Trong đám cưới, tục thờ cúng được thể hiện qua: lễ cúng mời, trình báo, xin phép tổ tiên (được thực hiện cả hai bên gia đình), đã được chúng tôi phân tích ở trên. Đây là nghi lễ rất quan trọng, thể hiện sự thành kính, biết ơn chân thành sâu sắc của con cháu đối với tổ tiên, đồng thời cũng cầu mong tiên tổ phù hộ, chúc phúc cho đôi trẻ, và gia đình được hạnh phúc, may mắn.
2.4.2.5. Giải vẻ (quét tạp uế): là tín ngưỡng thường được Then, Pựt, Tào
- tầng lớp trung gian giữa âm và dương, có phép thuật, có khả năng tiếp xúc với cả ba cõi - thực hiện để quét tẩy uế tạp trong nghi lễ cúng. Họ thường sử dụng cành cây Thanh Ba, Thanh Thảo (Theo truyền thuyết dân tộc Tày, loại cây này là hiện thân của những người con gái đẹp trinh trắng) để vừa hát, múa, vừa vẩy rượu (nước) nhanh, mạnh, dứt khoát về các phía với ý xua đuổi tà ma, những bụi trần, đón chào mọi điều tốt đẹp sẽ tới.
Trong đám cưới, tín ngưỡng này được thể hiện khá linh hoạt.Trước khi tiến hành nghi lễ trước bàn thờ tiên tổ, Quan làng phải diễn xướng “quét tạp uế”, hàm ý quét cho “sạch”, cho “thơm” mới rước tiên tổ về chứng nhận và chúc phúc cho đôi trẻ.
...Nếu có uế trên bàn tôi quét Quét đi chốn nhà ham
Quét đi bàn nhà tướng
..Tôi quét bàn thơ mẹ Hoa...[16]
Cũng có lúc, Pả mẻ “Giải vẻ” - vẩy nước lã lên người Quan làng lấy cớ “tẩy uế” - thực ra đây là một thử thách, đùa vui với nhà trai:.. “Hãy ra đây giải vẻ, giải cả ông Quan làng, phù rể”. Trong trường hợp này, Quan làng tỏ ra rất nhanh trí để vượt qua thử thách bằng cách, bày tỏ quan điểm không đồng tình bởi nếu làm như vậy sẽ trở thành mê tín:“làm như vậy, xấu hổ người cười.”[29]
Như vậy, những vấn đề mà Thơ lẩuđã phản ánh ở trên sẽ là nguồn tư liệu quý báu cho những nhà dân tộc học muốn nghiên cứu về chế độ hôn nhân
cũng những tục lệ, tín ngưỡng dân gian của người Tày ở Hà Vị. Từ đó, chúng tôi thấy rằng, cần trân trọng và phát huy những yếu tố tích cực, đồng thời loại bỏ những yếu tố tiêu cực, bởi xét đến cùng thì, phong tục, tục lệ, tín ngưỡng dân gian đều chất chứa nhiều ý nghĩa hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
* Tiểu kết:
Như vậy, trong chương 2 của luận văn chúng tôi đã đi tìm hiểu Thơ lẩu của người Tày ở Hà Vị - Bạch Thông - Bắc Kạn trên phương diện một số nội dung cơ bản. Qua khảo sát 150 bài Thơ lẩu được sưu tầm nơi đây, chúng tôi nhận thấy: Về cơ bản, nội dung Thơ lẩu Hà Vị tương đối ổn định, cơ bản thống nhất với các bài hát đám cưới của dân tộc Tày – Nùng nơi vùng cao Việt Bắc. Hệ thống các bài hát Thơ lẩu được diễn xướng theo trình tự nghi thức hôn lễ cho ta thấy được phần nào những nét đẹp trong văn hóa ứng xử, những truyền thống đạo lí, lối sống trọng tình nghĩa của đồng bào. Cảm nhận được thế giới tinh thần vô cùng phong phú của người Tày, ở đó có sự kết hợp tuyệt vời giữ tâm hồn và trí tuệ trí dân gian, làm thăng hoa những ước mơ, khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp, giàu sang, hạnh phúc và tràn ngập tình yêu thương. Đồng thời, làm sống lại những phong tục tập quán, tục lệ cưới xin và tín ngưỡng dân gian của tộc người Tày. Tuy nhiên, với tư cách là một thể loại văn học dân gian, tác phẩm được truyền từ địa phương này sang địa phương khác, từ người này sang người khác, một phần có tính chất truyền miệng nên lời thơ trong cùng một bài có sự thay đổi chút ít. Tìm hiểu vị khách du lịch đến Hà Vị, sự “nhập gia tùy tục” của họ là điều mà chúng tôi luôn ý thức trong quá trình nghiên cứu của mình.
Với giá trị nội dung toát lên tư tưởng tiến bộ, những giá trị nhân văn và mang tính nhân dân sâu sắc ấy, Thơ lẩu của người Tày ở Hà Vị mãi là một thể dân ca đẹp trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc tỉnh Bắc Kạn. Góp phần làm giàu thêm nền văn hóa – văn nghệ dân gian của các dân tộc vùng cao Việt Bắc nói riêng cũng như nền văn hóa – văn nghệ các dân tộc thiểu số cả nước nói chung.
Chương 3
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG
THƠ LẨU CỦA NGƯỜI TÀY Ở HÀ VỊ, BẠCH THÔNG, BẮC KẠN
Giá trị nổi bật của các bài Thơ lẩu là ở mặt nghệ thuật văn học. Đó là những áng văn chương ưu tú, những viên ngọc quý của nền văn học dân gian Tày. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sẽ tìm hiểu nghệ thuật Thơ lẩu ở những đặc điểm tiêu biểu sau:
3.1. Nhan đề, thể thơ
3.1.1. Nhan đề
Khảo sát 150 bài thơ được sưu tầm ở Hà Vị chúng tôi nhận thấy, hầu hết các bài thơ đều có nhan đề (117/150 bài thơ có nhan đề riêng, 33/ 150 bài không đặt nhan đề nhưng lại là lời đối đáp trong một chủ đề như mời rượu, mời cơm, mời nước chè, mừng dâu rể của Quan làng, Pả mẻ) và nhan đề các bài thơ thường gắn với tên nghi lễ hoặc một số thủ tục trong đám cưới. Ví dụ như:
Nhan đề bài thơ | Nghi lễ, thủ tục trong đám cưới | |
1 | - Cất dây chăng ngang đường | Tục chăng dây, giữ cửa |
2 | - Mở gánh lễ, Nộp lễ | Nộp lễ vật |
3 | - Xin thắp đèn, thắp hương, - Quét tạp uế | Thủ tục để trình tổ |
4 | - Rể trình tổ - Dâu trình tổ | Rể, dâu lạy trước bàn thờ |
5 | - Xưng Quan làng - Xưng Pả mẻ | Hỏi người dẫn đường |
6 | - Mời lạy tổ tiên - Mời lạy bố mẹ - Mời lạy họ hàng | Thủ tục nhận cha mẹ, họ hàng |
7 | - Giao bằng biên | Trao tiền mừng |
8 | - Nộp dâu | Nộp dâu (rể). |
Có thể bạn quan tâm!
- Thơ Lẩu Thể Hiện Những Nguyên Tắc Ứng Xử Tinh Tế, Khéo Léo Đúng Đạo Lí, Lối Sống Trọng Tình Nghĩa
- Uớc Mơ, Khát Vọng Về Một Cuộc Sống Tốt Đẹp
- Thơ Lẩu Phản Ánh Các Vấn Đề Lịch Sử, Xã Hội
- Thơ Lẩu của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn - 11
- Thơ Lẩu của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn - 12
- Thơ Lẩu của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn - 13
Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.
Dù không đặt tên riêng cho từng bài thơ, nhưng nhà nghiên cứu Nông Minh Châu trong cuốn “Dân ca đám cưới Tày - Nùng” lại xếp các bài thơ đám cưới theo từng giai đoạn của đám cưới như: Chăng dây, Trải chiếu, Trình tổ, Mời cơm, Nộp dâu...và đây cũng là những nghi lễ cần thực hiện trong một đám cưới cổ truyền của người Tày.
Như vậy, có thể thấy, dù có lưu truyền ở vùng này hay vùng khác, thì các bài Thơ lẩu vẫn có cùng một nhan đề và nhan đề ấy thường gắn với những nghi lễ trong đám cưới. Cách đặt nhan đề này sẽ tạo sự tập trung cao độ cho chủ đề bài thơ, tránh nhầm lẫn cho người hát và người nghe. Đây cũng chính là điểm khác biệt của Thơ lẩu so với các thể loại thơ ca khác trong kho tàng văn học dân gian.
3.1.2. Thể thơ
Thể thơ là yếu tố quan trọng trong nghệ thuật ngôn từ của dân ca. Nó chi phối tới kết cấu, nhịp điệu, vần điệu của bài thơ. Khảo sát 150 bài thơ, với
2.386 dòng thơ được sưu tầm ở Hà Vị, Bạch Thông chúng tôi nhận thấy, hầu hết các bài Thơ lẩu đều là thể thơ bảy chữ (thất ngôn) 102/150 bài (chiếm 68%). Nhưng nhiều khi, để diễn tả những tình cảm phức tạp hơn thì tác giả dân gian sẽ kết hợp sử dụng các thể khác như: thể bốn tiếng 02/150 bài (chiếm 1,3%), thể tự do có 46/150 bài (chiếm 30,6%) tạo nên những sự phong phú về thể thơ, sự đa dạng trong cách thể hiện nội dung. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi xin giới thiệu hai thể thơ chủ yếu của Thơ lẩu ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn: Thể thất ngôn và thể Tự do.
3.1.2.1. Thể thơ thất ngôn:
Đây có thể coi là thể thơ khá phổ biến của thơ ca dân gian của các dân tộc thiểu số Việt Nam, trong đó có Thơ lẩu của người Tày. Phần nhiều các bài Thơ lẩu đều là thể thơ bảy chữ bắt vần lưng, thông thường chữ thứ năm của câu dưới vần với chữ cuối cùng (thứ bảy) của câu trên. Cách gieo vần này tạo
nên nhịp điệu cho mỗi câu thơ và cho cả đoạn thơ, tạo thuận lợi cho người hát, dễ nhớ dễ thuộc. Ví dụ:
Tiếng | Tạm dịch: | |
Kính chiềng mừa đẳm tổ gia tiên | 7 | Kính trình lên bàn tổ gia tiên |
Cụm tu rườn bình yênkhang thái | 5,7 | Phù hộ được bình yên kháng thái |
Cụm lục rườn đảycảimà luông | 5 | Cửa nhà cùng con cái khỏe khôn |
Giờ nảy đảy pền rườn đuổipậu | 7 | Giờ này được thành hôn sớm sủa |
Chắng tặt mì bômlẩukỉnh thâng | 5 | Mới đặt có mâm cỗ kính dâng. |
[Thơ lẩu, 129] |
Tuy nhiên, cách gieo vần lưng cũng có sự linh hoạt, đôi khi thay đổi vị trí gieo vần, tạo sự đa dạng trong diễn đạt nội dung như đoạn thơ sau:
Tiếng | Tạm dịch: | |
Khỏi chiềng mừa phú túc khang ningKhỏi so lịnhbằng biên xuân họ Ỷ như luật tởi cổ tuyền mà Tuyền sle hử tởi ra bắt chướcVẳn nảy vằn lệ lượclẩu châm Khỏi so lịnh bằng ngần tục lẹ. [29] | 7 3 7 5,7 5,7 5 | Tôi trình cùng túc phúc khang ninh Tôi xin lĩnh bằng biên xuân họ Theo như luật đời cổ truyền về Truyền để cho đời ta bắt chước Hôm nay ngày lễ lược hôn Tôi xin lĩnh bằng biên theo lệ |
Khảo sát đoạn thơ trên ta thấy: cách gieo vần “ing” trong câu 1 và câu 2 đã có sự thay đổi: tiếng thứ ba của câu dưới vần với tiếng thứ bảy của câu trên; còn câu 2 và câu 3 không ăn vần với nhau. Dù hiện tượng này không nhiều nhưng cũng cho thấy cách gieo vần trong thể này không quá cứng nhắc. Về nhịp thơ: Cách ngắt nhịp thơ tạo ra những đoạn có độ dài ngắn khác nhau tạo nên nhịp điệu cho lời hát. Khảo sát 150 bài thơ, có thể xác định
rằng, hầu hết các bài Thơ lẩu đều sử dụng nhịp lẻ, nhịp lẻ trước, chẵn sau (3/4), nhất quán từ đầu cho đến hết bài thơ.Ví dụ:
N | Tạm dịch: | |
Khỏi chiềng mừa / đẳm tổ gia tiên | ¾ | Tôi trình lên bàn tổ gia tiên |
Đẳm cần dú / bình yên khang thái | ¾ | Tổ người ở bình yên khang thái |
Lục lùa mà / cửa đại gia tung Khỏi tải pà / lùa oóc mà tình tổ [29] | ¾ ¾ | Con dâu về cửa đại nhà người Tôi xin đưa dâu hiền trình tổ |
Bài thơ gồm 10 câu thơ, được ngắt nhịp nhất quán là ¾. Trong thơ thất ngôn Đường luật cũng ngắt nhip lẻ, nhưng là chẵn trước, lẻ sau 4/3 . Song đều là cách ngắt nhịp đơn giản, chỉ để ngâm vịnh, một chỗ ngừng nhỏ để tạo âm hưởng cho lời ca.
Trong diễn xướng thì các nhịp thơ không tách bạch, rõ ràng mà giữa các tiếng trong một câu hát có sự kéo dài, luyến láy ở những vị trí nhất định (tiếng thứ 3, 5 và 7), tạo nhạc điệu cho lời hát. Ví như câu: Khỏi chiềng mừa/ đằm tổ gia tiên (Tôi trình về/ bàn tổ gia tiên). Người Tày Hà Vị sẽ hát: kho...oi/ chiềng...mừa/ đằm.../ to...ổ../gia...t...iên. Lối hát này tạo nên âm hưởng dịu nhẹ, dễ đi vào lòng người (về điểm này, chúng tôi đã giới thiệu trong phần 1.3 của luận văn). Có thể nói, nhịp điệu thơ không chỉ là hình thức mà còn là nhịp điệu tâm hồn, thể hiện được nhưng tâm tư, tình cảm, cảm xúc của người hát.
Điểm đáng lưu ý là, số lượng câu thơ trong mỗi bài thơ thường không hạn định. Bài ngắn, từ 6 - 8 - 12 câu như những bài có kết cấu đối đáp: Chối rượu trước ngõ (6 câu), Xin chiếu vắt trên gác (9 câu), xin chiếu ở chân vách (7 câu)...; bài dài có đến hơn 54 câu, chủ yếu là những bài có kết cấu một vế, thực hiện các thủ tục, lễ nghi: xin thắp đèn (25 câu), căn dặn con dâu (32 câu), Mừng nhà (54 câu) v.v... tạo nên thể “Thất ngôn trường thiên” đặc sắc.
3.1.2.1. Thể thơ tự do
Bên cạnh việc sử dụng thể thơ thất ngôn, các tác giả dân gian còn có thể sử dụng kết hợp với các thể 5 tiếng, 8 tiếng và 9 tiếng trong một bài thơ. Trong trường hợp đó, các bài Thơ lẩu rất gần với thể tự do. Nhưng về cơ bản, những bài thơ này có nguồn gốc từ thể thất ngôn, do hoàn cảnh diễn xướng mà làm biến đổi đi (bằng cách thêm, bớt câu, từ, thậm chí cả đoạn thơ) cho phù hợp với nội dung cần thể hiện. Ví dụ:
Khỏi chiềng mừa phụ mẫu dượng sinh (7 tiếng)
Mà nảy nẳng lạy thân (5 tiếng) Lục lẻ lục rườn cần (5 tiếng)
Ỷ như tuyện tởi cổ tuyền mà...(7 tiếng) [29]
(Kính trình lên phụ mẫu dưỡng sinh/ Vào đây ngồi nhận lạy/ Con là con ông bà/ Cháu là cháu thân họ/ Theo như truyện đời cổ truyền về.
Hoặc: - Chúng tôi đâu dám uống một nửa cùng nhau (9 tiếng)
- Không uống quả thấy thẹn với lời mời, (8 tiếng).
Sự thay đổi thể thơ, về cơ bản không làm thay đổi về nhịp, tức là vẫn giữ nhịp lẻ: nhịp ¾ ở câu thơ bảy chữ, nhịp 2/3 ở câu thơ 5 chữ. Nhưng cách gieo vần trong bài thơ lúc này trở nên hết sức đa dạng, không bị gò ép bởi một niêm luật nào. Xin nêu một ví dụ tiêu biểu: “Giải vẻ”gồm 33 câu thơ:
Slíp giờ kẻn / đảy giờ nảy mjạcPácgiờ kẻn / đẩy giờ nảy yên Giờ đảy sle / lục khươi lạy tổ Đẳm cần cỏi / cụm hộ gian san Nhược mì vẻ / chang pàn cỏi giải Tứn tứn / noọng Thanh Ban
Tứn tứn / noọng Thanh Thảo
Chiềng chất nàng / mì thạo kin chay Mởi hử nàng / oóc pây giải vẻ
Giải mừa / bưởng rườn Hác Giải mừa / phạc rườn ham Giải mừa / pàn rườn tưởng Giải mừa / bưởng rườn then
Mởi đẳm lồng / chường ngần cụm hộ Khỏi giải mừa/ pàn chỏ sloong phường Khỏi giải mừa /tu rườn mọi dưởng Đẳm cần dú/ slung slưởng vinh va
Bấu mì vẻ/ nựa pja khẩu lộn
Bấu mì vẻ /pỉ noọng khửn lồng
Khỏi giải mừa/ gia tung thay thảy Khỏi giải mừa/ pàn nảy mẻ va
Công cần/ slống bjoóc mà....[29]
(Mười giờ chọn được giờ này đẹp/ Trăm giờ chọn được giờ này yên/ Giờ tốt rể lạy lên bàn tổ/ Tiên tổ hãy phù hộ gian san/ Nếu có uế trên bàn tôi quét/ Dậydậy em Thanh Ban/ Dậy dậy nàng Thanh Thảo/ Tết nhất nàng thông thạo ăn chay/ Mới cho nàng ra đây tẩy uế/ Quét đi bên nhà Hác/ Quét đi chốn nhà Ham/ Quét đi bàn nhà tướng/ Quét đi hướng nhà then/ Giường bạc mời tổ tiên xuống độ/ Tôi tẩy uế bàn thờ tổ hai phương/ Tôi tẩy uế gia môn mọi thứ/ Tổ tiên ngự sung sướng vinh hoa/ Không uế tạp thịt thà lẫn lộn/ Không uế tạp thân họ anh em/ Tôi quét sạch trong ngoài thay thảy/ Tôi quét bàn thờ mẹ Hoa/ Công người đưa hoa đến..).
Bài thơ có sự xen kẽ giữa những câu thơ bảy tiếng và những câu thơ năm tiếng hết sức hài hòa. Dù vẫn giữ nhịp thơ lẻ (3/4, 2/3) nhưng cách gieo vần của bài thơ thực sự không bị ràng buộc bởi bất kì niêm luật nào mà chịu sự chi phối của mạch cảm xúc, của nội dung ý nghĩa bài thơ. Những dòng thơ 5 chữ, ngắn gọn, súc tích đã góp phần diễn tả những hành động nhanh, dứt khoát với cảm xúc mạnh mẽ để xua đuổi tà ma, quyết sach tạp uế...mời tổ về