Cơ Cấu Nguồn Vốn Đầu Tư Theo Lĩnh Vực, Ngành Nghề Thu Hút


Thụy Vân

42,43%

54,26%


3,31%


Hàn Quốc Trung Quốc Việt Nam


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 15


Phú Hà


21,26%



8,14%



59,83%

9,41%



1,37%




Hàn Quốc Nhật Bản

Mỹ

Việt Nam

Trung Quốc



Trung Hà

100%

Việt Nam


60,9

Cẩm Khê


3%



24,77%


14,30%


Hàn Quốc

Trung Quốc

Việt Nam



1,12% Bạch Hạc


98,88%


Trung Quốc Việt Nam



2,16%

Đồng Lạng

23,60%





56,98%

17,35%




Hàn Quốc

Trung Quốc

Singapore Việt Nam



Hình 3.9. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban quản lý tỉnh Phú Thọ 2015-2020)

Qua bảng 3.13 và hình 3.9 ta thấy các dự án đầu tư vào các KCCN tỉnh Phú Thọ chiếm phần lớn là các dự án đầu tư trong nước (96 dự án tương ứng với tỷ trọng 52,46% trên tổng số dự án thu hút đầu tư), các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 47,54% trên tổng số dự án đầu tư. Trong số các nhà đầu tư nước ngoài vào các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thì các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là chiếm tỷ trọng cao nhất với tổng số 69 dự án đầu tư (37,7%) tương ứng với số vốn đăng k là 880,06 triệu USD, trong đó tập trung chủ yếu ở KCN Thụy Vân và KCN Phú Hà, CCN Đồng Lạng. Ngoài ra thì có có 14 dự án đầu tư của Trung Quốc (tương ứng


với số vốn đầu tư là 10,42 triệu USD), 02 dự án đầu tư của Nhật Bản (29,5 triệu USD), 01 dự án đầu tư của Mỹ (4,95 triệu USD) và 01 dự án đầu tư của Singapore (17 triệu USD). Như vậy ngoài Hàn Quốc, Trung Quốc thì các quốc gia khác đầu tư vào các KCCN tỉnh Phú Thọ còn rất ít.

Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ tại từng KCCN thì có KCN Phú Hà và CCN Đồng Lạng là thu hút được đa dạng các nguồn vốn từ các quốc gia, trong đó KCN Phú Hà thu hút được các dự án đầu tư đến từ các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam. CCN Đồng Lạng cũng thu hút được vốn đầu tư từ 3 quốc gia ngoài Việt Nam là Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore. Các KCCN còn lại đa phần là nguồn vốn đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Đặc biệt có KCN Trung Hà mặc dù được thành lập từ 2015 nhưng đến nay vẫn 100% là vốn đầu tư trong nước, CCN Bạch Hạc cũng chỉ có duy nhất một dự án đầu tư FDI đến từ Trung Quốc.

Mặc dù chính quyền địa phương và Ban quản l các KCCN đã rất tích cực trong việc xúc tiến đầu tư nhằm đa dạng hóa đầu tư bằng nhiều hình thức như biên soạn tài liệu xúc tiến đầu tư (sách quảng bá thông tin đầu tư) bằng 5 thứ tiếng: Việt, Anh, Hàn, Nhật, Trung; tích cực tham gia các hội nghị về xúc tiến đầu tư của tỉnh, trong nước và nước ngoài như: Australia, Newzealand, Hàn Quốc, Trung Quốc,… nhưng cơ bản vẫn chưa thực sự thu hút được nguồn vốn FDI đa dạng từ các vùng, lãnh thổ khác nhau.

e. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo lĩnh vực, ngành nghề của dự án

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các KCCN tỉnh Phú Thọ theo lĩnh vực, ngành nghề dự án đầu tư chủ yếu tập trung vào các ngành như: cơ khí, lắp ráp, điện điện tử, vật liệu xây dựng, ngành dệt may, giày da, ngành thực phẩm, dược phẩm, chế biến nông, lâm sản, công nghiệp hỗ trợ,…..Đặc biệt trong những năm gần đây cơ cấu nguồn vốn có xu hướng dịch chuyển từ thu hút các dự án thuộc lĩnh vực cơ khí, lắp ráp và vật liệu xây dựng sang điện điện tử. Bởi đây là lĩnh vực sử dụng các công nghệ hiện đại, thu hút vốn có tỷ trọng lớn phù hợp với chủ trương các lĩnh vực khuyến khích thu hút đầu tư của tỉnh là thu hút có chọn lọc các dự án sản xuất kinh


doanh theo hướng tập trung vào những dự án thân thiện với môi trường, có hàm lượng công nghệ cao, sử dụng ít năng lượng, tài nguyên và chất lượng nhân lực tăng lên. Tuy nhiên bên cạnh đó những ngành nghề như dệt may, giày da là những ngành cần sử dụng nhiều nhân công và gây ô nhiễm môi trường mặc dù cũng đã có xu hướng giảm tỷ trọng nhưng bình quân vẫn chiếm tỷ trọng khoảng 9,85% trên tổng nguồn vốn thu hút đầu tư.

Bảng 3.14. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo lĩnh vực, ngành nghề thu hút

ĐVT: %


Lĩnh vực, ngành nghề

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Năm

2020

Ngành cơ khí, lắp ráp

29,28

28,25

30,05

29,38

25,78

28,45

Ngành điện, điện tử

24,58

23,06

23,86

22,76

25,48

32,18

Ngành VLXD

25,32

28,47

29,54

31,24

27,56

25,00

Ngành dệt may, giày da

10,08

12,58

8,56

10,28

9,09

8,48

Ngành khác

10,74

7,64

7,99

6,34

12,09

5,89

Tổng

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban quản lý tỉnh Phú Thọ 2015-2020)

3.2.3.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào KCCN

Để huy động vốn đầu tư cho KCCN, ngoài nguồn vốn từ NSNN cho hạ tầng, còn huy động từ các dự án đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh trong KCCN. Do đó việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các chủ đầu tư vào KCCN làm cơ sở để có thể đề xuất phương thức huy động vốn cho phù hợp.

a. Các nhân tố ảnh hưởng

Dựa trên cơ sở lý thuyết, những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư (huy động đầu vào) trong nội dung chương 1, luận án làm cơ sở để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các chủ đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong KCCN (cách sử dụng vốn đầu ra) luận án xây dựng mô hình nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ bao gồm:


Cơ sở hạ tầng đầu tư (CSHT): doanh nghiệp quyết định bỏ vốn đầu tư khi cơ sở hạ tầng các KCCN đáp ứng được các yêu cầu như giao thông thuận lợi, có thể tận dụng kết nối hạ tầng với các tỉnh lân cận để tránh trùng lặp, lãng phí nguồn lực. Hạ tầng cứng phải đồng bộ với chất lượng dịch vụ đi kèm (điện, nước, bảo dưỡng đường xá,...) Bên cạnh đó hạ tầng logistic như hải quan, thông quan nội địa, giao nhận vận tải cũng rất quan trọng, vì đây chính là hệ thống huyết mạch giúp cho hoạt động của các doanh nghiệp được vận hành thông suốt.

Chế độ chính sách ưu đãi đầu tư (UDDT): doanh nghiệp quan tâm đến hệ thống chính sách minh bạch rõ ràng và triển khai nhanh, các chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn về tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ về chi phí giải phóng mặt bằng, tín dụng ưu đãi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCCN.

Môi trường sống và làm việc (MTS): doanh nghiệp quan tâm nhiều đến sự đáp ứng được của hệ thống, giáo dục, y tế, môi trường sống, các điểm sinh hoạt văn hoá cộng đồng, vui chơi giải trí, tương đồng văn hoá và tính thân thiện của người dân, các bất đồng giữa công nhân và doanh nghiệp có được giải quyết thỏa đáng hay không. Lợi thế ngành đầu tư (LTDT): doanh nghiệp quan tâm đến nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất, lợi thế theo quy mô khi ở gần các doanh nghiệp bạn hàng cung ứng và phân phối chính, tiếp cận thị trường tiêu thụ tại địa phương và cạnh

tranh với đối thủ chính.

Thể chế địa phương (TCDP): doanh nghiệp quan tâm đến sự năng động của đội ngũ lãnh đạo và chính quyền địa phương, quan tâm đến việc giải quyết các thủ tục hành chính, việc triển khai thực hiện giữa các cấp chính quyền có nhất quán hay không, các chương trình hành động có quyết liệt hay không, chính quyền địa phương có quan tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn như là đối tác lâu dài trong suốt quá trình đầu tư để khuyến khích họ mở rộng đầu tư và thu hút thêm các nhà đầu tư khác.

Truyền thông (TT): doanh nghiệp quan tâm đến việc có nhận được đầy đủ các thông tin về ưu đãi đầu tư hay không, các thông tin về ưu đãi đầu tư có được cập nhật đầy đủ trên website và các phương tiện thông tin đại chúng hay không, hay


những hoạt động tổ chức xúc tiến đầu tư mà tỉnh tổ chức để nhằm thu hút đầu tư.

Nguồn nhân lực (NNL): doanh nghiệp quan tâm đến nguồn cung chất lượng cao (có ý thức kỷ luật lao động và kỹ năng, tay nghề chuyên môn). Hệ thống đào tạo và dạy nghề gắn với nhu cầu của thị trường và yêu cầu của doanh nghiệp.

Chi phí kinh doanh (CPKD): doanh nghiệp quan tâm đến chi phí thuê đất, chi phí đền bù giải toả, chi phí nguyên liệu, lao động rẻ, chi phí điện, nước hợp lý và các dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc cạnh tranh. Nếu chi phí kinh doanh cao sẽ tác động tiêu cực đến quyết định đầu tư và ngược lại.

Dưới đây là bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào các KCCN tỉnh Phú Thọ.

Bảng 3.15. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào KCCN Phú Thọ


Ký hiệu

Nhân tố ảnh

hưởng

Nguồn


CSHT


Cơ sở hạ tầng

Lý thuyết lợi thế địa điểm; lý thuyết tổ chức công nghiệp, lý thuyết về cạnh tranh quốc gia; Chia-Li Lin and Gwo- Hshiung Tzeng (2009); Yue-man Y et al. (2009); UNIDO (2015); Hà Bảo Khánh (2017); Lê Thị Lan (2017); Phạm Văn Ơn và Trần Phan Đoan Khánh (2015); Đinh Phi Hổ (2011); Lê Hoàng Bá Huyền (2013); Mai Văn Nam and Nguyễn

Thanh Vũ (2010).


UDDT


Chính sách ưu đãi đầu tư

Lý thuyết chiết trung; Lý thuyết tổ chức công nghiệp; Yue- man Y et al. (2009); UNIDO (2015); Hà Bảo Khánh (2017); Lê Thị Lan (2017); Phạm Văn Ơn và Trần Phan Đoan Khánh

(2015).


MTS

Môi trường sống

và làm việc

Lý thuyết tổ chức công nghiệp; Lý thuyết chiết trung; Hà Bảo Khánh (2017); Lê Thị Lan (2017); Phạm Văn Ơn và Trần Phan Đoan Khánh (2015); Nguyễn Đình Thọ and Nguyễn Thị

Mai Trang (2008).

LTDT

Lợi thế đầu tư

Lý thuyết chiết trung; Lý thuyết công nghiệp; Hà Bảo Khánh

(2017); Lê Thị Lan (2017).

TT

Truyền thông

Lý thuyết chiết trung; Lý thuyết công nghiệp; Tetsushi

Sonobe and Keijiro Otsuka (2011); Lê Thị Lan (2017).


TCDP

Thể chế địa phương

Lý thuyết lợi thế địa điểm; Yue-man Y et al. (2009); Lê Thị Lan (2017); Nguyễn Đình Thọ and Nguyễn Thị Mai Trang

(2008).


Ký hiệu

Nhân tố ảnh

hưởng

Nguồn


NNL


Chất lượng nguồn nhân lực

Lý thuyết về cạnh tranh quốc gia; Chia-Li Lin and Gwo- Hshiung Tzeng (2009); Tetsushi Sonobe and Keijiro Otsuka (2011); Hà Bảo Khánh (2017); Lê Thị Lan (2017); Phạm Văn Ơn và Trần Phan Đoan Khánh (2015); Đinh Phi Hổ (2011); Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009); Vũ Hùng Cường và Trần Xuân Dưỡng (2014); Phạm Văn Nam và cộng sự (2010).


CPKD


Chi phí kinh doanh

Lý thuyết tổ chức công nghiệp; lý thuyết chiết trung; lý thuyết lợi thế địa điểm; Tetsushi Sonobe and Keijiro Otsuka (2011); Hà Bảo Khánh (2017); Lê Thị Lan (2017); Phạm Văn Ơn và Trần Phan Đoan Khánh (2015); Mai Văn Nam and

Nguyễn Thanh Vũ (2010).

QDDT

Quyết định

đầu tư

Lý thuyết thương mại quốc tế; Lý thuyết về sự hài lòng của

nhà đầu tư; Đinh Phi Hổ (2011).

(Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu)

b. Mô hình nghiên cứu

Quyết định đầu tư vào KCCN tỉnh Phú Thọ

Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào các KCCN tỉnh Phú Thọ gồm 8 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc.


Cơ sở hạ tầng đầu tư

Chế độ chính sách ưu đãi đầu tư

Môi trường sống và làm việc

Lợi thế ngành đầu tư

Thể chế địa phương

Truyền thông

Nguồn nhân lực

Chi phí kinh doanh

Hình 3.10. Mô hình nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào KCCN Phú Thọ

Để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào các KCCN, mô hình nghiên cứu được thể hiện như sau:

QDDT = b0 + b1CSHT + b2UDDT+ b3MTS + b4LTDT + b5TCDP + b6TT


+ b7NNL + b8CPKD + ei

Trong đó: QDDT: Biến phụ thuộc CSHT, UDDT,......CPKD: Biến độc lập

Giả thuyết nghiên cứu

Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo Lê Hoằng Bá Huyền (2014) và Mai Văn Nam (2010) thì CSHT là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư khi đưa ra quyết định đầu tư. Cơ sở hạ tầng tốt là một trong những nhân tố quan trọng để đánh giá môi trường đầu tư. Cơ sở hạ tầng lạc hậu sẽ làm tăng chi phí đầu tư đến và tạo ra rào cản đối với hoạt động đầu tư. Các l thuyết như Lý thuyết lợi thế địa điểm; lý thuyết tổ chức công nghiệp, lý thuyết về cạnh tranh quốc gia cũng như các nghiên cứu thực nghiệm của Hà Bảo Khánh (2017), Lê Hoằng Bá Huyền (2012), Đinh Phi Hổ (2011),....đã chứng minh sự quan trọng của nhân tố này. Vì vậy tác giả đưa ra giả thuyết H1:

Giả thuyết H1: Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến quyết định đầu tư.

Chính sách ưu đãi được xem như là một trong những công cụ thu hút đầu tư mạnh mẽ và tác động đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào KCCN (Lý thuyết chiết trung; Lý thuyết tổ chức công nghiệp). Chính sách ưu đãi hấp dẫn cũng chính là một trong những đặc trưng cơ bản của các KKT, KCCN trên thế giới. Nhân tố này cũng đã được khẳng định là có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp trong các nghiên cứu trước đây của Yue-man Y et al. (2009); UNIDO (2015); Hà Bảo Khánh (2017); Lê Thị Lan (2017); Phạm Văn Ơn và Trần Phan Đoan Khánh (2015). Vì vậy tác giả đề xuất giả thuyết H2:

Giả thuyết H2: Chế độ chính sách ưu đãi đầu tư có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến quyết định đầu tư.

Nhân tố Môi trường sống hay còn gọi là cơ sở hạ tầng xã hội của KCCN. Đây chính là môi trường hoạt động của doanh nghiệp và cũng là nơi người lao động sinh hoạt. Môi trường sống tốt sẽ ảnh hưởng tích cực đến quyết định đầu tư của


doanh nghiệp (Lý thuyết tổ chức công nghiệp; Lý thuyết chiết trung). Các nghiên cứu của Hà Bảo Khánh (2017); Lê Thị Lan (2017); Phạm Văn Ơn và Trần Phan Đoan Khánh (2015); Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008) cũng đã chứng minh rằng các nhân tố này có ảnh hưởng tích cực đến quyết định đầu tư. Vì vậy tác giả đề xuất giả thuyết H3:

Giả thuyết H3: Môi trường sống và làm việc có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến quyết định đầu tư.

Lý thuyết chiết trung; Lý thuyết công nghiệp đều khẳng định lợi thế ngành đầu tư là một trong những nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến quyết định của nhà đầu tư. Bên cạnh đó các nghiên cứu của Hà Bảo Khánh (2017); Lê Thị Lan (2017) cũng đã chứng minh điều này. Vì vậy tác giả đề xuất giả thuyết H4:

Giả thuyết H4: Lợi thế ngành đầu tư có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến quyết định đầu tư.

Thể chế của địa phương được cho là có ảnh hưởng tích cực đến quyết định đầu tư. (L thuyết địa điểm). Ở Việt Nam, mỗi địa phương khác nhau lại có những thể chế riêng. Nó phụ thuộc vào sự năng động của lãnh đạo địa phương, các thủ tục hành chính, sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương. Chính vì thế một địa phương với một thể chế đầu tư tốt sẽ tích cực đến quyết định đầu tư. Trong nghiên cứu của Yue-man Y et al. (2009); Lê Thị Lan (2017); Nguyễn Đình Thọ and Nguyễn Thị Mai Trang (2008) cũng đã chỉ ra điều này.Trên cơ sở này tác giả đề xuất giả thuyết H5 như sau:

Giả thuyết H5: Thể chế địa phương có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến quyết định đầu tư.

Theo Kotler (2002) nhân tố truyền thông chính là một trong những nhân tố quan trọng để truyền tải thông tin đến các nhà đầu tư. Vị trí thuận lợi, chính sách ưu đãi hấp dẫn, chi phí đầu vào cạnh tranh…cũng không thực sự có nghĩa nếu như các thông tin này không được các nhà đầu tư biết đến (Lý thuyết chiết trung; Lý thuyết công nghiệp). Bên cạnh đó từ nghiên cứu của Đinh Phi Hổ (2012), cũng đã chứng minh rằng các nhân tố này có ảnh hưởng tích cực đến quyết định đầu tư. Vì vậy tác giả đề xuất giả thuyết H6:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023