động Mobile Marketing hay với mỗi độ tuổi khác nhau, xu hướng hành vi của người tiêu dùng đối với hoạt động Mobile Marketing cũng khác nhau. Kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu của Tsang (2004) khi nghiên cứu kết luận: với mỗi nhóm tuổi khác nhau của đối tượng điều tra, sẽ dẫn đến sự khác nhau về thái độ và hành vi xử sự của họ đối với hoạt động Mobile Marketing. (Bảng 4.30)
Bảng 4.30: Độ tuổi * Hành vi Crosstabulation
Độ tuổi | |||||||
< 23 | 23-34 | 35-45 | >45 | Tổng | Sig. | ||
Bỏ qua, không quan tâm | n | 92 | 182 | 43 | 48 | 365 | .000 |
% | 25.2% | 49.9% | 11.8% | 13% | 100% | ||
Xóa tin nhắn quảng cáo | n | 45 | 86 | 21 | 27 | 179 | |
% | 25.1% | 48.0% | 11.7% | 15% | 100% | ||
Mở ra đọc tin nhắn quảng cáo | n | 169 | 105 | 7 | 10 | 291 | |
% | 58.1% | 36.1% | 2.4% | 3% | 100% | ||
Lưu lại để khi nào cần có thể xem lại | n | 12 | 9 | 0 | 0 | 21 | |
% | 57.1% | 42.9% | 0.0% | 0% | 100% | ||
Đọc kỹ để tìm kiếm thông tin cần thiết cho mình | n | 89 | 46 | 4 | 6 | 145 | |
% | 61.4% | 31.7% | 2.8% | 4% | 100% | ||
Gửi chuyển tiếp cho bạn bè, người thân đang cần thông tin về sản phẩm, dịch vụ được quảng cáo | n | 6 | 3 | 0 | 0 | 9 | |
% | 66.7% | 33.3% | 0.0% | 0% | 100% | ||
Sử dụng thông tin của tin nhắn quảng cáo làm cơ sở mua hang | n | 34 | 19 | 2 | 3 | 58 | |
% | 50.0% | 39.6% | 3.4% | 5% | 100% | ||
Tham gia các chương trình được quảng cáo | n | 20 | 10 | 0 | 0 | 30 | |
% | 66.7% | 33.3% | 0.0% | 0% | 100% | ||
Thông báo tin nhắn rác cho nhà mạng hoặc gọi điện, nhắn tin từ chối nhận tin nhắn quảng cáo | n | 18 | 8 | 1 | 1 | 28 | |
% | 64.3% | 28.6% | 3.6% | 4% | 100% |
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Số Tin Cậy Của Thang Đo “Sự Phiền Nhiễu”
- Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Người Tiêu Dùng
- Kết Quả Phân Tích Hồi Quy Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Tới Thái Độ Của Người Tiêu Dùng Đối Với Mobile Marketing
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Người Tiêu Dùng Đối Với Hoạt Động Mobile Marketing
- Nhóm Đề Xuất Đối Với Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Mobile Marketing
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng đối với hoạt động Mobile Marketing tại khu vực nội thành Hà Nội - 21
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
Con số thống kê ở bảng 4.30 trên đây cho thấy một xu hướng rất rõ ràng: khi độ tuổi tăng lên, người tiêu dùng có xu thế thực hiện càng nhiều hành vi mang tính tiêu cực hơn. Những người thuộc độ tuổi < 23(nhóm tuổi trẻ)có xu hướng thực hiện những hành mang tính tích cực nhiều hơn so với các độ tuổi khác: 45% trong số những người thuộc độ tuổi <23 lựa chọn phương án thực hiện hành vi mang tính tiêu cực đối với hoạt động Mobile Marketing là “không quan tâm” và “xóa” ngay khi nhận được tin nhắn quảng cáo. Chỉ số này với các độ tuổi khác cao hơn rất nhiều: 72% (độ tuổi từ 23- 34), 91% (độ tuổi từ 35-45) và 87% (độ tuổi > 45). Hơn thế nữa, với hành vi“đọc để tìm kiếm thông tin cần thiết cho mình”, số lượng những người trong độ tuổi này cũng chiếm tỉ lệ cao nhất.
Tuy nhiên, khi xem xét một hành vi khác mà các doanh nghiệp mong đợi: hành vi “sử dụng thông tin của tin nhắn quảng cáo làm cơ sở mua hàng”, ta thấy tỉ lệ những người trong nhóm tuổi trẻ thực hiện hành vi này thấp hơn so với độ tuổi từ 23 đến 34. Ta có thể lý giải nguyên nhân của vấn đề này như sau: cho dù những người ở độ tuổi < 23 rất quan tâm và bị hấp dẫn bởi những thông tin được quảng cáo qua tin nhắn nhưng phần lớn trong số họ là những người độc thân, đặc biệt là chưa làm ra thu nhập cũng như chưa phải quản lí việc mua sắm, chi tiêu cho gia đình nên họ sẽ ít sử dụng thông tin đó để làm cơ sở mua hàng hơn so với những người đã có gia đình và các bà nội trợ.
4.5.4.3 Trình độ học vấn
Để kiểm định giả thuyết về mối liên hệ giữa trình độ học vấn của người tiêu dùng với hành vi của họ đối với hoạt động Mobile Marketing, giả thuyết thống kê H0 được đặt ra như sau:
- Giả thuyết H0: Trình độ học vấn không liên quan đến hành vi của người tiêu dùng đối với hoạt động Mobile Marketing.
Với ba nhóm trình độ học vấn được đưa vào phân tích, kết quả kiểm định Chi-bình phươngcho thấy chỉ số Sig. (p-value) = 0,331> 0,05 (mức ý nghĩa) nên căn cứ vào lý thuyết về kiểm định Chi-bình phương, nghiên cứu không đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0.Vì vậy, có thể kết luận: sự khác biệtvề trình độ học vấn giữa các nhóm được điều tra không ảnh hưởng tới hành vicủa họ đối với hoạt động Mobile Marketing. (Bảng 4.31)
Bảng 4.31:Chi-Square Tests: Trình độ học vấn * Hành vi
Value | Df | Asymp. Sig. (2-sided) | |
Pearson Chi-Square | 16.217a | 9 | .331 |
Likelihood Ratio | 18.708 | 9 | .017 |
Linear-by-Linear Association | .202 | 1 | .653 |
N of Valid Cases | 835 |
a. 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 5.89.
4.5.4.4 Nghề nghiệp
Để kiểm định giả thuyết về mối liên hệ giữa nghề nghiệp của người tiêu dùng với hành vi của họ đối với hoạt động Mobile Marketing, giả thuyết H0 được đặt ra như sau:
- Giả thuyết H0: Nghề nghiệp không liên quan đến hành vi của người tiêu dùng đối với hoạt động Mobile Marketing.
Kết quả kiểm định Chi-bình phương với hành vi của bốn nhóm nghề nghiệp xác định chỉ số Sig. (p-value)= 0,413> 0,05 nên ta không thể bác bỏ giả thuyết H0, hay khẳng định giả thuyết H10, có nghĩa là nghiên cứu khôngđủ bằng chứng để chứng minh sự khác biệt về nghề nghiệp có liên quan đếnsự khác biệt về hành vi của người tiêu dùng đối với hoạt động MobileMarketing. (Bảng 4.32)
Bảng 4.32:Chi-Square Tests: Nghề nghiệp * Hành vi
Value | Df | Asymp. Sig. (2-sided) | |
Pearson Chi-Square | 32.946a | 9 | .413 |
Likelihood Ratio | 28.125 | 9 | .036 |
Linear-by-Linear Association | .365 | 1 | .251 |
N of Valid Cases | 835 |
a. 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 6.34.
4.5.4.5 Thu nhập
Để kiểm định giả thuyết về mối liên hệ giữa thu nhập của người tiêu dùng với hành vi của họ đối với hoạt động Mobile Marketing, giả thuyết H0 được đặt ra như sau:
- Giả thuyết H0: Thu nhập không liên quan đến hành vi của người tiêu dùng đối với hoạt động Mobile Marketing.
Có 4 nhóm thu nhập được đưa vào phân tích Chi-bình phương, có chỉ số Sig. = 0,196 > 0,05, do đó ta không thể bác bỏ giả thuyết H0., có nghĩa là dữ liệu thu được từ nghiên cứu không đủ cơ sở để khẳng định hành vi của người tiêu dùng đối với hoạt động Mobile Marketing hay hành vi của ngườitiêu dùng đối với hoạt động Mobile Marketing không chịu ảnh hưởng bởi sựkhác biệt về thu nhập. (Bảng 4.33)
Bảng 4.33:Chi-Square Tests: Thu nhập * Hành vi
Value | Df | Asymp. Sig. (2-sided) | |
Pearson Chi-Square | 11.008a | 9 | .196 |
Likelihood Ratio | 10.732 | 9 | .022 |
Linear-by-Linear Association | .197 | 1 | .354 |
N of Valid Cases | 835 |
a. 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 5.43.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT
5.1 Tổng kết
5.1.1 Hành vi của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội đối với hoạt động Mobile Marketing
Như đã đề cập trong phần đầu của luận án, việc xác định thái độ và hành vi của người tiêu dùng có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của hoạt động Mobile Marketing. Nó một mặt giúp doanh nghiệp có thể hiểu và dự báo được phản ứng của người tiêu dùng đối với các chương trình Mobile Marketing đang và sắp được thực hiện, mặt khác nó cũng là một thước đo tương đối chính xác hiệu quả mà các chương trình, chiến dịch Mobile Marketing mang lại cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của nó tới thái độ và hành vi của người tiêu dùng có thể giúp doanh nghiệp tìm ra những giải pháp phù hợp để thúc đẩy những hành vi tích cực và hạn chế những hành vi tiêu cực của người tiêu dùng đối với hoạt động Mobile Marketing.
Hiện nay, có rất nhiều cách xác định hành vi của người tiêu dùng đối với hoạt động Marketing nói chung và Mobile Marketing nói riêng. Tuy nhiên đối với hoạt động Mobile Marketing, nghiên cứu xác định người tiêu dùng có chín hành vi cơ bản được chia thành hai nhóm bao gồm: (1) nhóm hành vi diễn rangay tại thời điểm người tiêu dùng nhận được tin nhắn quảng cáo, Marketing và (2) nhóm hành vi diễn ra sau khi người tiêu dùng đã mở tin nhắn quảng cáo, Marketing. Cụ thể là:
- Nhóm hành vi diễn ra ngay khi nhận được tin nhắn quảng cáo, Marketing: Mở tin nhắn, Không quan tâm, Xóa,
- Nhóm hành vi diễn ra sau khi người tiêu dùng đã mở tin nhắn quảng cáo, Marketing: đọc và tìm kiếm thông tin cần thiết; lưu tin nhắn lại để xem lại khi cần; sử dụng thông tin của Mobile Marketing làm cơ sở lựa chọn hàng hóa; gửi chuyển tiếp thông tin Mobile Marketing cho bạn bè, người thân; tham gia các chương trình Mobile Marketing và nhắn tin từ chối nhận thông tin Mobile Marketing
Trong số 9 hành vi trên, có 3 hành vi được đánh giá là mang tính chất tiêu cực là: không quan tâm, xóa và nhắn tin, gọi điện từ chối nhận thông tin Mobile Marketing. Sáu hành vi còn lại là những hành vi mang tính tích cực.
Sau khi tổng hợp, phân tích dữ liệu điều tra thu thập được, nghiên cứu có thể đưa ra ba kết luận chính về xu hướng hành vi của người tiêu dùng tại khu vực nội thành Hà Nội đối với hoạt động Mobile Marketing, cụ thể như sau:
- Nhìn chung, người tiêu dùng ở khu vực nội thành Hà Nội có xuhướng thực hiện những hành vi mang tính tiêu cực đối với hoạtđộng Mobile Marketing, cụ thể là: khoảng hai phần ba (65%) những người tham gia trả lời cho biết họ sẽ thực hiện hai hành vi không tích cực là “không quan tâm” và “xóa” ngay khi họ nhận được tin nhắn quảng cáo và chỉ có 35% còn lại quyết định mở tin nhắn ra xem. Trong số những người thực hiện hành vi mở tin nhắn quảng cáo, có 50% đọc và để tìm kiếm thông tin, 20% sử dụng thông tin của tin nhắn quảng cáo làm cơ sở mua hàng, 7% quyết định lưu lại tin nhắn quảng cáo, 10% tham gia các chương trình được quảng cáo qua tin nhắn và 10% còn lại sẽ thực hiện
hành vi thông báo tin nhắn rác cho nhà mạng hoặc nhắn tin từ chối tin nhắn quảng cáo.
- Sự khác biệt về giới tính có ảnh hưởng nhiều đến xu hướng hànhvi của người tiêu dùng đối với hoạt động Mobile Marketing, thể hiện ở việc những người thuộc giới tính Nữ có tỉ lệ thực hiện các hành vi mang tính tiêu cực chỉ bằng một phần hai những người thuộc giới tính Nam (66%/34%). 85% những người thuộc giới Nữ “sử dụng thông tin của tin nhắn quảng cáo làm cơ sở mua hàng”, trong khi tỉ lệ này ở Nam giới chỉ chiếm một con số khá khiêm tốn 15% (tương đương với 1/6 so với giới Nữ). Vì vậy, doanh nghiệp cần có những kịch bản Mobile Marketing phù hợp và hấp dẫn hơn với từng phái để nâng cao tỉ lệ hành vi tích cực ở mọi đối tượng người tiêu dùng thay cho những chương trình có nội dung “không rõ giới tính” như hiện nay.
- Những người thuộc các nhóm tuổi khác nhau có xu hướng hànhvi khác nhau đối với hoạt động Mobile Marketing. Độ tuổi càng cao thì người tiêu dùng càng có xu hướng thực hiện những hành vi tiêu cực đối với hoạt động Mobile Marketing. Ngược lại, những người có độ tuổi càng trẻ (<23 tuổi) sẽ càng có nhiều hành vi mang tính tích cực đối với hoạt động này. Ví dụ như hơn một nửa những người thực hiện hành vi lưu lại tin nhắn quảng cáo (57%) là những người thuộc nhóm tuổi trẻ hay 66% tổng số người thực hiện hành vi tham gia các chương trình được quảng cáo cũng thuộc nhóm tuổi này. Nguyên nhân là do những người trẻ thường hứng thú và quan tâm nhiều đến những công nghệ, sản phẩm, dịch vụ mới, trong khi Mobile Marketing lại là một hình thức Marketing rất mới mẻ, vì vậy việc các chương trình
Mobile Marketing hấp dẫn giới trẻ là điều rất dễ hiểu. Ngoài ra, nhóm tuổi thứ 2 (từ 23-34 tuổi) thường là những người đã đi làm và có thu nhập cũng có tỉ lệ cao trong việc thực hiện những hành vi mang tính tích cực.
Tổng kết lại, khi quyết định sử dụng kênh Mobile Marketing, doanh nghiệp nên hướng các hoạt động tới những người có độ tuổi trẻ. Điều này cũng tương tự như các dịch vụ, sản phẩm mang tính công nghệ cao khác.
5.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội đối với hoạt động Mobile Marketing
Bên cạnh việc xác định xu hướng hành vi của người tiêu dùng, nghiên cứu còn tiến hành tìm hiểu các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng tới đến hành vi của người tiêu dùng đối với hoạt động Mobile Marketing. Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội đối với hoạt động Mobile Marketing chịu sự tác động của hai nhân tố chính là Thái độ và Kinh nghiệm của họ đối với các chương trình Mobile Marketing. (Hình 5.1)
3.339
Hành vi
Kinh nghiệm
- 0.802
Thái độ
Hình 5.1: Mức độ ảnh hưởng của Thái độ và Kinh nghiệm tới Hành vi của người tiêu dùng đối với hoạt động Mobile Marketing