Nhận Xét, Đánh Giá Về Việc Áp Dụng Biện Pháp Ngăn Chặn Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Tây Của Cơ Quan Cảnh Sát


sở hữu hợp pháp về tiền hoặc tài sản của bị can là rất khó khăn.


- Vướng mắc trong hoạt động thực tiễn áp dụng


Việc áp dụng đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm sự có mặt của bị can trong quá trình giải quyết vụ án là cần thiết, song việc định giá giá trị tài sản, là thiếu căn cứ, chẳng hạn việc đặt một tài sản lớn nhưng chưa hẳn đã có giá trị, thực chất tài sản đó họ đã khấu hao hết, thì ta sẽ phải quản lý một khối tài sản cũ nát, một loại "rác thải", do vậy phải xác định được giá trị của tài sản mà họ đem đặt. Nên chăng, cần phải qui định một cách cụ thể là khi bảo lĩnh, tài sản đặt có giá trị tương ứng với bao nhiêu năm tù, tạm giam trong thời hạn là 4 tháng thì tài sản phải đặt là bao nhiêu? Hiện nay luật chưa qui định cụ thể.

Đối với người phạm tội là con của những người nằm trong diện được miễn trừ về ngoại giao và lãnh sự…có được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ hay không? việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo sự có mặt của bị can khi có giấy triệu tập của CQĐT thuộc về bị can hay cha mẹ của bị can? Đây là vấn đề cần phải được qui định cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng, đảm bảo được yêu cầu về điều tra đối với vụ án là người nước ngoài chưa thành niên gây ra.

2.4. Nhận xét, đánh giá về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan Cảnh sát điều tra

2.4.1. Những ưu điểm chính trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan Cảnh sát điều tra

Thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự của cơ quan CSĐT công an tỉnh đã góp một phần vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, tội phạm ở người chưa thành niên và góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.


ở chương 1, chương 2 chúng ta đã nghiên cứu về "các biện pháp ngăn chặn" trong tố tụng hình sự cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn áp dụng từng biện pháp ngăn chặn cụ thể. Thực tế đó cho phép chúng ta rút ra một số kết luận sát thực về thực trạng áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:

Áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan Cảnh sát điều tra - 11

Trước hết, về nhận thức lý luận các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trong tố tụng hình sự. Đây là cội nguồn của vấn đề, là nội dung có ý nghĩa quyết định đến kết quả thực tiễn, là căn cứ để hoạt động, là chỗ dựa vững chắc cho hoạt động thực tiễn đa dạng phong phú.

Quá trình định hướng hoạt động của con người trên cơ sở giải quyết mối quan hệ biện chứng của các yếu tố: Đối tượng - phương pháp - mục đích xác định đối tượng, cho phép ta sử dụng, lựa chọn đúng phương pháp và nhằm đạt tới mục đích đã định, ngược lại xác định đúng mục đích sẽ có phương pháp đúng tác động đến đối tượng để làm chuyển biến nó theo đúng định hướng, đó là sự lôgic khoa học. Nhận thức đó đã góp phần chỉ đạo hoạt động áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Nắm vững, hiểu được những quy định của luật tố tụng hình sự. Nghĩa là chúng ta nắm được phương pháp, phương tiện để thực hiện. Con người - yếu tố cơ bản của quá trình thực hiện này chính là các cán bộ lãnh đạo, điều tra viên - lực lượng, nòng cốt trong hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn.

Những năm qua đội ngũ điều tra viên công an tỉnh Hà Tây đã từng bước được tiêu chuẩn hóa, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đề ra, do đó lực lượng nòng cốt này đã được đào tạo có chất lượng, được nghiên cứu để nắm vững kiến thức pháp luật nói chung và việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên nói riêng.

Kết quả của hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên hiện nay là khá cao, hạn chế được sai phạm, đó là một thực tế cần được phát huy đối với cơ quan cảnh sát tỉnh Hà Tây. Hoạt động này không chỉ thực hiện bằng sự nhiệt tình mà còn có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm


trên cơ sở nắm vững và hiểu đúng những quy định của pháp luật về người chưa thành niên.

Nắm vững diễn biến tình trạng phạm tội của người chưa thành niên, tình hình và sự biến đổi của nền kinh tế - xã hội, hiểu rò phương thức thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm nói chung, tội phạm do người chưa thành niên gây ra nói riêng để lựa chọn biện pháp áp dụng và phương pháp tiến hành. Đây là một yếu tố có vai trò lớn trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Sự thay đổi về nhận thức, trình độ dân trí cũng như những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường vào đời sống xã hội là cơ hội nảy sinh các yếu tố, các tình huống nghiệp vụ mà khi giải quyết nó cần được so sánh đối chiếu để quyết định một cách quyết đoán, đảm bảo được mục tiêu ngăn chặn tội phạm ở người chưa thành niên. Về vấn đề này, mặc dù khó có tiêu chuẩn để đánh giá song nhìn chung đã có sự tiến bộ hơn trước, nó như là yếu tố phát triển vừa tự nhiên vừa có định hướng.

Tồn tại xã hội ở thời điểm nhất định là yếu tố quy định ý thức xã hội ở thời điểm đó. Nguyên lý này đòi hỏi sự thích ứng giữa nhận thức lý luận và thực tiễn hoạt động, do đó vận dụng nó cho phù hợp là một đòi hỏi tất yếu. Quan tâm đến vấn đề này cho phép khi áp dụng hoạt động nghiệp vụ phải được tính toán từ thực tế địa bàn cụ thể, đối tượng cụ thể. Việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trong quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên đã cho phép ta chứng minh về vấn đề đó. Đặc biệt, trong áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam.

Về hoạt động thực tiễn, kết quả của quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn ở cơ quan CSĐT tỉnh Hà Tây cho thấy:

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp là yếu tố giữ vai trò chủ đạo. Thực tế cho thấy việc kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn kịp thời, uốn nắn các lệch lạc, những biểu hiện thiếu vô tư, thì chất lượng hoạt động áp dụng các biện pháp ngăn chặn càng đạt hiệu quả cao, đó chính là việc thực hiện những công việc cấp bách cần làm ngay để chấn chỉnh công tác bắt, giam giữ và thi hành án phạt tù mà trong Chỉ thị 11/1998/ BCA (V11) nêu rò: "Kiểm tra toàn diện các mặt công tác nghiệp vụ cơ


bản, thường xuyên tổng kết kinh nghiệm thực tế trong công tác điều tra nghiệp vụ, điều tra tố tụng và nghiệp vụ bắt giam, giữ thi hành án". Trước hết là tổng kết kinh nghiệm thực hiện pháp lệnh điều tra hình sự và hoạt động của CQĐT. Kịp thời báo cáo, đề nghị lãnh đạo cấp trên hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ và phối hợp khi cần thiết. Tổ chức triển khai có kết quả công tác phân loại ban đầu các vụ việc xảy ra để giảm bớt bắt giữ hình sự, chống khuynh hướng hình sự hóa các vụ việc dân sự, kinh tế, hành chính khắc phục được tình trạng lẫn lộn giữa hình sự với không phải hình sự trên cơ sở lấy pháp luật làm gốc. Đây là một đòi hỏi cao trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo nghiệp vụ của các CQĐT trong lực lượng Cảnh sát.

- Phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng kịp thời, trên cơ sở tuân thủ pháp luật, hạn chế sự phối hợp mang tính chất thỏa thuận. Do vậy nó thể hiện được vai trò độc lập, tuân theo pháp luật, cùng thảo luận những vấn đề vướng mắc để đưa ra cách xử lý đúng đắn, sát thực, đó là vấn đề được quan tâm sâu sắc ở các cấp điều tra từ CQĐT cấp tỉnh đến CQĐT cấp huyện.

- Khi áp dụng một biện pháp ngăn chặn nhất định nào đó là sự vận dụng điều kiện luật định với thực tế hiện có để lựa chọn, đảm bảo tính thuyết phục cao, tránh oan sai hoặc tùy tiện. Điều tra viên căn cứ vào tài liệu chứng cứ đã qua xác minh kiểm tra độ chuẩn xác, nâng cao ý thức pháp luật loại bỏ ý thức chủ quan, kiên quyết tránh tình trạng xác lập tài liệu bằng ý thức chủ quan, mang định kiến cá nhân hoặc xây dựng tình tiết giả đưa vào hồ sơ để làm căn cứ áp dụng. Vấn đề này thực tế cho thấy sự vô tư trong hoạt động tố tụng đã được thể hiện sự quan tâm đúng mức.

- Các đơn vị trực tiếp làm công tác bắt, giam, giữ, đã có cố gắng phối hợp tác chiến, cùng thống nhất phương án thực hiện, đây là sự phối hợp giữa cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, cùng các cơ quan chức năng trong phòng ngừa tội phạm ở lứa tuổi chưa thành niên.


Bên cạnh những ưu điểm và kết quả đã được trong quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan CSĐT như đã nêu ở trên thì vẫn còn tồn tại tình trạng vi phạm pháp luật, tình trạng này đang làm cản trở hiệu quả áp dụng trong thực tế.

2.4.2. Những hạn chế trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan Cảnh sát điều tra

Như ở phần 2.3 Trình bày về thực trạng áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan CSĐT. Ngoài những ưu điểm nêu trên, việc áp dụng này còn những hạn chế nhất định đó là tình trạng cơ quan CSĐT lạm dụng bắt khẩn cấp còn nhiều, tình hình giam giữ quá hạn vẫn còn xảy ra, việc tiếp nhận người bị bắt trong trường hợp quả tang vẫn còn nhiều hơn là từ hoạt động nghiệp vụ của mình, quá trình đó cũng không phân loại độ tuổi một cách cụ thể nên dẫn đến tình trạng giam giữ chung giữa người chưa thành niên với người đã thành niên. Gây ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý và nhận thức của người chưa thành niên, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân và uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng. Đây là những vấn đề nhạy cảm trong đời sống xã hội, thường liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đụng chạm đến sự tôn trọng pháp luật, ảnh hưởng tới nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, những biểu hiện oan, sai, thực hiện chưa đúng quy định của pháp luật. Nơi này hay nơi khác áp dụng chưa thống nhất, gây nên những hậu quả xấu, ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh phòng chống tội phạm mà công an tỉnh kết hợp với các ban ngành đang tiến hành trên diện rộng, nhất là đề án 4 - Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm. Hạn chế này có các nguyên nhân sau:

2.4.2.1. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội của cơ quan Cảnh sát điều tra


Một sự vật hiện tượng tồn tại trong tự nhiên và xã hội bao giờ cũng có nguồn gốc phát sinh, không có sự vật hiện tượng nào xuất hiện mang tính ngẫu nhiên mà bao giờ cũng có nguyên nhân làm phát sinh ra những tồn tại, thiếu sót, trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội của cơ quan CSĐT không nằm ngoài quy luật đó. Chính vì thế không thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội khi không làm rò nguyên nhân của thực trạng này.

Nghiên cứu thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội của cơ quan CSĐT công an tỉnh cho thấy ngoài những nguyên nhân khách quan gây nên tồn tại, thiếu sót đó thì còn có nguyên nhân khác như người có thẩm quyền áp dụng, điều tra viên trong các hoạt động điều tra, công tác thanh tra, kiểm tra pháp luật, do số lượng tội phạm và người phạm tội chưa thành niên tăng cao, sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa cơ quan CSĐT với các lực lượng khác và do sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, phương tiện đáp ứng yêu cầu thực tế đấu tranh chống tội phạm ở người chưa thành niên của cơ quan CSĐT.

Nguyên nhân khách quan


Pháp luật tố tụng hình sự đã có những bước phát triển đáng kể, đã được pháp điển hóa song trên thực tế những quy định này còn nhiều vấn đề chưa đồng bộ, chưa thống nhất, có khi còn chồng chéo, chậm được sửa đổi bổ sung, có những chế định không rò ràng, lại thiếu sự giải thích cần thiết… Những chế định liên quan đến các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trong tố tụng hình sự biểu hiện các nguyên nhân sau:

- Việc xác định một cách chính xác các đối tượng là người chưa thành niên cần áp dụng biện pháp ngăn chặn cụ thể nào chưa bao hàm được đầy đủ, thiết kế điều luật chứa đựng ngôn ngữ đa nghĩa, đa nội dung dẫn đến cách hiểu không thống nhất, khó khăn cho việc áp dụng, dễ dẫn tới vi phạm.

- Chỉ quan tâm đến việc áp dụng biện pháp ngăn chặn với tư cách là điều kiện áp dụng, đối tượng áp dụng mà chưa dự đoán được tình trạng, kết quả của việc


áp dụng, do vậy hiện tượng quá tải ở trại tạm giam, việc giam giữ chung người chưa thành niên với các đối tượng phạm tội khác là một biểu hiện của kết quả đó. Nói cách khác là làm tăng đối tượng cần áp dụng biện pháp ngăn chặn mà lại không đề cập đến những biện pháp bảo đảm ngăn chặn khác đối với người chưa thành niên.

- Thời hạn về tạm giữ, tạm giam, xét phê chuẩn chưa hợp lý, không tương xứng với các điều luật quy định về các hoạt động tố tụng ở các giai đoạn khác, không có quy định riêng đối với người chưa thành niên về vấn đề này.

- Lý luận về phương pháp, chiến thuật áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội chưa được nghiên cứu đầy đủ, cụ thể và phù hợp với đối tượng đặc biệt này.

- Các quy định về thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với đối tượng này chưa rò ràng, cụ thể đặc biệt là các biện pháp như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm.

- Một số người được thực hiện quyền năng do luật định như người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương, người chỉ huy Đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới, người chỉ huy máy bay, tàu biển khi máy bay, tàu biển rời sân bay, bến cảng chưa có đầy đủ thẩm quyền để giải quyết kịp thời những vướng mắc do điều kiện, hoàn cảnh tạo ra. Ví dụ, việc tạm giữ đối với người bị bắt là người chưa thành niên phạm tội.

- Các điều kiện, cơ sở vật chất bảo đảm cho hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn chưa đáp ứng được sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện nay.

Những nguyên nhân chủ quan:


Việc vi phạm pháp luật trong áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội ngoài những nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân từ phía các cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền áp dụng, của công tác thanh tra, kiểm tra, từ sự phối hợp giữa cơ quan CSĐT với các cơ quan nghiệp


vụ khác trong lực lượng Cảnh sát nhân dân…điều đó biểu hiện qua các nguyên nhân sau đây:

- Nguyên nhân phát sinh từ phía người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn của cơ quan CSĐT

Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất gây nên những tồn tại thiếu sót trong khi áp dụng biện pháp ngăn chặn. Điều này đã được ghi nhận trong nhiều tài liệu của Bộ Công an về việc chấm dứt tình trạng bắt oan, sai, bức cung, nhục hình trong công tác điều tra. Lãnh đạo công an các cấp ở một số nơi thiếu tinh thần trách nhiệm, không thường xuyên kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành pháp luật và chế độ công tác bắt, giam, giữ và xử lý tội phạm về người chưa thành niên, trình độ nghiệp vụ kém, không nắm vững pháp luật đặc biệt có những trường hợp còn tiêu cực về kinh tế hoặc vì những động cơ khác có thái độ hống hách, coi thường và cố tình làm sai pháp luật. Cụ thể, những người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn do trình độ năng lực pháp luật còn hạn chế đã vận dụng không đúng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về các biện pháp ngăn chặn như thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT, trưởng, phó trưởng công an cấp huyện vì thế dẫn đến việc có những trường hợp khi thấy có sự việc phạm tội xảy ra và phát hiện người phạm tội là đã áp dụng bắt, tạm giữ, tạm giam một cách tràn lan, thiếu căn cứ. Thêm vào đó, thái độ cử chỉ của một số người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn trong cơ quan CSĐT còn thiếu trách nhiệm, chưa tôn trọng các quyền cơ bản của công dân, các quyền của trẻ em (người chưa thành niên) trong hoạt động tố tụng hình sự, không thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã được áp dụng, không kịp thời hủy bỏ hoặc thay thế những biện pháp đó nếu thấy không cần thiết dẫn tới vi phạm về thời gian và quy định khác của pháp luật đối với người chưa thành niên.

- Nguyên nhân từ phía điều tra viên trong các CQĐT công an tỉnh Hà Tây


Theo quy định của luật tố tụng hình sự, điều tra viên là người tiến hành tố tụng, họ không có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp ngăn chặn mà chỉ

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí