Thơ Lẩu của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn - 13


Đứng trước người con trai, người con gái Tày bao giờ cũng hết sức tế nhị, kín đáo trong việc thể hiện tâm tư, cảm xúc của mình. Họ tỏ ra khiêm nhường, tự cho rằng thân phận mình hẩm hiu, chưa gặp được hạnh phúc trong tình yêu cũng là một tín hiệu tốt đối với chàng trai: “trăng chưa lên mà núi đã che”. Cặp đôi ẩn dụ này đã cho thấy rõ hơn sắc thái miền núi độc đáo của hình tượng “trăng - núi”. Bởi nếu so sánh với văn học dân gian của người miền xuôi, cụ thể là trong ca dao người Việt thì hình ảnh thiên nhiên sóng đôi, gắn bó với “trăng” thường là “nước”, chẳng là miền xuôi đồng bằng sông nước mênh mông đó sao? “Hỡi cô tát nước bên đàng / Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi!”.Còn thiên nhiên miền núi thì hình tượng núi luôn bao trùm, bao quanh là những dãy núi điệp trùng, nên “núi cũng sẵn như nước ở miền xuôi”. Có thể nói, ẩn dụ là biện pháp tu từ có khả năng thực hiện việc trao đổi thông tin ngầm và bộc lộ khéo léo mọi cung bậc tình cảm của con người một cách hữu hiệu nhất. Vì thế các tác giả dân gian đã rất chú trọng việc sử dụng biện pháp này trong Thơ lẩu. Ẩn dụ đã tạo nên những bài thơ đẹp, với những hình ảnh trong sáng, gần gũi, giàu sức sống, lời thơ mượt mà, chau chuốt và ẩn ý thâm sâu mang đậm sắc thái miền núi độc đáo. Nó là lời khẳng định tư duy nghệ thuật dân gian của người Tày vừa trực quan, hồn nhiên vừa thâm

trầm sâu sắc.

3.3.3. Liệt kê

Bên cạnh việc sử dụng hai biện phát tu từ so sánh - ẩn dụ nói trên, Thơ lẩu còn kết hợp sử dụng rất hiệu quả biện pháp liệt kê. “Liệt kê là sự sắp xếp nối tiếp các cấu trúc cú pháp cùng loại, nhằm tạo ra những ý nghĩa bổ sung về mặt nhận thức hoặc thể hiện cách đánh giá, cảm xúc chủ quan về các sự vật được đưa ra” [24]. Biện pháp này, có thể được thực hiện bằng cách dùng liên từ hoặc không dùng liên từ. Việc sử dụng hay không các liên từ đều mang lại những sắc thái ý nghĩa và cảm xúc nhất định.


Khảo sát 150 bài Thơ lẩu, chúng tôi thấy, có hơn 30/150 bài sử dụng biện pháp liệt kê, nhưng chủ yếu là không dùng liên từ cho thấy rõ thuộc tính của lời nói miệng – trò chuyện bằng thơ, nêu lên sự phong phú, đa dạng, phức tạp của sự vật hiện tương. Đó là những bài có tính chất miêu tả trữ tình: mời mọc, hát mừng, chia tay v.v... qua đó tác giả dân gian phô diễn được sự phong phú, đa dạng của sự vật hiện tượng cùng với những thái độ, tình cảm trữ tình của người hát.

Ở những bài Mừng nhà (Chồm rườn), Mừng bàn thờ (Chồm thản), Mừng mân (Chồm bôm), Mời cơm các buổi (Nài pjầu, Xỉnh ngài..), những khúc hát chia tay (slắng)...ta thấy, lời thơ vừa miêu tả tỉ mỉ, cặn kẽ vừa có tính chất khái quát vẽ nên một bức tranh sinh hoạt sống động, thể hiện thái độ tình cảm ngợi khen, ngưỡng mộ - nói đến “cạn lời”.

Ngôi nhà của người thật “phong quang”, giàu sang, sung túc, con cái đề huề: “Nhà người thật giàu sang suốt cuộc đời/ Con gái kim chỉ thời thông tỏ/ Con trai học văn võ chức cao/ Cánh cửa chạm én nhạn kì lân/ Gái trai chảy phân vân như bướm/ Một gian tập văn võ thơ ca/ Gian hai phòng khách qua hầu hạ/ Gian ba phòng khách lạ ngủ đêm/ Gian bốn chứa hòm chăn mọi thứ/...Giàu như nước suối biển dâng” [16]. Chuỗi liệt kê trên đây đã cho thấy, điều kiện, hoàn cảnh của gia chủ rất tốt, khiến người khác mường không khỏi ngưỡng mộ.

Ngày cưới là ngày vui của tất cả mọi người, sự chuẩn bị chu đáo của gia chủ đã khiến khách không khỏi ngưỡng mộ, khen cho“bụng người khéo lắm ý hay”. Liên tiếp những sản vật quê hương được bày ra thật đẹp, thơm ngát: Sơn vàng vẽ bát những rồng bay/Cả hươu nai gà rừng chim chóc/Miến thơm thêm các món thịt ngon/ Lại có bạch ngư thêm bách điểu/ Cá trắm và cá chép thơm vàng/ Gỏi tạp thêm dấm chanh của quý/ Bún bánh đặt hai thứ bày ra/ Lại có thêm bánh hoa muôn sắc/ Đường trắng trộn bột lọc rán vàng/ Bánh chưng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.


thêm chè lam bánh khảo...Có cả mật ong thơm nức/ Bách vật những của quý vô ngần [29]; cộng thêm cách bài trí các mâm cỗ thật ấn tượng: Mâm có phượng múa rồng bay/ Hai bên có hoa leo chạm trổ/ Mâm này mâm hoa tay khéo chữ/ Còn vẽ thêm chữ Phú bên trong/ còn có cả chữ Phúc chữ Ninh/..Bát rồng có chữ Vinh chữ Thọ [29]. Đó không chỉ đơn thuần thể hiện sự giàu sang phú quý mà sâu xa hơn chính là nét văn hóa ẩm thực của người Tày.

Thơ Lẩu của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn - 13

Điều không tài nào diễn tả hết ấn tượng của khách ấy là thái độ, là tình cảm của gia chủ được thể hiện rõ nhất qua cách tiếp đón khách: Giờ này có mâm ăn la liệt/ Em khôn ngoan như tựa Hán Xuân/ Câu nói như hoa Rôm thơm tỏa/ Lời nói như hoa Mạ nở vàng/ Tiếng thơ làm họ hàng êm bụng/ Tiếng thơ như chim gọi tìm nhau/ Nói chuyện câu tiếp câu không chán../ [16]. Mỗi dòng thơ là một nét vẽ, vẽ nên bức chân dung tuyệt đẹp về các cô gái được gia chủ khéo léo chọn làm đại diện tiếp đón nhà trai. Trong quan niệm của người Tày, cô gái ĐẸP phải mang một vẻ đẹp có chiều sâu, không chỉ đẹp về hình thức nét mặt, nụ cười, làn da, vóc dáng mà quan trong hơn đó là vẻ đẹp của tâm hồn, của tài năng đối đáp thơ ca. Chẳng vì thế mà, đã có bao chàng trai, cô gái đã nên duyên sau những cuộc gặp gỡ ấy.

Trước tình cảm của gia đình, bạn của cô dâu chú rể không khỏi quyến luyến khi chia tay. Diễn tả sự lưu luyến ấy, họ đã liệt kê liên tiếp những công việc nhà còn ngổn ngang : “nhẹ lăng bọn lan dú liểu kỷ bươn/ tọ công pjệc chang lườn nẩư cẳm/ Bọn lan ngoạc mừa nặm tắng kha/ Bọn lan ngoạc mừa ná táng lai/ Bọn lan ngoạc mừa phải táng đom/ Bọn lan ngoạc mừa nòn táng lỉ/ Bọn lan dú táng xạ táng mường/..Tọ tình nghịa điếp slương na nắc” [16]. Quả là khéo ăn, khéo nói, khiến người nghe không khỏi bị thuyết phục.

Còn ở những bài thơ mang tính lễ nghi như: Nộp lễ, Quét tạp uế, Xin dâu ra cửa, Nộp dâu, rể.v.v. tác giả dân gian cùng chủ yếu liệt kê liên tiếp những sự vật hiện tượng, những hành động của nhân vật trong bài thơ hoặc của nhân


vật trữ tình, nhằm diễn tả một cách rất xúc động, đầy ấn tượng về mối quan hệ gia đình, cha mẹ và con cái, về những ước mong hạnh phúc tốt lành.

Liệt kê liên tiếp những lễ vật dâng nộp bố mẹ (vợ), bày tỏ lòng biết ơn đối với công lao “hơn trời hơn núi” của bố mẹ: “Xin quý tộc kiểm lễ/ thứ hai tôi xin dâng “lằm khấư”/ ...Thứ ba xin nộp đại ngân lễ../ Lễ sinh cùng lễ nghĩa đủ đầy”. Đáng chú ý ở bài này, khi liệt kê liên tiếp những lễ vật dâng nộp nhà gái, tác giả dân gian không sử dụng liên từ, những sau mỗi thứ lễ vật được dâng, người hát lại dừng lại, miên man kể về nỗi nhọc nhằn mà cha mẹ phải trải qua để nuôi con khôn lớn. Kết cấu này tạo ra những quãng ngắt, khiến cảm xúc con người thêm lắng đọng.

Lời hát cùng với hành động liên tiếp của Pả mẻ khi xin dâu ra cửa: Chị đưa em ra đi/ Chân trái xỏ giày hoa/ Chân phải xỏ giầy ngọc/ Xỏ giầy ngọc ra đi/ Xỏ giầy hoa ra cửa/ Tay cầm chiến nón cọ trắng/ Với giá trị biểu cảm sâu sắc, chân trái giày hoa, chân phải giày ngọc, tay cầm nón trắng...hình ảnh cô dâu lúc này đã gây được ấn tượng tốt đẹp, gửi gắm những ước mơ về một cuộc sống giàu sang, hạnh phúc.

So với một số thể loại thơ ca các dân tộc thiểu số khác, Thơ lẩu đã sử dụng một cách đắc địa biện pháp tu từ liệt kê. Lối phô diễn đó cho ta thấy rõ hơn cuộc sống, con người, đặc biệt là những quan điểm, tính cách của con người miền núi, góp phần tạo nên sức hấp dẫn trong nghệ thuật Thơ lẩu Hà Vị.

3.4. Thời gian và không gian nghệ thuật

3.4.1. Thời gian nghệ thuật

Theo Giáo sư Trần Đình Sử thì: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian và hiện tại, quá khứ hay tương lai”. [42] Và do đó: Thời gian nghệ thuật là thời gian được cảm nhận bằng tâm lý, qua chuỗi liên tục các biến đổi (biến cố) có ý nghĩa thẩm mĩ xảy ra trong thế giới nghệ thuật.


D.X Likhachốp trong cuốn Thi pháp Văn học Nga cổ đã rất có lý khi cho rằng trong thơ ca dân gian, tác giả với tư cách là một cá thể, là “cái tôi” trữ tình riêng biệt, tách biệt với cộng đồng thì không được biểu lộ ra. Ở đây hoàn toàn không có khoảng cách thời gian giữa người sáng tác với thời gian của người đọc, người thưởng thức như trong văn học viết. Trong thơ ca dân gian, thời gian của tác giả và thời gian của “người đọc” (người thưởng thức) hoà lẫn với thời gian của người diễn xướng. Thời gian ở đây là thời gian hiện tại. Điều này khác với thời gian trong truyện cổ tích luôn luôn là thời gian quá khứ phiếm định, khác với thời gian trong truyền thuyết luôn luôn là thời gian quá khứ xác định.

Có thể khẳng định rằng, hát đám cưới của các dân tộc Tày – Nùng nói chung trong đó có Thơ lẩu Hà Vị đều lấy thời gian hiện tại làm thời gian nghệ thuật của mình. Điều này cũng dễ hiểu trước hết là vì lời Thơ lẩu được sáng tác là để diễn xướng trong một môi trường nhất định, đó là thời gian, không gian của một đám cưới.

Dấu hiệu để nhận ra thời hiện tại trong Thơ lẩu thuờng là ở những từ chỉ xuất thời gian như: “vằn nảy” (hôm nay), “giờ nảy yên” (giờ này yên), “giờ nảy mjạc” (giờ này đẹp), “giờ đay” (giờ tốt) “Giờ nguyệt tiên thiên đức”, “giờ ngũ phúc lâm môn” giờ đại lượng cát tường”....Tất nhiên, Thơ lẩu Hà Vị không chỉ biểu hiện thời gian nghệ thuật ở những từ ngữ chỉ thời hiện tại ấy mà còn có nhiều bài mở đầu bằng cặp câu thơ: Slíp giờ kẻn đảy giờ nảy mjạc/ Pác giờ kẻn đẩy giờ nảy yên (Mười giờ kén được giờ này đẹp/Trăm giờ kén được giờ này yên), tạo nên một mô típ thời gian đặc thù của hôn lễ, đặc biệt có ý nghĩa nhấn mạnh thời gian được lựa chọn hết sức thận trọng, “quý hơn vàng”. Qua khảo sát trên 30 bài thơ thuộc những bài hát thực hiện những lễ nghi quan trọng như: Những bài hát trình tổ, Bái tổ (lạy táng), và những bài hát nộp dâu, nộp rể (nộp khươi lùa) trong Thơ lẩu, chúng tôi nhận thấy, có 19/


30 bài hát nói đến thời điểm "ngày đẹp, giờ đẹp, giờ tốt" hoặc từ ngữ tương đương; Có 13/ 30 bài hát mở đầu bằng mô típ trên. Điều đó cho thấy vai trò và ý nghĩa quan trọng của thời gian hiện tại trong thơ đám cưới.

Tuy nhiên, khoảng thời gian hiện thực nói trên cũng được hiểu là khoảng thời gian ước lệ, chỉ thời điểm mà chủ thể diễn xướng thể hiện lời hát. Bởi lẽ, Thời gian ở đây không có từ chỉ thời gian cụ thể như:..giờ, ngày...., tháng..., năm... giờ mjạc/giờ yên (giờ đẹp, giờ yên) là đám cưới của hiện tại, là bây giờ, nhưng cùng có thể là thời điểm của một đám cưới bất kì. Trong trường hợp này, theo GS Nguyên Xuân Kính, “người bình dân hát (hoặc ngâm, đọc) vào lúc nào (sáng, trưa, chiều, tối…) thì lúc đó chính là thời gian bộc lộ tâm trạng của người diễn xướng” [17]. Và đó chính là thời hiện tại – một kiểu thời gian đặc thù của Thơ lẩu.

Một kiểu thời gian nghệ thuật trong Thơ lẩu Hà Vị là thời gian hồi tưởng, thường được biểu hiện qua các cụm từ như:“vằn cón” (ngày trước), “Pửa cón”(đời xưa), “lẹ cổ kim thá ké (tục lệ cổ kim đời trước), xưa mì (xưa có)...Tuy nhiên, thời gian hồi tưởng này có sự liên hệ mật thiết với thời gian hiện tại và làm thành cặp đối lập quá khứ − hiện tại biểu hiện qua các cặp từ như: “tởi cón” – “vằn nảy”(đời xưa – hôm nay), “pửa cón” – “chắng pền”, (đời xưa –mới có), “lúc cón” – “mự nảy” (ngày trước – hôm nay)…

So với thời gian hiện tại, thời gian hồi tưởng quá khứ chỉ có tính chất kể lể và thường được đặt trong điểm nhìn hiện tại, và do đó, sự có mặt của thời gian hồi tưởng không nhiều (18/30 bài được khảo sát) chỉ là một phương tiện để làm nổi bật thời hiện tại, lí giải căn nguyên của hành động hiện tại mà thôi.

Ví như khi Quan làng xin phép tiến hành các lễ nghi quan trọng: Xin thắp hương, xin thắp đèn, bái tổ, xin dâu ra cửa, mời phường bạn hoặc khi Pả mẻ tiến hành những thủ tục: mắc màn, trải chiếu, cả khi xưng Quan làng, Pả mẻ, khi họ chia tay tiễn biệt v.v...là những khoảnh khắc thời gian thiêng liêng, quý báu và đáng nhớ trong tâm khảm mỗi con người.


Quá khứ với những điều tốt đẹp đã tạo dựng cho con người hạnh phúc trong hiện tại, trân trọng những gì đã qua, những gì đang có, người Tày vun đắp cho hạnh phúc hiện hữu bằng cái nhìn lạc quan, luôn hướng tới tương lại. Vì vậy, thời gian tương lai trong Thơ lẩu không diễn đạt bằng từ ngữ cụ thể mà được ẩn dấu sau những lời cầu xin tổ tiên phù hộ, chúc mừng gia đình hai bên, và đặc biệt chúc phúc cho đôi tân lang và tân nương sẽ có cuộc sống tốt đẹp, tương lai vinh hoa phú quý, phúc lộc, an khang...Cặp đối lập hiện tại – tương lai ít xuất hiện nhưng đã góp phần quan trọng miêu tả con đường hạnh phúc, diễn tả niềm hạnh phúc hiện tại sẽ mãi được nhân lên trong tương lai.

Cả hai sự đối lập ấy – hiện tại/quá khứ, hiện tại/tương lai – đều có tác dụng làm nổi bật thời hiện tại, tức là thời gian diễn xướng của đồng bào, đồng thời có tác dụng tạo nên cảm giác về sự vận động của thời gian, làm cho người nghe liên tưởng đến sự đổi thay trong cuộc sống theo chiều hướng tích cực. Các cặp đối lập ở đây chỉ như những nhịp điệu của cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, làm bộc lộ phẩm chất tốt đẹp của con người – những con người ở nhà sàn, mặc áo Tày có lối sống khiêm nhường, trọng tình nghĩa, luôn lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống. Ta bắt gặp nét tương đồng ấy trong hát “Xường” của người Mường, người hát rất chú ý đến dòng thời gian tuyến tính. Họ ý thức về sự chảy trôi của thời gian hiện tại, nên gấp gáp, giục giã, muốn nhanh chóng "lên bậc xường" để hát yêu nhau. Ngược lại, người Cao Lan khi hát Xình ca có xu hướng hồi tưởng lại chuyện đã qua của mình, của cả dân tộc mình. Họ hay nghĩ về quá khứ để "ôn cố tri tân", để suy ngẫm, để tự sự…,và để mãi rồi mới nói chuyện bây giờ... Như vậy, dòng thời gian tuyến tính là kiểu không gian nghệ thuật đặc thù của thơ ca đám cưới nói chung, Thơ lẩu Hà Vị nói riêng.

3.4.2. Không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật là khái niệm chỉ "hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là sự mô hình hoá thế giới của tác giả" [43, tr.134]. Không gian


nghệ thuật mang tính biểu trưng nên không thể qui nó về không gian địa lí hay không gian vật lí. Thông qua tìm hiểu không gian nghệ thuật, có thể biết được quan niệm thẩm mĩ cũng như ý đồ sáng tạo hình tượng nghệ thuật của các tác giả dân gian. Khảo sát Thơ lẩu, ta thấy các hình thức không gian nổi bật là: không gian siêu nhiên và không gian hiện thực (bao gồm không gian thiên nhiên và không gian sinh hoạt).

3.4.2.1. Không gian siêu nhiên

Cảm nhận về không gian siêu nhiên trong Thơ lẩu trước hết ở sự xuất hiện của những địa danh vốn đã in sâu trong tâm thức người Tày như: Đông Kinh, Nam Vang, Nam Định, Thanh Hoa, đất Hác,...

Cúa đay dự hâư mà cổ lạ

Rụ càn khảm mừa quá Đông Kinh Mọi đồ mọi jiết xinh lai lẳm

Cúa nảy chợ Bắc Kạn nắm mì

Rụ cần khảm mừa xử Nam Vang Rụ cần khảm mừa tàng Nam Định

- Khỏi nắm mì chè mjạc oóc nài Chè đây dú đin Hác

Chè mjạc dú đin Keo

- Bôm là dú Thanh Hoa puôn lại Chẳng puôn mà hạ giởi đin rà

- Cần khôn ngám pây Hác

Cần mjạc ngám pây Keo [29]

(Của tốt mua đâu về lạ quá/ Hay là người qua xứ Đông Kinh/ Mọi thứ trông thật xinh thật đẹp/ Thứ này chợ Bắc Kạn khó tìm/ Hay người vượt sang xứ Nam Vang/ Hoặc người đi về đường Nam Định / Tôi không có chè ngon ra tiếp/ Chè tốt ở đất Hác/ Chè đẹp ở Đông Kinh/ Mâm là ở Thanh Hoa buôn lại/ Mới buôn về hạ giới quê mình/ Người khôn đã đi Hác/ Người đẹp đã đi Kinh).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023