Số Người Chưa Thành Niên Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Tây Bị Bắt Từ Năm 2001 Đến 6 Tháng Đầu Năm 2005


sự. BLTTHS cho phép áp dụng biện pháp bắt người không chỉ đối với bị can, bị cáo mà cả những người chưa bị khởi tố hình sự. Việc cho phép mở rộng này là xuất phát từ yêu cầu thực tế của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.

So với các biện pháp ngăn chặn khác được BLTTHS quy định thì bắt người là một trong những biện pháp nghiêm khắc nhất, đồng thời cũng được cơ quan CSĐT sử dụng phổ biến trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Theo số liệu thống kê của PC14 công an tỉnh, từ năm 2001, 2002, 2003, 2004 và 6 tháng đầu năm 2005 cho thấy, số người chưa thành niên trên địa bàn bị bắt trong các trường hợp bắt cụ thể ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Số người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Hà Tây bị bắt từ năm 2001 đến 6 tháng đầu năm 2005



Năm

Tổng số người bị bắt

Số lượng người CTN bị bắt

Trường hợp bắt

Truy nã

Quả tang

Khẩn cấp

Tạm giam

2001

1118

175

24

65

54

32

2002

1172

185

27

66

55

37

2003

1216

172

29

58

49

36

2004

1130

195

25

70

58

42

6/2005

815

143

22

53

43

25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan Cảnh sát điều tra - 8

Nguồn: PC14 - Công an tỉnh Hà Tây


Căn cứ vào số liệu thống kê, chúng ta thấy từ năm 2001 đến tháng 6/2005 toàn tỉnh có 5451 đối tượng bị bắt, trong đó người chưa thành niên bị bắt là 870 (chiếm 16% trong tổng số người bị bắt) cụ thể là 65 người bị bắt trong trường hợp quả tang chiếm 37%. Người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp là 54 chiếm 31%, người bị bắt trong trường hợp truy nã là 24 chiếm 14% và 32 người bị bắt trong trường


hợp bắt bị can để tạm giam chiếm 18% (năm 2001). Tính trung bình, số người chưa thành niên phạm tội bị bắt trên địa bàn tỉnh dao động trên dưới khoảng 172 đối tượng. Có năm tăng cao như năm 2004 là 195 đối tượng nhưng cũng có năm số lượng giảm đi rò rệt như năm 2003 là 172 đối tượng và 6 tháng đầu năm 2005 là 143 đối tượng.

Trong các trường hợp bắt người chưa thành niên phạm tội như đã thống kê ở trên thì việc bắt người phạm tội quả tang chiếm tỷ lệ cao nhất, cụ thể năm 2004 là 70 đối tượng, chiếm 36%, việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp thường dao động từ 28% đến 30%, như năm 2003 là 28% và 6 tháng đầu năm 2005 là 30%. Việc bắt người theo lệnh truy nã chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các trường hợp bắt.Việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam thường dao động từ 18% đến 21%. Thực tế bắt người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh đã được cơ quan CSĐT xem xét một cách thận trọng, tỷ mỷ, khẳng định tính chính xác, đúng đắn ở mức độ cao, không có oan sai.

Nghiên cứu việc áp dụng biện pháp bắt người chưa thành niên phạm tội dưới góc độ pháp luật tố tụng hình sự và quá trình thực hiện của cơ quan CSĐT tỉnh thì việc bắt bừa, bắt ẩu, bắt người chưa đáng bắt, bắt người vì động cơ cá nhân đã được hạn chế. Việc tuân thủ những quy định của pháp luật về các trường hợp bắt, thẩm quyền, thủ tục được chấp hành nghiêm chỉnh, CQĐT cấp trên có sự hướng dẫn, chỉ đạo lực lượng điều tra cấp dưới thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình. Do vậy, kết quả được đã góp phần tích cực vào quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm do người chưa thành niên thực hiện nói riêng.

Dưới góc độ nghiệp vụ, việc áp dụng biện pháp bắt người chưa thành niên phạm tội đòi hỏi cơ quan chức năng thực hiện phải có sự sáng tạo, thông minh, phải áp dụng tốt các phương pháp chiến thuật nghiệp vụ của mình nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm, phòng ngừa việc gây khó khăn cho hoạt động điều tra, đồng thời cũng nhằm


mục đích tấn công tội phạm một cách kiên quyết, đảm bảo được yếu tố bí mật, bất ngờ, vừa bắt được đối tượng mà không xảy ra hậu quả đáng tiếc nào.

Thành quả này cho thấy, trong những năm qua cơ quan CSĐT công an tỉnh đã làm tốt một số vấn đề sau đây:

+ Đối với công tác chuẩn bị: Khi có vụ việc phạm tội xảy ra trên địa bàn tỉnh và đã xác định được thủ phạm, cấp trên trực tiếp chỉ đạo,yêu cầu cán bộ điều tra phải đưa ra được các thông tin cụ thể về đối tượng, đối tượng nào cần bắt trước, bắt sau, bắt trong trường hợp nào, các đặc điểm nhân thân, đặc điểm tình hình dân cư, địa điểm, địa bàn nơi bắt, hoàn cảnh gia đình, đặc điểm của một số thân nhân có quan hệ mật thiết với đối tượng. Thông qua đó, có kế hoạch chi tiết, xác định vị trí, vai trò của các thành viên khi thực hiện, cùng với những trang thiết bị hỗ trợ, và lực lượng phối kết hợp để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tất cả các vấn đề này trước khi tiến hành, đều được đưa ra bàn bạc, thảo luận để các thành viên đóng góp ý kiến, sau đó mới tiến hành thực hiện. Quá trình này trở thành quy trình công tác của cơ quan CSĐT công an tỉnh Hà Tây.

Khi thực hiện việc bắt đối tượng, cơ quan CSĐT đã vận dụng, xử lý linh hoạt và biết phối kết hợp một cách chặt chẽ, từng chi tiết như tạo tình huống, đặt các tín hiệu để thông báo di biến động của đối tượng, vị trí đứng của từng người khi thực hiện lệnh bắt, người đọc lệnh bắt, người theo dòi đối tượng, người giám sát khu vực lân cận và lực lượng dự phòng khi có sự cố xảy ra. Bên cạnh đó, lực lượng tiến hành bắt cũng đã tạo được sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân, lôi kéo được quần chúng nhân dân, cô lập được đối tượng cần bắt, tránh được sự ồn ào, tụ tập của nhiều người vì tò mò, hiếu kỳ gây ách tắc giao thông, cản trở việc bắt giữ và dẫn giải đối tượng, đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân, đem lại niềm tin cho nhân dân đối với cơ quan CSĐT khi thực thi pháp luật.

Mặt khác, trong quá trình thực hiện lệnh bắt, lực lượng tiến hành thường có quá trình tiếp xúc với cán bộ địa phương, thôn xóm làm công tác tư tưởng, yêu cầu họ thu thập các thông tin về dư luận, địa bàn để giải quyết các vấn đề có thể xảy ra


cũng như việc giám sát, theo dòi các di biến động sau khi bắt đối tượng. Công việc này đã được cơ quan CSĐT công an tỉnh thực hiện một cách triệt để và thực tế nó đã phát huy một cách có hiệu quả. Điểm nổi bật trong việc bắt giữ đối tượng mà cơ quan CSĐT công an tỉnh đã thực hiện tốt đó là đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ, trên cơ sở lựa chọn địa điểm bắt, phương pháp và cách tiếp cận địa bàn một cách hợp lý. Vừa bịt kín được những sơ hở thiếu sót, vừa đánh lạc hướng được đối tượng định bắt.

Ví dụ: Năm 2002, trong vụ bắt tên Lê Đính Quý (sinh năm 1985), là đối tượng có lệnh truy nã trong vụ án giết người và cướp tài sản xảy ra ở tỉnh Hà Tây. Biết được tên Quý vừa mới về nhà và có mang theo hung khí nóng, cơ quan CSĐT về các tội an ninh trật tự công an tỉnh đã dùng biện pháp "điệu hổ ly sơn", đưa 02 trinh sát vào nhà đối tên Quí với mục đích "giả trộm" để tên Quí biết, khi tên Quí phát hiện, tưởng là có trộm nên vội vàng cầm gậy đuổi theo mà không phát hiện được điều gì khác lạ, nên khi chạy đến đúng vị trí đã xếp đặt, lực lượng tiến hành đã bắt được tên Lê Đình Quý một cách an toàn và hiệu quả.

+ Thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT, cùng điều tra viên công an tỉnh đã thống nhất được với nhau về nội dung, biện pháp, cơ sở pháp luật và chiến thuật áp dụng. Đạt được điều này là do trình độ lãnh đạo, chỉ đạo của thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT, nắm vững được chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời biết phát huy tính sáng tạo của các điều tra viên.

Hiện nay, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các điều tra viên công an tỉnh cũng từng bước được nâng cao, lãnh đạo cơ quan CSĐT cũng rất chú trọng việc đào tạo, bổ sung kiến thức cho điều tra viên thông qua các lớp học ngắn hạn, dài hạn, do ngành tổ chức nên số điều tra viên công an tỉnh có bằng cấp, có kinh nghiệm thực tế qua tích lũy nhiều năm công tác đã phát huy hiệu quả. Đây là một trong những thế mạnh mà cơ quan CSĐT công an tỉnh duy trì tốt từ trước cho đến nay.


+ Chủ động định hướng được hoạt động bắt giữ đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều tra và ngăn chặn tội phạm trên địa bàn tỉnh cũng như các địa bàn lân cận giáp ranh.

+ Tình trạng bắt oan, sai, vi phạm các thủ tục tố tụng do ý chí chủ quan của điều tra viên công an tỉnh đã được giảm mạnh.

+ Khi thực hiện nhiệm vụ, cơ quan CSĐT đã có sự chuẩn bị chu đáo, đã khai thác được tối ưu các điều kiện, hoàn cảnh, lực lượng, phương tiện hỗ trợ đảm bảo cho việc bắt đối tượng một cách an toàn.

+ Đã có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng từ trinh sát địa bàn đến lực lượng bí mật tiếp cận đối tượng phục vụ tốt cho hoạt động điều tra.

Trên đây là kết quả về tình hình bắt người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây trong những năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, còn có những khó khăn, vướng mắc mà cơ quan CSĐT công an tỉnh đã gặp phải khi bắt người chưa thành niên phạm tội.

2.3.1.2. Những tồn tại trong việc áp dụng biện pháp bắt người chưa thành niên phạm tội

Trên cơ sở phân tích số liệu thống kê, qua các báo cáo tổng kết của PC14 công an tỉnh Hà Tây và khảo sát thực tế ở hai thị xã (Sơn Tây, Hà Đông) và một số huyện trong tỉnh, kết hợp trao đổi với các điều tra viên tham gia bắt người chưa thành niên phạm tội cho thấy vẫn còn một số tồn tại như sau:

- Việc bắt người ở một số huyện trong tỉnh, lực lượng tiến hành bắt còn có sự lạm dụng trường hợp bắt khẩn cấp quá nhiều. Lý giải vấn đề này còn có nhiều quan điểm khác nhau.

Có quan điểm cho rằng, vì tính cấp bách của sự việc đòi hỏi phải phản ứng nhanh, kịp thời nên cần phải xây dựng các tình tiết có tính cấp bách như việc đưa ra các thông tin về lời khai của người làm chứng, hoặc gợi ý để bị can này khai về bị can khác, về tình tiết này hay tình tiết khác.


Có quan điểm lại cho rằng, việc bắt khẩn cấp là đỡ phải chờ VKS phê chuẩn, mất thời gian mà cùng một lúc còn phải giải quyết nhiều vụ án nên bắt khẩn cấp sẽ thuận lợi hơn, dễ làm việc, đỡ phải đi xa xôi, tốn kém. Nhưng lý giải như thế nào chăng nữa thì đó là sự lạm dụng trường hợp bắt khẩn cấp, mặc dù có bắt đúng đối tượng nhưng lại bắt sai quy định ở Điều 303 BLTTHS, hơn nữa đây là một trong những biểu hiện bắt người vì động cơ cá nhân, vì tình trạng điều tra viên được khoán công tác phí, do đó đi lại nhiều sẽ tốn kém nên thường nảy sinh tư tưởng này.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 81 BLTTHS: "Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng" thì việc bắt khẩn cấp là cần thiết vì khi có sự việc xảy ra như vậy không ai dám chắc là không có hậu quả xảy ra. Nhưng tại điểm b, c khoản 1 Điều 81 BLTTHS lại quy định: "Xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn…". Đây là tình huống có vấn đề vì thế nào là "xét thấy "? Cho nên điều tra viên rất dễ lồng ý chí chủ quan của mình vào trong đó. Nó là một trong những vướng mắc, thể hiện ở cả hai vế của một vấn đề: Pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của điều tra viên.

- Việc bắt bị can để tạm giam: Mặc dù đã có sự ràng buộc của pháp luật là đòi hỏi phải có chữ ký của viện trưởng, phó viện trưởng VKS trước khi tiến hành. Nhưng qua nghiên cứu và số liệu thống kê vẫn thấy có vấn đề nảy sinh, đó là sự bất cập về tỷ lệ số lượng bị can bị bắt để tạm giam vào khoảng 18% đến 21%. Tỷ lệ này thấp hơn so với thực tế vì các trường hợp bị can không có dấu hiệu chống đối, không gây cản trở hoạt động điều tra hoặc hành vi của họ phạm vào các tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và không thỏa mãn những quy định tại Điều 303 BLTTHS nên được áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác. Từ đó nảy sinh một số dạng vi phạm:

+ Do điều tra viên và kiểm sát viên quen biết nhau, thống nhất với nhau trong khi đề xuất biện pháp ngăn chặn bắt bị can để tạm giam. Do vậy dẫn đến việc


không vô tư trong hoạt động tố tụng, vi phạm những quy định tại Điều 303 BLTTHS.

+ Việc dùng giấy triệu tập để triệu tập bị can đến cơ quan hoặc đến trụ sở chính quyền địa phương, sau đó tuyên bố bắt đối tượng, nên việc mời người láng giềng hoặc người đại diện chính quyền địa phương chứng kiến sẽ không thực hiện được, điều tra viên tự mình hoàn tất mọi thủ tục theo trình tự pháp luật làm cho việc bắt đó không khách quan.

- Việc bắt người phạm tội quả tang: Luôn luôn chiếm tỷ lệ cao trong các trường hợp bắt, song cũng nảy sinh một số vấn đề:

+ Do cơ quan CSĐT thường tiếp nhận người bị bắt nhiều hơn là từ hoạt động của mình, do đó có liên quan đến nhiều vấn đề đi kèm như sự không thống nhất giữa VKS với CQĐT trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn tiếp theo hoặc lúc đầu VKS đồng ý nhưng sau lại không đồng ý.

+ Việc bắt người phạm tội quả tang thường có diễn biến cấp bách, đột xuất do đó không thể xác định ngay được độ tuổi của đối tượng. Đây là vấn đề mà luật tố tụng hình sự cần quy định cụ thể cho trường hợp bắt này.

+ Khi đối tượng bị bắt, thường những người có trách nhiệm hoặc có uy tín không có mặt kịp thời nên hay xảy ra tình trạng đánh đập người bị bắt ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của họ.

+ Việc bắt giữ người phạm tội quả tang ở các đơn vị xã phường còn đơn giản, xem như là hình thức cảnh cáo, đe dọa, sau đó là tha thứ, không mang tính giáo dục cao.

Tóm lại, qua phân tích những vấn đề nêu trên cho thấy, những tồn tại trong việc bắt người ở địa bàn tỉnh thời gian qua bao gồm:

- Việc bắt người chưa thành niên phạm tội chưa gắn kết với hoạt động điều tra và sự quá tải ở nhà tạm giữ, trại tạm giam.


- Xác định căn cứ để áp dụng các trường hợp bắt cụ thể còn lúng túng, có lúc trở nên sai phạm hay quá lạm dụng việc bắt khẩn cấp, không tuân thủ những quy định của Điều 303 BLTTHS.

- Thủ tục tố tụng có liên quan đến việc bắt người chưa thành niên chưa được quan tâm đúng mức, chưa có quy định cụ thể thủ tục bắt cho đối tượng này.

- Chưa quan tâm đến việc bổ sung những điều kiện, tình huống, sự thay đổi của nền kinh tế - xã hội vào hoạt động chiến thuật bắt giữ người chưa thành niên phạm tội.

- Chưa có sự bắt nhịp với những quy định pháp luật trong BLHS, BLTTHS, luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em, công ước quốc tế về quyền trẻ em của liên hợp quốc. việc tập huấn cho các điều tra viên ở địa phương chưa kịp thời về nội dung của BLHS đối với việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn người chưa thành niên phạm tội.

2.3.2. Tình hình áp dụng biện pháp tạm giữ


Tạm giữ là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang (cả đối với người bị bắt theo lệnh truy nã) để CQĐT có đủ thời gian kiểm tra, xác minh những thông tin về tội phạm cũng như những tình tiết về lời khai của người bị bắt để quyết định khởi tố vụ án hình sự, trả tự do hay áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Trong chương 1, đã nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận về biện pháp tạm giữ. ở phần này, chúng ta tập trung chủ yếu vào thực tiễn việc áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan CSĐT.

2.3.2.1. Thực trạng áp dụng biện pháp tạm giữ


Theo báo cáo tổng kết công tác bắt giam, giữ của PC14 công an tỉnh cho thấy số người chưa thành niên bị tạm giữ từ năm 2001 đến 6/ 2005 như sau:

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí