Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Kiểm Toán Bctc Các Ngân Hàng Do Ktnn Thực Hiện



sẽ ảnh hưởng tới chất lượng báo cáo kiểm toán. Đối với KTNN, điều kiện làm việc của KTVNN thể hiện ở những tiêu chí như sau:

- Phương tiện làm việc cá nhân của KTVNN: các thiết bị, phương tiện kiểm tra cơ bản đối với công tác kiểm tra hiện trường, phương tiện đi lại, ...

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán như nhật ký kiểm

toán;


- Chế độ công tác phí đối với KTVNN;

- Chế độ khen thưởng đối với KTVNN;

- Chế tài xử lý đối với các sai phạm của KTVNN;

- Môi trường văn hóa trong Đoàn kiểm toán.

(b) Phương pháp/ Quy trình kiểm toán (Audit Approach)

Phương pháp kiểm toán đề cập tới các quy trình, thủ tục, kỹ thuật kiểm toán

được đơn vị kiểm toán thiết kế nhằm thu thập các bằng chứng về tính thích hợp hay tính hiệu quả của các đơn vị được kiểm toán. Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc quan sát phương pháp kiểm toán được triển khai sẽ là thước đo chất lượng kiểm toán. Kết quả nghiên cứu của Wooten (2003) cho thấy, khi KTV được trang bị phương pháp kiểm toán hiện đại, tiên tiến nhất thì có thể phát hiện ra được những sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Theo khuôn mẫu chất lượng kiểm toán của Hội đồng báo cáo tài chính FRC (2008), một quá trình kiểm toán hiệu quả có tác động tích cực tới chất lượng kiểm toán khi phương pháp và công cụ kiểm toán áp dụng trong quá trình kiểm toán được tổ chức tốt và đưa ra khuôn mẫu hay thủ tục để đạt được các bằng chứng thích hợp và đầy đủ cho cuộc kiểm toán. Phương pháp kiểm toán cũng được nhiều tổ chức kế toán – kiểm toán quốc tế khác đề cập tới như một nhân tố có ảnh hưởng lớn tới chất lượng của kiểm toán, xét trên cả khía cạnh phát hiện báo cáo sai sót của hệ thống kế toán và khía cạnh thỏa mãn các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán. Ủy ban Tiêu chuẩn kiểm toán và đảm bảo quốc tế (International Auditing and Assurance Standards Board – IAASB) (2013) nêu rõ thời gian cho kiểm toán, hiệu quả của các thủ tục kiểm toán, quy trình kiểm toán và giám

sát chất lượng là một nhân tố quan trọng có tác động tới chất lượng kiểm toán.

Theo quan điểm của Francis (2011), Knechel và cộng sự (2013), quy trình kiểm toán là một trong 4 nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán. Các nội dung



của quy trình kiểm toán bao gồm phương pháp đánh giá trong quy trình kiểm toán, đánh giá rủi ro, quy trình phân tích,…

(c) Hệ thống kiểm soát chất lượng (Quality Control)

Tương tự nhân tố phương pháp/ quy trình kiểm toán, hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ cũng là nhân tố được nhiều học giả và tổ chức hành nghề kiểm toán đánh giá có ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán. Theo đó, công ty kiểm toán có các chính sách, thủ tục kiểm soát chất lượng nội bộ tốt và vận hành hiệu quả sẽ có khả năng thực hiện cuộc kiểm toán đạt chất lượng tốt. Cushing (1989) cho rằng, các sai lệch trọng yếu trên báo cáo tài chính có thể dễ dàng được phát hiện hơn đối với các công ty kiểm toán có chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng nội bộ tốt. Francis (2011), Knechel và cộng sự (2013) nhấn mạnh rằng việc kiểm tra và kiểm soát chất lượng thường xuyên trong quá trình kiểm toán là yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng kiểm toán.

Tại các tiêu chuẩn kiểm toán của nhiều quốc gia, nhân tố này cũng đều được coi trọng và quy định bắt buộc thực hiện trong các chuẩn mực kiểm toán. Tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế số 220 (ISA 220) và Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 (ISQC1) cũng quy định rõ các nội dung liên quan tới hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ của công ty kiểm toán. Trong hệ thống chuẩn mực KTNN, chuẩn mực kiểm toán 40 quy định rõ hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán bao gồm 6 yếu tố như sau:

- Trách nhiệm của Tổng kiểm toán NN, thủ trưởng đơn vị, Trường đoàn kiểm toán và tổ trưởng tổ kiểm toán;

- Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của KTVNN;

- Xây dựng các chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo chất lượng kiểm toán;

- Nguồn nhân lực đầy đủ, có năng lực và khả năng đảm bảo chất lượng kiểm toán;

- Xây dựng và ban hành các chính sách, thủ tục để đảm bảo thực hiện hoạt động kiểm toán

- Giám sát hoạt động kiểm toán.

2.3.3. Các nhân tố bên ngoài

Trong khi đa số nghiên cứu được khảo sát đều khẳng định vai trò quan trọng của các nhân tố thuộc về kiểm toán viên và đơn vị kiểm toán đối với chất lượng của cuộc kiểm toán, một số nghiên cứu cũng đề cập tới các nhân tố khác. Đó là những



nhân tố bên ngoài không thuộc kiểm toán viên hay công ty kiểm toán nhưng có tác động tới chất lượng kiểm toán. Các nhân tố này thường được đặc trưng riêng theo từng quốc gia, từng lĩnh vực kinh doanh.

(a) Các nhân tố thuộc về đơn vị được kiểm toán

Liên quan đến các đơn vị được kiểm toán, các nhân tố thuộc về năng lực, trình độ và nhận thức của ban lãnh đạo doanh nghiệp là nhân tố được cho rằng có tác động tới chất lượng của cuộc kiểm toán. FRC (2008) đã khẳng định rằng cách thức quản trị công ty của đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng nhất định tới BCTC và vì vậy cũng ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán. Bên cạnh đó, Quy mô và đặc điểm ngành nghề kinh doanh cũng gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán. Francis (2011), Knechel và cộng sự (2013) khi đưa ra khuôn mẫu về chất lượng kiểm toán cũng khẳng định rằng chất lượng kiểm toán sẽ phụ thuộc và đặc điểm của khách hàng kiểm toán.

Nghiên cứu của Bùi Thị Thủy (2014) cũng cho rằng ban lãnh đạo của đơn vị được kiểm toán càng nhận thức và đánh giá cao vai trò của việc kiểm toán đối với đơn vị sẽ càng hỗ trợ và hợp tác với kiểm toán viên, từ đó tạo ra một cuộc kiểm toán cởi mở, có hiệu quả. Các đơn vị có hoạt động kinh doanh càng đơn giản, tập trung và có hệ thống quản trị nội bộ được xây dựng mạch lạc, ổn định sẽ giúp quá trình kiểm toán được thực hiện hiệu quả hơn, khả năng phát hiện và báo cáo sai phạm đối với hệ thống kế toán của doanh nghiệp sẽ cao hơn.

(b) Các nhân tố thuộc về môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán

Các nhân tố thuộc về môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán bao gồm hệ thống các chuẩn mực và chế độ kế toán, kiểm toán và các văn bản pháp lý có liên quan, tạo cơ sở cũng như hướng dẫn công việc kiểm toán của kiểm toán viên. Ở các quốc gia có hệ thống chuẩn mực kế toán kiểm toán được xây dựng một cách có hệ thống và đầy đủ sẽ giúp quá trình kiểm toán diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Đó thường là những quốc gia có hoạt động kế toán – kiểm toán được quản lý và phát triển từ lâu đời như Anh, Mỹ, Úc. Hiệp hội báo cáo tài chính FRC (2008) khi đưa ra khuôn mẫu về chất lượng kiểm toán đã cho rằng môi trường pháp lý liên quan tới kiểm toán sẽ có ảnh hưởng tích cực tới chất lượng kiểm toán. Francis (2011), Knechel và cộng sự (2013) đã đề xuất hai khuôn mẫu trên cơ sở hệ thống hóa các nghiên cứu trước đây, đồng thời mở rộng định nghĩa của DeAngelo (1981) về chất lượng kiểm



toán. Các học giả đều đồng nhất quan điểm cho rằng hệ thống pháp luật là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán các báo cáo tài chính.

(c) Các nhân tố bên ngoài khác

Môi trường kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, lạm phát và lãi suất là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp nói chung và các đơn vị được KTNN kiểm toán nói riêng. Bùi Thị Thủy (2014) và các nhà nghiên cứu khác đã phân tích rằng khi điều kiện kinh tế vĩ mô không thuận lợi sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình tài chính và các doanh nghiệp sẽ có động cơ để làm đẹp báo cáo tài chính. Điều này sẽ gây áp lực và khó khăn cho kiểm toán viên trong việc phát hiện và báo cáo các sai phạm của đơn vị được kiểm toán và ảnh hưởng tới chất lượng các báo cáo kiểm toán.

Ngoài ra, văn hóa quốc gia theo IAASB (2013) được coi là có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của ban lãnh đạo và nhà quản trị công ty đối với báo cáo tài chính doanh nghiệp cũng như tương tác của họ đối với các kiểm toán viên. Do đó sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả đầu ra của quá trình kiểm toán. Do đó, các KTV cần phải hiểu rõ về những khác biệt trong các yếu tố văn hóa để lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán phù hợp, để đảm bảo chất lượng kiểm toán được nhất quán.



CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu

Để trả lời được câu hỏi nghiên cứu đã đề ra và thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, Luận án thực hiện qua 5 bước như sau: (1) Xây dựng khung lý thuyết, (2) Xây dựng mô hình và phương pháp nghiên cứu, (3) Đánh giá thực trạng, (4) Phân tích kết quả nghiên cứu, và (5) Giải pháp

Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu Nguồn Tác giả tự xây dựng Bước 1 Xây dựng 1

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tự xây dựng



Bước 1: Xây dựng khung lý thuyết

Nghiên cứu xây dựng khung lý thuyết về chất lượng kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC của KTNN dựa trên việc tổng hợp lý thuyết từ nhiều nguồn tài liệu trong nước và trên thế giới, đặc biệt là dựa vào Hệ thống chuẩn mực kiểm toán của KTNN. Đây là cơ sở lý luận chung cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu ở bước tiếp theo.

Bước 2: Xây dựng mô hình và phương pháp nghiên cứu

Đây là bước quan trọng và là công cụ để nghiên cứu thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên khung lý thuyết và khoảng trống nghiên cứu đã được làm rõ ở bước 1. Dựa vào mô hình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được lựa chọn cho phù hợp. Ngoài các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp, phương pháp định tính và định lượng là hai phương pháp quan trọng được sử dụng. Trong phương pháp định tính, luận án thực hiện hai loại bảng hỏi: (1) bảng hỏi đối với KTVNN nhằm đánh giá chất lượng kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện, (2) bảng hỏi phỏng vấn sâu lãnh đạo ngân hàng về các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tại các ngân hàng dựa trên báo cáo kiểm toán. Số liệu điều tra từ bảng hỏi sẽ được xử lý và sử dụng trong phương pháp định lượng (phương pháp hồi quy tuyến tính) để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán.

Bước 3: Đánh giá thực trạng chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện

Dựa vào các tài liệu nội bộ của KTNN cũng như thông qua kết quả khảo sát, nghiên cứu đánh giá thực trạng chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện trong giai đoạn 2015- 2019. Từ đó, nghiên cứu chỉ ra những thành công cũng như hạn chế và nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu.

Bước 4: Phân tích kết quả của mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện

Để xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện, nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 26.0 để chạy các mô hình hồi quy tuyến tính.



Bước 5: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán các ngân hàng do KTNN thực hiện và hoạt động quản trị tại các ngân hàng

Các kết quả nghiên cứu ở bước 3 và bước 4 sẽ là cơ sở để nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện và hoạt động quản trị tại các ngân hàng dựa trên các báo cáo kiểm toán trong thời gian sắp tới.

3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

3.2.1. Mô hình nghiên cứu

Cơ sở để xác định các nhóm nhân tố bao gồm: Một là, dựa vào các nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính đã trình bày ở chương 2, tiêu biểu như nghiên cứu của DeAngelo (1981), Francis (2011), Knechel và cộng sự (2013), và các khuôn mẫu về chất lượng kiểm toán của FRC (2008), IAASB (2013); Hai là, dựa vào Hệ thống chuẩn mực KTNN được ban hành theo QĐ số 02/2016/QĐ-KTNN ngày 15/7/2016 của Tổng Kiểm toán nhà nước; Ba là, kết hợp với đặc điểm kiểm toán BCTC tại các ngân hàng của KTNN. Như vậy, hệ thống 12 nhân tố (chia thành 3 nhóm A, B, C) với 55 tiêu chí ảnh hưởng được xây dựng nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện (Xem bảng 3.1)

Bảng 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện

Phân nhóm

Nhân tố

Ký hiệu

Số tiêu chí

Nguồn

A. Các nhân tố thuộc về kiểm toán viên(6 nhân tố- 24 tiêu chí)

1. Năng lực nghề nghiệp

Nangluc

4

DeAngelo (1981),

Richard (2006), Boon và cộng sự (2008), FRC (2008), IAASB (2013)

2. Kỹ năng chuyên môn ngành nghề

Chuyenmon

4

DeAngelo (1981), Boon và cộng sự (2008), Maletta và Wright (1996), Balsam và cộng sự (2203), FRC (2008),

IAASB (2013)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.



3. Kinh nghiệm làm việc

Kinhnghiem

5

Carcello và cộng sự (1992), Aldhizer và cộng sự (1995), behn và cộng sự (1997), Boon và cộng sự (2008), FRC (2008), IAASB (2013)

4. Tuân thủ chuẩn mực Kiểm toán nhà nước

Tuanthu

5

Treadway (1987),

Wooten (2003)

5. Thận trọng nghề nghiệp và bảo mật thông tin

Thantrong

5

Carcello và cộng sự (1992), Boon và cộng sự (2008)

6. Tính liêm chính, độc lập và khách quan

Doclap

4

DeAngelo (1981),

Richard (2006), Boon và cộng sự (2008)

B. Các nhân tố thuộc về đơn vị kiểm toán (3 nhân tố- 15 tiêu chí)

7. Điều kiện làm việc của KTVNN

DKLV

6

Phát triển mới

8. Phương pháp/ Quy trình kiểm toán

Phuongphap

4

Wooten (2003), FRC

(2008), IAASB (2013),

Francis (2011), Knechel và cộng sự (2013)

9. Hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán

KSCL

6

Cushing (1989), Francis

(2011), Knechel và

cộng sự (2013)

C. Các nhân tố bên ngoài (3 nhân tố- 12 tiêu chí)

10. Các nhân tố thuộc về các ngân hàng được kiểm toán

Nganhang

6

Phát triển mới

11. Các nhân tố thuộc về môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán

Phaply

4

FRC (2008), IAASB

(2013)

12. Các nhân tố bên ngoài khác

Ngoaikhac

2

IAASB (2013), Bùi Thị Thủy (2014)


Tổng cộng: 12 nhân tố


55


Nguồn: Tác giả đề xuất

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 14/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí