Thơ Lẩu Thể Hiện Những Nguyên Tắc Ứng Xử Tinh Tế, Khéo Léo Đúng Đạo Lí, Lối Sống Trọng Tình Nghĩa


Tưởng như ở vào thế bị động nhưng thực chất, bên khách lại là những người chủ động ứng xử tình huống, dẫn dắt cuộc hát đáp ứng một cách tuyệt vời những kì vọng của gia chủ cũng như cái đích cuối cùng của đám cưới. Trước lời mời của gia chủ, khách sẽ hát những lời hát thể hiện rõ thái độ lịch thiệp, nhã nhặn, khéo léo của những con người có văn hóa, hiểu lễ nghi.

Gia chủ mời khách ngồi sau một quãng đường dài, với bao “chướng ngại vật”. Khách cũng thật tinh ý, khéo lấy lòng gia chủ đã đáp lại thịnh tình bằng bài hát mừng nhà người (Chồm rườn), với ý ca ngợi nhà rộng “phong quang”, tổ chức nhà rất chặt chẽ, quy củ, với 12 gian nhà còn có sân rộng để “tung còn”, “chơi yến”..:

Nhất khỏi chồm rườn cần quảng đạng Mọi hoong mì tu táng rủng

...Rườn cần chăn mì chàu phung túc [16]

(Nhất tôi mừng nhà người rộng mở/ Gian nào cũng cửa số phong quang/

...Nhà người thật giàu sang sung túc).

Lúc mời khách uống chè, chủ lấy làm e ngại vì: “không có chè ngon ra tiếp, tạm uống chè tầm gửi sơn lâm”, “tạm uống chè hoa vối với tôi”, khách nhận lời, uống rồi không hết lời khen ngợi với ngôn từ thật mĩ miều:

Chè cần thật đay chè mjạc Chè van dú đin Hắc

Chè mjạc dú Đông Kinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

Chè cần chắn đay kin vô giá [29]

(...Chè người thật chè thơm, chè tốt/ Chè ngon ở đất Hắc/ Chè đẹp ở Đông Kinh/ Chè người thật thơm ngon vô giá.)

Thơ Lẩu của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn - 7

Bài thơ chứng minh thêm sự hiểu biết, lễ phép của Quan làng và chàng rể. Ca ngợi chè ngon nổi tiếng, chè Hắc, Đông Kinh - thứ chè hảo hạng mà chủ mời và tỏ ý cảm ơn.


Hoặc khi mời cơm, gia chủ cũng hết sức khiêm tốn mời:

Tiểng cạ vằn lẩu châm vui sủ

Lườn pả khỏi nắm rụ thông cao Nắm vàn đảy lục slao tắc téng Nghị mà táng hăn nhẻn xẩu xa [29]

(Tiếng rằng ngày hôn nhân vui vẻ/ Bá tôi không sành lễ thông cao/ Không nhờ được gái nào sắp cỗ/ Ngẫm mà khắc xâu hổ xót xa .)

Đáp lại thịnh tình, khách cũng bày tỏ tình cảm trân trọng của mình, hết lời ca ngợi sự giàu có, sang trọng, sự lựa chọn vật phẩm tinh sảo, “của tốt mua đâu về quá lạ; chợ Bắc Kạn khó tìm”,với những món ăn có gia vị thơm ngon “ngát hương”, lại thêm cách bày biện khéo léo tựa rồng bay, én liệng:

Lườn cần chăn phú quỉ vinh va Bôm bàn téng oóc mà hom quả Ỷ như luồng luộn phả bích vân

Tông bặng ẻn bên lồng hội loạn [29]

(Nhà người thật phú quý vinh hoa/ Cỗ bàn đặt bày ra ngát hương/ Tựa rồng bay cao tít mây xanh/ Giống như én xuống trần hội bạn..).

Có thể thấy, những lời mời chào xã giao giữa hai họ mang nhiều ý nghĩa. Một mặt làm tăng không khí vui vẻ cho đám cưới, mặt khác thăm dò được tài “ngoại giao” của Pả mẻ, Quan làng, phần nào đánh giá được thái độ, tình cảm của nhau. Đây sẽ là nền tảng cho mối quan hệ thông gia giữa hai họ.

Như vậy, những bài Thơ lẩucất lên thay cho lời mời chào xã giao vừa lịch sự vừa trân trọng, đã diễn tả một cách sâu sắc nhất thái độ, tình cảm và nguyện vọng của hai họ trong đám cưới. Qua đó, giúp ta hiểu thêm về truyền thống hiếu khách, lối sống giản dị, khiêm nhường, ẩn chứa chiều sâu văn hóa của người Tày nơi đây.


2.2. Thơ lẩu thể hiện những nguyên tắc ứng xử tinh tế, khéo léo đúng đạo lí, lối sống trọng tình nghĩa

Bên cạnh việc nêu lên những thái độ lịch thiệp, nhã nhặn của những con người có văn hóa, những bài Thơ lẩu còn thể hiện những quan điểm đạo đức, những quy tắc đối nhân xử thế trong nhiều mối quan hệ, gia đình, cộng đồng ở vùng đồng bào Tày. Đó là nét đẹp ứng xử mà bất kì xã hội nào cũng cần phải có.

2.2.1. Nguyên tắc ứng xử trong quan hệ với cha mẹ

Có thể thấy, một trong những nội dung quan trọng, chi phối tới toàn bộ cuộc hát Thơ lẩu trong đám cưới chính là việc thể hiện tình cảm, lòng biết ơn, sự kính trọng hết mức đối với ông bà, đặc biệt là cha mẹ - đấng sinh thành của đôi uyên ương. Có được ngày hôm này thì công lao đầu tiên, sâu sắc nhất thuộc về họ. Ngày cưới, là thời điểm thích hợp nhất để con cái hướng về tình cảm thiêng liêng ấy, những gì đã qua, đang có và sẽ mãi được bồi đắp như một sức mạnh tinh thần, nâng đỡ cho con trên mỗi bước đường đời. Không giống với quan niệm của người Kinh “dâu con rể khách”, người Tày Bắc Kạn quan niệm: “Mạy phấy táng mạy muồi, Lục khươi toông lục oóc” (Thân tre như thân mai, con rể như con đẻ). Con dâu, con rể đều là con trong gia đình và được đối xử như con đẻ. Vì thế, trong các bài hát Thơ lẩu ta thấy, không chỉ chỉ ra trách nhiệm của con đẻ đối với bố mẹ mà còn chỉ ra trách nhiệm của con dâu đối với bố mẹ chồng, con rể đối với bố mẹ vợ.

Chăng dây hoa trước ngõ, được coi là tượng trưng cho những khó khăn, cực nhọc mà cha mẹ cô dâu đã trải qua để nuôi dạy cô dâu nên người, nhà trai (con rể) phải biết điều đó để cố gắng vượt qua không phụ lòng cha mẹ. Thông suốt đạo nghĩa đó, nhà trai - con rể không dừng ở việc cố gắng vượt qua những thử thách mà còn rất công phu chuẩn bị gánh lễ, đồ lễ thật tươm tất để sang nhà cô dâu.


Hãy nghe họ tâm sự, cách họ lựa chọn giống trúc trẻ lạt, đan đôi sọt đựng đồ, đòn gánh là cây bồ đề bóc vỏ, người gánh “những vải hoa lụa bạc tiền, lễ vật cúng tổ tiên thân họ” đã nói lên những công phu tinh sảo, thể hiện tấm chân tình của nhà trai. Hơn nữa, lễ vật đem đến, dâng lên nhà gái thật đủ đầy, theo đúng tập tục, nghi lễ đám cưới Tày, nó biểu hiện cho việc trả công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ cô dâu:

Tải sloong khỏi nộp thâng lằm khấư Bưởng lằm sle mẻ slấu

Bưởng khấư sle lục nòn

Liệng lục kin bấu van, nòn bấu ỏn

..Tải slam khỏi nộp ngân đại lẹ Pjá công lao tình nghịa ơn thâm Liệng lục chắng chắc côn pỏ mẻ

..Tôi mjầu sloong mừ chiềng chậự mẻ Lẹ slinh cặp lẹ nghịa chan chan [29]

(Thứ nhất tôi xin nôp khô ướt/ Bên ướt để mẹ nằm/ Bên khô giành con ngủ./ Nuôi con ăn không ngon, ngủ không đẫy,/...Xin nộp ngân đại lễ/ Đáp công lao tình nghĩa ơn sâu/ Nuôi con mới thấu công bố mẹ/ ..Đôi trầu hai tay dâng mời mẹ/ Lễ sinh cùng lễ nghĩa đủ đầy..).

Đáng chú ý trong lễ vật mà nhà trai (con rể) dâng nộp có vật lễ dành riêng cho mẹ cô dâu – dâng “lằm khấư” và nghi lễ dâng trầu mời mẹ chính là xuất phát từ việc trân trọng, đề cao người phụ nữ trong quan niệm của người Tày. Dưới chế độ cũ, người phụ nữ không được đối xử bình đẳng với nam giới, không được hưởng tài sản, không được đi học. Tuy nhiên, họ vẫn được chồng, con tôn trọng, vì họ giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống gia đình. Nhà nghiên cứu dân gian Vi Hồng còn đặt vấn đề, “hát quan làng ra đời xuất phát từ việc đề cao người phụ nữ” [12,tr. 210 ].


Tình cảm trân trọng, biết ơn của con rể đối với “phụ mẫu dưỡng sinh” còn được thể hiện qua nghi lễ bái lạy, kính rượu cha mẹ với những lời lẽ sâu nặng:

Pỏ mẻ mì cộng liệng khỏi Lý ngư đảy giao hội vụ môn

Đạo phụ mậu như sơn như thủy Kha minh nhi ly tử ơn thâm Liệng lục chắng chắc công pỏ mẻ Lạy hử cần slổng ké rư môn [29]

(Bố mẹ người có công nuôi dạy/ Lý ngư được gai hội vũ môn/ Đạo phụ mẫu như sơn như thủy/ Kha minh nhi lỵ tử ơn thâm/ Nuôi con mới biết công bố mẹ/ Lạy cho người mạnh khỏe sống lâu...)

Với nhiều từ Hán Việt, gắn với tích Minh Hoàng, Phục Hy đời cổ càng làm tăng thêm tính trang trọng, sâu sắc của tình phụ mẫu.

Những bài thơ slắng của Pả mẻ với cô dâu khi “Giờ này thành dâu người thực sự”, hãy biết ứng xử phải đạo với bố mẹ và gia đình làng xóm nhà chồng, biết lo toan, thu vén mọi việc trong nhà, để “người khen cô dâu thông thái, tiếng đồn khắp Bắc Tây Đông”.

..Pỉ slắng noọng cỏi chứ kỉ cằm Noọng là cần nối tông gia nghiệp Thé pú đá mọi fiệc rường hây

Fiệc tôổng them khêm mây nhặm nhọm Pú đá slon hử noọng cằm hâử

Noọng cỏi tỉnh chứ au hủ đảy

Mọi fiệc chứ đâng slẩy lo toan [29]

(Em là người kế nghiệp tông gia nghiệp/ Giúp bố mẹ mọi việc trong nhà/ Việc đồng thêm việc nhà khâu vá/ Ông bà dậy em những câu nào/ Em hãy nghe nhớ sao kì được/ Mọi việc để trong bụng lo toan.)


Nhưng không dừng ở đạo làm con, Thơ lẩu cũng có lời khuyên cha mẹ chồng nên có cách ứng xử hợp lí với con dâu. “Em tôi” còn trẻ người non dạ, nhiều điều lạ lẫm, hãy nhẹ nhàng dạy bảo để đôi bên gia đình được yên tâm vui vẻ:

Noọng khỏi nhằng niên thiếu nắm thông, Phàm phu xằng slon thâng phép tắc.

Ăn lăng mền xằng chắc cỏi slon Pỏ mẻ khôn lục chảu đảy kin.

..Sloong bưởng đảy chồm khua an vị. [29]

(Em tôi còn niên thiếu chưa thông,/ Phàm phu chưa học đường phép tắc./ Cái gì chưa biết hãy bảo ban,/ Bố mẹ khôn con cái được nhờ/...Hai bên được vui mừng an vị.)

Trong thời kì hiện đại, bố mẹ cũng nên khuyên bảo, tạo điều kiên cho con dâu được tham gia và hoàn thành tốt công tác xã hội. Lời Pả mẻ từ Phương Viên, Chợ Đồn đã tâm sự:

Giá huống hảm dú lườn lảu lảu Khi tập thể giao hẩư pjệc chung

Pú giả củng thêm dung slúc toọng [2]

(Đừng hãm giữ ở nhà một chỗ/ Khi tập thể giao cho việc chung/ Ông bà cùng thêm mừng, đẹp ý.)

Thơ lẩu đã thể hiện một cách sâu sắc, tiến bộ về những nguyên tắc ứng xử trong mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ. Đây chính là những bài học quý báu về đạo lí làm con sẽ theo cô dâu, chú rể đến hết cuộc đời.

2.2.2. Nguyên tắc ứng xử trong quan hệ vợ chồng

Nói về đạo nghĩa vợ chồng, ca dao người Việt có câu: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Những bài Thơ lẩu của người Tày ở Hà Vị cũng nhấn mạnh tới sự hòa thuận, thủy chung trọng đạo nghĩa vợ chồng.


Lời Pả mẻ căn dặn cô dâu: vợ chồng là đôi bạn tri âm, tri kỷ, luôn có nhau trong mọi hoàn cảnh, phải biết bảo ban nhau làm ăn, chăm lo cuộc sống gia đình:

- Phùa mjê điếp căn Mì chin puộn tởi

(Vợ chồng hòa thuận/ No ấm suốt đời) [16]

- Hất fiệc rườn fiệc bản đây đo

...mjê choong cò pạn tởi [29]

( Làm việc nhà việc bản có nhau /...vợ chồng tâm đầu ý hợp).

Dặn chú rể biết che chở cho vợ, hai người phải thương yêu, nhường nhịn lẫn nhau để trong ấm ngoài êm, như vậy mới phải đạo nết vợ chồng:

Tôi phua mjê kin phuối thuẩn căn Mjê nhả phua cỏi dằng slắc ỷ

Phua đá mjê đắc đỉ hét đây Thôi đoạn liệu au pây mà tó

Chùa căn cỏi lo toan hết phiệc Chẳng chủ cạ đạo niết phùa mjê [29]

(Lẽ vợ chồng ăn nói thuận tình/ Vợ giận chồng làm thinh/ Chồng mắng vợ cũng đừng lên tiếng/ Xong thôi cùng nấu nướng làm ăn/ Rủ nhau hãy lo toan mọi việc/ Phải đạo nết vợ chồng).

Bởi lẽ, cuộc sống vợ chồng cũng có những lúc “cơm không lành, canh chẳng ngọt”. Hơn ai hết, người phụ nữ phải có cách cư xử khéo léo, tế nhị để gìn giữ hạnh phúc. Lời Pả mẻ ở Phương Viên, Chợ Đồn cũng căn dặn cô dâu:

Lọ lăng tình pỏ mẻ chay lườn Lăng phiến khỏe bại cằm tăn dốc

...Hay pò đá nhịn phây thắc ỷ Giả vờ lầu cảnh ón hết đay. [2]


(Huống chồng, vợ trong nhà lâu ngày/ Sao tránh khỏi những lời sai trái/ Ngộ chồng mắng nhịn đi đôi chút/ Giả vờ mình bẽn lẽn làm lành).

Cùng với đó, hai vợ chồng phải sống thủy chung, son sắt, vun đắp hạnh phúc trăm năm:

Vun khủa cằm thủy chung hâng vằn Chin dú bố hẩử cằm họ cạ

Bố hâử pja luây khe, lìa khuổi Giá hâử bjoóc xằng phung đã tốc

Bố hâử bưởm mèng bân lai bjoóc [2]

(Vun đắp chữ thủy chung lâu dài/ Ăn ở đùng có lời họ nói/ Đừng làm cá trôi suối, lìa sông/ Đừng làm hoa chưa nở đã rụng).

Ý thức rất rõ về đạo nghĩa vợ chồng, thanh niên nam nữ Hà Vị đã gửi gắm lời dăn dò qua lời chúc cô dâu chú rể:

Chúc Khươi lùa shong bạn pác pi Hạnh phúc cắp chăn mì mại mại Mọi công phiệc eng, cải bấu lo

Shoong phùa mề cần nhò, cần chướng. [16]

(Chúc dâu rể hai bạn trăm năm/ Hạnh phúc cộng giàu sang mãi mãi/ Mọi công việc nhỏ, to chẳng ngại/ Hai vợ chồng người lo, người đắp.)

Gia đình là nền tảng xã hội, gia đình có êm ấm hòa thuận thì xã hội mới phát triển bền vững được. Các bài Thơ lẩu trực tiếp khuyên bảo đôi vợ chồng trẻ nhưng cũng gián tiếp rút ra bài học sâu sắc về đạo nết vợ chồng.

2.2.3. Nguyên tắc ứng xử trong quan hệ với tiên tổ, họ hàng

Xuất phát từ quan niệm,“thứ nhất phải có tổ tiên, thứ nhì phải có họ hàng” của người Tày Hà Vị nên trong các bài hát Thơ lẩu đã phản ánh khá rõ nét những nguyên tắc ứng xử trong mối quan hệ với tổ tông, nguồn cội.

Trong tâm thức của họ, tổ tiên là đấng anh linh, một lực lượng siêu nhiên, có khả năng “thông tam giới”, xua đi cái xấu, đem đến mọi điều tốt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023