Thơ Lẩu Thay Cho Lời Chào Mời Xã Giao Vừa Lịch Sự Vừa Trân Trọng.


đặc biệt ở đây là, những yếu tố này trong hát Thơ lẩuthường không phức tạp, không mang tính nghệ thuật biểu diễn như trong diễn xướng Tuồng, Chèo của người Kinh, mà là các động tác, cử chỉ, điệu bộ đơn giản, dễ làm, phù hợp với nội dung bài hát, cũng là một phần nghi lễ đám cưới. Đó là: cung kính chắp tay, đưa tay mời chào, thưa gửi, lắc lư thân người theo âm điệu của bài hát v.v...Những động tác ấy của người diễn xướng phải gây được thiện cảm, thể hiện được thái độ lịch sự, trân trọng, thân tình với mọi người. Tất nhiên, hiệu quả hỗ trợ của nó đến đâu lại phụ thuộc rất nhiều vào khẳ năng “nhập vai” của người diễn xướng. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, những Quan làng, Pả mẻ ở vùng Bạch Thông, Bắc Kạn như Bà Ma Thị Bường, 77 tuổi, Hoàng Văn Lỷ, 54 tuổi, Nguyễn Văn Cư, 53 tuổi, xã Hà Vị là những nghệ sĩ dân gian thực sự.

Trong diễn xướng thơ ca dân gian các dân tộc thiệu số nói chung và diễn xướng thơ lẩu nói riêng, âm nhạc là yếu tố không thể thiếu. Qua thực tế tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, khác với diễn xướng các loại hình dân ca khác của người Tày như hát lượn, hát then, pựt,..thơ ca được kết hợp với đàn tính, sáo, trống, hay bộ xóc...nhưng cũng không giống hát đám cưới của người Mèo kết hợp với sáo, hay tiếng khèn trong đám cưới của dân tộc Giáy v.v... mà diễn xướng Thơ lẩu ở Hà Vị có đặc thù riêng, nó không diễn ra trên nền một nhạc cụ nào. Bởi Thơ lẩu chỉ vận dụng nội dung lời ca để hát theo một số giai điệu nhất định, dù không có nhiều giọng điệu phong phú như dân ca quan họ Bắc Ninh (với hơn 200 làn điệu), nhưng không có nghĩa là nó chịu thua kém bất cứ thể loại dân ca nào. Và theo một số nhà nghiên cứu dân gian thì, hát Thơ lẩu vùng Bạch Thông, Bắc Kạn đã được đặt theo bốn làn điệu khác nhau. Đây thực sự là nét đặc sắc, sức hấp dẫn riêng trong diễn xướng Thơ lẩu ở Bạch Thông so với bất cứ địa phương nào khác.

Về cơ bản, kết cấu âm nhạc của Thơ lẩu, giai điệu chủ yếu tiến hành bước lần, một đôi chỗ có bước nhảy quãng 4 đúng (Đô – Sol, Sol - Đô) hoặc 6


thứ. Nội dung của toàn bộ cuộc hát chủ yếu dựa trên một câu nhạc: Đô sol mì, đô sol đo, sol đô. Kết cấu này có sư biến đổi đôi chỗ cho phù hợp giữa nốt, giai điệu nhạc với lời, sáng tạo ở chỗ kết lửng, kết nửa, kết trọn”, tạo nên sắc thái riêng trong điệu hát của mỗi địa phương.[36, tr. 32]

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy Thơ lẩu nơi đây được hát theo nhiều điệu ca và mỗi một điệu ca lại có một tác động về mặt tình cảm, nhận thức khác nhau. Ban đầu, khi hai bên hỏi han, chào mời, trò chuyện thì giọng điệu đều đặn, khoan thai; đôi lúc chuyển sang vui tươi, giễu cợt khi buộc Quan làng phải vượt qua thử thách; trọng tâm của đám cưới chính là khi thực hiện các nghi lễ, thủ tục cưới xin, lúc này điệu ca trở nên chậm rãi, trầm lắng và trang trọng; nhưng về gần cuối cuộc hát, điệu ca trở nên êm đềm, da diết khi dặn dò, chia tay, tiễn biệt. Trong khi đó, hát đám cưới ở vùng Pác Nặm, Chợ Đồn (Bắc Kạn) rất khó nhận ra các điệu ca trong lời hát của người Tày ở đây. Họ chủ yếu hát đều đặn, trang nghiêm từ đầu cho đến khi kết thúc cuộc hát.

Như vậy, sự kết hợp các điệu ca trong cuộc hát không chỉ nâng cao giá trị của nội dung câu thơ mà còn tô đậm, làm lắng đọng thêm tình cảm, làm thăng hoa những cảm xúc được kết tinh trong Thơ lẩu, làm thỏa mãn những công chúng “khá sành” nghe thơ. Điều đó phần nào lý giải vì sao Thơ lẩu là hình thức sinh hoạt văn nghệ quần chúng đặc sắc, không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Tày.

* Tiểu kết

Có thể thấy, Hà Vị là một vùng đất có rất đông người Tày bản địa sinh sống. Cũng như dân tộc Tày trên khắp mọi miền Tổ quốc, dân tộc Tày nơi đây có một truyền thống văn hóa lâu đời, phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc riêng độc đáo. Mạch nguồn văn hóa ấy đã in đậm trong những sinh hoạt vật chất, tinh thần, lối sống, phong tục tập quán...của con người nơi đây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

Trong tổng thể văn hóa dân gian của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn, Thơ lẩu là một hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian đặc


Thơ Lẩu của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn - 6

sắc. Qua Thơ lẩu, ta thấy được nghi lễ đám cưới truyền thống của đồng bào được tổ chức rất quy củ chặt chẽ, trang trọng, ấm áp tình thân, mang đậm bản sắc Tày độc đáo, đồng thời hiểu và thêm trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người nơi đây. Mỗi lời thơ, mỗi khúc hát Thơ lẩu gắn với mỗi nghi lễ đám cưới, đều chứa đựng trong đó nhiều giá trị thẩm mĩ và nhân văn sâu sắc, cần được bảo tồn và phát huy, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Những nét khái lược về lịch sử tộc người, điều kiện tự nhiên, xã hôi, đời sống văn hóa, văn học dân gian trong đó có Thơ lẩu của tộc người Tày Hà Vị nói trên là cơ sở quan trọng để chúng tôi tìm hiểu giá trị của Thơ lẩu từ góc độ văn bản nghệ thuật ngôn từ trong những chương tiếp theo.


Chương 2

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG THƠ LẨU

CỦA NGƯỜI TÀY Ở HÀ VỊ, BẠCH THÔNG, BẮC KẠN


Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn của con người. Tìm hiểu phần ca từ những khúc hát Thơ lẩu của người Tày ở Hà Vị, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về thế giới quan, nhân sinh quan và đời sống tinh thần phong phú của họ.

2.1. Thơ lẩu thay cho lời chào mời xã giao vừa lịch sự vừa trân trọng.

Lời nói đẹp ấy là thơ ca, được cất lên trong không khí trang trọng và khi thổ lộ tình cảm, tâm tư, cảm xúc của con người. Trong đám cưới, người Tày dùng Thơ lẩu để thay lời chào hỏi, giao tiếp xã giao giữa hai bên gia đình cô dâu và chú rể.

Một không khí lịch sự, trang trọng và vui vẻ được tạo dựng thông qua những bài hát Thơ lẩu: Căng dây, Giữ cửa, mời ngồi, mời ăn, mời uống...Tình cảm của đôi bên mỗi lúc một quyện chặt hay không, không khí ấy có phát triển tốt đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào nội dung bài hát và những hành động của đại diện nhà trai và nhà gái.

Lẽ thường, trong phép lịch sự vốn có của người Tày khi khách đến nhà có tục “vấn danh”, hỏi khách khứa vào ra.

Ngay từ khi thấy phái đoàn đón dâu từ xa tới đầu ngõ, các cô gái đã chăng dây lấy cớ kéo lại hỏi han. Điều đáng chú ý là, thay cho việc “vấn danh” bằng lời nói thông thường, thì các á lại dùng tiếng hát chào hỏi khách đường xa:

Kính thưa quý họ

Cần lạ cần quén Cần lâừ cần tỉ

Bọn khỏi hắp tu lườn au lẹ

Bại pỷ noọng dú quây ngám mà [16]


(Kính thưa quý họ/ Người lạ người quen/....người nào cũng lịch sự/ Chúng tôi đóng cửa lệ phải tra/ Khách lạ ở đâu xa mới đến).

Trước cử chỉ trang nhã ấy, Quan làng cũng thể hiện sự hiểu biết, lịch thiệp, nhã nhặn trả lời các á chăng đường:

Kính thưa thâng bại slao trực tu Đại Nam quốc dú thượng du Thông Hóa phủ lè định địa hạt Hà Vị tổng là tỷ địa phương

Hà Vị xã là tên địa chỉ

Nảy mì phiệc đay quá mà. [16]

(Kính thưa đến các nàng giữ cửa/ Đại Nam Quốc ở xứ Thượng du/ Thông Hóa phủ là đất địa hạt/ Hà Vị tổng là chỗ địa phương/ Hà Vị xã là nơi địa chỉ/ Nay có việc lễ đi qua)[16]

Không chỉ vậy, họ còn rất khéo léo lồng ghép việc hôn nhân giữa hai gia đình trong lời đáp của mình, khiến gia chủ không thể từ chối, các nàng chăng lối đã cất sợi dây hồng và đưa khách vào sân nhà cô dâu:

Nắm chử cần lóa tâử mà lặc Khỏi nhằng mì của háp nèm

Bọn khỏi lè quan làng shống háp Tải khươi mà tình tổ lặp lùa [16]

( Không phải người đâu xa gian cướp/ Tôi còn có lệ lộc gánh gồng/ Chúng tôi chính “quan làng” tiễn lễ/ Dẫn rể đến bái tổ nghênh hôn).

Ngay cả khi hai bên đã trải qua thời gian gắn bó, hiểu nhau hơn nhưng khi phái đoàn đưa dâu tới nhà chú rể, đoàn đưa dâu sẽ gặp một tốp thanh niên hỏi lí do của phái đoàn tới nhà: “Slam pả mẻ”(Hỏi pả mẻ):

Hẩư chắc cạ việc lăng sự lạ Liếc ngòi hăn slửa phả như va Cần pây là cần mà đo thuổn

......Xuân họ cảng thắc mắc đây cò


Xuân họ khỏi hăn lo cần lạ Rụ là cần mà quá việc lăng

Cạ hẩư khỏi thâng chắng chắc [16]

(Cho chúng tôi biết việc gì sự lạ/ Liếc thấy màn áo đẹp như hoa/ Liều hỏi người khác chốn đôi lời/....Xuân họ thắc mắc nhiều điều/ xuân họ tôi lo cho người lạ/ Cho hay người tới đây có việc gì/ Nói cho nhau mới biết).

Tình huống đó, Pả mẻ cũng sẽ giới thiệu, trình bày lí do theo tập tục ngày trước, có Pả mẻ để đưa “bông hoa xinh đẹp đến thân gia chủ” với bài hát “Xưng pả mẻ”:

Pắt chước lẹ cổ kim thá ké Chắng tặt pền pả mẻ slống lùa Slống lùa mà thâng nơi cung các

Slống mà đuông bjoóc mjạc bjoóc ngần Shống mà hâử sloong thân lườn tản. [16]

(Tạm dịch: Theo tục lệ cổ kim ngày trước/ Mới đặt có pả mẻ đưa dâu/ Đưa dâu về nhà chồng kế nghiệp/ Đưa đến bông hoa đẹp hoa xinh/ Đưa đến cho song thân gia chủ).

Như vậy, “vấn danh” trong hát Thơ lẩu thực chất là một lời chào mời rất lịch sự, trang trọng, vui vẻ, ấm áp giữa hai họ trong đám cưới, nó xuất phát từ lối sống quý trọng khách của người Tày. “Người Tày rất mến khách, khách đến nhà bao giờ cũng được tiếp đón chu đáo. Khách đến làng, tuy không quen biết, nhưng cũng được đồng bào chào hỏi thân mật”[21,tr.8]. Đây thực sự là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Tày.

Quả thật, sau khi đã làm quen, không khí vui vẻ của đám cưới được tăng lên bởi những “thử thách” đáo để, mang ý nghĩa sâu sắc của họ nhà gái. Quan làng phải “Oóc thơ”(ra thơ) để vượt qua những thử thách điệp trùng ấy.

Khi Quan làng và phái đoàn đón dâu đến chân cầu thang nhà sàn, đến đây (người Tày thường ở nhà sàn, trước khi lên cầu thang và nhà phải rửa


sạch chân) thì họ gặp nhóm thanh niên bưng khay to với bốn chen rượu đầy ắp, ý tượng trưng thay nước rửa chân:

Pi quá vạ hạn quả Pi nảy vạ hạn héo

Tỷ khỏi lẹo nặm dùng thật sự Nhờ mì tối chẻn lẩu rào kha

Mởi khách dào mù củng đảy [16]

(Năm ngoái trời hạn quá/ Năm nay trời hạn khô.../ Chỗ tôi hết nước dùng thật sự/ Nhờ đôi chén rượu dùng thay).

Tình huống này, Quan làng phải nhanh trí, khéo léo ngâm được bài “Chạ lẩu pác ảng”(Từ chối rượu trước ngõ):

Càm kha khảu pác ảng rườn cần Rườn nảy mì lẩu châm hỷ hả

.....Lẩu châm cầu tẻ đảy dào kha

Hử khỏi xo khảu mừ thôi nỏ! [29. tr.13]

(Bước chân đến trước ngõ nhà người/ Nhà người có cưới xin hỉ hả/....Rượu quý ai đem rửa chân/ Để tôi xin vào nhà thôi ạ.)

Bài thơ không chỉ nói về một nghi thức ngoại giao đơn thuần, mà chủ yếu nêu lên quan điểm triết học đúng đắn về giá trị của gạo, của rượu của người Tày. Gạo và rượu là giá trị lao động, phải mất bao công sức mới tạo ra chúng, không nên phung phí nó “Rượu quý ai đem rửa chân”. Từ chối rượu trước ngõ của khách thể hiện suy nghĩ đúng đắn, thiết thực, xuất phát từ ý thức tiết kiệm, quý trọng của cải do con người đổi lấy bằng mồ hôi nước mắt tạo ra. Điều này khiến gia chủ đánh giá rất cao và khay rượu đã được cất đi.

Bước vào cửa nhà gái, Quan làng và phái đoàn có thể gặp ngay cái đèn treo trước của, hoặc cái dọ đơm cá ở cửa ra vào, nếu không tinh ý phái đoàn bước qua sẽ bị cười chê là vụng về. Nhưng không, Quan làng tinh tế lắm, ông liền hát ngay bài thơ: Hảng đén pác tu (Đèn treo giữa cửa), hoặc bài Hảng dày


(Dọ đơm cá). Nhưng trớ trêu thay, các cô gái vẫn tinh nghịch trêu khách lạ bằng cách, họ chưa trải chiếu mà vắt trên gác (hoặc dựng góc nhà), khi trải lại cố tình trải trái (hoặc chiếu đè gối lên nhau...). Đã có kinh nghiệm, Quan làng trực tiếp bày tỏ quan điểm của mình với các bài hát với ý nói: mọi sự vật đều có sự xếp đặt, phát triển theo trật tự nhất định “Chiếu đẹp người trải xấu sao ưa”, nếu để như vậy là đảo lộn mọi thứ, “tôi không đủ gan ngồi”. Nên mong, chủ nhà hãy “Rủ lòng thương trải lại”. Trước sự nhanh trí, khéo léo, lời nói chí lí, chí tình của khách, chủ nhà tỏ ý xin lỗi về sự thiếu chu đáo của mình một cách khiêm tốn, toát lên thái độ ân cần, trân trọng khách:

Lục đếch pjái cả lình nắm chắc Phục bjoóc pjái nưa chường sle thả Phục phượng pjái liệm lạ phân minh

Chiềng cần cỏi thong thả nẳng lồng, thôi ạ! [29]

(Trẻ nhỏ trải thật tình không biết/ Chiếu hoa trải trên giường đón đợi/ Chiếu phượng đã trải đợi quan anh các vị/ Mời quý khách thong thả ngôi chơi thôi ạ!)

Quả thật, nếu nhà trai không tinh tế, không “có thơ” họ sẽ bi “rơi vào cái bẫy” mà “mất mặt” vô cùng. Họ nhà gái sẽ cười chê! Còn nếu tháo gỡ một cách tài tình, càng khiến họ cảm mến, nể phục, không khí đám cưới vì thế mà “nóng lên” tăng phần hấp dẫn, cuốn hút rất nhiều người theo dõi.

Những lời thơ mời mọc, cảm ơn, khen ngợi... giữa hai bên khi bước vào nhà cùng với tiệc rượu đã phần nào khắc họa được lối sống, phẩm chất và văn hóa ứng xử mang đậm bản sắc Tày.

Ở các bài hát bên chủ, dù ở thế chủ động, nhưng những lời mời chào, trò chuyện, giải thích của họ luôn toát lên thái độ hết sức khiêm tốn, nhún nhường, thậm chí có lúc tự hạ thấp mình trước quý khách từ xa tới. Họ luôn tự cho rằng, nhà mình còn nghèo, sự chuẩn bị vụng về, không chu đáo v.v...

Xem tất cả 165 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí