Chế độ pháp lý về quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp - 15


Thứ ba: Quyền đề cử thành viên HĐQT và BKS. Theo quy định tại điểm b khoản 4 điều 79 LDN quy định: “căn cứ vào số lượng thành viên HĐQT và BKS, cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 điều này được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên HĐQT và BKS. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số lượng ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số lượng ứng cử viên còn lại do HĐQT, BKS và các cổ đông khác đề cử”. Theo tinh thần của điều này thì ĐHĐCĐ sẽ họp và quyết định trước về số lượng ứng cử viên HĐQT, BKS mà mỗi cổ đông, nhóm cổ đông được phép đề cử. Trên cơ sở số lượng đó các cổ đông sẽ đề cử, nếu họ đề cử không đủ số lượng thì HĐQT, BKS và cổ đông khác sẽ đề cử. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là việc đề cử của HĐQT, BKS và cổ đông khác được tiến hành như thế nào? có theo thứ tự ưu tiên không? nếu không thì số lượng mà HĐQT đề cử là bao nhiêu? BKS là bao nhiêu? cổ đông khác là bao nhiêu? Ngoài ra, nếu cho HĐQT và BKS đề cử các thành viên trong HĐQT và BKS mới thì sẽ khó có thể đảm bảo được tính khách quan trong hoạt động giám sát của các cơ quan này, sẽ tạo điều kiện để họ đề cử những người có quan hệ với mình vào các cơ quan đó. Hơn nữa, ở Việt Nam thành viên HĐQT thường là cổ đông lớn hoặc là người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông lớn vì vậy nếu thừa nhận thêm quyền đề cử của HĐQT và BKS thì vô hình chung cho phép những người là cổ đông đồng thời là thành viên HĐQT đươc đề cử hai lần. Điều này trong một chừng mực nhất định không công bằng đối với cổ đông thiểu số.

Vì vậy, văn bản hướng dẫn thi hành LDN 2005 cần quy định tỷ lệ số lượng ứng cử viên tối đa mà mỗi nhóm cổ đông có thể đề cử trên tổng số ứng cử viên cần đề cử theo tỷ lệ % cổ phần mà nhóm cổ đông đó nắm giữ (có thể tham khảo quy định tại khoản 3 điều 19 và khoản 2 điều 31 Điều lệ mẫu ban


hành kèm theo quyết định 07/2002/QĐ-VPCP ngày 19/11/2002). Đồng thời văn bản hướng dẫn cũng cần ràng buộc không cho phép người đã đề cử trong một đợt bầu cử quyền được đề cử tiếp trong các đợt đề cử sau của đợt bầu cử đó.‌

3.2.3 Công khai hoá và kiểm soát các giao dịch có khả năng tư lợi


Thứ nhất: Mặc dù LDN 2005 đã quy định việc công khai lợi ích có liên quan của thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc và người quản lý quan trọng khác nhưng chưa buộc cổ đông có khả năng chi phối hoạt động của công ty phải công khai lợi ích liên quan của họ. Vì vậy, LDN 2005 cần bổ sung quy định buộc cổ đông có khả năng chi phối việc ra quyết định của công ty cần công khai lợi ích liên quan của họ, đồng thời xác định trách nhiệm của cổ đông không tham gia vào quản lý nhưng có khả năng chi phối việc ra các quyết định xác lập các giao dịch tư lợi như người quản lý công ty.

Thứ hai: Bổ sung các chế tài nhằm buộc các thành viên HĐQT, thành viên BKS, Giám đốc và người quản lý khác cũng như cổ đông chi phối phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy định tại điểm d khoản 1 điều 119 LDN 2005. Nhằm giúp công ty ngăn ngừa và hạn chế được giao dịch có khả năng tư lợi giữa những người này và những người có liên quan của họ.

Thứ ba: Cần bổ sung thêm quyền khởi kiện của cổ đông đối với thành viên HĐQT, Giám đốc, thành viên BKS, nhà quản lý khác khi phát hiện ra hành vi tư lợi của họ gây thiệt hại đến lợi ích của công ty và của cổ đông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.


KẾT LUẬN

Chế độ pháp lý về quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp - 15


Toàn cầu hoá và tự do hoá thị trường tài chính đã mở ra những thị trường mới trên tầm quốc tế có khả năng thu lợi khổng lồ. Các nhà đầu tư đã ngày càng tìm kiếm những nguồn lực, đa dạng hoá các danh mục đầu tư ra nước ngoài, điều đó tạo điều kiện cho công ty có thể tiếp cận được thị trường vốn với một chi phí có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, ngược lại chính các nhà đầu tư đòi hỏi các khoản đầu tư của mình phải được đảm bảo. Trước khi xem xét bỏ ra bất cứ một khoản tiền đầu tư nào các nhà đầu tư cũng yêu cầu phải có bằng chứng chứng minh rằng công ty được quản lý theo những cách kinh doanh lành mạnh, thậm chí họ chỉ đưa ra những quyết định đầu tư dựa trên sự chính xác, minh bạch, rõ ràng của báo cáo tài chính. Vấn đề ở đây chính là nhà đầu tư cố gắng tìm kiếm những công ty có cơ cấu quản trị lành mạnh.

Ở nước ta, cho đến nay khái niệm về “quản trị công ty” hầu như còn khá mới mẻ đối với cả giới hoạch định chính sách và giới nghiên cứu, kể cả nghiên cứu pháp lý. Tuy nhiên hậu quả của quản trị công ty yếu kém đã và đang được phát hiện ngày càng nhiều và với quy mô ngày càng lớn, gây ảnh hưởng trước hết đến nhà đầu tư, cổ đông, người có liên quan và sau đó là đến đời sống kinh tế xã hội ở nước ta. Vì vậy, việc nghiên cứu chế định về quản trị công ty cổ phần với tư cách là một chế định pháp lý được quy định trong Luật doanh nghiệp không chỉ có ý nghĩa về mặt học thuật mà còn có ý nghĩa thực tế to lớn. Việc nghiên cứu này không chỉ nhằm nâng cao kiến thức pháp luật của người nghiên cứu mà còn góp phần giúp các nhà làm luật, các nhà thi hành luật có một cách nhìn cụ thể hơn về vấn đề này giúp hoàn thiện chế định quản trị công ty cổ phần trong hệ thống pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam.


Trong Chương một, tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về chế độ quản trị công ty cổ phần. Tác giả, nghiên cứu đặc điểm, bản chất riêng có của công ty cổ phần, điều mà tạo cho công ty một cách thức quản trị khác hơn so với các mô hình công ty khác. Đồng thời, tác giả đưa ra cách thức tiếp cận khái niệm “quản trị công ty” của một số tổ chức quốc tế, và của một số nhà nghiên cứu của Việt Nam, trên cơ sở đó cố gắng đưa ra một khái niệm pháp lý về “quản trị công ty”, và xem xét những nền tảng cơ bản cho việc hình thành chế định quản trị công ty hiện đại, cũng như xem xét vai trò của Luật công ty với tư cách là một luật cơ bản về quản trị công ty. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đưa ra nhiều quan điểm, kinh nghiệm pháp lý của một số nước để có một cái nhìn toàn diện đồng thời nhận xét, đúc kết những vấn đề làm cơ sở cho việc hoàn thiện chế định quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam.

Trong Chương hai, tác giả đánh giá một cách tổng quát về thực trạng quản trị công ty cổ phần ở Việt nam trong thời gian vừa qua. Đánh giá những công, hạn chế của các chế định quản trị công ty cổ phần được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 1999, đồng thời phân tích điểm mới của chế định quản trị công ty cổ phần trong Luật doanh nghiệp 2005 vừa có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07 vừa qua.

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những hạn chế của LDN 1999 và điểm mới về quản trị công ty cổ phần. Tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam, đồng thời nâng cao khả năng thực thi của Luật doanh nghiệp năm 2005.

Trong điều kiện một nền kinh tế đang chuyển đổi ở Việt Nam hiện nay, các quan hệ kinh tế luôn vận động và thay đổi, hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển phong phú cả về số lượng và chất lượng. Chế định pháp luật


về quản trị doanh nghiệp nói chung và pháp luật về quản trị công ty cổ phần nói riêng cần phải được xây dựng và hoàn thiện liên tục, lâu dài. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, luận giải những cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị công ty cổ phần làm tiền đề cho việc xây dựng và hoàn thiện chế định quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992


2. Luật doanh nghiệp năm 1999


3. Luật Doanh nghiệp năm 2005


4. Nghị định số 125/2004/NĐ-CP ngày 19/05/2004 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp.

5. Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

6. Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp

7. Vũ Thành Tự Anh (2005), Cổ phần hoá ở Việt Nam-Khúc dạo đầu của cuộc trường trinh, Tạp chí Tia sáng (5,6).

8. Nguyễn Hồng Anh (2006), Phần vốn góp trong công ty có tư cách pháp nhân – cách tiếp cận từ góc độ tài sản, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (2).

9. Châu Quốc An (2006), Chế độ pháp lý về quản trị công ty theo Luật doanh nghiệp, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh.

10. Th.s Phạm Bình An (2004), Đồng bộ hoá khung pháp luật đối với các loại hình doanh nghiệp; Đề tài nghiên cứu cấp thành phố, Thành phố Hồ Chí Minh.

11. TS Đinh Văn Ân (2003), Phát triển các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần, Tham luận tại Hội thảo “Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp”.


12. TS Đinh Văn Ân (2004), Quản trị doanh nghiệp –quan trọng nhưng lại là khâu yếu. http:/www.mof.gov.vn ngày 13/12/200.

13. Nguyễn Ngọc Bích (2004), Luật doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

14. Nguyễn Ngọc Bích, Công ty gia đình hay thân hữu?,

http:/www.vneconomy.com ngày 16/07/2005.


15. Daniel Blume & Charles Oman (2005), Quản trị doanh nghiệp – Thách thức cho sự phát triển, Tạp chí điện tử của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ (2).

16. Daniel Blume (2004), Những kinh nghiệm về nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của OECD, Hội nghị bàn tròn Châu Á về quản trị doanh nghiệp-Lý do quản trị doanh nghiệp được quan tâm tại Việt Nam, Hà Nội.

17. Daniel Blume; Tầm quan trọng của thực hành quản trị doanh nghiệp tốt đối với các doanh nghiệp quốc doanh; Hội nghị bàn tròn Châu Á về quản trị doanh nghiệp-Lý do quản trị doanh nghiệp được quan tâm tại Việt Nam; Hà Nội-2004.

18. Vũ Bằng, Cổ phần hoá và cơ cấu quyền sở hữu, http:/www moi.gov.vn ngày 20/6/2006

19. Trương Lê Quốc Công (2004), “Quản trị công ty cổ phần của các công ty cổ phần ở Việt Nam”, Tạp chí chứng khoán số tháng (11)

20. Th.S Ngô Huy Cương (2003), “Công ty: từ bản chất đến các loại hình”,

Tạp chí Kinh tế – Luật (1), Hà Nội.


21. Th.S Ngô Huy Cương (2003), Nội dung của hợp đồng thành lập công ty”, Tạp chí Kinh tế – Luật (3), Hà Nội.

22. TS Nguyễn Đình Cung (2005), “Công khai hóa trong quản trị doanh nghiệp nhà nước”, http:/www.vneconomy.com ngày 19/12/2005


23. Nguyễn Đình Cung (2005), “Một số giải pháp cơ bản quản trị công ty cổ phần”, Tạp chí chứng khoán số tháng (12).

24. Nguyễn Đình Cung (2005), “Luật doanh nghiệp thống nhất và vấn đề chuyển đổi công ty nhà nước”, Tạp chí chứng khoán số tháng (1, 2).

25. Nguyễn Vân Cẩm (2005), “Những kế thừa và phát huy trong Luật doanh nghiệp”, Thời báo kinh tế Sài Gòn tháng 8/2005.

26. Nguyễn Ngọc Cảnh (2005), “Một số ý kiến về quản trị công ty-vai trò, nhận thức, thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí chứng khoán số tháng (9).

27. Th.S Phạm Phan Dũng (2004); Đổi mới phương thức quản lý phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp; Hội nghị bàn tròn Châu Á về quản trị doanh nghiệp-Lý do quản trị doanh nghiệp được quan tâm tại Việt Nam; Hà Nội.

28. Quang Duy, Công ty cổ phần hy sinh lợi ích cho Hải xồm; http:/www.vnn.vn ngày 5/10/2005

29. Đỗ Xuân Đăng (2003), Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội.

30. Minh Đức, Luật cho quản trị doanh nghiệp vẫn chưa ổn; http:/www.vneconomy.com, ngày 06/12/2004

31. Minh Đức; Luật doanh nghiệp chưa thấm vào doanh nghiệp cổ phần hoá; http:/www.vneconomy.com ngày 18/11/2004

32. F.H Easterbook & D.R.Fischel (2005), Cáo bạch bắt buộc và việc bảo vệ các nhà đầu tư, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, Thành phố Hồ Chí Minh.

33. Giáo sư Ronald Gilson, Quản trị doanh nghiệp cơ cấu vốn chủ sở hữu và chi phí vốn: các chiến lược cải cách ngày càng tăng, Hội nghị bàn tròn Châu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/10/2023