn là hai vị vua hiền sống vào thời thượng cổ nước Tàu (Vua Nghiêu lên ngôi năm 2356 trước Tây lịch kỷ nguyên, làm vua được 70 năm, rồi truyền ngôi lại cho vua Thuấn năm 2255 trước Tây lịch), được sử sách đời sau ca tụng là hai vị Thánh vương, dùng đức trị dân khiến cho dân chúng hưởng được thái bình an lạc. Cho nên có câu nói: Nghiêu Thiên Thuấn nhựt, nghĩa là


Trời Nghiêu ngày Thuấn, để chỉ đời thái bình hạnh phúc dưới thời hai vua. Điển cố này ảnh hưởng trong văn học cũng như các khía cạnh khác của đời sống người Việt Nam, kể cả tôn giáo. Người Tày đã sử dụng điển tích này để nhấn mạnh sự no đủ, sung túc, yên bình và hạnh phúc của gia chủ.

Còn Tần Vương, là vua (các) nhà Tần. Trong lịch sử Trung Quốc, nhà Tần là vương triều đầu tiên có cương thổ rộng lớn và tàn bạo nhất, nhưng các nhà sử học phương Tây thường kính trọng nhà Tần. Bởi từ khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc (năm 221 TrCN) cho đến khi họ sụp đổ chỉ có 15 năm (206 TrCN), chưa đủ thời gian cho một thế hệ. song những thành quả của họ lại rất nhiều. Nhưng theo tác giả cuốn “Văn hóa Tày Nùng” thì nhà Tần (nhà Đường) đều không có thực, do hư cấu mà có. Nhà Tần tượng trưng cho phong kiến nước lớn, luôn luôn tìm mưu kế để thôn tính nước nhỏ. Nhà Đường là tượng trưng cho nước nhỏ nhưng có sức mạnh về tình đoàn kết, tài trí, nhân nghĩa. Ở nước Đường có vợ chồng Lưu Đài – Hán Xuân, là hai con người tiêu biểu cho phẩm chất ưu việt của nhà Đường. Họ đã có công lao lớn trong việc kết giao hòa hảo giữ nước Đường và nước Tần..[21,tr.102] Như vậy, cả hai cách lí giải trên đều có điểm chung là nói tới sự đông đúc, to lớn và hùng mạnh của gia đình, cộng đồng. Đó chính là điều mà tác giả Thơ lẩu muốn mượn từ điển tích này.

Hoặc dùng điển tích như một lối nói ẩn dụ, khi Quan làng hát xin phép cho rể trình tổ: “Xin người thắp đôi hương trình tổ/ Minh Đường được phù hộ Chiêu Tây. Nghĩa gốc của Minh Đường là nơi thiên tử (Vua) ngự triều có bá quan văn võ chầu quanh để giải quyết việc nước. Nghĩa cụ thể của Minh Đường được dùng để xem “phong thủy” khi làm nhà. Còn “Chiêu Tây” là nàng Chiêu Quân và nàng Tây Thi, vốn là hai trong “tứ đại mĩ nhân” trong lịch sử Trung Hoa. Trong quan niệm của người Tày, tổ tiên của họ ngự ở


thượng cung, tựa như nơi ngự triều của vua, là người thông tam giới, hôm nay chọn được giờ đại cát đại lợi xin tổ về phù hộ cho đôi giai nhân tuyệt thế.

Việc sử dụng những từ Hán Việt và điển tích, điển cố như vậy cho thấy, nó vừa phù hợp với chủ đề hôn lễ, vừa tạo ra cho lời hát một sắc thái thanh tao, trang trọng. Ý thơ trở nên cô đọng, hàm súc, kéo gần khoảng cách thơ ca dân gian với dòng thơ bác học.

Tóm lại, ngôn ngữ Thơ lẩu có sự đan xen ngôn ngữ các dân tộc: Nùng, Kinh, Hán và sử dụng sáng tạo những điển tích, điển cố Trung Hoa. Điều đó càng thêm chứng tỏ sự am hiểu quảng thông và tài năng sáng tạo nghệ thuật của người Tày, tạo nên sự phong phú đa dạng về ngôn từ và cách biểu đạt các cung bậc tình cảm cũng như sắc điệu thẩm mĩ, góp phần gìn giữ và phát triển ngôn ngữ dân tộc, làm đẹp thêm kho tàng ngôn ngữ thơ ca dân tộc Tày nói riêng, các các dân tộc Việt Nam nói chung.

3.2.2. Các biểu tượng

Có thể nói rằng, thế giới các biểu tượng nói chung thực sự đã đóng góp một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con người từ xưa đến nay ở khắp mọi miền trên trái đất. Các biểu tượng góp phần làm nên bộ mặt của một nền văn hóa ở những đường nét cơ bản nhất. Biểu tượng là một sự vật mang tính chất thông điệp được dùng để chỉ ra một cái ở bên ngoài nó, theo một quan hệ ước lệ giữa sự vật trong thông điệp và sự vật ở bên ngoài.[9] “Biểu tượng là vật môi giới giúp ta tri giác cái bất khả tri giác” [6,Tr. 67]. Xét về mặt tu từ học, biểu tượng là những hình ảnh ẩn dụ, hay những tượng trưng. Người ta quy ước ngầm với nhau: từ ngữ này có thể được dùng để biểu thị một đối tượng khác ngoài các nội dung ngữ nghĩa thông thường của nó.

Những biểu tượng đẹp như “phượng hoàng”, “chim công” “con rồng”, “con đường”, “én nhạn”, “ong – bướm”,“bông hoa”...đã góp phần không nhỏ làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của Thơ lẩu về mặt ngôn từ. Ở đây chỉ xin chọn


hai biểu tượng tiêu biểu làm đối tượng nghiên cứu: "phượng hoàng", "hoa" - những biểu tượng không chỉ có có tần số xuất hiện cao nhất mà quan trọng là đã làm sáng lên chủ đề Thơ lẩu Hà Vị.

3.2.2.1. Phượng hoàng (Phượng vàng)

Xét từ góc độ thế giới hiện thực thì: “Phượng hoàng” nguyên thủy là các con chim trong thần thoại của người dân khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, ngự trị trên tất cả các loài chim khác. Phượng là con chim phượng trống, hoàng là con chim phượng mái, có trống có mái là có cảnh ấm êm chồng vợ. Phượng hoàng có ý nghĩa tích cực, theo thời đại và những miền văn hóa khác nhau mà nó cũng mang ý nghĩa biểu tượng riêng. Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam và các nước Á Đông khác, Phượng (hay Phượng hoàng, Phụng), là một trong 4 tứ linh, Phượng có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công...Các bộ phận của phượng đều có ý nghĩa và nó tượng trưng cho sự hoạt động của vũ trụ. Vì thế phượng là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc.Với những phẩm chất ấy, người Tày Hà Vị cũng đã lựa chọn phượng hoàng làm biểu tượng, tượng trưng cho những mong ước kết duyên đôi lứa, cho hạnh phúc trong hôn nhân, cho những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Chỉ hơn 15 lần xuất hiện trên 150 bài thơ được khảo sát, song Phượng hoàng thực sự đã trở thành biểu tượng đẹp của thơ ca đám cưới. Cách sử dụng biểu tượng Phượng hoàng hết sức linh hoạt, kết hợp theo lối tư duy của đồng bào. Có lúc, phượng - hoàng đã được trộn lẫn vào nhau thành một thực thể giống đực, tượng trưng cho người con trai, đến xin được kết nghĩa vợ chồng với một người con gái - loài chim cao quý khác là chim công. Quan làng là người đại diện cho nhà trai đã cất tiếng hát bày tỏ nguyện vọng “cho phượng hoàng se dây định ước”: So quý tộc càn khôn khảm lẹ

Sle phượng vàng xo kết nghịa nôộc công [16]

(Xin quý tộc càn khôn kiểm lễ/ Phượng hoàng xin kết nghĩa chim công)


Nếu như phương hoàng ít nhiều mang tính huyền thoại thì chim công lại là một lại chim có trong thực tế. Công còn được gọi với tên Hán-Việt là Khổng tước, là một trong số 20 loài chim đẹp nhất trong thế giới các loài chim. Trong quan niệm của dân gian, công là đại diện cho vẻ đẹp cao quý.

Có lúc, phượng hoàng lại là biểu tượng của đức hạnh và vẻ duyên dáng, thanh nhã của người con gái. Pả mẻ xin phép đưa cô dâu về nhà chồng được ví như Phượng vàng đảy pây mà giao hội (Phượng hoàng được đi về giao hội)

Cũng bởi quy ước ngầm về Phượng hoàng như vậy nên khi đứng trước vẻ đẹp của phù dâu, chàng phù rể đã tự thấy mình chỉ là con chim chích – loài chim bé nhỏ, tầm thường, tủi thân, thương phận không dám sánh với vẻ đẹp cao quý của nàng: Nộôc nu bạn phượng vàng bấu xứng [16]

(Chim chích bạn phượng hoàng không xứng)

Bên cạnh đó thì hình ảnh chim công, chim phượng còn mang chức năng như một vật trang trí trên đồ vật trong ngày cưới. Những đồ vật ấy là Bàn thờ, bàn trà, mâm sơn, đôi chiếu...có khắc, vẽ hình ảnh đôi phượng hoàng, cùng với các loài vật cao quý khác như rồng, én hạc.v.v. tất cả đều muốn gợi lên mong ước kết đôi, tượng trưng cho sự quấn quýt, hạnh phúc. Sloong khỏi chồm bàn tà pjết mjạc/ Tả hựu vẹ phượng hạc ẻn ương (Tôi mừng bàn trà thật đẹp/ Tả hữu vẽ phượng hạc én ương); Bâm sơn cần khẻo vẹ chử lân/ Phắng bôm tạc nộôc công nôôc phượng (Mâm sơn người khéo vẽ chữ lân/Vành mâm chạm chim công chim phượng); Chòm thuổn từng phục bjoóc chường và/ Chồm thuổn tằng phục va phục phượng (Mừng hết thảy giường hoa chiếu đẹp/ Xin mừng cả chiếu hoa chiếu phượng) ...

Như vây, biểu tượng về loài chim quý đã cho ta thấy trí tưởng tượng vô cùng phong phú của người Tày, họ đem đến cho Thơ lẩu một hơi thở đặc biệt, cảm xúc có tính chất vũ trụ, rộng lớn, bao la và thiêng liêng nhưng lại vừa gần gũi, nâng đỡ cho những ước vọng mang đầy tính nhân văn và thẩm mĩ của người Tày mà không hình tượng nào thay thế được.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023