Nghi Lễ Đám Cưới Của Người Tày Ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn.


Nông Văn Nhủng, trong Tiếng ca người Bắc Kạn, đã xếp Thơ lẩuvào dòng dân ca nghi lễ và phong tục văn hóa. Là tục hát đối đáp giữa hai đại diện nhà trai và nhà gái trong lễ cưới của dân tộc Tày - Nùng ở Bắc Kạn. Thơ lẩu còn được hiểu là “Bài ca chuốc rượu”.[36, tr.30]

Phần Dân tộc Tày trong cuốn Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, Hà Văn Viễn cùng nhóm tác giả cuốn sách cho rằng: “Hát quan làng, người Tày gọi là Thơ lẩu (thơ rượu). Đây là loại dân ca nghi lễ của đám cưới. Nội dung chủ yếu phản ánh cách ứng xử lịch sự trong lối sống cũng như trong cưới xin, sự kính trọng tổ tiên, cha mẹ, họ hàng, làng bản của người Tày”...Là thể loại thơ dân gian nên Thơ lẩu có tính dị bản. [34, tr. 141- 142]

Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam, các tác giả đã xếp hát Quan làng của người Tày vào nhóm các bài ca hôn lễ, trong tiểu loại dân ca nghi lễ

- phong tục, thuộc thể loại thơ ca dân gian Việt Nam [18, tr. 666]. Chỉ rõ, hát Quan làng là một tục lệ sinh hoạt ca hát phục vụ đám cưới, tuy vậy, “nội dung phán ánh của nó không phải chỉ bị ước thúc trong phạm vị tục lệ hôn nhân, quan điểm đạo đức gia đình mà nhiều khi còn vượt ra ngoài phạm vi đó để phản ánh các vấn đề xã hội - lịch sử rộng lớn hơn nhiều”. [18, tr. 676]

Lộc Bích Kiệm trong Đón dâu bằng thơ – nét đẹp trong văn hóa Tày cũng cho rằng: “Đó là những bài hát dành riêng cho đám cưới, chỉ cất lên trong đám cưới. Những bài hát đám cưới của người Tày mang chức năng trao đổi tình cảm, lại diễn xướng theo nghi lễ truyền thống nên không nằm ngoài nhu cầu về tinh thần, trí tuệ, thẩm mĩ”. [19]

Như vậy, chúng tôi thấy, bên cạnh những điểm chưa thống nhất thì các nhà nghiên cứu đều thừa nhận:

Thứ nhất: Thơ lẩu thuộc loại dân ca nghi lễ - phong tục đám cưới. Với một hệ thống những khúc hát, được chia thành những mục cụ thể, tương ứng với từng hành động, lễ thức của đám cưới và chỉ được cất lên trong đám cưới chủ yếu thông qua đại diện nhà trai (Quan làng) và đại diện nhà gái (Pả mẻ).


Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa Thơ lẩu với các loại dân ca khác như Hát Then - Pựt, Lượn cọi, Lượn slương, Lượn nàng ới, Hát đồng dao, Hát ru của người Tày.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

Thứ hai: Nội dung của Thơ lẩu không chỉ thay cho lời mời chào xã giao, thể hiện cách ứng xử tinh tế, khéo léo, tao nhã của con người trong đời sống cũng như trong cưới xin mà sâu rộng hơn nữa Thơ lẩu phản ánh hiện thực xã hội đương thời, những quan điểm đạo đức, lối sống, cái nhìn về vũ trụ, cuộc đời cũng như đời sống tâm tư tình cảm của con người.

Thứ ba: Về mặt hình thức, Thơ lẩu thuộc thể loại thơ ca dân gian Việt Nam. Giá trị nổi bật của nó là ở mặt nghệ thuật văn học. Đó là những áng văn chương ưu tú, những viên ngọc quý của nền văn học dân gian. Cái hay, cái đẹp của nó chính là ở chỗ, các dòng thơ khá trau chuốt ấy mang những hình ảnh và ngôn ngữ có sắc thái dân tộc miền núi, tính chất địa phương, vùng miền rất độc đáo.

Thơ Lẩu của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn - 4

Từ góc độ nghiên cứu của mình, trên cơ sở tham khảo các cách hiểu của các nhà nghiên cứu cũng như của các nghệ nhân ở địa phương, chúng tôi bước đầu đưa ra khái niệm về Thơ lẩu:

Thơ lẩu thuộc loại hình dân ca nghi lễ - phong tục đám cưới. Là hệ thống những bài thơ được chia thành các phần mục cụ thể, tương ứng với từng nghi thức của lễ cưới và chỉ được hát lên trong đám cưới, thông qua đại diện nhà trai (chủ yếu là Quan làng) và đại diện nhà gái (chủ yếu là Pả mẻ). Qua hát Thơ lẩu cho ta thấy, hiện thực xã hội đương thời, phong tục tập quán cũng như những quan điểm đạo đức, lối sống, tâm tư tình cảm của con người.

1.2.1.2. Các tên gọi khác nhau của Thơ lẩu:

Tùy từng nơi, từng vùng khác nhau mà đồng bào lại có cách gọi, cách giải thích về hát đám cưới khác nhau: Thơ lẩu (thơ đám cưới), Hát Quan lang, Hát Quan làng (thơ của người làm quan làng), Cổ lẩu (nói chuyện trong đám cưới) v.v...


Theo nhà nghiên cứu Vi Quốc Bảo thì, tên gọi “Cổ lẩu” phổ biến ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái....Nhà nghiên cứu Nông Minh Châu giải thích thêm: xét cho kĩ, tất cả những tên gọi ấy đều không sai và không khác nhau. Trong tiếng nói của người Tày vùng Bắc Kạn cũ, tiếng “thơ” cũng có nghĩa là “hát”. Chỉ khác là khi nói đến “thơ” người ta sẽ nghĩ ngay đến đám cưới, một bên là các phù rể, “Quan làng”, một bên là phù dâu, “Pả mẻ” đối đáp. Và khi hát “thơ” người ta nghĩ ngay đến một âm điệu riêng, không thể giống như hát “Then”, hát “Lượn”, hay đọc “Phong slư”. [5, tr. 23]

Còn nhà nghiên cứu Vi Hồng gọi đó là “Lượn quan lang” (Lượn quan lang, Lượn lề lối, Phong slư là ba hình thức sli, lượn phổ biến trong dân tộc Tày - Nùng). Ở đây, nhà nghiên cứu đã cho rằng: Hát Quan lang là những bài lượn về đám cưới, có lẽ vì thế mà người ta gọi là lượn Quan lang. Tuy nhiên, tác giả có chú thích thêm “Hát quan lang có nơi gọi là Thơ lẩu (Thơ cưới). Trong tiếng Tày có nghĩa là rượu uống và cũng có nghĩa là cưới xin”; đồng thời lưu ý, ở vùng Cao Bằng có sự phân biệt rõ hai danh từ “Quan lang” “Quan làng” [12, tr.263]

Hoặc cách gọi phân tách rạch ròi của nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh “..hát quan làng của người Tày, thơ lẩu của người Nùng”[18,tr.672]. Tất nhiên, ở đây, tác giả cũng không bàn luận về tên gọi và căn cứ của nó.

“Thơ Quan lang” là cách gọi của Lường Văn Thắng trong Tìm hiểu giá trị nội dung của một số bài thơ Quan lang. Sở dĩ gọi Thơ Quan lang (có nơi gọi là “Quan làng”, Thơ lẩu) là do phạm vi bài nghiên cứu của mình “chỉ xin giới thiệu một vài nét về nội dung và một số bài thơ “Quan lang” thuộc nhóm các bài thơ nhà trai đi đón dâu”.[32, tr.76]

Gần đây, trong nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, các bài viết đăng trên tạp chí, báo điện tử v.v...chúng ta thấy, cách sử dụng tên gọi của loại dân ca này khá phong phú. Tùy từng địa phương, từng vùng, miền khác nhau mà có tên gọi khác nhau như: hát Quan lang, hát Quan làng,


xướng Quan lang, Thơ lẩu...Song tất cả những cách gọi ấy vẫn toát lên điểm thống nhất là dùng để gọi tên những bài hát dành riêng, chỉ được cất lên trong đám cưới.

Theo đó, chúng tôi lựa chọn tên gọi Thơ lẩu cho đối tượng nghiên cứu của mình. Đúng như người địa phương vẫn khẳng định:...người Tày Bạch Thông mình chỉ gọi là Thơ lẩu thôi!

1.2.1.3. Nguồn gốc của Thơ lẩu

Là thơ ca dân gian, nằm trong dòng dân ca nghi lễ - phong tục cưới xin, Thơ lẩu từ lâu đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa văn nghệ trong cưới xin của người Tày nói chung và người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn nói riêng. Song cho đến nay, chúng ta chưa thể biết chính xác Thơ lẩu xuất hiện vào thời kì nào.

Vi Quốc Bảo trong bài giới thiệu về cuốn“Dân ca đám cưới Tày – Nùng” cho rằng: “Xuất hiện từ thời nào, tác giả là ai, thật khó trả lời một cách chính xác được. Chỉ biết rằng, những phong tục tập quán về cưới xin, xã hội và con người nói trong các bài hát ấy đều ở thời đại phong kiến.” [5,tr.10]

Thông qua nội dung và hình thức các bài thơ, Lường Văn Thắng trong bài “Tìm hiểu giá trị nội dung của một số bài thơ Quan lang” cũng đã phỏng đoán Thơ lẩu, “bắt nguồn từ một loại hình dân ca trữ tình của dân tộc Tày, và chỉ có thể xuất hiện vào thời kì chế độ hôn nhân một vợ, một chồng đã thịnh hành trong xã hội. Ở thời kì này, địa bàn hôn nhân của nam nữ thanh niên đã mở rộng, tức là một thanh niên nam ở địa phương này có thể xin cưới một cô gái ở địa phương khác về làm vợ. Tất nhiên, việc cưới xin này, chủ yếu vẫn do cha mẹ và họ hàng hai bên thỏa thuận, xếp đặt” [32,tr.76].

Khác với những phỏng đoán trên, nhà nghiên cứu Vi Hồng trong quá trình tìm hiểu tìm hiểu nội dung của lượn quan lang đã chỉ ra rằng: “Những biểu hiện của chế độ mẫu quyền còn in đậm trong phong tục cưới xin. Qua


lượn quan lang ta thấy người phụ nữ còn được đề cao thực sự. Cho nên chúng tôi nghĩ rằng, tục lượn quan lang bắt nguồn từ chế độ mẫu quyền chuyển sang giai đoạn phụ quyền. Không phải tục lượn quan lang nảy nở trong xã hội phong kiến như có người đã nghi ngờ”.[12,tr.211]

Trong quá trình điền dã, khi hỏi về nguồn gốc của loại hình dân ca này ở địa phương, thì đa số các nghệ nhân và người dân đều cho rằng: không thể xác định chính xác thời gian ra đời của nó, chỉ biết rằng Thơ lẩu được ra đời và lưu truyền từ rất lâu, nó trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian không thể thiếu trong đám cưới của người Tày ở đây.

1.2.2. Nghi lễ đám cưới của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn.

Cũng như các dân tộc khác trong cộng động các dân tộc Việt Nam, dân tộc Tày rất coi trọng việc hôn lễ. Đối với họ, lễ cưới là một trong những lễ nghi phong tục quan trọng nhất trong hệ thống chu kì đời người, nó thể hiện ý thức trách nhiệm với tổ tiên giống nòi, là hình thức củng cố và phát triển xã hội. Có thể nói, từ trước tới nay đám cưới người Tày không chỉ là công việc của mỗi nhà mà còn là công việc của cả làng bản. Vì thế, mỗi khi có đám cưới, cả bản lại rộn ràng hẳn lên, không khí tưng bừng như lễ hội tràn ngập khắp ngõ xóm. Đây không chỉ là hạnh phúc của đôi trẻ, là niềm vui của gia đình cô dâu chú rể mà còn là dịp để mọi người gặp gỡ, giao lưu sinh hoạt văn hóa văn nghệ với nhau, thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm, cố kết cộng đồng.

Đám cưới cổ truyền của người Tày Hà ở Vị cũng tuân theo những lễ nghi phong tục khá chặt chẽ được diễn ra tuần tự như sau:

Đầu tiên: là Lễ dạm hỏi (pây thăm lùa): Trai gái yêu nhau đến khi có ý định kết hôn thì hỏi ý kiến mẹ, mẹ sẽ hỏi lại với bố. Trường hợp nếu ưng thuận gia đình sẽ nhờ một người, thường là đàn ông, mang một con gà trống, một chai rượu, hai ống gạo và trầu, cau đến nhà gái, gọi là có chút để nói chuyện cưới xin cho các cháu. Nếu nhà gái nhận lời sẽ hỏi ý kiến con gái, họ


hàng và cho nhà trai biết tin sau. Việc hỏi ý kiến con gái thể hiện rõ sự tôn trọng đối với hạnh phúc của con, không ép gả theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”.

Thứ hai: là đi lấy lá số, nhận lời (pây au mỉnh, rặp cằm) và nhận với nhà gái bản lục mệnh (ngày sinh tháng đẻ...) để xem khớp mệnh đôi trai gái.

Thứ ba: đi báo cho nhà gái biết nếu đôi trẻ hợp số mệnh, còn gọi là “páo mỉnh hom”, đặt trầu cau (mai mjầu mác). Ngày này, hầu như các gia đình ở Hà Vị đã bỏ bước thứ hai và thứ ba này mà tiến đến bước tiếp tới lễ ăn hỏi.

Thứ tư: là lễ ăn hỏi (kin tặt, kin hó), đây là nghi lễ quan trọng khẳng định hai gia đình trở thành thông gia. Nhà gái làm cỗ mời họ hàng nội, ngoại, tiếp đại diện nhà trai. Trong bữa ăn có thể thống nhất ngày, giờ đón dâu và bàn về đồ sính lễ, thách cưới như tiền, thịt lợn, rượu, gạo để nhà trai biết số lượng mà chuẩn bị cho chu đáo. Sau đó nhà trai cũng chuẩn bị bữa ăn mừng, đồng thời nghe những người đi ăn hỏi trở về thông báo lại các ý kiến, số lượng đồ sính lễ mà nhà gái yêu cầu.

Tùy theo vị trí xã hội của gia đình, phẩm giá của người con gái và hoàn cảnh gia đình nhà trai mà nhà gái yêu cầu lượng đồ sính lễ. Thường mỗi thứ như thịt lợn, gạo, rượu, tiền mặt tùy vào thời giá. Trước ngày cưới một ngày, đại diện nhà trai dẫn đoàn khiêng lợn, gánh gạo, rượu, đôi gà (cáy toọng mu) sang nhà gái (hai đầu đòn khiêng cuốn giấy đỏ) chuẩn bị tiệc cưới.

Thứ năm: chính là lễ cưới (kin lẩu), được coi là đại lễ. Lễ này, thường được tổ chức trong hai ngày liên tục. Ngày thứ nhất ở nhà gái và ngày thứ hai ở nhà trai. Lễ đón dâu, đưa dâu phải được tổ chức đúng ngày, đúng giờ đã định. Chính tại lễ này, Thơ lẩu mới chính thức được cất lên, nhờ đó tất cả những nghi lễ phong tục đám cưới đều diễn ra vừa trang trọng, thiêng liêng lại vừa vui vẻ, ấp áp, trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ quần chúng độc đáo của người Tày nơi đây. Sau lẽ này là lễ “slam nẩư” (lễ lại mặt nhà gái) để xem qua đêm tân hôn có gì trắc trở, để xác định con rể chính thức.


Dưới đây là diễn biến lễ cưới truyền thống ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn: Trước khi lên đường, chú rể phải làm lễ bái tổ tại nhà, đồng thời cũng là để cho gia đình kiểm tra, sắp xếp lại các lễ vật theo thông lệ để đoàn đón dâu mang sang nhà gái. Đoàn đi đón dâu được gia đình lựa chọn và sắp xếp, dẫn đầu là Quan làng (Quan làng ké), phó Quan làng (Quan làng xếp – ón ), chú rể và một thanh niên phù rể, hai bà đi đón (giả lặp) và hai thanh niên gánh đồ sính lễ. Tổng số người trong đoàn bao giờ cũng là số chẵn, là tám, mười, hoặc mười hai người. Trong đoàn, cả già trẻ, đều là những người có cuộc đời hạnh phúc, êm đềm, được làng xóm quý mến và đặc biệt, bên cạnh khả năng giao tiếp, những người đi đón dâu phải thuộc nhiều bài Thơ lẩu khác nhau để có thể để “đối” lại tất cả những bài bên kia “xướng”, vượt qua được tất cả những thử thách mà bên nhà gái đưa ra, đồng thời cũng là thể hiện “sức mạnh” của nhà trai trước họ nhà gái.

Khi đoàn đại biểu nhà trai đến nhà gái, ngay từ cổng nhà thì đã gặp các cô phù dâu cùng một số bạn gái lập tức ra cổng chăng dây giữa lối đi vào nhà. Theo tục lệ, đoàn đại biểu nhà trai phải dừng lại, không có quyền vượt qua dây. Bên nhà gái – mà đại diện là Pả mẻ phụ và các cô dâu phụ sẽ chủ động hát trước để “chất vấn” nhà trai. Quan làng và phù rể đại diện nhà trai hát đáp lại để được vào nhà cô dâu. Thế là các bài hát đám cưới chính thức được bắt đầu với những bài “Cất dây chăng ngang đường” (Pjết lềng khên tàng).

Đến chân cầu thang, đoàn nhà trai phải dừng lại bởi một nhóm thanh niên và những người làm cỗ cưới, trong đó có một người dâng khay với 4 chén rượu với ý tượng trưng mời để “Rửa chân”, lúc này Quan làng phải ngâm bài thơ “chối rượu trước ngõ” (Chạ lẩu pác ảng).

Bước lên cầu thang, đoàn nhà trai gặp phải “chướng ngại vật” - những vật gắn với đời sống sinh hoạt của họ, thường là chiếc đèn treo giữa cửa ra vào. Quan làng phải hát bài “Đèn treo giữa cửa”(hảng đén pác tu) để xin họ nhà gái dọn lối vào.


Bước vào trong nhà, đoàn đón dâu sẽ thấy chiếu chưa được trải mà còn được nhà gái để trên gác, dựng ở vách, hoặc trải ngược, trải chéo, chồng lên nhau.v.v...thì Quan làng phải ứng xử tình huống, hát bài hát phù hợp để xin trải chiếu ngồi. Đây là những hình thức vui đùa, có ý muốn thử thách tài ứng xử của Quan làng vì thế rất cuốn hút người xem. Sau đó, Quan làng tiếp tục hát các bài hát Mừng nhà (Chồm rườn), Mở gánh lễ (khay háp), Nộp lễ (nộp lẹ)... Việc hát quan làng tựa như một nghi thức bắt buộc thay cho lời nói của phái đoàn nhà trai vậy. Hát xong, lễ vật được nhà gái mang lên bàn thờ cúng báo tổ tiên. Tiệc cưới đã chuẩn bị xong, khách khứa đã tề tựu đông đủ, đại diện nhà gái sẽ hát những bài hát mời họ nhà trai: mời cơm (nài pjầu), mời rượu (nài lẩu), mời nước chè (nài nặm chè), v.v... Đáp lại lời mời trân trọng, thân tình ấy của họ nhà gái, nhà trai sẽ hát đáp lại lời mời với ý cảm tạ, ngợi khen nhà gái hết lời.

Trước đây, đoàn nhà trai sang nhà gái từ chiều hôm trước, được nhà gái bố trí ngủ lại qua đêm ở gian ngoài phải ngủ lại cho dù nhà có gần, đợi đến sáng hôm sau mới tiến hành các thủ tục đón dâu. Nhưng nay, dưới sự dẫn dắt của Quan làng chính thì chú rể và rể phụ, sau khi cùng nhà gái tiếp khách chu đáo thì trở lại nhà để sáng hôm sau cùng phái đoàn sang đón dâu.

Sau bữa cơm, khi có đông đủ họ nội, ngoại, đại diện nhà gái tổ chức cho rể trình lạy tổ tiên, ông bà, cô bác, chú dì, cảm ơn nhà bếp...Và để về nhà trai đúng giờ, Quan làng phải hát những bài bài hát xin dâu: xin thắp đèn, thắp hương (Xo đén, tẻm hương), Trình tổ (tình tổ). Tất cả đều được dẫn dắt bằng đối đáp thơ giữa đại diện hai họ. Tiếp đó, đại diện hai nhà sẽ cùng ngồi lại để tiến hành lễ Giao nhận bằng biên, dâng tấm vài ướt khô. Cùng lúc cô dâu trang điểm trong buồng, chị em trong gia đình đem tất cả những đồ lễ chuẩn bị cho cô dâu ra nhà ngoài và sẽ được người gánh lễ nhà trai mang đi. Khi nắp hòm được mở, chị em, cô cậu, chú dì sẽ mừng tiền “lót hòm”, hoặc họ hàng

Xem tất cả 165 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí