Bảng 2.2: Số người chưa thành niên bị tạm giữ trên địa bàn tỉnh Hà Tây từ năm 2001 đến 6 tháng đầu năm 2005.
Tổng số người bị tạm giữ | Số người CTN bị tạm giữ | Các trường hợp bắt tạm giữ | |||
Truy nã | Quả tang | Khẩn cấp | |||
2001 | 363 | 167 | 24 | 69 | 74 |
2002 | 380 | 161 | 27 | 72 | 62 |
2003 | 320 | 165 | 29 | 65 | 71 |
2004 | 286 | 149 | 25 | 58 | 66 |
6/2005 | 240 | 117 | 22 | 54 | 41 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Hệ Phối Hợp Giữa Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Với Các Cơ Quan Khác Trong Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm
- Đặc Điểm Hình Sự Về Hoạt Động Phạm Tội Của Người Chưa Thành
- Số Người Chưa Thành Niên Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Tây Bị Bắt Từ Năm 2001 Đến 6 Tháng Đầu Năm 2005
- Tình Hình Áp Dụng Biện Pháp Cấm Đi Khỏi Nơi Cư Trú
- Nhận Xét, Đánh Giá Về Việc Áp Dụng Biện Pháp Ngăn Chặn Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Tây Của Cơ Quan Cảnh Sát
- Dự Báo Về Tình Hình Phạm Tội Do Người Chưa Thành Niên Gây Ra Trong Thời Gian Tới Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Tây
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Nguồn: PC14 - Công an tỉnh Hà Tây.
Qua thống kê từ năm 2001 đến hết 6 tháng đầu năm 2005, tổng số đối tượng bị tạm giữ toàn tỉnh Hà Tây là 1589 người, trong đó, số người chưa thành niên bị tạm giữ chiếm số lượng lớn với 759 trường hợp (chiếm 48% tổng số người bị tạm giữ).
Thực tế áp dụng biện pháp bắt tạm giữ của cơ quan CSĐT công an tỉnh cho thấy: Việc tạm giữ hình sự đối với trường hợp phạm tội quả tang do người chưa thành niên gây ra ở các nhóm tội xâm phạm nhân thân, nhóm tội xâm phạm sở hữu, nhóm tội xâm phạm an ninh trật tự chiếm tỷ lệ cao trong địa bàn tỉnh; Tạm giữ hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội đã tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng kiểm tra, xác minh kịp thời về vụ việc phạm tội xảy ra, trên cơ sở đó có những quyết định đúng đắn trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
Tạm giữ hình sự trên địa bàn tỉnh thường chiếm tỷ lệ 60% vụ án hình sự và chủ yếu được thực hiện ở CQĐT công an cấp huyện. Đây là lực lượng trực tiếp tiếp nhận và xử lý kịp thời các vụ việc xảy ra.
Qua khảo sát trại tạm giam, nhà tạm giữ và số liệu thống kê cho thấy, cơ quan CSĐT công an tỉnh Hà Tây đã thực hiện tốt việc áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người chưa thành niên phạm tội. Tuy nhiên trong bối cảnh chung, việc áp dụng biện pháp tạm giữ ở địa bàn tỉnh Hà Tây vẫn còn những hạn chế nhất định.
2.3.2.2. Những tồn tại trong việc áp dụng biện pháp tạm giữ
Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc áp dụng biện pháp tạm giữ, vẫn còn tồn tại những điểm yếu, vướng mắc, đó là:
Việc tạm giữ hình sự còn chưa phân định một cách rò ràng, có biểu hiện hình sự hóa các sự việc, tạm giữ hành chính và tố tụng lẫn lộn, đặc biệt ở cấp huyện, các cán bộ điều tra thường xem việc tạm giữ là một hình thức để "nắn gân, cảnh cáo" các đối tượng, lấy tạm giữ thay cho việc điều tra, xác minh bằng các hoạt động điều tra khác. Thực trạng này dẫn đến việc áp dụng biện pháp tạm giữ sai đối tượng, mà hậu quả là phải trả tự do cho người bị tạm giữ, gây ra khiếu nại, khiếu kiện kéo dài.
Một thực trạng khác, là do cơ quan CSĐT cấp tỉnh, cấp huyện thiếu quan tâm, chỉ đạo, kiểm tra cán bộ điều tra trong hoạt động áp dụng biện pháp tạm giữ, nên để tình trạng điều tra viên áp dụng biện pháp tạm giữ thông qua hình thức triệu tập các đối tượng có sự nghi ngờ nào đó rồi đề xuất việc tạm giữ.
Đồng thời việc xây dựng nhà tạm giữ mặc dù đã theo mẫu thiết kế song không đảm bảo được yếu tố an toàn, có nơi đối tượng còn trao đổi thông tin được, bỏ trốn hoặc liên lạc được ra bên ngoài...
Ví dụ: Thực tế ở công an huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây, do chuyển trụ sở làm việc từ địa điểm cũ ra địa điểm mới. Tại nơi đặt trụ sở mới này, mặt tiền trụ sở là giáp quốc lộ 32, mặt sau xây nhà tạm giữ, khu vực xung quanh này chủ yếu là tiếp giáp với cánh đồng, người dân vẫn làm ruộng của mình sát với nhà tạm giữ nên đã có trường hợp đối tượng bị tạm giữ nhờ người dân mua thuốc lá giúp...
Việc quá tải ở nhà tạm giữ, việc xử lý hành chính và tạm giữ tố tụng còn lẫn lộn nên không phân hóa được đối tượng tạm giữ, có trường hợp tạm giữ người chưa thành niên cùng với đối tượng đã thành niên. Hơn nữa, việc tạm giữ nhiều người tập trung vào một phòng sẽ gây ra tình trạng vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy, chữa cháy không đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe người bị tạm giữ. Nhưng hạn chế nhất là việc tạm giữ quá hạn do thiếu kiểm tra, do tạm giữ hành chính và xử phạt hành chính đã áp dụng lẫn lộn với hoạt động tố tụng. Một số đơn vị bố trí sắp xếp quản lý nhà tạm giữ là những cán bộ có năng lực kém hoặc "có vấn đề" nên những cán bộ này hoặc thiếu kiến thức pháp luật về người chưa thành niên hoặc thiếu trách nhiệm dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật như đánh đập, không cho họ được hưởng một số chế độ theo quy định, xử lý các hình thức phạt một cách tùy tiện hoặc buộc thân nhân của người bị tạm giữ phải thanh toán một số chi phí bất hợp lý.
2.3.3. Tình hình áp dụng biện pháp tạm giam
Tạm giam là một trong những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Biện pháp này tước bỏ quyền tự do của con người trong một thời gian nhất định và kèm theo là hạn chế một số quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giam. Đây là một quy định của pháp luật có ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khi thực hiện nó. Tuy nhiên, việc giải quyết yêu cầu cấp bách này cũng đang từng bước được khắc phục. Bởi áp dụng biện pháp tạm giam, sẽ tác động đến chế độ chính sách đối với người bị áp dụng, đến tình hình quá tải ở các trại giam, đến cách nhìn nhận của xã hội về vấn đề tạm giam và những nhân tố về quyền con người nói chung, quyền của trẻ em nói riêng trong đó có người chưa thành niên theo quan điểm chính trị xã hội - vấn đề nhạy cảm hiện nay.
2.3.3.1. Thực trạng áp dụng biện pháp tạm giam
Hoạt động áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội trong quá trình giải quyết vụ án hình sự của cơ quan CSĐT công an tỉnh là một trong những vấn đề được sự chú ý, quan tâm, theo dòi, chỉ đạo, giám sát của nhiều cơ quan, song vấn đề được nhiều người quan tâm nhất là trong giai đoạn điều
tra vụ án, do lực lượng CSĐT tiến hành. Trong những năm qua việc áp dụng biện pháp này đã bám sát các quy định của pháp luật cả về những điều kiện, đối tượng lẫn thẩm quyền và thủ tục áp dụng. Việc tạm giam người chưa thành niên đã được thực hiện theo Quy chế tạm giữ, tạm giam của Chính phủ ban hành ngày 07 tháng 11 năm 1998.
Thực tế những năm qua cho thấy, các đối tượng bị tạm giam đã thực sự có đủ thời gian, điều kiện để suy ngẫm về hành vi phạm tội của bản thân từ đó thay đổi những suy nghĩ chống đối và gây khó khăn cản trở cho hoạt động điều tra, có thái độ khai báo trung thực hơn. Việc đưa đối tượng vào trại tạm giam là đặt đối tượng vào một môi trường mới có tác động đến tâm lý, ý thức của đối tượng. Đây là điều kiện cần thiết và có thể cho phép CQĐT vận dụng tình huống này để đưa cơ sở bí mật, đặc tình tham gia vào hoạt động điều tra, thực chất đây là tình huống nghiệp vụ hợp lý có thể để đặc tình "lót ổ" hoặc đưa đặc tình vào sau trên cơ sở xây dựng tình huống, tạo ra tình huống và mục tiêu nhiệm vụ mà cán bộ điều tra dự kiến tính toán.
Khi đối tượng bị đưa vào trại giam chính là lúc đối tượng có nhu cầu giao tiếp làm quen với xung quanh, hoàn cảnh, môi trường, thăm dò tìm hiểu các thông tin…Do đó vận dụng những quy định của pháp luật tố tụng về biện pháp tạm giam sẽ cho phép CQĐT có phương pháp chiến thuật để vận dụng vào điều tra vụ án. Tuy nhiên, việc vận dụng này đạt kết quả tốt hay xấu, còn tùy thuộc vào khả năng của đặc tình, tùy thuộc vào vai trò hướng dẫn cán bộ điều tra.Thực tế, ở cấp huyện áp dụng còn ít, bởi số lượng đặc tình xây dựng không nhiều, hơn nữa cũng gặp khó khăn vì đặc tình sẽ không thể bị giam lâu ở trại giam, có thể dẫn đến việc lộ đặc tình. Đây là tình huống nghiệp vụ hợp lý có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động điều tra vụ án.
Theo báo cáo tổng kết công tác bắt, giam giữ của PC14 Công an tỉnh Hà Tây qua các năm như sau:
Bảng 2.3: Số người chưa thành niên bị bắt giam, giữ
trên địa bàn tỉnh Hà Tây từ năm 2001 đến 6 tháng đầu năm 2005
Tổng số đối tượng bị giam | Số người chưa thành niên bị giam | Bắt tạm giam | Tạm giữ chuyển lên | Chuyển áp dụng biện pháp khác | |
2001 | 755 | 169 | 32 | 105 | 32 |
2002 | 792 | 177 | 37 | 119 | 21 |
2003 | 896 | 157 | 36 | 85 | 36 |
2004 | 893 | 185 | 42 | 113 | 30 |
6/2005 | 574 | 172 | 25 | 94 | 53 |
Nguồn: PC14 - Công an tỉnh Hà Tây.
Với số liệu thống kê trên, chúng ta thấy số người chưa thành niên phạm tội bị áp dụng biện pháp tạm giam là 860 đối tượng chiếm 22% trong tổng số 3910 đối tượng trên toàn tỉnh. Tỷ lệ này cao hơn so với các biện pháp ngăn chặn khác như; biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp bảo lĩnh (khoảng trên 80%). Đây là một thực tế mà CQĐT tỉnh Hà Tây không thể làm khác được vì nếu không tạm giam thì người chưa thành niên sẽ bỏ trốn, cản trở điều tra hoặc tiếp tục phạm tội mới.
- Việc tạm giam bị can dưới hai dạng thủ tục pháp lý:
+ Bắt bị can để tạm giam.
+ Có lệnh tạm giam.
Trên cơ sở số đối tượng bị bắt để tạm giam thì việc áp dụng biện pháp này là ổn định, ít bị thay đổi biện pháp ngăn chặn. Còn số đối tượng được chuyển từ tạm giữ lên để tạm giam, thường có lý do để chuyển áp dụng biện pháp ngăn chặn khác hoặc trả tự do nhiều hơn. Qua đó cũng cho thấy cơ quan CSĐT công an tỉnh đã thực sự quan tâm đến việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này, có chế độ quản lý theo dòi, kiểm tra đôn đốc kịp thời, kết hợp việc kiểm tra của VKS để duy trì chế độ giam giữ theo quy định.
- Tình trạng vi phạm thời hạn tạm giam như giam quá hạn đã được chấn chỉnh, đây là vấn đề được quan tâm phối hợp giữa VKS, CQĐT và lực lượng quản lý trực tiếp là cán bộ trại tạm giam. Cán bộ quản lý bị can đang bị áp dụng biện pháp tạm giam lập sổ theo dòi ngày nhập trại, thời hạn bị tạm giam và cả những thời gian tạm giữ được trừ nếu có để theo dòi quản lý chặt chẽ.
- Tuy nhiên, do bắt giữ nhiều nên việc số lượng đối tượng bị tạm giam vẫn đông do đó vẫn còn tình trạng quá tải, "đàn anh, đàn chị" trong phòng giam, một số hiện tượng mượn tay "đàn anh, đàn chị" để gây sức ép buộc bị can phải khai báo, hoặc việc bị can mới đến phải làm thủ tục nhập phòng bằng quà cáp, trò vui chơi hay bằng một hình thức nào đó do đàn anh đặt ra... vấn đề này rất khó kiểm soát.
- Giam giữ đông nên việc phân loại đối tượng tạm giam chưa thực hiện đúng theo quy chế về tạm giữ, tạm giam của Bộ Công an.
Tại Điều 15 Quy chế và tạm giữ, tạm giam đã quy định:
1. Việc giam, giữ bố trí theo khu vực và phân loại như sau:
- Phụ nữ
- Người chưa thành niên
- Người nước ngoài
- Người có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
- Loại côn đồ hung hãn, giết người, cướp tài sản tái phạm nguy hiểm
- Người phạm tội xâm phạm An ninh quốc gia
- Người bị Tòa án tuyên phạt tử hình
- Người có án phạt tù chờ chuyển đi trại giam.
2. Không được giam giữ chung buồng với những người cùng một vụ án đang điều tra, truy tố, xét xử. Việc giam giữ riêng từng người do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định.
3. Mỗi trại tạm giam có một cơ sở chấp hành hình phạt tù (gọi là phân trại quản lý phạm nhân).
Dựa vào các quy định này để xem xét thì thực tế tồn tại vẫn còn phải từng bước khắc phục, không chỉ đơn vị trực tiếp là Trại tạm giam mà phải được phối hợp với các cơ quan khác.
- Tình hình việc để bị can suy kiệt sức khỏe, hoặc bị bệnh hiểm nghèo phải tạm giam đã được kiểm soát chặt chẽ song việc xác định tình trạng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của bị can gặp khó khăn rất nhiều, quy định này chỉ áp dụng dựa vào tài liệu điều tra thu thập được còn lĩnh vực chuyên môn thì chưa đủ điều kiện để kết luận.
Ví dụ: Đối tượng bị nhiễm HIV, AIDS chủ yếu CQĐT thu thập thông tin từ các nguồn khác cung cấp, còn chuyên môn y tế của trại chưa đủ khả năng để kết luận nên khi phân loại giam giữ gặp rất nhiều vướng mắc, có trường hợp ngay cán bộ quản lý cũng bị mắc phơi nhiễm.
Việc không áp dụng biện pháp tạm giam đối với phụ nữ đang có thai hoặc đang thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng tuổi cũng góp phần quan trọng vào việc tác động vào tâm lý, ý thức của các đối tượng phụ nữ là người chưa thành niên có hành vi phạm tội song quy định này vẫn chưa thực sự tác động có hiệu quả khi mà trẻ em trên 36 tháng tuổi vẫn đang đòi hỏi sự nuôi dưỡng trực tiếp của người mẹ, đồng thời Việt Nam cũng đã ký kết hiệp ước quốc tế về quyền trẻ em nên cũng cần quan tâm, cân nhắc vấn đề này, để bảo đảm quyền được nuôi dưỡng chăm sóc đối với trẻ em…
Trên cơ sở phân tích thực trạng của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội của CQĐT, chúng tôi rút ra một số vướng mắc cần khắc phục như sau:
2.3.3.2. Những tồn tại trong việc tạm giam
Tạm giam là một biện pháp cưỡng chế có tính nghiêm khắc cao nhất trong
các biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự. Nó ảnh hưởng rất lớn đến quyền và nghĩa vụ của người bị giam, là vấn đề nhạy cảm của đời sống xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà Việt Nam tham gia vào Công ước quốc tế về quyền trẻ em, song thực tế áp dụng biện pháp này còn có những vướng mắc nhất định:
- Về nhận thức, tư tưởng của cơ quan áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên là phải xác định đúng mục đích yêu cầu nhằm ngăn ngừa bị can tiếp tục phạm tội hoặc gây khó khăn cho hoạt động điều tra, không vì mục đích trừng trị, hoặc là biện pháp làm trong sạch địa bàn để xem xét thi đua. Tránh tư tưởng lấy việc bắt, tạm giam là tạo điều kiện cho hoạt động điều tra dẫn đến sự quá tải, không đảm bảo quy chế tạm giam đối với người chưa thành niên.
- Cần phải nắm vững những quy định của pháp luật về người chưa thành niên, đồng thời xác định thiết chế tương ứng đi kèm để vận dụng đúng và đủ. Thực tế, việc áp dụng biện pháp này còn tùy tiện, không trên cơ sở những quy định của điều luật mà các chủ thể tiến hành đã tạo ra lý do để áp dụng, dựa vào ý thức cá nhân chưa tôn trọng thực tế khách quan vốn có của tài liệu. Đây là việc Điều tra viên đưa vào hồ sơ các yếu tố xác định điều kiện áp dụng bằng tài liệu thiếu chính xác, khách quan, không tuân thủ quy định của Điều 303 BLTTHS, các quy định pháp luật tương ứng thay đổi không kịp thời với tình hình thực tế.
- Thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên chứa đựng vai trò là biện pháp nghiệp vụ chưa được quan tâm. Trên cơ sở vận dụng quy định của pháp luật về tạm giam chưa được CQĐT đánh giá đúng mức để nó trở thành phương tiện nghiệp vụ hữu hiệu. Như việc xây dựng đặc tình phục vụ điều tra; thời hạn tạm giam chưa đủ để xây dựng được đặc tình, hoặc xây dựng xong thì đặc tình phải chuyển đi trại cải tạo hoặc chấp hành hình phạt khác do đó Điều tra viên chỉ chú ý đến kết quả điều tra vụ án mà mình đang thụ lý chứ không phối hợp được với việc điều tra vụ án khác.
- Vướng mắc khác là điều tra viên sử dụng được đặc tình của lực lượng cán bộ quản lý trại tạm giam thì cũng rất khó khăn, phức tạp. Việc lựa chọn đặc tình là