Tỷ Lệ Nim Tại Mb Và Một Số Nhtm Việt Nam Giai Đoạn 2011 – 2017



Đơn vị tính: %

5,00%

4,50%

4,00%

3,50%

3,00%

2,50%

2,00%

1,50%

1,00%

0,50%

0,00%


VCB

VietinBank BIDV

ACB SHB

Sacombank

MB

2011

3,39%

4,35%

3,11%

2,35%

2,67%

3,17%

3,76%

2012

2,64%

3,66%

1,90%

3,30%

1,61%

3,29%

3,79%

2013

2,30%

3,17%

2,54%

2,63%

1,46%

3,14%

3,40%

2014

2,04%

2,66%

2,59%

2,67%

1,61%

3,48%

3,51%

2015

2,29%

2,42%

2,27%

2,92%

1,81%

2,14%

3,31%

2016

2,35%

2,36%

2,33%

2,95%

1,78%

1,13%

3,57%

2017

2,12%

2,47%

2,57%

2,97%

1,68%

1,43%

3,78%

Nguồn: [43],[45],[46],[47],[48],[49],[50]

Biểu đồ 2.16: Tỷ lệ NIM tại MB và một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 – 2017

Từ biểu đồ cho thấy tỷ lệ NIM tại MB đạt tỷ lệ cao trong năm 2011, 2012, 2016 và 2017. Điều này là do trong năm 2011, 2012, với đặc điểm kinh doanh riêng có, các doanh nghiệp trong lĩnh vực Quân đội gửi toàn bộ tiền dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn nên tiền gửi không kỳ hạn và đây cũng là nguồn vốn tương đối ổn định tại MB. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm khoảng 45% tổng tiền gửi (PHỤ LỤC 2.2) làm chi phí huy động vốn tại MB thấp hơn so với các NHTM khác. Sự khác biệt này làm NIM tại MB trong 2 năm này ở mức cao. Năm 2016, 2017, để đảm bảo đủ vốn, nguồn vốn huy động tại MB được mở rộng sang những khách hàng ngoài lĩnh vực Quân đội nên tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn tại MB giảm xuống khoảng 40% tổng tiền gửi làm chi phí huy động vốn cao nhưng tín dụng tăng trưởng cao, đặc biệt là sự mở rộng tín dụng sang tiêu dùng và bán lẻ (Bảng 2.3) với lãi suất cao làm NIM tăng mạnh.

Giai đoạn 2013 – 2015, khả năng mở rộng tín dụng thấp và MB tập trung đầu tư nhiều vào các loại chứng khoán (Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh) nên thu nhập thuần từ lãi không có nhiều sự thay đổi (Biểu đồ 2.15). Bên cạnh đó, tài sản tại MB tăng (Biểu đồ 2.21) nên tỷ lệ NIM trong giai đoạn này suy giảm.

Tuy nhiên, khi so sánh NIM của MB và các NHTM khác trên thị trường Việt Nam có thể thấy NIM tại MB luôn cao hơn so với các NHTM khác. Điều này là do tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng nguồn vốn tiền gửi tại MB cao hơn



rất nhiều so với các NHTM khác (PHỤ LỤC 2.2) làm lãi suất đầu vào bình quân tại MB thấp hơn. Trong khi đó, lãi suất đầu ra của MB và các NHTM khác khá cạnh tranh. Do vậy, khi so sánh tỷ lệ thuần với tổng tài sản thì tỷ lệ này tại MB sẽ cao hơn so với các NHTM khác.

3000


2000


1000

150%

100%

50%

0%

-50%

b. Thu nhập thuần ngoài lãi


0

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Thu nhập thuần ngoài lãi

240,7

499,4

982,5

885,8

1227,7

1672,9

2441,7

Tốc độ tăng trưởng


107,48%

96,74%

-9,84%

38,60%

36,26%

45,96%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 15

Nguồn: [43] Biểu đồ 2.17: Thu nhập thuần ngoài lãi tại MB giai đoạn 2011 – 2017 Thu nhập thuần ngoài lãi là thu nhập thuần từ hoạt động phi tín dụng.

Khoản thu nhập này thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập và chi phí từ hoạt động này. Thu nhập thuần ngoài lãi duy trì xu hướng tăng trưởng cao qua các năm do việc đa dạng hóa các sản phẩm phi tín dụng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Riêng năm 2017, thu nhập thuần ngoài lãi tăng mạnh do thu nhập, chi phí từ hoạt động bảo hiểm trong cả năm 2017 của MIC được tính hợp nhất vào MB. Thu nhập thuần từ các hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán… duy trì tốc độ tăng ổn định, không có nhiều biến động đặc biệt (đã luận giải chi tiết tại mục 2.2.1.1.c3 và 2.2.1.2.b2)

c. Đối với tỷ lệ chi phí hoạt động/ Thu nhập thuần (CIR)

Xem xét tỷ lệ này xem xét mối quan hệ giữa thu nhập thuần và chi phí, từ đó có thể đánh giá mức độ tiết kiệm chi phí tại MB trong toàn giai đoạn.

Đơn vị tính: %

50,00%

40,00%

36,54%

39,32%

42,37%

43,26%

34,52%

35,85%

37,49%

30,00%

20,00%

10,00%

0,00%

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Nguồn: [43]

Biểu đồ 2.18: Tỷ lệ CIR tại MB giai đoạn 2011 - 2017



Tỷ lệ CIR tại MB có xu hướng tăng trong toàn giai đoạn. Điều này là do tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập thuần tại ngân hàng thấp hơn tốc độ tăng trưởng của chi phí hoạt động. Tuy nhiên, việc chi phí hoạt động tăng nhanh là do MB tập trung mở rộng các kênh phân phối (chi nhánh, điểm giao dịch), tăng số lượng nhân viên, trả lương nhân viên cao để thu hút nhân tài và chi nhiều hơn cho hoạt động truyền thông để nâng cao thương hiệu cho ngân hàng (đã luận giải trong nội dung 2.2.1.2.b4). Do vậy, đây là chiến lược tại MB, chấp nhận tăng chi phí hoạt động, lợi nhuận không tăng nhanh để phục vụ cho việc mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường bán lẻ và nâng cao vị thế, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong tương lai. Khi so sánh với các NHTM trên cùng thị trường (PHỤ LỤC 2.7) có thể thấy tỷ lệ CIR của MB mặc dù giữ xu hướng tăng trong toàn giai đoạn nhưng luôn là một trong những ngân hàng có tỷ lệ CIR thấp nhất trong hệ thống các NHTM được lựa chọn. Điều này cho thấy, mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của MB so với các NHTM cùng thị trường.

2.2.1.4. Khả năng sinh lời

a. Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế

Đơn vị tính: tỷ đồng, %


5000

4000

3000

2000

1000

0

2011 2012 2013 2014

Lợi nhuận sau thuế 1915 2320 2286 2503

Lợi nhuận trước thuế 2625 3089 3022 3174

Tốc độ tăng trưởng LNST 21,15% -1,47% 9,49%

2015

2512

3221

0,36%

2016

2884

3651

2017

3490

4616

25%

20%

15%

10%

5%

0%

-5%

14,81% 21,01%

Nguồn:[43]

Biểu đồ 2.19: Lợi nhuận sau thuế tại MB giai đoạn 2011 – 2017

Lợi nhuận sau thuế tại MB tăng mạnh vào năm 2012 do quy mô hoạt động kinh doanh được mở rộng. Giai đoạn 2013 – 2015, lợi nhuận trước thuế tại MB không có nhiều sự thay đổi. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 218/2013/NĐ

– CP của Chính phủ, thuế suất thuế TNDN năm 2014, 2015 là 22% (giảm 3% so với trước đây) nên lợi nhuận sau thuế tại MB trong năm 2014, 2015 tăng so với năm 2013. Việc lợi nhuận trước thuế không có nhiều thay đổi là do những ảnh hưởng tiêu cực từ kinh tế vĩ mô làm hoạt động kinh doanh của các thành phần



trong nền kinh tế bị suy giảm, khả năng trả nợ ngân hàng thấp, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao, tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp. Do vậy, thu nhập lãi của ngân hàng giảm, chi phí dự phòng rủi ro tăng. Cùng với đó, hoạt động phi tín dụng tại ngân hàng không phát triển mạnh để tạo ra nguồn thu cao cho ngân hàng.

Từ năm 2016, những diễn biến tích cực từ kinh tế vĩ mô, hoạt động ngân hàng được mở rộng, chất lượng sản phẩm dịch vụ trên tất cả các mảng như: huy động vốn, tín dụng, hoạt động phi tín dụng nên thu nhập tại MB được cải thiện đáng kể. Thêm vào đó, từ năm 2016, thuế suất thuế TNDN giảm từ 22% xuống còn 20% nên lợi nhuận sau thuế tăng nhanh. Tính chung trong toàn giai đoạn, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế bình quân đạt 10,5%. Đạt được kết quả hoạt động kinh doanh này có thể coi là nỗ lực của MB trong bối cảnh diễn biến kinh tế vĩ mô có nhiều thay đổi.

b. Khả năng sinh lời tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội b1. Đối với ROE

Bảng 2.14: Tỷ lệ ROE tại MB giai đoạn 2011 – 2017

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Thực tế

20,70

19,50

15,60

15,20

12,50

11,60

16,10

Kế hoạch

20,60

19,65

15,70

15,40

12,40

11,60

15,90

Nguồn: [43]

Tỷ lệ ROE tại MB ngoại trừ giai đoạn 2012 – 2014 không hoàn thành kế hoạch đã đề ra, còn những năm còn lại, tỷ lệ này tại ngân hàng luôn hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch. Giai đoạn 2012 – 2014, hoạt động ngân hàng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những diễn biến tiêu cực của kinh tế vĩ mô. Mặc dù MB đã có nhiều nỗ lực trong việc thay đổi cơ cấu sử dụng vốn để gia tăng thu nhập và hạn chế rủi ro nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn không đạt được như dự kiến ban đầu. Phân tích cụ thể biến động chỉ số ROE tại MB trong giai đoạn 2011 – 2017 có thể thấy, ngoài những lý do do sự biến động về thu nhập, chi phí, lợi nhuận sau thuế (đã được trình bày ở các nội dung trên), sự biến động về chỉ số ROE còn do sự biến động VCSH tại MB trong giai đoạn này.



Đơn vị tính: tỷ đồng, %


40000

30000

20000

10000

0

2011 2012 2013 2014

Vốn chủ sở hữu 9642 12864 15148 16561

Tốc độ tăng trưởng VCSH 33,42% 17,75% 9,33%

Tốc độ tăng trưởng LNST 20,42% -0,87% 9,49%

2015 2016 2017

23183 26588 29601

39,99% 14,69% 11,33%

0,36% 14,81% 21,01%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

-10%

Nguồn:[43]

Biểu đồ 2.20: Vốn chủ sở hữu tại MB giai đoạn 2011 – 2017

Tốc độ tăng trưởng bình quân vốn chủ sở hữu tại MB trong giai đoạn này đạt 20,6%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân của LNST là 10,5%. Do vậy, tỷ lệ ROE tại MB có xu hướng giảm. Trong giai đoạn này, MB tăng vốn chủ là điều cần thiết để mở rộng hoạt động kinh doanh và đảm bảo đủ vốn, thực hiện đúng lộ trình áp dụng tiêu chuẩn an toàn vốn theo hiệp ước Basel 2. MB thực hiện tăng vốn chủ sở hữu bằng việc tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu ra ngoài công chúng năm 2012 và 2013, chào bán riêng lẻ năm 2015. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu tại MB còn được bổ sung thông qua việc trích lập các quỹ dự phòng theo quy định và phần lợi nhuận giữ lại. Điểm đặc biệt ở MB trong giai đoạn này đó là phần lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ tăng dần từ 18% - 30% trong khi tỷ lệ chi trả cổ tức đều đặn hàng năm cho cổ đông với tỷ lệ thuộc nhóm ngân hàng có tỷ lệ chi trả cổ tức cao nhất. Điều này chứng tỏ năng lực tài chính vững chắc tại MB.

b2. Đối với ROA

Bảng 2.15: Tỷ lệ ROA tại MB giai đoạn 2011 – 2107

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Thực hiện

1,54

1,50

1,30

1,30

1,20

1,21

1,50

Kế hoạch

1,50

1,53

1,34

1,35

1,18

1,20

1,45

Nguồn: [43]

Cũng biến động giống như ROE, tỷ lệ ROA tại ngân hàng trong giai đoạn 2012 – 2015 có xu hướng giảm, riêng từ 2012 – 2014, tỷ lệ này không đạt được 100% kế hoạch đã đề ra. Tính chung trong toàn giai đoạn, tốc độ tăng trưởng bình quân của tài sản đạt 14,6%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế (10,5%).



Phân tích cụ thể sự biến động về tỷ lệ ROA tại MB: Sự biến động của ROA trong giai đoạn này ngoài nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế (đã luận giải ở nội dung thu nhập, chi phí, LNST), còn có thể giải thích thông qua nguyên nhân của sự biến động về tài sản tại ngân hàng.

350000

300000

250000

200000

150000

100000

50000

0

2011 2012 2013 2014 2015 2016

2017

30%

25%

20%

15%

10%

5%

0%

-5%

Tài sản 138831 175610 180381 200489 221042 256259 313878

Tốc độ tăng trưởng tài sản 26,49% 2,72% 11,15% 10,25% 15,93% 22,48%

Tốc độ tăng trưởng LNST 20,42% -0,87% 9,49% 0,36% 14,81% 21,01%

Nguồn:[43]

Biểu đồ 2.21: Tài sản tại MB giai đoạn 2011 – 2017

Từ biểu đồ có thể thấy, tài sản tại MB tăng qua các năm. Năm 2012 đánh dấu bước ngoặt trong mở rộng hoạt động kinh doanh tại MB khi vốn chủ sở hữu tăng 33,4%. Do vậy, mặc dù kinh tế vĩ mô có nhiều khó khăn nhưng tổng tài sản trong năm 2012 tăng mạnh với tốc độ tăng 26,5%.

Năm 2013, nợ xấu bùng phát, MB chú trọng hơn đến lựa chọn khách hàng để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, lãi suất cho vay cao nên tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp. Cùng với đó, giá trị các khoản đầu tư cũng tăng nhẹ so với năm 2012, dẫn tới tốc độ tăng trưởng tổng tài sản trong năm chỉ đạt 2,7%.

Năm 2014, tốc độ tăng trưởng tài sản bắt đầu tăng nhanh trở lại do MB thực hiện tăng mạnh các khoản đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.

Giai đoạn 2015 - 2017, nợ xấu dần được giải quyết, lãi suất cho vay giảm tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn và nhiều tín hiệu tích cực từ kinh tế vĩ mô đã làm tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay cao trở lại, từ đó duy trì tốc độ tăng trưởng tài sản trong những năm này.

Mối quan hệ ROE và ROA tại MB trong giai đoạn 2011 – 2017

ROE rất nhạy cảm với phương thức mà ngân hàng dùng nguồn vốn nào để tài trợ hình thành. Khi ngân hàng sử dụng nhiều nguồn vốn đi vay để tài trợ thì ROA thấp nhưng ROE có thể cao và ngược lại. Do đó, khi phân tích mối quan hệ giữa ROE và ROA, luận án tập trung phân tích tỷ lệ giữa tổng tài sản và VCSH tại MB trong giai đoạn 2011 – 2017.


20,00

14,40

13,65

15,00

11,91

12,11

9,53

9,64

10,60

10,00

5,00

0,00

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Nguồn: [43]

Biểu đồ 2.22: Hệ số tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu tại MB giai đoạn 2011 – 2017

Trong giai đoạn 2011 – 2017, tốc độ tăng trưởng bình quân tổng tài sản thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân vốn chủ sở hữu nên hệ số tổng tài sản/vốn chủ sở hữu tại MB có xu hướng giảm trong toàn giai đoạn. Điều này là do trong giai đoạn này MB thực hiện tăng mạnh vốn chủ sở hữu làm cơ sở mở rộng hoạt động kinh doanh, và là tiền đề để thực hiện quản trị rủi ro theo hiệp ước Basel

2. Trong khi đó, đối với tổng tài sản, với chiến lược hoạt động an toàn và bền vững, MB rất thận trọng trong việc mở rộng quy mô tài sản, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế vĩ mô có nhiều biến động tiêu cực. Do vậy, hệ số tổng tài sản/vốn chủ sở hữu tại MB giảm. Đây cũng là lý do khiến tỷ lệ ROE trong giai đoạn này giảm mạnh hơn so với ROA.

2.2.2. Thực trạng đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

2.2.2.1. Thực trạng đảm bảo an toàn tài chính

a. An toàn vốn

* Về cơ cấu vốn chủ sở hữu

Bảng 2.16: Vốn chủ sở hữu, cơ cấu vốn chủ sở hữu tại MB giai đoạn 2011 - 2017

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Vốn chủ sở hữu

9.642

12.864

15.148

16.561

22.593

26.588

29.601

Vốn điều lệ

7.300

10.000

11.256

11.594

16.000

17.956

18.155

Thặng dư vốn CP

254

338

338

338

719

828

828

Quỹ/vốn khác

838

1.020

1.424

1.840

2.241

3.105

4.641

Lợi nhuận chưa

phân phối

1.250

1.506

2.129

2.789

3.633

4.699

5.977

Nguồn: [43] Về cơ cấu vốn chủ sở hữu, trong giai đoạn 2011 – 2017, vốn điều lệ chiếm khoảng từ 60% – 75% vốn chủ sở hữu và đặc biệt tỷ trọng vốn điều lệ đã giảm dần



từ 75% năm 2011 xuống còn 61% năm 2017. Điều này cho thấy cơ cấu vốn chủ sở hữu của MB có xu hướng hợp lý hơn, sự gia tăng của vốn điều lệ luôn đi kèm với các thành phần khác như gia tăng việc trích lập quỹ và lợi nhuận. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, phần phần lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ tăng dần từ 20% lên khoảng 30% từ 2011-2017 trong cơ cấu vốn, chứng tỏ khả năng tài chính vững mạnh của MB. Việc bổ sung các thành phần vốn khác ngoài vốn điều lệ vào vốn chủ sở hữu trong thời gian là hướng đi hợp lý đối với MB để chuẩn bị cho việc áp dụng Basel 2 bởi lẽ nếu chỉ tập trung vào tăng vốn điều lệ thì chi phí tăng vốn điều lệ cao, quyền lợi của cổ đông cũ bị ảnh hưởng. Mặc dù việc trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế theo qui định và giữ lại một phần lợi nhuận để bổ sung vào vốn chủ nhưng MB vẫn đảm bảo chi trả cổ tức đều đặn hàng năm cho các cổ đông bằng tiền mặt và cổ phiếu.

* Về cấu trúc sở hữu vốn điều lệ

Trong cơ cấu sở hữu tại MB, lượng cổ đông là các tổ chức, đặc biệt là cổ đông là tổ chức nước ngoài có xu hướng gia tăng. Việc cổ đông là tổ chức chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu sở hữu vốn tại MB là hợp lý bởi cổ đông là tổ chức có tính ổn định cao. Đồng thời, khi tham gia vào các quyết nghị, các tổ chức có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh sẽ có những đóng góp hữu ích vào phương hướng hoạt động kinh doanh tại ngân hàng. Đối với sở hữu nước ngoài, cổ đông nước ngoài tại MB chủ yếu là các cổ đông nhỏ, sở hữu ít cổ phiếu nên không tham gia vào việc điều hành hoạt động kinh doanh tại MB. Ưu điểm của việc này là quyền quản lý điều hành tại MB tập trung, không bị phân tán cho các nhà đầu tư nước ngoài. (PHỤ LỤC 2.8)

* Về hệ số CAR

Đơn vị tính: %

15

12,85

13,05

11,2

9,59

11,14

10,96

10,07

10


5


0

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Nguồn:[43]

Biểu đồ 2.23: Tỷ lệ an toàn vốn tại MB giai đoạn 2011 - 2017

Trong giai đoạn 2011 – 2017, hệ số an toàn vốn tại MB luôn đáp ứng yêu cầu ≥9% theo quy định tại Thông tư 13/2010/TT – NHNN và Thông tư 36/2014/TT

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí