BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Ngô Anh Đào
SÂN KHẤU KỊCH NÓI
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2020)
Ngành: Văn hoá học Mã số: 9229040
Có thể bạn quan tâm!
- Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) - 2
- Tổng Quan Những Công Trình Nghiên Cứu Về Sân Khấu Kịch Nói Thành Phố Hồ Chí Minh
- Tổng Quan Những Công Trình Nghiên Về Sân Khấu Kịch Nói Trong Đời Sống Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. PHAN THỊ THU HIỀN
Hà Nội – 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Mọi tài liệu, số liệu trích dẫn, tham khảo đều trích nguồn rõ ràng, đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./.
Nghiên cứu sinh
Ngô Anh Đào
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN iv
DANH MỤC MÔ HÌNH, BẢNG TRONG LUẬN ÁN v
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về sân khấu kịch nói Việt Nam 8
1.1.2. Tổng quan những công trình nghiên cứu về sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh 12
1.1.3. Tổng quan những công trình nghiên cứu về đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh 16
1.1.4. Tổng quan những công trình nghiên về sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh 19
1.2. Cơ sở lý luận 22
1.2.1. Sân khấu kịch 22
1.2.2. Đời sống văn hóa 24
1.2.3. Các lý thuyết vận dụng nghiên cứu 30
1.2.4. Vùng văn hóa và văn hóa vùng 34
1.2.5. Biến đổi văn hóa 37
1.3. Cơ sở thực tiễn 38
1.3.1. Tọa độ văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 38
1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển sân khấu kịch nói Thành phố Hồ Chí Minh 40
Tiểu kết 48
Chương 2. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA SÂN KHẤU KỊCH NÓI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 49
2.1. Đặc điểm môi trường văn hóa thành phố Hồ Chí Minh 49
2.1.1. Môi trường văn hóa đô thị 49
2.1.2. Môi trường văn hóa có mức thu nhập và trình độ dân trí cao 50
2.1.3. Môi trường văn hóa trẻ 51
2.1.4. Môi trường hội tụ, đa dạng văn hóa 51
2.2. Ảnh hưởng của đời sống văn hóa đối với sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ hoạt động và sản phẩm văn hóa 53
2.2.1. Ảnh hưởng của đời sống văn hóa đối với sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ hoạt động văn hóa 53
2.2.2. Ảnh hưởng của đời sống văn hóa đối với sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ sản phẩm văn hóa 74
2.3. Ảnh hưởng của sân khấu kịch nói đối với đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ nhu cầu văn hóa 85
2.3.1. Sân khấu kịch nói và sự đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố Hồ Chí Minh 85
2.3.2. Sân khấu kịch nói và vai trò phản ánh cũng như kiến tạo đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh 91
Tiểu kết 94
Chương 3. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN SÂN KHẤU KỊCH NÓI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 96
3.1. Vấn đề phát triển sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ các thiết chế văn hóa 96
3.1.1. Sân khấu kịch nói trong quan hệ với các thiết chế quản lý văn hóa nghệ thuật 96
3.1.2. Sân khấu kịch nói trong quan hệ với các thiết chế hoạt động văn hóa nghệ thuật 99
3.2. Sân khấu kịch nói nhìn từ các chủ thể hoạt động sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật
............................................................................................................................115
3.2.1. Tác giả kịch bản 115
3.2.2. Đạo diễn 119
3.2.3. Diễn viên 119
3.3. Hướng phát triển của sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh 120
3.3.1. Thực trạng của sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ..120
3.3.2. Hướng phát triển cho các sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh .121 Tiểu kết 127
KẾT LUẬN 128
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO 134
PHỤ LỤC 147
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Nxb Nhà xuất bản
SK Sân khấu
TP.HCM thành phố Hồ Chí Minh
Tr trang
DANH MỤC MÔ HÌNH, BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Mô hình cấu trúc của đời sống văn hóa 28
Bảng 2.1. Tỉ lệ dân số thành thị - nông thôn của TPHCM 49
trong so sánh với Hà Nội và cả nước 2019 49
Bảng 2.2: Nguyên nhân sân khấu kịch nói ở TPHCM hoạt động hiệu quả 62
Bảng 2.3: Lý do khán giả ở thành phố thích đi xem kịch nói 85
Bảng 2.4: Vai trò của kịch nói trong đời sống văn hóa ở TPHCM 94
Bảng 3.1. Thống kê các rạp / Nhà hát/ Trung tâm Văn hóa là sân khấu biểu diễn kịch ở thành phố Hồ Chí Minh 105
Bảng 3.2.: Thống kê các quán café có biểu diễn mô hình kịch café ở thành phố Hồ Chí Minh 110
Bảng 3.3. Danh sách các tác giả và kịch bản tiêu biểu được biểu diễn 117
trên SK kịch TP HCM 117
Bảng 3.4: Giải pháp để kịch nói TPHCM tiếp tục duy trì, phát triển 127
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhắc đến TP.HCM, chúng ta thường liên tưởng đến một thành phố trẻ, sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đa dạng. Từ những năm 2000 trở về sau, sân khấu kịch nói nổi lên như một hiện tượng mới, làm phong phú thêm đời sống xã hội, tinh thần của người dân. TP. HCM cũng là địa phương có sân khấu kịch nói phát triển mạnh nhất trong cả nước, cả về số lượng lẫn chất lượng. Sân khấu kịch nói ở đây có những đặc điểm riêng, thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa thành phố.
Từ khi sân khấu kịch thành phố có nhiều chuyển biến lớn lao, duy trì sự tồn tại ổn định cho đến hôm nay, việc xem xét về sân khấu kịch nói trong đời sống văn hoá ở thành phố dường như còn là vấn đề đang bỏ ngỏ. Điều này càng đặt ra nhu cầu về việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá kịch nói ở TP.HCM thời gian qua.
Tìm hiểu sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP. HCM có thể đóng góp cho việc nghiên cứu một thể tài, một hoạt động nghệ thuật đương đại tiêu biểu và vai trò của nó trong đời sống văn hóa của một đô thị lớn nhất Việt Nam. Từ trường hợp nghiên cứu có tính đại diện và tính điển hình, có thể khái quát về thực trạng cũng như phương hướng xây dựng, phát triển, quản lý hoạt động nghệ thuật trong quan hệ với văn hóa đô thị ở Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu về sân khấu kịch nói nhìn chung, những cách tiếp cận vấn đề về cơ bản vẫn chủ yếu tập trung dưới góc nhìn của các chuyên ngành như lý luận – phê bình sân khấu hay quản lý văn hóa. Vì vậy, trong công trình này, chúng tôi mong muốn xem xét, quan tâm đến sân khấu kịch từ quan điểm của văn hóa học, kết hợp với việc tìm hiểu từ cấu trúc đời sống văn hóa, để từ đó hiểu hơn về kịch nói thành phố. Có thể cách làm này sẽ mang đến một sắc thái mới cho công trình của chúng tôi. Bên cạnh đó, luận án này cũng hy vọng sẽ
góp phần giúp công chúng và những ai đang quan tâm thêm hiểu, yêu quý, cùng xây dựng và phát huy những giá trị tích cực ở kịch nói thành phố.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) làm đề tài nghiên cứu cho luận án.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận án Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) hướng đến mục đích, đó là từ hướng nghiên cứu văn hóa văn hóa học đem lại một cái nhìn toàn cảnh và khái quát hơn cho vấn đề nghiên cứu. Để thực hiện mục tiêu này, chúng tôi quan tâm tới một số nội dung như:
Thứ nhất, tìm hiểu đặc điểm của sân khấu kịch nói với tư cách một hoạt động nghệ thuật trong đời sống văn hóa TP.HCM.
Thứ hai, tìm hiểu ảnh hưởng của sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM và ngược lại.
Cuối cùng, đề xuất một số phương hướng phát triển của sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM. Sân khấu kịch nói sẽ được nhìn trong mối quan hệ tương tác với các yếu tố của đời sống văn hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: TP.HCM. Tuy nhiên, chủ yếu giới hạn ở các quận nội thành, nơi tập trung các đơn vị biểu diễn, các địa điểm biểu diễn cũng như lực lượng sáng tạo, thưởng thức chủ yếu của sân khấu kịch nói TP.HCM.
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2010-2020, khi sân khấu kịch nói cũng