Đáp lại lời nhà gái, Quan làng thưa rằng:
Xo chúc hử táng mường oóc nả, Dịnh rườn đảy thanh thóa bằng an. Them sloong đảy chàu sang phú túc, Slam mà slinh đảy mì lục khôn ngoan. Lục trài đảy thanh nhàn khôn khẻo.
Lục nhìn ngòi yểu điệu xin tân...[16]
(Xin chúc cho khác mường chốn lạ,/ Lập gia đình thanh thỏa bình an/ Hai được giàu sang sung túc/ Ba là sinh được con lớn khôn/ Con trai được thanh nhà khôn khé/ Con gái trông yểu điệu xinh tân).
Càng về cuối cuộc hát, lời chúc xuất hiện dồn dập hơn, mở rộng tới tất cả mọi người :
- Xin chúc cả nam nữ bình yên
Mọi người trong gia đình mạnh giỏi
- Xin chúc thọ mọi người hoan hỉ Chúc tất cả bản địa an khang.
Theo một trình tự lễ nghĩa nhất định, tất cả những lời cầu chúc ấy, đều thể hiện ước mơ, khát vọng muôn đời của người Tày xưa về một cuộc sống tốt đẹp mọi sự tới mọi người: thượng thọ, bình an, giàu sang, hạnh phúc.
Có thể bạn quan tâm!
- Thơ Lẩu Thay Cho Lời Chào Mời Xã Giao Vừa Lịch Sự Vừa Trân Trọng.
- Thơ Lẩu Thể Hiện Những Nguyên Tắc Ứng Xử Tinh Tế, Khéo Léo Đúng Đạo Lí, Lối Sống Trọng Tình Nghĩa
- Uớc Mơ, Khát Vọng Về Một Cuộc Sống Tốt Đẹp
- Giải Vẻ (Quét Tạp Uế): Là Tín Ngưỡng Thường Được Then, Pựt, Tào
- Thơ Lẩu của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn - 11
- Thơ Lẩu của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn - 12
Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.
Nhưng nội dung Thơ lẩusẽ không phong phú, cảm xúc sẽ chưa trọn vẹn, nếu thiếu đi lời hát giao lưu của thanh niên nam nữ đôi bên, tiêu biểu là các chàng phù rể, các cô gái phù dâu trong đám cưới. Khi mà những thủ tục, nghi lễ đã thực hiện xong là lúc họ bắt đầu hát đối đáp, đôi bên nam nữ dốc bầu tâm sự riêng tư của mình. Lúc này, nhưng bài Thơ lẩu mang đậm chất giao duyên -những bài thơ trữ tình. [3,tr.63]. Tuy số lượng sưu tầm không nhiều, ngoài 2 lời đối đáp trong cuốn Thơ lẩu của Triệu Đức Ngự, thì ở Hà Vị chúng tôi cũng sưu tầm thêm được 28 lời thơ khác. Góp phần làm đẹp thêm những câu hát giao duyên trong Thơ lẩu.
Trong khi cô dâu chú rể chính đang lạy họ hàng thì ở vị trí bên cạnh, phù rể cũng sẽ tới mời rượu và có lời trò chuyện hết sức hàm ý về chuyện kết đôi giữa bạn với ta:
Thưa cùng tôi bạn slống lùa Lùa chính lạy từ nảy mì phua Sloống làu lạy păn nả mừa đai Ná lọ lắng lo sầu hợi tạn
Pi nảy cũng bấu quây Pí nả cụng sẽ mà
Pi xuân tởi cụng mì bỉ(va) mì bjoóc Bạn tồng bjoóc đang phông
Mật mèng đang slis lồng tôm bjoóc Bạn tồng hai đang khửn
...phặc lừ cần cỏi tẻo vạ khỏi mừa Hạy bái tổ dá lo bạn nhé [16]
(Thưa cùng đôi bạn phù dâu/ Dâu chính bái từ nay có rể/ Dâu phụ bái cúi mặt về không/ Chỉ khuyên rằng bạn hỡi chớ lo/ Năm nay cũng không xa/ Sang năm cũng sẽ đến/ Xuân nào chẳng có bướm tìm hoa/ Bạn cũng như nhị hoa đang nở/ Bạn cũng như bóng trăng đang mọc/ Bao mây sao cũng muốn đến cùng / Nay mai người lại đến cùng ta/ Hãy bái tổ chớ lo bạn nhé).
Qua lời nói “thăm dò”, trêu chọc của phù rể, phù dâu cũng hết sức khiêm nhường và rất thận trọng mà thưa rằng:
Thưa bại bạn khươi sloống Bác pả nhờ khỏi mà sloống lùa
Bấu chứ cạ mà au công kể phiệc Thân khỏi tự tằng hai nhỉ hả Hai chắng tứn tọ phạ đá dà
Rú cạ bạn đạ định ....lừ Đạ mì tỉ nhận au mjầu nhả
Slử chắc phuối bại cằm xa lạ
Chẻn lẩu nảy củng phiệc mừng qua Chứ slim bạn nghị quảng hơn lẩu.[16]
(Hỡi các bạn phù rể/ Chú bác nhờ tôi đến phù dâu/ Không phải đến lấy công đổi việc/ Thân tôi như bóng trăng cuối tháng/ Trăng chưa lên mà núi đã che/Hay bạn ngày mai kia đã định/ Đã có nơi có chốn trầu cau/ Mới biết nói những câu quá lạ/ Chén rượu này cũng gọi mừng qua/ Chứ lòng bạn nghĩ xa hơn rượu).
Phù rể cũng giữ ý, tự thấy mình chẳng qua chỉ là “chim chích” thật không xứng với vẻ đẹp “phượng hoàng” đâu. Nhưng cũng mong người nhận lấy tấm lòng chân thành của mình:
Thưa cùng tôi bạn slống lùa Khôn khỏ cần thâng nảy mọi tàng Lườn khỏ bấu mì chèn đền đáp Mì chẻn lẩu mời cần khỏi ngượng Chải bạn ái păn pjoỏng cụng vừa
Pjoỏng nâng bạn nhận bọ pjá công Slống lùa mà vằn đăm khỏ nhọc Pjỏng nâng bạn hạy cất au mừa Dành sle bạn tàng quây chứ nại
Bọn khỏi bấu cảm kin pjỏng chẻn vạ căn Nộc nu bạn Phượng vàng bấu xứng. [16]
(Thưa cùng các bạn phù dâu/ Công người đến đây mọi đoạn/ Đưa dâu đến bái tổ họ hàng/ Nhà nghèo không có tiền đền đáp/ Mời có chén rượu nhạt mừng người/ Mặc bạn muốn xẻ đôi cũng được/ Một nửa bạn nhận hết đền cồng/Phù dâu về đêm hôm khó nhọc/Một nửa bạn hãy cất về nhà/Dành để bạn
đường xa mong nhớ/Chúng tôi đâu dám uống một nửa cùng nhau/ Chim chích bạn phượng hoàng không xứng.)
Những cuộc hát đối đáp trong đám cưới như vậy, thực sự là dịp tốt để nam nữ thanh niên Tày chọn bạn đời. Yêu nhau về lời ăn tiếng nói, cảm nhau về tiếng hát lời thơ, phục nhau về tài “xuất khẩu thành thơ”, những chàng phù rể, cô gái phù dâu tìm hiểu nhau, chọn được tri âm, tri kỷ và xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Có thể nói, những bài hát Thơ lẩu làm nảy sinh những cuộc tình duyên đẹp đẽ. Thơ lẩu thực sự là một thể dân ca đẹp, góp phần quan trọng trong việc khắc họa bức chân dung tinh thần của người miền núi.
2.4. Thơ lẩu phản ánh các vấn đề lịch sử, xã hội
Qua Thơ lẩu, cả một xã hội người Tày cách đây mấy trăm năm như sống lại nhất là những vấn đề về chế độ hôn nhân cùng với những phong tục, tục lệ cưới xin, tín ngưỡng dân gian.
2.4.1. Phán ánh chế độ hôn nhân của người Tày
Tổ chức xã hội người Tày trước cách mạng đã chuyển sang chế độ phong kiến địa chủ, có sự phân hóa giai cấp chưa sâu sắc như ở miền xuôi, vì thế quan hệ giữa các tầng lớp xã hội trong bản làng nói chung vẫn là quan hệ đoàn kết tương thân tương trợ giữa những người trong họ hàng làng xóm. Đám cưới diễn ra dưới sự chứng kiến của không chỉ họ hàng thân tộc, bà con lối xóm mà còn có đại diện chính quyền địa phương. Sự hiện diện của “quý chức” thể hiện sự quan tâm, kéo gần khoảng cách giai cấp, nhưng cũng không vì thế mà người Tày “dám coi nhẹ”, họ luôn giữ thái độ nhún nhường và kính trọng:
Phuối lai ỷ lao lội lạo cần
...Xo quý họ cởi ngờ quang xá
...Xo kỉnh mừa quý tộc sloong phương [29]
(Nói nhiều sợ e lỗi với người/...xin quý chức bỏ qua lượng thứ/...Xin kính cùng quý tộc song phương).
Cùng với bước đi của thời gian, nhưng biến đổi của lịch sử - xã hội, vấn đề hôn nhân của người Tày cũng có những thay đổi rõ rệt. Nếu như trong xã hội cũ, “hôn nhân mang nặng tính chất mua bán trao đổi, việc hôn nhân chủ yếu nhằm thỏa mãn yêu cầu của gia đình là sinh con đẻ cái, nối dõi tông đường hơn là tình yêu, hôn nhân chủ yếu là do bố mẹ quyết định..”[21,tr. 42] Chúng tôi cũng nhất trí với quan điểm của một số nhà nghiên cứu khi cho rằng, “có chuyện cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy nhưng thật ra, người con gái vẫn có được một khoảng trống tương đối rộng rãi hơn ở người Kinh. Vết tích trong phong tục trọng bên ngoại vẫn còn thấy rõ hơn”[33, tr.185]. Thơ lẩu cho thấy, đôi trẻ kết hôn là kết quả của đạo càn khôn, của ơn Nguyệt lão và của chính đôi trẻ đã đắc tâm thông ý thuận:
Sle phượng vàng kết nghịa nôộc công Tôi bạn đắc tin thông thuận ỷ
Đạo càn khôn tri kỉ minh tâm [29]
(Phượng hoàng xin kết nghĩa chim công/ Đôi bạn đắc tâm thông ý thuận
/ Đạo càn khôn tri kỉ minh tâm)
Từ sau cách mạng tháng Tám trở đi, những quan niệm tiến bộ trong hôn nhân của người Tày đã được thể hiện rõ nét hơn. Họ coi trọng quyền tự do lựa chọn, tự do yêu đương của con cái, thực hiện tốt chế độ hôn nhân một vợ một chồng, có “giá thú” chứng nhận kết hôn của chính quyền địa phương.
Nẳm dảm lội nặm mường quyền quỉ Lẩu chà phiệc hôn hỉ ơn thâm
Pjom bái cần căm cân che chở Vằn nảy mà vui xủ dường chua
Lẩu nảy xo kỉnh mừa quý chức.[29]
(Không dám lỗi bản mường quyền quý/ Rượu chè việc giá thú ơn sâu/ Cảm ơn người cầm cân che chở/ Hôm nay đến đám cưới gái xinh/ Rượu này xin kính lên quý chức.
Tuy nhiên, cho đến hôm này, một điều không dễ gì thay đổi ở người Tày chính là tục lệ xem số mệnh, gia đình phải xem số mệnh đôi trai gái có hợp nhau không để quyết định việc thành hôn. Và tất nhiên,Thơ lẩu chỉ đề cập tới những đôi đã hợp bản mệnh.
Người Tày ở Phương Viên (Chợ Đồn Bắc Kạn) cũng có câu:
Họ khỏi dú quê cấu chắc tin Tỏn thư mỉnh au chồm hăn hợp
Vằn nảy chắng mì lẹ mà thâng [2]
(Họ tôi ở quê cổ biết tin/ Đón bản mệnh đem xem thấy hợp/ Hôm nay là có lễ tới nơi.)
Là thơ ca đám cưới, Thơ lẩu thực sự đã phản ánh tính chất lịch sử trong hôn nhân của người Tày.
2.4.2. Phản ánh những tục lệ, tín ngưỡng dân gian của người Tày
2.4.2.1. Tục chọn ngày, giờ tổ chức lễ cưới
Hôn nhân là chuyện đại sự, nên ngày, giờ được chọn để tổ chức nghi lễ đám cưới phải là ngày, giờ đẹp. Có như vậy, mới đảm bảo hạnh phúc trăm năm của đôi vợ chồng. Việc xem ngày, giờ đó thường được gia đình nhờ thầy cúng, thầy bói xem giúp. Theo quan niệm của họ, ngày, giờ đẹp phải là ngày, giờ hợp với việc cưới xin, hợp với việc hội họp của họ hàng. Đó là ngày, giờ phúc sinh, hoàng đạo, thiên thai. Khi ngày giờ đã định, hai gia đình cứ theo đó mà tổ chức lễ cưới, tiến hành mọi nghi lễ không được sai lệch.
Trong Thơ lẩu ta thấy, hầu hết các nghi lễ quan trọng trong đám cưới đều có câu mở đầu quen thuộc như một công thức nghi lễ:
Slíp giờ kẻn đảy giờ nảy mjạc Pác giờ kẻn đẩy giờ nảy yên.[16]
(Mười giờ kén được giờ này đẹp/ Trăm giờ kén được giờ này yên)
Và chỉ thay nội dung nghi lễ ở những câu sau như:
Trong Nộp lễ: Giờ ngoạt tiên thiên đức
Giờ ngụ phúc lâm môn.[16]
(Giờ nguyệt tiên thiên đức/ Giờ ngũ phúc lâm môn)
Khi rể lạy tổ: Giờ nảy sle lục khươi lại tổ
Đẳm cần cỏi cụm hộ gia san.[16]
(Giờ tốt để rể lạy bàn thờ/ Tổ tiên hãy phù hộ gia san)
Lúc xin dâu ra cửa: Giờ đay khỏi xo ngoặc
Giờ mjạc khỏi xo lùa lồng lảng.[16]
(Giờ đẹp xin qoay lui / Giờ tốt xin dâu xuống thang)
Đôi khi tục lệ này trở nên nặng nề, mang tính chất mê tín, nhưng do đã trở thành thói quen, thành quy định của đồng bào nên không dễ thay đổi.
2.4.2.2. Tục chăng dây
Theo tập tục đám cưới của người Tày ngày xưa, đoàn đại diện nhà trai đến đón dâu phải phải trải qua 2 lần chăng dây chắn đường. Lần thứ nhất, do trẻ con chăng từ xa, Quan làng chỉ cần cho trẻ con ít tiền lẻ hoặc quà. Lần thứ 2 là do 2 thanh nữ chăng dây, Quan làng phải ngâm được bài thơ “Cất dây chăng ngang đường”, nếu không biết bài thơ phải chịu phạt uống rượu.
Như trên chúng tôi đã phân tích, Tục chăng dây, trước hết là một nghi lễ, cũng là cái cớ để hỏi danh tính trước khi đoàn khách vào nhà. Nhưng cao hơn nữa, dây chăng ngang đường là biểu trưng những khó khăn mà nhà gái đã nuôi dưỡng cô dâu cho đến trưởng thành, nhà trai phải biết và trân trọng; sợi dây màu đỏ còn tượng trưng cho dây tơ hồng quấn quýt, nối kết tình duyên đôi trẻ, cũng là nối kết thông gia giữa hai gia đình, màu đỏ của sợi dây như thay lời chúc phúc cho hạnh phúc lứa đôi. Đây quả thực là một nét đẹp độc đáo trong văn hóa ứng xử của người Tày.
2.4.2.3. Tục dâng tấm vải ướt khô (Lằm khấư)
“Nộp lằm khấư” (nộp ướt khô) là bài hát được đại diện nhà trai hát trước bàn thờ tổ hôm lễ cưới chính thức ở nhà gái. Có họ hàng nội ngoại ngồi ở hai
hàng hai bên. Trên mâm lễ là cuộn vải hai đầu cuốn vải đỏ, trong đó có hai mét vải đen và ít tiền gọi là có (xưa là hoa tai, vòng bạc).
Tục truyền rằng xa xưa cha mẹ nghèo lắm, khi sinh con không có tã lót, người mẹ đón con trên tà áo chàm của mình, phần áo lấy làm tã cho con bị ướt, mẹ nằm lên còn phần khô mới lót cho con yên giấc.
Tải sloong khỏi nộp thâng lằm khấư Bưởng lằm sle mẻ slấu
Bưởng khấư sle lục nòn
Liệng lục kin bấu van, nòn bấu ỏn [16]
(Thứ nhất tôi xin nộp tiền khô ướt,/ Bên ướt để mẹ nằm,/ Bên khô giành con ngủ./ Nuôi con ăn không ngon, ngủ không đẫy,/ Giờ đây có lễ vật kính dâng.
Lời bài hát là lời bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng đối với công ơn người mẹ, được ông Quan làng trân trọng trình bày, được đôi bên cha mẹ, trai gái rất vừa lòng. Các Ké thì thôi hút thuốc lào, các mé, pả thì ngừng nhai trầu, trai gái phục vụ thôi dao thớt, cả xuân họ im lặng như uống lấy từng lời. Xuân họ đáp lễ, nhận vải của nhà trai vào trao cho mẹ cô dâu cất dành khi có cháu, bà ngoại may tã, may địu tặng cháu yêu. Đây là một tục lệ không thể thiếu trong đám cưới của người Tày, mang đâm tính nhân văn sâu sắc.
2.4.2.4. Thờ cúng tổ tiên là một tập tục truyền đời của người Việt Nam nói chung và người Tày nói riêng, gắn chặt với đời sống tâm linh, tín ngưỡng, không gì thay thế được. Bàn thờ tổ tiên thường bày đặt trang trọng ở gian chính giữa - nơi tôn nghiêm nhất, được trang hoàng rất đẹp:
Pàn cần vẹ mản tiên thậm mjạc Sloong bưởng mì phượng hạc uy nghi Khẻo viển nhựng bài sli cặp tói
Sloong sảng khoen rỉ rọi nhựng tanh.[29]
(Bàn người vẽ cảnh tiên cực đẹp/ Hai bên có phượng hạc uy nghi/ Khéo viết những bài thơ cùng đối/ Hai bên treo vô khối là tranh)