làm công tác tham mưu cho thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan CSĐT tỉnh, cấp huyện về vấn đề này. Song thực tế những sai sót này trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn có nguyên nhân xuất phát từ năng lực, trình độ yếu kém của điều tra viên, chính trình độ năng lực hạn chế của điều tra viên đã dẫn đến việc phân loại xử lý ban đầu để quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam chưa chặt chẽ mặc dù Bộ Công an đã có nhiều chỉ thị chấn chỉnh công tác bắt, tạm giữ, tạm giam nhưng tình hình chung cho thấy cứ xác định có dấu hiệu tội phạm người phạm tội là đã bắt và tạm giữ, tạm giam, thậm chí còn giam giữ cả đối tượng chỉ vi phạm hành chính. Nhiều trường hợp hành vi, vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng chưa phải xử lý về hình sự như trộm cắp, cờ bạc, gây rối trật tự công cộng đều bị lập biên bản phạm tội quả tang và bị giam giữ theo tố tụng hình sự nhưng sau đó lại chuyển sang xử lý về hành chính. Điều này làm cho số lượng người chưa thành niên bị tạm giữ gia tăng dẫn đến quá tải ở các nhà tạm giữ và làm cho việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với đối tượng này kém hiệu quả.
Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội là hoạt động rất phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động trong đó có các nguyên nhân chủ quan từ phía điều tra viên. Thực tế có trường hợp do tình cảm nể nang tư tưởng thành tích cá nhân, do sự nôn nóng của điều tra viên đã ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng. Đa số các điều tra viên có ý thức trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật song bên cạnh đó vẫn còn có những vi phạm về chuẩn mực đạo đức, phẩm chất sa sút, vi phạm thủ tục tố tụng và những quy định của ngành làm trái pháp luật dẫn đến mất lòng tin ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan CSĐT công an tỉnh.
- Nguyên nhân từ những hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra pháp luật của lực lượng Cảnh sát nhân dân
Để đảm bảo cho pháp luật nói chung được chấp hành và thực thi nghiêm chỉnh thì công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng là hết sức cần thiết đối với quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm
tội của cơ quan CSĐT. Cũng chính vì thế có thể nói những thiếu sót, tồn tại trong thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn có một nguyên nhân từ hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát pháp luật của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Thực tế, ở một số huyện công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc của lãnh đạo có nơi có lúc chưa kịp thời, chặt chẽ và thường xuyên, việc quản lý điều hành kiểm tra còn chung chung, chưa sâu sát, công tác thanh tra và hướng dẫn điều tra của CQĐT cấp tỉnh với cơ quan CSĐT cấp huyện còn ít mà phần lớn là hướng dẫn trực tiếp khi có sai phạm. Trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn gây hậu quả nghiêm trọng thì việc phát hiện xử lý chưa thực sự nghiêm túc, có nơi liên tiếp xảy ra sai phạm nhưng không được chấn chỉnh, xử lý kiểm điểm rút kinh nghiệm kịp thời, chưa xử lý nghiêm đối với người lãnh đạo trực tiếp ở những đơn vị có những điều tra viên sai phạm.
- Do số lượng tội phạm và người phạm tội ở người chưa thành niên tăng
cao
Có thể bạn quan tâm!
- Số Người Chưa Thành Niên Bị Tạm Giữ Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Tây Từ Năm 2001 Đến 6 Tháng Đầu Năm 2005.
- Tình Hình Áp Dụng Biện Pháp Cấm Đi Khỏi Nơi Cư Trú
- Nhận Xét, Đánh Giá Về Việc Áp Dụng Biện Pháp Ngăn Chặn Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Tây Của Cơ Quan Cảnh Sát
- Hoàn Thiện Hệ Thống Những Quy Định Của Pháp Luật Có Liên Quan Đến Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Người Chưa Thành Niên Phạm Tội
- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan Cảnh sát điều tra - 14
- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan Cảnh sát điều tra - 15
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN bên cạnh
những mặt tích cực thì đồng thời xuất hiện những mặt tiêu cực, những mặt trái của nền kinh tế thị trường, đây là điều kiện thuận lợi cho nạn quan liêu tham nhũng trong bộ máy nhà nước ngày càng gia tăng, sự phân hóa giàu nghèo làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp…Những yếu tố tiêu cực này đã tác động trực tiếp đến tình hình tội phạm, đặc biệt là số lượng tội phạm do người chưa thành niên gây ra ngày càng gia tăng, đã đặt ra yêu cầu cần phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Trong khi đó số lượng đội ngũ điều tra viên công an tỉnh còn thiếu, trước những vấn đề phức tạp về tình hình tội phạm nói chung, tội phạm do người chưa thành niên gây ra nói riêng, trước sự chống đối quyết liệt của bọn tội phạm đòi hỏi cơ quan CSĐT phải chủ động việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, vì thế trong những chừng mực nhất định, không thể tránh khỏi những hạn chế, tồn tại khi áp dụng.
- Do sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa cơ quan CSĐT công an tỉnh với các cơ quan, lực lượng khác trong áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Hiện nay, trong cơ quan công an tỉnh có rất nhiều lực lượng khác nhau và mỗi lực lượng có một chức năng, nhiệm vụ riêng. Song có thể nói trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn nếu không giải quyết tốt mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong cơ quan công an thì việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trước và sau khi bắt đối tượng hoặc khi áp dụng biện pháp ngăn chặn khác sẽ khó đạt được hiệu quả. Thực tế đã chỉ ra một trong những nguyên nhân dẫn tới những tồn tại, thiếu sót khi áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên là sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa cơ quan CSĐT với các lực lượng nghiệp vụ khác. Mối quan hệ này đã được xác lập dựa trên các văn bản pháp luật Tố tụng hình sự cũng như các quy định của ngành, việc củng cố kiện toàn nó ở giai đoạn hiện nay cần được quan tâm thỏa đáng. Tuy nhiên, trên thực tiễn hoạt động của điều tra viên và lực lượng nghiệp vụ khác ở công an tỉnh cũng gặp khó khăn đó là khi các lực lượng trinh sát có điều kiện hiểu biết sâu về đối tượng, thực hiện hoạt động nghiệp vụ một cách chi tiết thì phải chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan CSĐT. Do quá trình điều tra vụ án thường bị kéo dài lãng phí thời gian, từ vấn đề đó mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ khác và cơ quan CSĐT càng bị tách rời thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, dẫn đến những ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với đối tượng này.
Tóm lại, trong chương 2 ngoài việc khái quát tình hình tội phạm, những đặc điểm hoạt động tội phạm của người chưa thành niên, luận văn đã trình bày khá rò nét về thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội của cơ quan CSĐT công an tỉnh Hà Tây. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp khắc phục, hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng hình sự cũng như phương pháp, chiến thuật áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội ở địa bàn tỉnh.
Chương 3
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội
trên địa bàn tỉnh hà tây của cơ quan Cảnh sát điều tra
3.1. Dự báo về tình hình phạm tội do người chưa thành niên gây ra trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Hà Tây
Như trong chương 2 đã phân tích về thực trạng người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Căn cứ vào thực tế tình hình người chưa thành niên phạm tội ở địa bàn tỉnh, vào tiềm năng, khả năng hoạt động của cơ quan CSĐT công an tỉnh và các ngành, đoàn thể, đồng thời căn cứ vào xu hướng phát triển chung của tình hình kinh tế - xã hội trong thời gian tới có thể đưa ra một số nhận định về sự phát triển của loại tội phạm này được trình bày sau đây.
3.1.1. Dự báo về tình hình phạm tội trong thời gian tới
Việc đưa ra nhận định như trên là xuất phát từ những lý do sau:
- Về mặt kinh tế xã hội: Trong thời gian tới, nền kinh tế thị trường tiếp tục được thực hiện, tình hình kinh tế - xã hội sẽ phát triển cao hơn song bên cạnh đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường vẫn hàng ngày, hàng giờ tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội trên phạm vi cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Hà Tây nói riêng. Với bối cảnh như vậy, tình hình tội phạm và tội phạm là người chưa thành niên gây ra sẽ có xu hướng gia tăng về số lượng cũng như tính chất, mức độ ngày càng phức tạp hơn. Thực tế đã cho thấy do mặt trái tiêu cực của nền kinh tế thị trường, trong tình trạng phân hóa giàu - nghèo có thể lớn hơn, số lượng người thất nghiệp, số lượng các gia đình mải mê làm kinh tế, bỏ bê chuyện học hành của con cái, số lượng trẻ em không đến trường hoặc không theo đuổi học hành đến nơi, đến chốn sẽ còn nhiều và đây là nguồn bổ sung rất lớn vào đội quân
thất nghiệp. Đội quân này có thể đổ xô về các thị xã, thị trấn, sống lang thang, lêu lổng, thoát khỏi sự quản lý, kèm cặp của gia đình và rất dễ đi đến con đường phạm tội. Đồng thời do nền kinh tế mở cửa, hội nhập và phát triển cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phạm tội của người chưa thành niên bởi lối sống thực dụng nơi phồn hoa đô thị, sự trụy lạc của bọn tội phạm nước ngoài sẽ xâm nhập vào Việt Nam và sẽ lây lan, ảnh hưởng đến lớp trẻ, tệ nạn xã hội luôn có mảnh đất để phát triển, đó là bạn đồng hành của tội phạm. Hiện nay, có nhiều phương tiện nghe nhìn, nhiều loại văn hóa phẩm dễ đến hộ gia đình và phổ biến ngoài xã hội, kể cả những văn hóa phẩm đồi trụy, các trò chơi trên mạng internet từ phim ảnh đến truyện khiêu dâm, loạn luân kích dục, yêu đương trên mạng... Tác động trực tiếp đến sự tò mò, hiếu kỳ và đam mê người chưa thành niên trong các cuộc chơi. Thực tế này, nếu không được quản lý tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách, tâm sinh lý và dẫn đến quá trình phạm tội của người chưa thành niên.
- Công tác giáo dục ở nhà trường hiện nay và trong tương lai gần đang có nhiều bất cập, đang được thử nghiệm, từng bước hoàn chỉnh và còn gặp không ít khó khăn, phức tạp. Công việc này không thể một sớm, một chiều mà có thể ổn định, nâng cao chất lượng công tác giáo dục, quản lý học sinh ở các nhà trường. Tình trạng học sinh đi học mà không đến trường lớp, lang thang, cắm quán, cầm đồ, vào mạng chát yêu đương và ma túy đang len lỏi đến học đường là những dấu hiệu đáng buồn cho tình hình thực tiễn hiện nay. Đây là một trong những nguyên nhân sâu xa của tình trạng phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên.
- Thực tiễn công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong thời gian qua cho thấy, về cơ bản tình hình phạm pháp hình sự vẫn không giảm, thậm chí từng nơi, từng lúc còn phức tạp hơn, quá trình gây án mang tính tinh vi xảo quyệt, táo bạo và trắng trợn hơn. Điều đó đã tác động, ảnh hưởng không ít đến người chưa thành niên phạm tội. Trong khi đó việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội của cơ quan CSĐT tỉnh còn nhiều hạn chế, sơ hở và hệ thống hành lang pháp lý phục vụ cho công việc này cũng chưa được hoàn thiện đầy đủ. Đây là những yếu tố khách quan nhưng cũng có vai
trò nhất định trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội. Với những nét về tình hình phạm tội nêu trên cho chúng ta thấy, nếu không có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời thì tình trạng người chưa thành niên phạm tội trong thời gian tới vẫn tiếp tục có chiều hướng gia tăng và sẽ ngày càng phức tạp hơn.
3.1.2. Những loại tội phạm sẽ xảy ra nhiều trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Hà Tây
Như trên đã trình bày, người chưa thành niên phạm tội có thể gây ra hầu hết các loại tội mà bọn tội phạm lớn tuổi có thể thực hiện. Tuy nhiên, qua nghiên cứu đặc điểm tâm lý và khảo sát thực tế như chương 1 và chương 2 đã đề cập thì hành vi phạm tội của người chưa thành niên phổ biến vẫn là xâm phạm về trật tự xã hội nằm trong Chương XII, XIV, XV, XVI phần các tội phạm cụ thể của BLHS 1999 còn các tội xâm phạm về an ninh quốc gia, tham nhũng, kinh tế, chức vụ ở địa bàn tỉnh Hà Tây hầu như không có. Trong thời gian tới, xu hướng phát triển của loại tội phạm là người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Hà Tây, sẽ tập trung chủ yếu vào một số loại tội cụ thể như sau:
- Nhóm sử dụng bạo lực: Giết người, cướp giật, cưỡng đoạt, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng sẽ tiếp tục phát triển, tập trung nhiều ở thị xã, thị trấn, các trục quốc lộ chính như quốc lộ 32, quốc lộ 21A, đường 82..., các vùng giáp ranh giữa tỉnh Hà Tây với tỉnh khác như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nam..., giữa huyện này với huyện khác trong phạm vi tỉnh và ở những vùng có danh lam, thắng cảnh như Chùa Hương ở Mỹ Đức, Đồng Mô ở Sơn Tây, Ao Vua, Thác Đa, Suối Tiên ở Ba Vì.... Sẽ gia tăng và phức tạp đồng thời với đó là việc sử dụng phương tiện, vũ khí như côn, dao, gậy cũng sẽ tăng lên.
- Tội phạm do người chưa thành niên thực hiện có sự chỉ đạo của người lớn tuổi, lôi kéo, xúi giục, tổ chức, tạo điều kiện sẽ ngày một phức tạp hơn. Loại tội phạm có tổ chức của người chưa thành niên dưới dạng băng, ổ, nhóm cũng có chiều
hướng gia tăng. Những vấn đề này sẽ có tác động mạnh mẽ đến trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Tội phạm sử dụng, buôn bán, tàng trữ các chất ma túy, tội phạm đánh bạc sẽ có chiều hướng phát triển nhanh, nhất là tình trạng nghiện hút trong trường học, việc cắm, ký của học sinh, đánh bạc, chơi lô đề, vào mạng internet, chát, yêu đương sẽ phát triển mạnh ở trường học trong khu vực nông thôn nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Tội phạm trộm cắp mà người chưa thành niên thực hiện sẽ tập trung chủ yếu vào những đồ gọn nhẹ, dễ mang đi, dễ tiêu thụ như đồ dùng sinh hoạt, phương tiện đi lại, tiếp tục phát triển. Như chương 2 nói về thực trạng thì loại tội phạm này rất phát triển.
- Tội cưỡng dâm, hiếp dâm ở người chưa thành niên cũng có chiều hướng gia tăng do ảnh hưởng của phim truyện, tranh ảnh mà đặc biệt là trên mạng và tệ nạn ở các tỉnh, thành phố dạt đến... Hiện nay, việc quản lý ở địa bàn tỉnh về các dịch vụ và tệ nạn này còn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề này sẽ liên quan trực tiếp đến tệ nạn xã hội và tình hình phạm tội của người chưa thành niên.
Trên đây là những dự báo về xu hướng trong thời gian tới nó sẽ hoặc có thể xảy ra các trường hợp về người chưa thành niên phạm tội. Do vậy, chúng ta cần phải có định hướng cụ thể, tập trung chỉ đạo, phối kết hợp với các tổ chức, cơ quan đoàn thể trong địa bàn một cách chặt chẽ, có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cần thiết để phục vụ tốt hơn trong việc phòng ngừa, ngăn chặn người chưa thành niên phạm tội.
3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan Cảnh sát điều tra
3.2.1. Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh cần nhận thức đúng đắn về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn
Liên quan trực tiếp đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong quá trình tố tụng hình sự, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 53-CT/TW ngày 21/3/2000 về một số việc cấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000, trong đó quy định về việc xem xét, quyết định bắt trong những trường hợp tuy phạm tội nhưng không đáng bắt, là: "Đối với trường hợp bắt, giam cũng được hoặc không bắt, giam cũng được thì không bắt, giam". Quan điểm này tiếp tục được hoàn thiện và khẳng định trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, đó là: "Những trường hợp chưa cần bắt, tạm giữ, tạm giam thì kiên quyết không phê chuẩn lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam". Mặc dù đây là quy định đối với hoạt động của VKS nhưng cần được coi là định hướng chung đối với hoạt động áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bởi vì theo quy định của BLTTHS thì VKS có quyền phê chuẩn hoặc hủy bỏ lệnh bắt của CQĐT. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị cũng đòi hỏi các cơ quan tư pháp phải nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can trong một số loại tội. Đề án "Giải pháp hạn chế dụng các biện pháp tạm giam đối với bị can trong một số loại tội phạm cụ thể" đã được Tổng cục Cảnh sát chủ trì nghiên cứu xây dựng; Hiện nay theo sự phân công của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp, Đề án nêu trên đang được VKSNDTC tiếp tục hoàn thiện. Trong đó kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc áp dụng biện pháp bắt và tạm giam trong những trường hợp có thể thay thế bằng các biện pháp khác.
Những quy định nêu trên thể hiện rò quan điểm của Đảng ta và Nhà Nước là kiên quyết hạn chế việc áp dụng biện pháp bắt người, mọi trường hợp bắt không đúng hoặc lạm dụng bắt giữ đều xâm phạm đến các quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ. Nếu xảy ra oan sai trong khi bắt, giam giữ sẽ để lại những hậu quả rất phức tạp, khó giải quyết đến việc xem xét đền bù những thiệt hại vật chất và tinh thần do việc bắt, giam giữ oan gây ra. Đồng thời, dẫn đến mất lòng tin của nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật và hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp. Mặt khác, việc hạn chế bắt cũng nhằm làm giảm sự