Thơ Lẩu của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn - 12


3.2.2.2. Hoa (Bjoóc)

“Hoa” là một biểu tượng văn hoá của nhân loại có tính phổ quát cao. Trong tôn giáo, điêu khắc, hội hoạ... người ta thường coi hoa là sự thể hiện của những gì cao đẹp. “Hoa” là một biểu tượng văn hoá của nhân loại - vấn đề đó đã mặc nhiên được thừa nhận. Tuy nhiên, ở đây chỉ xin nói đến “hoa” với ý nghĩa là một biểu tượng trong nghệ thuật ngôn từ Thơ lẩuHà Vị.

Sống giữa đại ngàn, say sưa với thiên nhiên của đại ngàn, con người miền núi vươn dài, trải rộng mọi cảm xúc của mình với muôn vật của tự nhiên. Trong một rừng âm thanh của tiếng chim, một biển xanh nhấp nhô của đại ngàn, một rừng hương thơ và rất thắm của núi rừng nguyên thủy...thì hoa là vẻ đẹp tiêu biểu của mọi vẻ đẹp đại ngàn. Vẻ đẹp ấy lúc nào cũng treo ra trước trán, trải ra trước mắt và sóng đôi với họ suốt mọi chặng đường. Đồng bào đã dành nhiều tình cảm cho hoa, gửi gắm vào hoa rất nhiều tình cảm, ước vọng đẹp đẽ. Một tâm hồn lấy hoa làm cơ sở cảm xúc, một cảm xúc lấy hoa làm tiêu chí, một tình yêu thương lấy hoa làm tiêu chuẩn và tô điểm, một quan niệm đạo đức lấy hoa làm nền tảng...Phải chăng, đã từ lâu con người thời xưa đã ước mơ, phấn đấu để có thể mỗi con người là một bông hoa, cả bản mường là một rừng hoa? [12, tr.112] Như thế, Hoa đã trở thành biểu tượng cho cái đẹp trong Thơ lẩu (cái đẹp nói chung và vẻ đẹp người con gái nói riêng), cho khát vọng tình yêu hạnh phúc cũng là vì lẽ đó.

Qua khảo sát hơn 150 bài Thơ lẩu được sưu tầm ở Hà Vị, chúng tôi nhận thấy, hình tượng hoa xuất hiện hầu khắp và đáng kể trong các bài thơ (86 lần/150 bài). với đủ các loài hoa của đại ngàn, mỗi loài hoa mang trong mình một ý nghĩa biểu tượng cụ thể song đều gắn với cái đẹp.

Hoa, trước hết là biểu tượng cho cái đẹp. Từ lâu, hoa được dân gian xem như là tiêu chuẩn thẩm mĩ của con người. Khi cảm nhận về vẻ đẹp của người, đặc biệt là vẻ đẹp của người phụ nữ thì tất cả khuôn mặt, nụ cưới, giọng nói, dáng vẻ... đều có thể so sánh với hoa, hoa của đại ngàn, hoa của mùa xuân.


- Mặt mũi nàng đẹp tựa như hoa

- Nét mặt như hoa nở xinh tân

- Nhìn tươi như hoa mới nở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

- Câu nói như hoa rôm thơm tỏa

- Lời nói như hoa mạ nở vàng

Thơ Lẩu của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn - 12

Những cung bậc cảm xúc của con người đều lấy Hoa làm thước đo: Tôi mừng như hoa nở mùa xuân/ Như hoa phặc phiền trước của chùa tiên/ Đang như hoa đại ngàn mùa xuân. Hoa Phặc phiền là loài hoa tiên rực rỡ, nó tượng trưng cho vẻ đẹp lí tưởng, cao quý của muôn hoa, ước mơ về tình yêu thương hạnh phúc.

Cho đến những vật dụng trong đám cưới đều được trang trí bằng hoa văn là hoa: “Nhất tôi mừng chiếc ấm vân hoa/ Tôi mừng chén vàng hoa nở/ Nhà người có chiếu hoa rất đẹp/ Mừng hết thảy giường đẹo giường hoa”và phong quang của ngôi nhà cũng đều sánh tựa hoa: Nhà người sáng như thể hoa ban. Người Tày nói về hoa với một tình cảm sâu sắc và ngưỡng mộ.

Hoa là con người, người Tày quan niệm con người và muôn vật đều do một tay bà sinh. Mỗi con người là một bông hoa do “mẹ hoa phân cho”, “mẹ Hoa chia lại”, đầu thai vào lòng người mẹ trần gian.

- Tôi quét bàn thờ mẹ Hoa Công người đưa hoa đến Công người tiễn hoa cho

Đưa hoa xuống thế gian thành đóa Hôm nay được kết nghĩa hợp hôn

- Đưa dâu về nhà chồng kế nghiệp Đưa đến bông hoa đẹp hoa xin

Thơ lẩu như một bức tranh thiên nhiên muôn ngàn hương sắc, căng tràn sức sống giữa mùa xuân. Hoa trong quan hệ với bướm ong là biểu tượng cho


tuổi trẻ, cho khát vọng tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. (“mật mèng”- bướm ong. Mật mèng trong tiếng Tày không hề có ý nghĩa “trăng hoa” như ý nghĩa ong bướm trong tiếng Kinh).

Ngày hội hôn, trai gái hội ngộ, giao duyên được sánh như: “ngày hội bướm và hoa. Một quy luật của tự nhiên, “Xuân nào chẳng có bướm tìm hoa”, nhưng, thật tinh tế bởi hoa – vẻ đẹp của người con gái đang ở độ đẹp nhất, như“ nhị hoa đang nở, khiến ong bướm đang hội chợ đón chờ”. Quả thật, không còn cách diễn đạt nào đẹp hơn thế!

- Thế gian có hàng rừng hoa nở Nhiều hoa ong bướm lượn mùa xuân

- Bạn cũng như nhị hoa đang nở Ong bướm đang hội chợ đón chờ

Dù biết vậy nhưng người con gái Tày luôn khiêm nhường, e ấp, tự ví mình “Thân tôi như hoa ngón trong rừng”. Hoa ngón, một loài hoa độc, hoa đắng giữa rừng già. Cách mở đầu bằng câu “Thân tôi như..”, khiến cho câu thơ mang âm hưởng của những lời than thân, trách phận, nhưng cũng vì thế mà khát vọng về tình yêu, hạnh phúc được soi sáng hơn.

Có thể thấy, những biểu tượng trong Thơ lẩu vừa mang nét nghĩa chung trong hệ thống biểu tượng của thơ ca trữ tình dân gian miền núi, lại có những nét độc đáo riêng của thơ đám cưới người Tày, mà theo chúng tôi, đặc sắc nhất là biểu tượng hoa – hoa của đại ngàn giữa mùa xuân. Nó góp phần biểu đạt thế giới tâm hồn vốn đã giàu đẹp, tạo nên những nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc Tày.

3.3. Các biện pháp tu từ

3.3.1. So sánh

Biện pháp so sánh được sử dụng rộng rãi trong nhiều thể loại văn học dân gian nói chung, Thơ lẩu nói riêng. Cách diễn đạt bằng hình ảnh so sánh ví


von đó đã đem lại nhận thức mới mẻ và sâu sắc hơn về đối tượng, đồng thời cho thấy lối tư duy mộc mạc, giản dị, trong sáng của người miền núi.

Qua khảo sát 150 bài thơ, chúng tôi nhận thấy, tác giả dân gian chủ yếu sử dụng cấu trúc so sánh có từ so sánh: bặng (như), ỷ như (theo như, tựa), tồng bặng (giống như), ỷ bặng (như thể), khỏi như (như), khỏi ngợ (tưởng như), nắm táng lăng (chẳng khác gì), cải táy (to hơn), không ai bằng...Trong đó, từ so sánh “như” xuất hiện hơn 60 lần, các từ còn lại chỉ xuất hiện 13 lần bài, đáng chú ý là cách so sánh “hơn” chỉ xuất hiện 4 lần. Điều này chứng tỏ người Tày Bạch Thông ưa cách so sánh cụ thể với tính chất ngang bằng và tương đồng, đồng thời không hay so sánh "hơn" hoặc "kém". Cách so sánh ấy rất phù hợp với việc diễn tả những suy nghĩ, cảm xúc của người Tày trước những vấn đề của đám cưới:

Một thoáng thảng thốt, giật mình trước thử thách của nhà gái:

Càn nặm cần khẻo rọi khẩu chang

Khỏi ngợ cạ ngù khoang chang pác [29]

(Đòn gánh khéo xỏ rọi vào trong/ Tôi ngỡ tưởng rắn nằm miệng dọ)

Diễn tả niềm vui của khách cũng như gia chủ trước sự tấp nập, đông vui của ngày đại lễ: - Bạn phường mì toọng slương mà đuổi

Ỷ như mèng đảy hội sluôn va

- Slao báo kẻo phân vân bặng bửa [29]

(Bạn phường đồng tâm tri kỉ/ Như bướm ong hội nhụy đồng hoa/ Gái trai đến vân vi như bướm).

Cách bày biện cỗ bàn thật đẹp, thật khéo léo thể hiện sự bay bổng trong tâm hồn con người: Bâm bàn téc oóc mà hom quả

Ỷ như luồng luộn phả bích vân

Tồng bặng ẻn bên lồng hộ loạn [29]

(Cỗ bàn bày đặt ra ngát hương/ Tựa rồng bay tít mây xanh/ Giống như én xuống trần hội bạn).


Nhưng có lẽ nhiều nhất, đẹp nhất vẫn là những cảm xúc trước vẻ đẹp của con người. Vẻ đẹp vừa quyền quý, cao sang lại vừa mộc mạc, khiêm nhường của loài hoa dại mà không kém phần sắc hương vào độ xuân về:

-Các nàng chồm sự tính vui lai Nắm táng lang va khai phông ón

Đây mjạc bặng lục vua thượng đế Khôn chầu bặng bút vẹ mì duyên Nịu mừ bặng nho slị đời xưa

- Nhất khỏi chồm lùa xẻp pậu tôi Ỷ như bjoócđại ngản xuân khai Pi bươn ỷ như hai chắng khửn

-Khỏi chiềng mừa quan làng, khươi xẻp Thân khỏi như cuôi pjấu pjẹo nà

Thân khỏi như cuôi thạ pjẹo rẩy

Thân khỏi như bjoóc nguồn dâng đông

- Chúc phua mjề choỏng cò pận tởi

Bặng bjoóc phông bấu rởi slắc pày [29]

(Các nàng chúc mọi sự vui tai/ Chẳng khác gì hoa khai đua nở/ Đẹp đẽ như con vua thượng đế/ Nét ngài tựa bút vẽ có duyên/ Ngón tay tựa nho sĩ đời xửa.../ Trước tôi mừng dâu phụ xếp đôi/ Đang như hoa đại ngàn xuân khai/ Tuổi đời như trăng mới mọc/ Tôi trình về quan làng phù rể/ Thân tôi như thạ rỗng treo nương/ Thân tôi như thạ tàn treo rẫy/ Thân tôi như hoa ngón trong rừng/ Chúc vợ chồng tâm đầu ý hợp/ Như hoa nở tràn ngập vạn xuân)

Cách sử dụng biện pháp so sánh của người Tày linh hoạt và tỏ ra sắc sảo, thể hiện rất rõ quan điểm của họ trước cuộc sống, con người. Cách so sánh hơn xuất hiện rõ nhất trong những câu thơ nói về công ơn của cha mẹ: Công pỏ mẻ liệng cải pền cần/ Công nảy cái táy bân tấy phạ (Công ơn bố mẹ


nuôi dạy thành người/ Công này to hơn trời hơn núi). Quan điểm đó rất rõ ràng, và được thể hiện nhất quán trong đám cưới của người Tày.

Như vậy, qua tìm hiểu biện pháp so sánh trên chúng tôi thấy, cũng như thơ ca của các dân tộc thiểu số, Thơ lẩu cũng lựa chọn những yếu tố được đưa ra làm chuẩn so sánh chủ yếu là những yếu tố rất gần gũi, thân quen, gắn bó với đời sống sinh hoạt của người miền núi - mang đậm sắc thái miền núi độc đáo : mây, núi, trăng, hoa, chim én, ong, bướm, ve, chuối rừng, hoa ngón, thạ, dọ cá...Tuy nhiên ở Thơ lẩu, tác giả dân gian lại tập trung khai thác các phương diện: thời điểm mật độ của các yếu tố đó: vẻ đẹp của cô gái được ví như “Trăng” nhưng là trăng non vừa mới mọc, được ví như “hoa” nhưng là hoa mới nở mùa xuân, người con trai tìm người yêu ví như “ong bướm” đang hội nhụy đồng hoa, đông vui nhộp nhịp, các cô gái đi lại được ví như “bầy bướm rập rờn” .v.v. Có lẽ cũng bởi nó hoàn toàn phù hợp với câu chuyện tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và niềm vui lớn của con người trong ngày hội hôn. Qua đó có thể thấy được lối tư duy hồn nhiên, trong sáng, nhưng cũng hết sức bay bổng cùng với những cung bậc tình cảm của người Tày nơi đây.

3.3.2. Ẩn dụ

Không chỉ là cách nói so sánh ví von, người Tày còn rất ưa sử dụng lối nói ẩn dụ, dùng những hình ảnh, sự vật hiện tượng gần gũi để “bóng gió”, gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình đối với những vấn đề của cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc lứa đôi, góp phần tạo nên vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca.

Ẩn dụ trong trong Thơ lẩu được tạo nên bởi hệ thống các hình ảnh cụ thể trong thế giới tự nhiên phong phú, đa dạng, những sự vật hiện tượng trong sinh hoạt con người miền núi: Phượng vàng (Phượng hoàng), Kim công (chim công), mật mèng (bướm ong), va (hoa), hai (trăng), (núi) nộc nu (chim chích), lạc mạy (rễ cây), pja, nặm (cá – nước), (củi, lửa),..Điều này chứng tỏ mối liên hệ khăng khít trong đời thực của người Tày với thiên nhiên vạn vật, với những sự vật hết sức gắn bó, gần gũi với con người lao động miền núi, qua


cách thừa nhận ngầm nét tương đồng giữa mình với sự vật hiện tượng, nhất là với thiên nhiên, mượn chúng để thể hiện lòng mình.

Người Tày vốn rất kín đáo, tế nhị, khiêm nhường trong ứng xử, nhất là trong việc thể hiện đời sống nội tâm của mình. Lối nói ẩn dụ đã biểu đạt tinh tế, sâu sắc thế giới nội tâm của các nhân vật trữ tình, nhờ đó các sự tình, các trạng thái, cảnh huống,… được hiện ra khá rõ nét trong Thơ lẩu.

Việc đưa dâu của Pả mẻ được ngầm ví như “đưa bông hoa bạc” trở về. “Bông hoa” là biểu tượng cho người con gái đẹp. Ở đây, cô dâu còn được ví như “hoa bạc” lại càng sự quý giá vô ngần: “Tôi đưa bông hoa bạc trở về/ Đóa hoa không để héo trên cành”. Cách nói đó không chỉ nhằm tôn vinh vẻ đẹp quý giá cuả cô dâu mà còn cho thấy trọng trách của Pả mẻ trong đám cưới. Trong vai trò ấy của mình, Pả mẻ là được coi người “mát tay”, nhiều phúc. Người mắc màn, rải chiếu, đặt gối cho cô dâu, sẽ đem lại những điều tốt đẹp cho đôi uyên ương: “Tay cầm nước ra hoa/ Tay vục nước thành hoa”. “Hoa” trong quan hệ với hoạt động của con người đã diễn tả phẩm chất đó của pả mẻ. Người phụ nữ này quả có một vẻ đẹp hoàn thiện, không chỉ là trọng trách đưa dâu, Pả mẻ còn là một nhà “ngoại giao” tài giỏi. Điều đó đã được thể hiện qua sự cảm nhận của Quan làng khi hai bên đối đáp, giao lưu: “Câu nói nghe ngọt toàn thơ”. “ngọt” là cảm giác của vị giác những đã được dùng diễn tả cảm giác nội tâm của con người - Sự ngọt ngào trong tình cảm.

Lối nói bóng bảy, giàu hình ảnh, tế nhị nhẹ nhàng mà rất sâu sắc, tình tứ được sử dụng nhiều hơn trong những câu chuyện của các chàng trai, cô gái – phù dâu, phù rể (hoặc bạn của đôi uyên ương).

Xuân nào chẳng có bướm tìm hoa

Ong bướm đang hội chợ đón ngày [16]

“Hoa” trong quan hệ với “bướm - ong” với “mùa xuân” là quy luật của tự nhiên. Mượn quy luật ấy, chàng phù rể muốn bóng gió xa xôi về quy luật của con người của tình yêu tuổi trẻ. Một cách ngỏ lời tình tứ.


Tình huống nàng phù dâu vẫn hết sức thận trọng, phù rể tiếp tục bày tỏ: “Mặc bạn muốn sẻ đôi cũng được/ một nửa bạn nhận...nửa kia bạn hãy cất về nhà/ dành để bạn đường xa mong nhớ/ chúng tôi đâu dám uống một nửa cùng nhau/ Chim chích sánh phượng hoàng không xứng”. “Phượng hoàng” (phượng vàng) là hình ảnh ẩn dụ về những con người cao sang, quyền quý; “Chim chích” (nộc nu) là ẩn dụ cho những người nhỏ bé, tầm thường. Lời thơ bày ra một tình cảnh tội nghiệp: chàng trai (phù rể) muốn làm bạn, kết đôi với cô gái (phù dâu) nhưng sợ nàng đã có nơi có chốn, còn mình thì thật không xứng với nàng. Dù là cách nói khiêm tốn, tế nhị của chàng trai những thực sự, hình ảnh ẩn dụ này thực sự có sức gợi về cảnh ngộ của hai người, mang một chút xót xa, khiến cô không thể làm ngơ.

Hình tượng trên còn cho thấy, trong Thơ lẩu, khi diễn tả thế giới nội tâm của con người trong vấn đề tình yêu, hôn nhân, các tác giả dân gian đã xây dựng hình tượng ẩn dụ theo hình thức sánh đôi, tạo nên những cặp đôi tương ứng: Phượng hoàng – Chim công, ong bướm – hoa, cá – nước, trăng – núi, củi – lửa, cây – núi, đồi.v.v. Những cặp ẩn dụ này không chỉ tạo nên lối nói uyển chuyển, hài hoà, cân đối mà còn chủ yếu thể hiện ước mơ giao ước, kết đôi trong cuộc sống của đồng bào. Ví dụ:

Trước quý xuân họ nhà gái, Quan làng thay mặt gia đình nhà trai bày tỏ mong nhà gái nhận lễ và tác thành hạnh phúc cho đôi trẻ thông qua hình ảnh:

- Phượng hoàng xin kết nghĩa kim công

- Chim loan phượng kết đôi đẹp đẽ [16]

“Phượng hoàng”, “chim công” vốn là loài vật cao quý, luôn gắn bó bên nhau được người Tày dùng làm biểu tượng của hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng. Cách nói hình ảnh đó đã diễn tả một cách sâu sắc và đẹp đẽ khát vọng của con người.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023