chức dạy học chủ yếu trong nhà trường phổ thông. Đặc trưng của hình thức này là HS được tập hợp theo lứa tuổi và theo trình độ đào tạo; thành phần HS cố định; khung chương trình và tài liệu DH được phân chia theo khối lớp và thực hiện theo kế hoạch giáo dục chung của nhà trường (chương trình nhà trường) trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông quốc gia. Với hình thức tổ chức DH này, GV có thể chủ động, linh hoạt lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức DH tích cực như: DH đặt và giải quyết vấn đề; DH hợp tác; học theo hợp đồng; học theo góc và học theo dự án … Tuy nhiên, dù lựa chọn và thực hiện theo hình thức, PPDH nào thì các hoạt động học tập chủ yếu được sử dụng trong các giờ học nội khóa là kết hợp linh hoạt các hoạt động: DH cá nhân, DH theo nhóm và DH cả lớp trong quá trình chuyển giao nhiệm vụ, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ, tổ chức cho HS trao đổi, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS. Các hoạt động DH này được thực hiện đan xen, lồng ghép một cách linh hoạt, phù hợp trong từng khâu của mỗi nhiệm vụ học tập.
3.2.2.2. Hình thức tổ chức dạy học lịch sử trong các hoạt động ngoại khóa theo chủ đề
Hình thức “hoạt động ngoại khóa” là hoạt động khá quen thuộc đối với các trường học ở nước ta. Hoạt động ngoại khóa còn được gọi là hoạt động ngoài lớp học dùng để chỉ các hình thức hoạt động kết hợp với học tập vui chơi ở phạm vi ngoài giờ lên lớp, có mục đích gắn việc học tập ở nhà trường với cuộc sống xã hội, tạo điều kiện cho học sinh được hòa nhập vào thực tế rộng lớn bên ngoài nhà trường.
Nhiệm vụ của hoạt động ngoại khóa là nâng cao năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng của môn học vào trong cuộc sống, phát triển nhu cầu tự học, năng lực nghiên cứu khoa học và đưa học sinh vào cuộc sống xã hội, vào cuộc sống tập thể.
Tổ chức học ngoại khóa sẽ giúp HS tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt, không phải trí giác gián tiếp qua các phương tiện dạy học. HS sẽ hình thành những biểu tượng rõ ràng, cụ thể làm cơ sở cho các quá trình tư duy hình thành, vận dụng kiến thức kĩ năng. Đồng thời, với những kết quả mang lại từ việc quan sát, tri giác sự vật, hiện tượng sẽ có tác dụng giáo dục lớn đối với HS, là cơ hội để HS bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường đồng thời có tác dụng hình thành thói quen tự giác, tương trợ học hỏi lẫn nhau.
Tuy nhiên, tổ chức các hoạt động ngoại khóa có hạn chế như: GV và HS mất nhiều thời gian để di chuyển và ổn định tổ chức lớp, GV khó có thể quản lý tốt HS…. Do vậy khi thực hiện các hình thức tổ chức DH này, GV cần thực hiện tốt các hoạt động sau:
- Hoạt động chuẩn bị cho hoạt động ngoại khóa: GV tìm hiểu kĩ điều kiện cơ sở vật chất, các yếu tố khách quan, chủ quan đảm bảo cho giờ học an toàn, hiệu quả. Căn cứ vào kết quả tìm hiểu, GV xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện trong đó xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức. Đồng thời cần xây dựng bảng phân công nhiệm vụ cụ thể,
rõ ràng cho từng học sinh, từng nhóm HS. Lưu ý, GV cần xây dựng các phương án
Có thể bạn quan tâm!
- Các Phẩm Chất Chủ Yếu Trong Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông 2018
- Ma Trận Xác Định Yêu Cầu Cần Đạt Của Chủ Đề
- Các Hình Thức Thức Tổ Chức Dạy Học Lịch Sử Theo Chủ Đề Ở Lớp 10 Thpt
- Các Nhiệm Vụ Khi Phân Tích Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông
- Tiêu Chí Phân Tích Và Đánh Giá Kế Hoạch Dạy Học Theo Công Văn Số 5555/bgdđt-Gdtrh
- Tổng Hợp Kết Quả Thăm Dò Ý Kiến Giáo Viên Về Biện Pháp “Tổ Chức Cho Học Sinh Học Tập Lịch Sử Theo Phương Pháp Nêu Và Giải Quyết Vấn Đề
Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.
dự phòng để có biện pháp ứng phó trong quá trình thực hiện.
Trước khi thực hiện giờ học ngoại khóa, GV nên tìm hiểu trước địa điểm, chọn thời gian và thời tiết thích hợp để việc đi lại của HS thuận tiện. Cuối đợt giáo viên tóm tắt kết quả tham quan, phổ biến trước nhiệm vụ học tập của cả lớp. Quy luật về kỷ luật, an toàn trên đường đi và nơi đến tham quan Dự kiến trước các tình huống bất lợi có thể xảy ra để có thể có kế hoạch khắc phục.
- Tổ chức và thực hiện hoạt động ngoại khóa: GV tổ chức thực hiện theo kế hoạch xây dựng.
- Tổ chức nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa. Thực hiện sau khi kết thúc hoạt động ngoại khóa.
Trong tổ chức DHLS có nhiều hoạt động ngoại khóa như tham quan, dã ngoại; mít tinh, tổ chức các sân chơi LS như các cuộc thi tìm hiểu LS, các buổi dạ hội LS, hoặc hình thức sinh hoạt câu lạc bộ LS. Tuy nhiên, đối với hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa theo chủ đề, chúng tôi đề xuất các hình thức tổ chức sau:
*Tổ chức các hoạt động ngoại khóa thông qua các buổi mít tinh nhân kỉ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, cuộc thi kể chuyện lịch sử
Các hoạt động ngoại khóa lịch sử này thường được tổ chức nhân dịp các ngày lễ lớn, các hoạt động lễ hội chào mừng như ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày sinh nhật bác, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ... Các hoạt động ngoại khóa được thiết kế phù hợp với các ngày lễ, các ngày hội với các hoạt động phong phú như: kể chuyện lịch sử, triển lãm trưng bày các chủ đề lịch sử, các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, các buổi mít tinh, nói chuyện chuyên đề về lịch sử ...
Ví dụ, nghiên cứu chương trình hoạt động trải nghiệm ở mạch nội dung Học sinh với các hoạt động hướng tới cộng đồng, GV có thể xây dựng kế hoạch tổ chức các chủ đề về Đảng cộng sản Việt Nam, chủ đề thi kể chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc về chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ; các cuộc thi sưu tầm triển lãm các tư liệu lịch sử ...
*Hình thức tổ chức câu lạc bộ lịch sử
Sinh hoạt câu lạc bộ lịch sử là hình thức giáo dục ngoại khóa trong nhà trường được tổ chức trên cơ sở thành lập các câu lạc bộ trong nhà trường trên cơ sở tự nguyện đăng kí tham gia của HS. Đây là hình thức thích hợp cho những HS có chung nguyện vọng, sở thích nghiên cứu tìm hiểu lịch sử trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức để giúp nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm. Tuy nhiên, hình thức này ở các nhà trường phổ thông tại Việt Nam vẫn chưa được chú ý. Hiện nay, mới chỉ có các câu lạc bộ nghệ thuật, thể dục thể thao thu hút được HS tham gia đông đảo. Các câu lạc bộ các môn học cũng đã phát triển và dần dần đang trở thành một hình thức học tập sôi nổi trong các nhà trường. Do đó, để tổ chức được câu lạc bộ lịch sử trong các nhà trường phổ
thông cần có sự vào cuộc, sự chung tay của cán bộ quản lý và giáo viên. Trong đó, GV nên tổ chức các hoạt động sôi nổi như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử; kết hợp tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật hoặc các buổi dạ hội lịch sử nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm để thu hút sự tham gia tích cực của HS. Tùy vào mục đích, thời gian, quy mô của cuộc thi, các câu lạc bộ có thể lựa chọn hình thức cho phù hợp như làm báo, thi thuyết trình, thi kể chuyện, viết bài dự thi theo chủ đề… Các hình thức tổ chức này sẽ kích thích sự tham gia tích cực của HS, khích lệ sự sáng tạo của các em trong quá trình hoạt động.
Như vậy, hình thức tổ chức ngoại khóa LS chủ yếu được tiến hành ở ngoài lớp học. Nhiệm vụ của hoạt động ngoại khóa mang tính tổng hợp, có tác dụng làm sâu sắc và phong phú tri thức LS mà HS thu nhận được ở trên lớp. Bên cạnh đó, hoạt động này còn có tác dụng giáo dục rất lớn đối với HS. Đặc biệt, với hoạt động này, HS được “nhúng” vào các hoạt động. Nhớ đó, tính cá thể hóa và tích cực hóa ở HS được phát huy, được tôi luyện. Do vậy, các hoạt động này có ưu thế lớn trong việc giúp HS hình thành và phát triển được các PC cũng như NL chung, NL chuyên biệt.
Trên thực tế, việc tổ chức các hình thức dạy học trong hoạt động ngoại khóa LS phụ thuộc nhiều vào các điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương.
Trong quá trình thiết kế, tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại khóa LS, cả GV và HS đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình. Điều đó làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa LS theo chủ đề ở trường phổ thông. Hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa LS theo chủ đề phụ thuộc vào yếu tố vùng miền. Do vậy, khi xây dựng kế hoạch để tổ chức các hoạt động này cần thực hiện linh hoạt, mềm dẻo theo hướng tận dụng những điều kiện sẵn có của địa phương.
Ở thành phố, thị xã hoặc các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội tốt, có nhiều khu di tích LS văn hóa, các bảo tàng LS, các di tích LS văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các khu thương mại sầm uất... GV có thể thiết kế các chủ đề hoạt động ngoại khóa tại bảo tàng, thực địa.
Ví dụ: tại Hà Nội, GV có thể thiết kế các chủ đề LS về Văn miếu quốc tử giám hoặc di tích hoàn thành Thăng Long, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, di tích đền thờ Hai Bà Trưng, ... khi tổ chức cho HS nghiên cứu nội dung giáo dục lịch sử địa phương.
Tại Vĩnh Phúc: Giáo viên có thể thiết kể chủ đề LS tìm hiểu về di tích lịch sử Đồng Đậu khi tổ chức cho Hs tìm hiểu về LS cổ đại.
Ở khu vực miền núi, vùng xa xôi hẻo lánh không có bảo tàng, xa các di tích LS thì GV cần nghiên cứu khai thác các chủ đề LS về di sản vật thể và phi vật thể; các hoạt
động của làng nghề truyền thống tại địa phương hoặc những phong tục, tập quán, các di tích lịch sử tại địa phương.
Trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, GV có thể nghiên cứu để thiết kế các chủ đề ngoại khóa theo hướng tổ chức dạy học qua Internet trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin qua hệ thống phim, ảnh, video… Hình thức này, HS có thể tham gia các giờ học trải nghiệm online hoặc các giờ học trải nghiệm qua video, phim ảnh hoặc các giờ học tương tác với các bạn HS ở các trường học khác nhau ở trong nước, trong khu vực và trên thế giới.
Tóm lại, hình thức DH ngoại khóa theo chủ đề LS có ưu thế trong việc phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Khi tổ chức các chủ đề LS theo hình thức này GV cần đề ra cho các em những nhiệm vụ thật rõ ràng, cụ thể từ nhiệm vụ chung cho cả lớp, nhiệm vụ riêng cho từng nhóm, thậm chí đến nhiệm vụ của từng cá nhân. Các chủ đề LS có ưu thế để tổ chức theo hình thức này là các vấn đề LS địa phương; các câu lạc bộ lịch sử, dạ hội LS hoặc các cuộc thi tìm hiểu LS …
Tiểu kết chương 3
Phát triển chương tình nhà trường là một yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục và giáo viên khi triển khai CT GDPT 2018. Việc phân tích CT GDPT và các điều kiện thực tiễn tại địa phương và nhà trường đề xác định chủ đề và mô tả yêu cầu cần đạt của chủ đề là một khâu quan trọng trong việc phát triển chương trình nhà trường.
Chương trình môn LS được xây dựng theo định hướng phát triển NL, vì vậy PPDH theo hướng tiếp cận năng lực là yêu cầu mang tính bản lề khi tổ chức thực hiện CT. Yêu cầu này đòi hỏi GV bộ môn phải nắm vững và vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như: PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp, kĩ thuật tổ chức DH theo nhóm, PPDH dự án ...trong đó coi trọng rèn luyện cho HS các kĩ năng sưu tầm, phân loại tư liệu LS, sử dụng tư liệu LS để giải quyết các vấn đề LS đặt ra trong quá trình học tập. Đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn; tăng cường tự học, làm việc trong nhóm nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề của học sinh, đáp ứng mục tiêu của CT GDPT 2018. Nói cách khác, căn cứ vào các chủ đề và yêu cầu cần đạt của các chủ đề trong CT môn LS lớp 10 đã được chúng tôi mô tả chi tiết trong chương 3 của Luận án, GV cần phải thiết kế kế hoạch DH và lựa chọn các PPDH phù hợp với yêu cầu cần đạt, nội dung, hình thức tổ chức DH của chủ đề LS để tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp HS đạt được các chỉ số hành vi về thái độ và mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng để đạt chuẩn đầu ra của chủ đề và của chương trình môn học.
Những vấn đề được đặt ra ở trên chính là cơ sở giúp chúng tôi đưa xác định các biện pháp nhằm tổ chức DH các chủ đề LS theo định hướng phát triển NL người học trong chương tiếp theo của luận án.
CHƯƠNG 4.
CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 TRƯỜNG THPT. THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của đề tài trong các chương 1, chương 2 và chương 3, trong chương này chúng tôi đề xuất các biện pháp tổ chức DH chủ đề LS và tiến hành thử nghiệm từng phần đối với các biện pháp đề xuất. Trên cơ sở những biện pháp đã đề xuất, chúng tôi vận dụng các biện pháp đó để xây dựng kế hoạch dạy học phục vụ cho việc thử nghiệm toàn phần tại một số trường THPT để kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp đề xuất.
4.1. Nhóm các biện pháp tổ chức dạy học chủ đề lịch sử
4.1.1. Yên cầu khi xác định biện pháp tổ chức DH chủ đề môn Lịch sử
4.1.1.1. Phải bảo đảm sự phù hợp giữa mục tiêu của chủ đề (yêu cầu cần đạt) với nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Yêu cầu có tính nguyên tắc này đòi hỏi việc lựa chọn phương pháp DH trong quá trình tổ chức DHLS theo chủ đề phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho GV và HS trong việc thực hiện nhiệm vụ DH chủ đề theo yêu cầu cần đạt về PC, NL đã được xác định.
Để bảo đảm yêu cầu này, người GV đứng lớp cần xác định được yêu cầu cần đạt của từng chủ đề, từng mạch nội dung, từng khối lớp và cả khóa trình; từ đó lựa chọn nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức DH phù hợp. GV phải là người định hướng, tổ chức các hoạt động DH để giúp HS không chỉ lĩnh hội được kiến thức LS mà còn biết cách tự tìm tòi, nghiên cứu để tự đi tới kiến thức đó. Nói cách khác, GV cần phải khai thác các sự kiện, hiện tượng LS ở cả khía cạnh nội dung và phương tiện để tạo ra PC, NL cho HS.
4.1.1.2. Phải bảo đảm tính thực tiễn khi thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập
LS là môn học có ưu thế trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Do đó, khi tổ chức DH chủ đề LS, GV cần phải xây dựng các tình huống DH có chứa đựng các nội dung LS với các hoạt động DH phù hợp với các đối tượng HS sao cho phải phát huy tối đa vốn kiến thức, vốn hiểu biết của HS. Do đó, GV cần lưu ý đến vốn kiến thức, kinh nghiệm của HS khi thiết kế và tổ chức các hoạt động DH để khai thác vốn hiểu biết và kinh nghiệm sẵn có của HS. Bởi, mức độ phát triển phẩm chất và năng lực phụ thuộc vào tình huống đòi hỏi hoạt động tự lực tìm tòi, khám phá kiến thức ở các mức độ khác nhau.
Một trong những đặc trưng của dạy học lịch sử là các kiến thức lịch sử là những sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ và không còn tồn tại nguyên vẹn trong cuộc sống, trong đó, nhiều nội dung mang tính khái quát hóa, trừu tượng hóa cao. Điểm xuất phát cũng như mục đích của tất cả các bài học lịch sử không phải là nhận thức bề ngoài của các sự kiện, hiện tượng lịch sử, mà là nhận thức được bản chất của sự kiện lịch sử, là phát hiện các mối liên hệ trong quá trình lịch sử, từ đó rút ra các bài học lịch sử và vận
dụng các bài học đó trong thực tiễn sinh động của cuộc sống.
Trong thực tiễn, khi triển khai DHLS ở trường THPT, nhiều GV say sưa trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử hoặc yêu cầu HS ghi nhớ máy móc các sự kiện lịch sử mà không chú ý gắn kết kiến thức lịch sử với thực tiễn cuộc sống. Điều này khiến cho việc DHLS trở nên khô khan, rời rạc, xa rời thực tiễn, thiếu sinh động. Do đó, để có những giờ học sinh động, mang “hơi thở của cuộc sống”, GV bộ môn khi lựa chọn, sử dụng các biện pháp DH cần lưu ý một số yêu cầu cơ bản sau:
- Khi thiết kế nội dung hoạt động DH, cần phải tăng cường liên hệ thực tiễn, bổ sung vào nội dung bài học với những tình huống, những vấn đề đã và đang nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
- Tính thực tiễn của bài dạy lịch sử đòi hỏi GV lựa chọn, sử dụng các biện pháp sư phạm nhằm khuyến khích HS tìm tòi, vận dụng, mang những điều đã học vào tìm hiểu, trải nghiệm để rút ra những mối liên hệ giưa các sự kiện, hiện tượng lịch sử và những bài học lịch sử, những ứng dụng của lịch sử trong cuộc sống.
4.1.1.3. Phải bảo đảm tăng cường hoạt động và trải nghiệm cho HS
Tăng cường hoạt động và trải nghiệm cho HS là yêu cầu xuyên suốt của CT GDPT 2018 nói chung và CT môn LS nói riêng. Do đó, GV bộ môn cần bám sát yêu cầu này để lựa chọn, sử dụng các biện pháp tổ chức DH nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học tập. GV bộ môn phải luôn tạo điều kiện, khuyến khích HS tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào các hoạt động học tập, từng bước biến quá trình DH của GV thành quá trình tự học của HS. Trong quá trình này, HS phải là chủ thể hoạt động tích cực, GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy với người học, giữa người học với người học.
Trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động học tập LS, HS tích cực thực hiện những thao tác tư duy (tri giác, hình dung, tưởng tượng, so sánh, phân tích, đánh giá…); tích cực tìm kiếm thông tin, tích cực tham gia vào các tương tác sư phạm… để tạo dựng kiến thức cho bản thân. GV phải quan tâm hoặc hỗ trợ kịp thời, tạo điều kiện để HS phát huy cao độ vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của mình, chuẩn bị sẵn sàng bước vào cuộc sống độc lập trong tương lai. Việc đảm bảo nguyên tắc này không chỉ giúp HS tự phát hiện ra tri thức mới, cách thức hành động mới mà còn rèn luyện được các đức tính, phẩm chất tích cực cho bản thân HS.
4.1.1.4. Phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý, trình độ của học sinh
HS cấp THPT có độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi. Ở độ tuổi này, đa số HS đã bước đầu đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. So với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây, HS THPT hiện nay có hiểu biết nhiều hơn, năng động và trưởng thành sớm hơn. Do đó, khi tổ chức DH các chủ đề môn LS cho HS THPT đòi hỏi GV lựa chọn, sử dụng các biện pháp DH phù hợp với tâm sinh lý của HS.
Bên cạnh đặc điểm về tâm –sinh lý, trình độ nhận thức của HS thường không
đồng đều. Những nghiên cứu về triết học, tâm - sinh lý học và giáo dục học đều cho thấy giữa các HS luôn có những sự khác biệt về hoàn cảnh sống, thể chất, phẩm chất tâm lý, những ước mơ hoài bão, trình độ xuất phát, trí thông minh, động cơ và phong cách học tập,… điều này dẫn đến những khác biệt giữa các HS trong quá trình học tập. Sự phân hóa về trình độ, cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS đòi hỏi tăng cường cá thể hoá hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi HS. Các bài học được thiết kế thành chuỗi hoạt động phù hợp với khả năng nhận thức của từng đối tượng HS. DH phân hóa đáp ứng được trình độ của người học, phù hợp với phong cách học của mỗi HS. Do đó, việc tổ chức DH môn LS ở trường THPT theo hướng phân hóa sẽ góp phần làm cho chất lượng DH LS ở THPT nói chung được nâng lên một cách thực chất, bền vững.
Tóm lại, khi xác định và lựa chọn các PPDH để tổ chức DH chủ đề LS, GV nên chú trọng hoạt động phát hiện và giải quyết vấn đề, tranh luận, phản biện; tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan như hiện vật lịch sử, tranh ảnh lịch sử, bản đồ, biểu đồ, sa bàn, mô hình, phim tài liệu lịch sử; rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học, tìm tòi, khai thác, nhận xét, đánh giá các nguồn sử liệu; hướng dẫn học sinh phân tích sự kiện, quá trình lịch sử và tự rút ra những nhận xét, đánh giá, tạo cơ sở phát triển năng lực tự học lịch sử suốt đời và khả năng ứng dụng vào cuộc sống những hiểu biết về lịch sử, văn hoá, xã hội Việt Nam và thế giới; tăng cường phương pháp trải nghiệm trong môn học. Đồng thời mở rộng không gian dạy học tại di tích lịch sử, di sản văn hoá, bảo tàng, khu triển lãm, kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động trải nghiệm trên thực tế.
4.1.2. Nhóm biện pháp chuẩn bị dạy học chủ đề
Công tác lên lớp của giáo viên được thực hiện trên 3 giai đoạn: chuẩn bị lên lớp, lên lớp và sau khi lên lớp. Việc chuẩn bị lên lớp là cần thiết và bắt buộc đối với mỗi giáo viên. Để chuẩn bị cho một giờ học hiệu quả GV cần phải thực hiện rất nhiều công việc như: xây dựng kế hoạch cá nhân (các bản mô tả kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được giao trong năm học cho cả năm, cho từng học kì và cho từng giờ học); chuẩn bị kế hoạch bài dạy và các hồ sơ dạy học theo quy định. Trong nhóm biên pháp này, chúng tôi tập trung nghiên cứu, đề xuất các biện pháp chuẩn bị cho việc tổ chức DH chủ đề: Biện pháp xây dựng kế hoạch dạy học môn học (phát triển chương trình nhà trường) và biên pháp xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề theo chuỗi hoạt động học. Theo chúng tôi, đây là nhóm các biện pháp có vai trò quan trọng trong quá trình DH, góp phần quyết định chất lượng, hiệu quả của việc tổ chức DH.
4.1.2.1. Biện pháp xây dựng kế hoạch dạy học môn học
Một trong những điểm mới của CT GDPT 2018 là CT viết theo hướng mở, linh hoạt. Với đặc điểm này, CT chỉ đưa ra yêu cầu cần đạt tối thiểu cho từng mạch nội dung của khối/ lớp với khung thời gian cho từng mạch nội dung/ khối lớp. Căn