Điều Kiện Cầu Du Lịch Cuối Tuần Ở Sơn Tây Của Người Dân Hà Nội


939 ha mặt nước), chia làm bảy khu chức năng: khu vực I có đồi cao, thung

lũng, mặt nước, thể hiện sự phân bố các làng dân tộc trải rộng trên mọi

miền đất nước; khu vực II trung tâm văn hóa và khu vui chơi giải trí. Đây là

một trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí hiện đại, đa

chức năng nhưng mang đậm nét văn hóa dân tộc. Có các hạng mục như: vườn thượng uyển, vườn chim, thủy cung, khu ẩm thực dân gian, trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm nghỉ dưỡng, công viên, trò chơi trên nước… Khu vực III là khu Di sản văn hóa Thế giới. Đây là khu phức hợp các dịch vụ du lịch tổng hợp, thể thao quy mô lớn tái hiện các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới như Vạn Lý Trường Thành, tháp Eiffel, Kim tự tháp Ai Cập...; khu vực IV: khu công viên bến thuyền diện tích 341,53 ha gồm 310,04 ha mặt nước hồ Đồng Mô và 31,49 ha đất có mặt nước. Đây là khu vực dịch vụ du lịch gắn với mặt nước hồ Đồng Mô và cổng B của Làng Văn hóa ­ Du lịch các dân tộc Việt Nam được nhiều các nhóm bạn trẻ, các câu lạc bộ thường xuyên lựa chọn để tổ chức hội hè; khu vực V cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô diện tích 600,9 ha, đây là không gian cảnh quan, mặt nước hồ Đồng Mô có sử dụng khai thác phát triển một số hoạt động du lịch sinh thái phù hợp, đảm bảo môi trường và phát triển du lịch bền vững; khu vực VI khu dịch vụ du lịch tổng hợp.

Với điều kiện thuận lợi như vậy có không gian rộng, cảnh quan đẹp, rừng cây, hồ nước ở đây rất thích hợp cho các hoạt động ngoài trời như tham quan, câu cá, chèo thuyền, teambuiding, đốt lửa trại giao lưu văn nghệ và cũng rất thích hợp để du khách nghỉ ngơi, thư giãn, hòa mình vào thiên nhiên.


2.3. Điều kiện cầu du lịch cuối tuần ở Sơn Tây của người dân Hà Nội‌

2.3.1. Đặc điểm của cư dân nội thành Hà Nội

Dân số

Hà Nội năm 2012 là 6,8 triệu người

chủ

yếu là người kinh

chiếm tỷ lệ hơn 90%, mật độ dân số 2059 người/km2 [Niên giám Thống kê 2012]. Trong đó, dân số tập trung đông ở các quận nội thành với mật độ dày đặc. Đa phần người dân sinh sống tại nội thành thành phố Hà Nội đều sống trong những điều kiện chật hẹp hoặc sống trên các nhà cao tầng, họ ít có điều kiện được tiếp cận với thiên nhiên. Điều này gây ra cho họ những

sức ép rất lớn từ môi trường. Họ không có điều kiện tiếp xúc với thiên

nhiên và thường xuyên phải chịu đựng sự căng thẳng thần kinh do công

việc, cuộc sống, giao thông, tiếng ồn, ô nhiễm mang lại. Đây chính là lí do khiến cho lượng nhu cầu về DLCT của người dân thành phố Hà Nội đang gia tăng nhanh và mạnh.

Là một thành phố lớn của cả nước, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh nên

tỷ lệ

dân thành thị

rất cao. Hà Nội cũng là trung tâm văn hóa, giáo dục,

kinh tế hàng đầu của cả nước. Số lượng các cơ sở đào tạo giáo dục tăng lên rất nhanh. Đây cũng là một trong những yếu tố tác động tới sự gia tăng của lượng nhu cầu về DLCT tại thành phố Hà Nội bởi lẽ giáo viên, học sinh phổ thông trung học và sinh viên là những đối tượng có nhu cầu về DLCT lớn.

Bảng 2.2. Thống kê số lượng cơ sở giáo dục, giáo viên và học sinh – sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012 [Niên giám Thống kê 2012]

Đơn vị: Nghìn người


Thứ tự


Cấp trường

Sốlượng trường

Số lượng giáo viên

Số lượng học sinh –

sinh viên

1

Mẫu giáo

13548

188,2

351632

2

Phổ thông

2361

152,6

250000

3

Trung cấp chuyên nghiệp

295

16,9

520

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch cuối tuần ở thị xã Sơn Tây - 9



4

Đại học – Cao đẳng

424

87,2

2185,0



kê)

(Nguồn: Niên giám Thống kê 2012 – Tổng cục Thống


Bên cạnh đó, do cơ cấu của nền kinh tế nghiêng về hướng phát triển

công nghiệp, dịch vụ

nên đa phần dân cư

thành phố

Hà Nội đều thuộc

tầng lớp cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên kinh doanh trong các lĩnh vực dịch vụ, công nhân sản xuất tại các nhà máy và thương gia buôn bán tại các chợ, trung tâm thương mại. Đây đều là những đồi tượng có nhu cầu được vui chơi, giải trí, phục hồi sức khỏe vào cuối mỗi tuần.

Về kinh tế, thành phố Hà Nội được xếp vào loại lớn nhất, phát triển nhanh và mạnh nhất của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 2011 – 2013, GDP thành phố luôn duy trì ở mức tăng trưởng 8,91%, tăng khoảng 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước. Trong đó ngành dịch

vụ đạt mức tăng trưởng cao nhất 9,8%, ngành công nghiệp – xây dựng

tăng 8,7%, ngành nông nghiệp tăng 2,6%/ năm. Tính riêng 2013, Hà Nội đã đóng góp 10,1% GDP, 7,5% kim ngạch xuất khẩu, 17,2% ngân sách và 21,64% tổng vốn đầu tư xã hội của cả nước.

Bảng 2. 3. Cơ cấu sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012 [Niên giám Thống kê 2012]

Đơn vị tính: %


Năm

Nông – Lâm – Thủy sản

Công nghiệp – xây

dựng

Dịch vụ

2010

18,89

38,23

42,88

2011

20,8

37,90

42,02

2012

19,67

38,63

41,70

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)


Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân cũng ngày

càng được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người tăng cao tạo điều

kiện cho người dân thành phố tham gia vào các hoạt động giải trí, nghỉ

dưỡng và du lịch. Điều này tác động tới sự gia tăng lượng cầu và nhu cầu về du lịch nói chung và DLCT nói riêng. Hơn nữa, quá trình hội nhập đang diễn ra rất nhanh và mạnh không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà trong hầu hết các lĩnh vực cũng tác động đến sự gia tăng của lượng cầu và nhu cầu

về DLCT. Những nghiên cứu về sức khỏe, sự ảnh hưởng của lối sống

phương Tây đã tác động tới ý thức của người dân thành phố Hà Nội về vai trò của hoạt động du lịch, giải trí vào cuối tuần.

GDP bình quân đầu người của Hà Nội giai đoạn 2000­2013 (Đơn vị tính:triệu đồng)

60

50

52.3

50

41.8

40

36

31.8

30

28.1

22.4

20

15.6

18.4

10

7.4

0

2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013


Hình 2.1. GDP bình quân đầu người của Hà Nội giai đoạn 2000 – 2013

(Nguồn:Tổng cục Thống Kê Hà Nội)

2.3.2. Đặc điểm cơ cấu

2.3.2.1. Tuổi

Sức khỏe, tâm lý của con người luôn luôn biến đổi theo lứa tuổi. Vì vậy, việc phân loại khách theo lứa tuổi sẽ xác định được nhu cầu, sở thích của từng loại khách.


Trẻ em (từ sơ sinh đến 14 tuổi): ở lứa tuổi này trẻ ít đi du lịch, thậm chí những gia đình có trẻ nhỏ cũng ít đi du lịch, họ thường phải ở nhà trông nom con cái. Nếu có đi thì họ thường chọn các điểm gần và đi theo hình thức gia đình.

Theo điều tra của tác giả về nhu cầu DLCT của người dân Hà Nội ở 4 quận nội thành cho thấy tuổi vị thành niên (từ 15 – 17 tuổi) chiếm 13,3% .

Phần lớn các em là học sinh phổ

thông trung học.

Ở lứa tuổi này các

em rất hiếu động và kích thích gia đình đi du lịch nhiều hơn. Đồng thời các em đã có những hoạt động độc lập với gia đình, thường tổ chức đi tham quan, đi du lịch theo lớp hoặc nhóm. Tâm lý của học sinh cấp III thường là đi du lịch để có dịp vui chơi, giải trí, hoạt động ngoài trời sau những ngày học tập căng thẳng. Tuy nhiên, học sinh thường có khả năng chi trả thấp do phụ thuộc vào gia đình. Nhưng nhu cầu du lịch của các em lại rất cao do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này là ưa hoạt

động, thích tìm hiểu. Hiện nay, số học sinh phổ thông trung học Nội lên tới 2,5 triệu người [Niên giám thống kê 2013].

ở Hà

Lứa tuổi từ 18 – 35 tuổi: đây là nhóm chiếm tỷ lệ khá lớn ở Hà Nội chiếm 34,8%. Trong độ tuổi này phần đông là những người độc thân trẻ, họ thường là công nhân, viên chức, người buôn bán nhỏ, học sinh, sinh viên các trường cao đẳng, đại học hoặc các trường trung cấp, các trường chuyên nghiệp, dạy nghề. (xem bảng 2.4.)

Bảng 2.4. Số trường và học sinh các trường trung học chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học ở Hà Nội (năm 2013)

Thứ tự

Cấp trường

Số lượng

trường

Số lượng giáo viên

(nghìn

Số lượng học sinh – sinh viên

(nghìn người)







người)


1

Trung cấp chuyên

nghiệp

295

16,9

520

2

Đại học – Cao đẳng

424

87,2

2185,0

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2013)

Khác với học sinh phổ thông, sinh viên đã có khả năng nhận thức cao

hơn đối với thế giới xung quanh, vì vậy nhu cầu đi du lịch cũng nhiều

hơn. Tâm lí sinh viên khá đa dạng và phức tạp, do đó trong những ngày nghỉ cuối tuần nhu cầu của họ có thể là giải trí, ngắm cảnh, nghỉ ngơi,

nhưng cũng có thể

là kết hợp nâng cao kiến thức, tìm hiểu về

cuộc

sống, đất nước, con người, văn hóa, phong tục, tập quán… Khả năng

chi trả của sinh viên cũng không quá lớn do một phần vẫn còn phụ

thuộc vào kinh tế gia đình. Nhưng do năng động, nhiều sinh viên đã có

khả

năng tự

lập. Ngoài giờ

đi học, các em đã có thể

tham gia nhiều

công việc làm thêm như dạy học, tiếp thị, tham gia kinh doanh, sản

xuất, dịch vụ… Do đó số sinh viên này đã có thu nhập riêng, có khả

năng chi trả cho các chuyến DLCT của mình.

Công nhân, viên chức, người buôn bán nhỏ là những người đã có nghề nghiệp và thu nhập ổn định. Họ có khả năng tổ chức các chuyến đi du lịch vào cuối tuần cùng gia đình hoặc với bạn bè. Đồng thời, khả năng chi trả cho các dịch vụ của nhóm đối tượng này thường cao hơn sinh viên.

Lứa tuổi từ 36 – 55 tuổi đi du lịch nhiều nhất chiếm 38,6% số khách được hỏi: trong độ tuổi này phần lớn đã có gia đình riêng, do đó nhu cầu du lịch phụ thuộc vào tình trạng con cái trong gia đình, và tính chất công việc, vì ở lứa tuổi này họ thường đi du lịch theo hình thức gia đình.


Những cặp vợ chồng trẻ, chưa có con tham gia các hoạt động du lịch nhiều nhất. Những gia đình có con nhỏ, thời gian đi du lịch hạn chế hơn, đồng thời ngân quỹ chi cho du lịch cũng giảm xuống khi sinh con. Nhưng sau đó, khi con cái đã trưởng thành, thường là từ 10 – 15 tuổi hoạt động du lịch lại tăng lên. Đến khi con cái đã trưởng thành và xây dựng gia đình riêng thì nhu cầu đi du lịch lại nhiều hơn.

Khách ở lứa tuổi này phần lớn đã có việc làm ổn định, có thu nhập và tích lũy. Họ có thể tổ chức các chuyến đi du lịch sang trọng, có khả năng thanh toán cho những dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, tiện lợi. Họ thường đi

nghỉ

cuối tuần để

tái sản xuất sức lao động sau một thời gian làm việc

căng thẳng và mệt mỏi.

Những người từ 55 tuổi đến 60 tuổi chiếm 8,7%. Ở lứa tuổi này ở nữ giới đã về hưu còn nam giới vẫn đang công tác và họ cũng có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn so với các lứa tuổi khác, sức khỏe vẫn đảm bảo do vậy họ cũng thường đi du lịch với bạn bè, đồng nghiệp và con cháu.

Từ 60 tuổi trở lên, thường ít khi đi du lịch. Số người này đã nghỉ hưu,

họ có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn cả so với những lứa tuổi khác. Họ

cũng là những người có tích lũy nên có khả năng chi trả. Tuy nhiên, đã là

những người cao tuổi nên thể trạng sức khỏe yếu hơn. Họ ưa các hình

thức du lịch nhẹ nhàng như đi dạo, ngắm cảnh, đi lễ ở các đền, chùa…


8.7

4.4

13.3

15 – 17 tuổi

18 – 35 tuổi

36 – 55 tuổi

55 - 60 tuổi

> 60 tuổi

38.6

34.8



2.3.2.2. Nơi ở

Hình 2. 2. Cơ cấu tuổi mẫu phiếu điều tra

(Nguồn: số liệu điều tra)


Hà Nội là nơi tập trung dân cư đông đúc trên một diện tích hẹp. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa phát triển mạnh, dẫn đến môi trường bị

ô nhiễm, con người bị vây quanh bởi những khối bê tông cốt thép đồ sộ,

tốc độ làm việc căng thẳng… Tuy nhiên, những người dân nội thành Hà

Nội thường có thu nhập cao hơn, tỷ lệ hộ giàu lớn hơn và tỷ lệ hộ nghèo nhỏ hơn so với ngoại thành. Từ tất cả những nguyên nhân đó nhu cầu du lịch của người dân nội thành sẽ lớn hơn so với ngoại thành.

Bảng 2.5. Dân số 4 quận nội thành Hà Nội cũ

Đơn vị: Nghìn người


Tên Quận Huyện

Đơn vị trực thuộc

Dân số

Quận Ba Đình

14 phường

225.910

Quận Hoàn Kiếm

18 phường

147.334

Quận Đống Đa

21 phường

370.117

Quận Hai Bà Trưng

20 phường

295.726

Tổng


1 039 087


(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội, 2012)

2.3.2.3. Thu nhập, nghề nghiệp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2023