Một Số Lưu Ý Cho Gv Khi Triển Khai Tổ Chức Dạy Học Chủ Đề





Mức B: Dựa trên một số thông tin được cung cấp sẵn trong Phiếu học tập số 1 – nhiệm vụ 1., HS ghi lại được nhiệm vụ của xe robot và lựa chọn thích hợp đúng 2 trong số 3 thông tin là thông tin đầu vào, cách xử lí thông tin, thao tác đầu ra của xe robot sao cho phù hợp với nội dung chủ đề.

Mức A: Dựa trên một số thông tin được cung cấp sẵn trong Phiếu học tập số 1 – nhiệm vụ 1. HS ghi lại được nhiệm vụ của xe robot và lựa chọn thích hợp đúng cả 3 thông tin là thông tin đầu vào, cách xử lí thông tin, thao tác đầu ra của xe robot sao cho phù hợp với nội dung chủ đề.


A.2.2 Hệ thống hoá nhiệm vụ cụ thể trong sự gắn kết với các thông tin cần thiết của robot một cách khoa học.

Mức D: HS không trình bày được sơ đồ hệ thống của xe robot do GV cung cấp vào Phiếu học tập số 1.

Mức C: Dựa trên những thông tin cần thiết của xe robot đã chọn, và sơ đồ bộ phận trong Phiếu học tập số 1, HS vẽ được sơ đồ hệ thống hoá thể hiện sự gắn kết các thông tin của robot nhưng sai chiều dấu mũi tên.

Mức B: Dựa trên các thông tin cần thiết của xe robot đã chọn, và sơ đồ bộ phận trong Phiếu học tập số 1, HS vẽ được sơ đồ hệ thống hoá thể hiện sự gắn kết các thông tin của robot nhưng sai chỉ 1 chiều dấu mũi tên.

Mức A: Dựa trên các thông tin cần thiết của xe robot đã chọn, và sơ đồ bộ phận trong Phiếu học tập số 1, HS vẽ được sơ đồ hệ thống hoá thể hiện sự gắn kết các thông tin của robot, đúng tất cả chiều dấu mũi tên.



2.1

Nghiên cứu, khám phá và lựa chọn thông tin


B.1.1 Xác định các bộ phận của robot phù hợp với nhiệm vụ.

Mức D: HS không nêu được các bộ phận cần thiết của robot trong Phiếu học tập số 1 – nhiệm vụ 2.

Mức C: Dựa vào các bộ phận và chức năng của các bộ phận đó được cung cấp sẵn trong Phiếu học tập số 1 – nhiệm vụ 2, HS lựa chọn ra được đâu sẽ là bộ phận phù hợp với từng nhiệm vụ của robot. HS lựa chọn đúng nhất 1/3 bộ phận.

Mức B: Dựa vào các bộ phận và chức năng của các bộ phận đó được cung cấp sẵn Phiếu học tập số 1 – nhiệm vụ 2,, HS lựa chọn ra được đâu sẽ là bộ phận phù hợp với từng nhiệm vụ của robot. HS lựa chọn đúng nhất 2/3 bộ phận.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Thiết kế chủ đề STEM xe robot tự dò đường nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Trung học cơ sở - 15





Mức A: Dựa vào các bộ phận và chức năng của các bộ phận đó được cung cấp sẵn trong Phiếu học tập số 1 – nhiệm vụ 2,, HS lựa chọn ra được đâu sẽ là bộ phận phù hợp với từng nhiệm vụ của robot. HS lựa chọn đúng nhất 3/3 bộ phận.


B.1.2 Tìm kiếm và trình bày các kiến thức liên quan các bộ phận robot và nhiệm vụ cần thực hiện.

Mức D: HS không đề xuất được các kiến thức liên quan cần để huy động cho xe robot. HS trình bày đúng dưới 50% trong tổng số nội dung kiến thức liên quan trong Phiếu học tập số 2, 5, 6.

Mức C: HS đề xuất được đúng 1/3 các kiến thức liên quan cần để huy động cho xe robot. HS trình bày đúng được tối thiểu 50% trong tổng số nội dung kiến thức liên quan trong Phiếu học tập số 2, 5, 6.

Mức B: HS đề xuất được đúng 2/3 các kiến thức liên quan cần để huy động cho xe robot. HS trình bày đúng được tối thiểu 70% trong tổng số nội dung kiến thức liên quan trong Phiếu học tập số 2, 5, 6.

Mức A: HS đề xuất được đúng 3/3 các kiến thức liên quan cần để huy động cho xe robot. HS trình bày đúng được 100% trong tổng số nội dung kiến thức liên quan trong Phiếu học tập số 2, 5, 6.


B.1.3

Thực hành tìm hiểu các bộ phận robot.

Mức D: HS thực hiện 3 hoạt động tìm hiểu ở mức “Chưa tốt” trên 50% theo tiêu chí đánh giá ở Phiếu đánh giá số 1,2,3. HS ghi nhận đầy đủ thông tin vào Phiếu học tập số 2, 3, 4, 5, 6.

Mức C: HS thực hiện 3 hoạt động tìm hiểu ở mức “Đạt” trên 50% theo tiêu chí đánh giá ở Phiếu đánh giá số 1,2,3. HS ghi nhận đầy đủ thông tin vào Phiếu học tập số 2, 3, 4, 5, 6.

Mức B: HS thực hiện 3 hoạt động tìm hiểu ở mức “Tốt” trên 50% theo tiêu chí đánh giá ở Phiếu đánh giá số 1,2,3. HS ghi nhận đầy đủ thông tin vào Phiếu học tập số 2, 3, 4, 5, 6.

Mức A: HS thực hiện 3 hoạt động tìm hiểu ở mức “Tốt” 100% theo tiêu chí đánh giá ở Phiếu đánh giá số 1,2,3. HS ghi nhận đầy đủ thông tin vào Phiếu học tập số 2, 3, 4, 5, 6.

B.2 Đề xuất

B.2.1

Trình bày cách lắp

Mức D: HS không vẽ được sơ đồ mạch điện nối dây để kết nối các bộ phận của robot: Arduino, cảm biến hồng ngoại, motor trong Phiếu học tập số 7.



giải pháp

ráp các bộ phận của robot.

Mức C: HS có khả năng vẽ sơ đồ mạch điện nối dây để kết nối các bộ phận của robot theo sự gợi ý của GV. Đúng chính xác tối thiểu 50% dây nối trên sơ đồ. Hoàn thiện trong Phiếu học tập số 7.

Mức B: HS có khả năng vẽ sơ đồ mạch điện nối dây để kết nối các bộ phận của robot theo sự gợi ý của GV. Đúng chính xác tối thiểu 70% dây nối trên sơ đồ. Hoàn thiện trong Phiếu học tập 7.

Mức A: HS có khả năng vẽ sơ đồ mạch điện nối dây để kết nối các bộ phận của robot. Đúng chính xác 100% dây nối trên sơ đồ. Hoàn thiện trong Phiếu học tập số 7.


B.2.2 Phân tích và làm rõ các bước “xử lí

thông tin” cho bộ não robot.

Mức D: HS không đề xuất được sơ đồ khối lệnh mBlock thể hiện các bước “xử lí thông tin” nhằm giải quyết vấn đề trong Phiếu học tập 7.

Mức C: HS đề xuất được sơ đồ khối lệnh mBlock (hoặc sơ đồ thuật toán) thể hiện các bước “xử lí thông tin” nhằm giải quyết vấn đề nhưng còn nhiều sai sót và chưa bao quát được các trường hợp xử lí khi xe robot gặp vạch kẻ đen. Cần sự gợi ý chỉnh sửa từ GV trong Phiếu học tập 7.

Mức B: HS đề xuất được sơ đồ khối lệnh mBlock (hoặc sơ đồ thuật toán) thể hiện các bước “xử lí thông tin” nhằm giải quyết vấn đề nhưng còn vài sai sót nhỏ trong Phiếu học tập 7.

Mức A: HS đề xuất được sơ đồ khối lệnh mBlock (hoặc sơ đồ thuật toán) thể hiện các bước “xử lí thông tin” nhằm giải quyết vấn đề, bao quát được các trường hợp xử lí khi xe robot gặp vạch kẻ đen trong Phiếu học tập 7.


B.3

Thiết kế sản phẩm


B.3.1 Kết nối hệ thống robot vào điều kiện

sử dụng thực tiễn.

Mức D: HS không trình bày lại được trước lớp ý tưởng và nguyên lí hoạt động của xe robot tự đề xuất.

Mức C: HS trình bày được trước lớp ý tưởng và nguyên lí hoạt động của robot, nhưng không thể hiện rõ cấu tạo của xe robot. (trình bày bằng lời nói, sơ đồ, hay hình vẽ).

Mức B: HS trình bày được trước lớp ý tưởng và nguyên lí hoạt động của robot, thể hiện được cấu tạo cơ bản của xe robot. (trình bày bằng lời nói, sơ đồ, hay hình vẽ).





Mức A: HS trình bày được trước lớp ý tưởng và nguyên lí hoạt động của robot, thể hiện rõ cấu tạo cơ bản của xe robot. Có giải thích rõ ràng thể hiện sự gắn kết giữa các bộ phận của xe robot. (trình bày bằng lời nói, sơ đồ, hay hình vẽ).


B.3.2

Trình bày phương án thiết kế sản phẩm hoàn thiện đáp ứng điều kiện thực tiễn.

Mức D: HS không trình bày được phương án thiết kế sản phẩm vào Phiếu học tập số 7.

Mức C: HS tự vẽ được bản thiết kế sản phẩm theo gợi ý của GV. Bản thiết kế cẩn thể hiện rõ ràng ít nhất 1/3 nội dung:

+ Bản vẽ mô hình sản phẩm, chú thích các bộ phận và kích thước rõ ràng.

+ Liệt kê nguyên vật liệu sử dụng, giải thích vai trò của chúng.

+ Cách vận hành sản phẩm.

HS hoàn thành vào Phiếu học tập số 7.

Mức B: HS tự vẽ được bản thiết kế sản phẩm. Bản thiết kế cẩn thể hiện đầy đủ 2/3 nội dung trên. Hoàn thành vào Phiếu học tập số 7.

Mức A: HS tự đề xuất và vẽ bản thiết kế sản phẩm. Bản thiết kế đầy đủ 3/3 nội dung trên và có hình thức trình bày đẹp, rõ ràng, sáng tạo. Hoàn thành vào Phiếu học tập số 7.


C.THỰC HIỆN, ĐÁNH GIÁ


C.1

Chế tạo sản phẩm


C.1.1 Thiết lập kế

hoạch chế tạo robot.

Mức D: HS không trình bày được kế hoạch thực hiện lắp ráp xe robot vào Phiếu học tập số 8.

Mức C: HS trình bày được các bước thực hiện lắp ráp xe robot theo trình tự dưới sự gới ý của GV. Đầy đủ, rõ ràng ít nhất 1/3 nội dung:

+ Chuẩn bị nguyên vật liệu.

+ Các bước lắp ráp sản phẩm.

+ Các bước lập trình điều khiển bằng mBlock.

Hoàn thành vào Phiếu học tập số 8.

Mức B: HS trình bày được các bước thực hiện lắp ráp xe robot theo trình tự dưới sự gới ý của GV. Đầy đủ, rõ ràng ít nhất 2/3 nội dung trên.

Hoàn thành vào Phiếu học tập số 8.

Mức A: HS trình bày được các bước thực hiện lắp ráp xe robot theo trình tự dưới sự gới ý của GV. Đầy đủ, rõ ràng tất cả 3/3 nội dung trên.





Hoàn thành vào Phiếu học tập số 8.


C.1.2 Chế tạo sản phẩm robot theo kế hoạch.

Mức D: HS không lắp ráp được xe robot hoặc xe robot lắp ráp khác hoàn toàn với mục tiêu nhiệm vụ và kế hoạch đã đề ra.

Mức C: HS thực hiện lắp ráp được sản phẩm xe robot nhưng cần sự hỗ trợ nhiều từ GV.

Mức B: HS tự lắp ráp được xe robot hoàn thiện theo kế hoạch đã đề xuất và bản thiết kế nhưng còn cần sự hỗ trợ từ GV.

Mức A: HS tự thực hiện lắp xe robot hoàn thiện theo kế hoạch và bản thiết kế sản phẩm.


C.2

Thử nghiệm và

điều chỉnh


C.2.1 Đánh giá sự phù hợp của

giải pháp

và việc

thực hiện

theo tiến trình.

Mức D: HS vận hành sản phẩm, sản phẩm hoạt động không đúng yêu cầu, chưa ghi nhận được hiệu quả hoạt động của xe robot vào Phiếu học tập số 9.

Mức C: HS vận hành sản phẩm, ghi nhận được những trường hợp chạy đúng và những trường hợp chạy sai của xe robot, theo sự gợi ý của GV. Hoàn thiện phần ghi nhận vào Phiếu học tập số 9.

Mức B: HS vận hành sản phẩm, tự ghi nhận được các trường hợp chạy đúng và những trường hợp chạy sai của xe robot. Hoàn thiện phần ghi nhận vào Phiếu học tập số 9.

Mức A: HS vận hành sản phẩm, tự ghi nhận được các trường hợp chạy đúng và những trường hợp chạy sai của xe robot vào Phiếu học tập số 9. HS có khả năng so sánh sản phẩm với các sản phẩm cùng chức năng mà HS đã từng trải nghiệm qua.


C.2.2 Cải tiến và điều chỉnh.

Mức D: HS không nhận ra được lỗi sai hoặc biết được lỗi sai nhưng không có khả năng đề xuất giải pháp chỉnh sửa trong vận hành của xe robot vào Phiếu học tập số 9.

Mức C: HS nhận ra lỗi sai trong vận hành của xe robot, đề xuất được phương án chỉnh sửa theo sự gợi ý của GV vào Phiếu học tập số 9.

Mức B: HS tự nhận ra được lỗi sai trong vận hành của xe robot, tự đề xuất phương án chỉnh sửa, cải tiến. Phương án chỉnh sửa có tính khả thi vào Phiếu học tập số 9.





Mức A: Vận hành thử sản phẩm, xe robot chạy tốt theo vạch kẻ, HS có khả năng đề xuất các trường hợp xe chạy không hiệu quả và tự đề xuất giải pháp vào Phiếu học tập số 9.


2.8. Một số lưu ý cho GV khi triển khai tổ chức dạy học chủ đề


Khi thực hiện tổ chức dạy học chủ đề STEM “xe robot tự dò đường” trong trường học, GV có thể lưu ý một số nội dung cụ thể sau:

+ Chỉ nên tổ chức lớp chủ đề trong lớp học vừa phải từ 25 – 30 học sinh.

+ Khi dạy học Hoạt động 2.1 và 2.2, GV có thể cung cấp cho HS nhiều loại pin khác nhau (với các giá trị hiệu điện thể khác nhau) để HS có thể lựa chọn tổ hợp pin phù hợp. Ngoài ra, GV nên lựa chọn các loại pin có thể sạc lại để có thể tái chế cho các lần tổ chức dạy học khác, nhưng lưu ý sẽ tốn nhiều chi phí hơn.

+ Khi tổ chức dạy học có phần lập trình, GV cung cấp cho mỗi nhóm 1 máy tính cá nhân có cài sẵn phần mềm mBlock, đã thêm extension “Motor shield L293D” (xem chi tiết trong phụ lục 5), hệ điều hành máy từ Windows 7 trở lên.

+ Khi tổ chức cho HS thực hiện vận hành xe robot trên vạch đen, nên sử dụng băng keo đen làm vạch đen có độ rộng từ 2 – 3 cm, không nên hẹp hơn vì xe sẽ khó định hướng.



TỔNG KẾT CHƯƠNG 2

Dựa trên cơ sở lí luận đã nghiên cứu trong chương 1, trong chương này, tác giả đã tiến hành thiết kế được chủ đề STEM gồm:

+ Bối cảnh và ý nghĩa thực tiễn cho chủ đề;

+ Đặt ra mục tiêu dạy học chủ đề tập trung phát triển NL GQVD;

+ Phân tích được một số nội dung kiến thức các môn học STEM trong chủ đề

+ Xây dựng phương tiện, học liệu cho chủ đề gồm có: bộ công cụ dạy học, tài liệu hướng dẫn thực hiện sản phẩm, phiếu học tập, bộ câu hỏi định hướng;

+ Thiết kế tiến trình dạy học chi tiết 5 hoạt động;

+ Xây dựng công cụ đánh giá mục tiêu NL GQVD của HS đã đề xuất.

Trên cơ sở hồ sơ dạy học đã thiết kế này, tác giả tiếp tục tiến hành xin ý kiến chuyên gia dạy học STEM để khảo sát về tính khả thi, hợp logic và mức độ phù hợp của chủ đề để từ đó có những chỉnh sửa hợp lí hơn cho chủ đề phù hợp với điều kiện thực tiễn.


Chương 3. KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA

3.1. Mục tiêu khảo sát

Tác giả thực hiện khảo sát nhằm bước đầu đánh giá mức độ phù hợp và sự đồng tình của các chuyên gia về các nội dung chủ đề gồm các tiêu chí:

+ Kế hoạch dạy học của chủ đê.

+ Phương tiện, học liệu dạy hoc

+ Công cụ đánh giá dạy học.

+ Hình thức của kế hoạch và học liệu dạy học.

+ Sự phù hợp của chủ đề dạy học theo qui trình EDP.

+ Sự phù hợp của chủ đề nhằm phát triển NL của HS.

+ Các ý kiến góp ý nhằm hoàn thiện nội dung chủ đề.

3.2. Đối tượng khảo sát

Các giáo viên, giảng viên đại học hoặc các chuyên gia đã có kinh nghiệm trong việc tổ chức dạy học STEM hoặc đã từng tham gia tập huấn về dạy học STEM.

3.3. Hình thức khảo sát

Toàn bộ nội dung của đề tài đã được chuyển thành bản mềm online trên web của Google Sites, các chuyên gia có thể truy cập và xem trực tiếp thông qua đường link dẫn bằng trình duyệt web (Chrome, Firefox, Cốc cốc, Edge,…) trên bất kì thiết bị thông minh cá nhân mà không cần tải về.

Sau khi xem nội dung chủ đề trên web, tác giả sẽ khảo sát bằng cách ghi nhận mức độ đồng tình của chuyên gia thông qua các câu hỏi khảo sát được trình bày sẵn bằng Google Form.

3.4. Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát gồm các phần chính sau:

+ Về nhận xét chung, tác giả muốn ghi nhận ý kiến về mức độ đồng ý cho thời lượng của chủ đề, ý nghĩa thực tiễn, yêu cầu sản phẩm, sự khuyến khích HS hoạt động nhóm, sự phù hợp của chủ đề với qui trình EDP.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/02/2024