KẾT LUẬN
1. Trong đội ngũ nhà văn hiện đại Việt Nam, Kim Lân thuộc nhóm các nhà văn viết tuy ít nhưng tinh túy và sắc sảo. Bởi vậy, Kim Lân được xem là người có biệt tài viết truyện ngắn và đã đóng góp cho văn xuôi Việt Nam hiện đại những tác phẩm xuất sắc. Cả đời văn, ông một mực thủy chung với đề tài viết về nông thôn, về cuộc sống của người lao động nghèo khó. Kim Lân sáng tạo văn chương bằng tất cả lòng đam mê và sự tài hoa của người con xứ Kinh Bắc, bằng cả một nguyên tắc nghệ thuật mà ông theo đuổi suốt đời, đó là nhà văn ngoài cái tài, cần phải có một trái tim, phải dũng cảm lên tiếng trước những cái xấu xa, bất công trong cuộc sống.
Bắt đầu xuất hiện trên văn đàn từ năm 1942, truyện ngắn Kim Lân đã có những tiếng vang nhất định. Truyện ngắn của ông trước Cách mạng tháng Tám không miêu tả những vấn đề xã hội gay gắt mà chủ yếu khai thác sâu vào những quan hệ nhỏ hẹp trong gia đình, họ tộc, làng xóm và những phong tục, thú chơi làng quê. Ở giai đoạn này, Kim Lân đã tạo được tiếng vang trên văn đàn bằng một lọat các truyện ngắn nổi tiếng về sinh hoạt văn hóa làng quê... Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân vẫn tiếp nối mạch cảm xúc viết về làng quê và người lao động nghèo, nhưng ngòi bút nhà văn đã có ý thức xã hội rõ rệt hơn. Với ý thức và trách nhiệm của một nhà văn yêu nước, tác phẩm của ông thời kì này đã có những cái nhìn mới mẻ về số phận con người, về tương lai dân tộc và vận mệnh đất nước.
Một trong những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Kim Lân là đã đưa những chuyện đời thường nhiều khi rất nhỏ nhặt, vụn vặt vào tác phẩm của mình một cách tự nhiên. Hiện thực cuộc sống đa dạng phong phú, nên có khá nhiều “lát cắt”, khá nhiều những mảnh đời đau khổ, lay lắt trong truyện ngắn của ông.
2. Tìm hiểu phương diện nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân, chúng tôi thấy rằng, nhà văn đã tạo dựng được một thế giới nhân vật mang màu sắc
rất riêng, thế giới nhân vật của làng quê đồng bằng Bắc Bộ với những đặc trưng văn hóa cổ truyền từ trong suy nghĩ đến lối sống, hành động và cả số phận mỗi cá nhân giữa bộn bề cuộc sống. Nhà văn sáng tác truyện ngắn với một nguồn cảm hứng dạt dào yêu thương, một trái tim nhân hậu và tấm lòng rộng mở vì những người lao động nghèo. Bởi thế, ông đã đem đến cho người đọc một sự cảm thông, một tình yêu thương xen lẫn nỗi chua xót, đắng cay về thân phận của những con người bé nhỏ, mong manh trước Cách mạng tháng Tám. Ẩn giấu đằng sau những hoàn cảnh bi đát, những cảnh ngộ đáng thương ấy là những tia sáng lấp lánh của tình yêu thương, của niềm tin, hi vọng vào một tương lai mới. Ở đó, vẻ đẹp tâm hồn của người lao động nghèo được bộc lộ. Giữa sự sống và cái chết, giữa cái xấu và cái tốt, giữa sự ích kỉ và lòng bao dung chập chờn kế cận, họ đã vượt qua ranh giới cái chết, cái xấu, cái ích kỉ để khẳng định vẻ đẹp nhân bản vốn có trong mỗi con người.
3. Sự nghiệp văn học của Kim Lân chắc chắn còn mở ra nhiều vấn đề đáng được nghiên cứu. Hơn tám mươi năm cuộc đời, gần sáu mươi năm theo nghiệp văn chương, với hơn ba mươi truyện ngắn nhưng những trang văn ít ỏi ấy của ông đã để lại những dấu ấn đặc biệt về con người, nhất là người nông dân và cuộc sống của dân tộc Việt Nam trong một giai đọan lịch sử quan trọng. Những trang viết của nhà văn thể hiện một trái tim nhân hậu, chan chứa yêu thương, thôi thúc con người ta hướng về nguồn cội, hướng về quê hương, nhất là trong thời cuộc lo toan bộn bề hiện đại hôm nay. Tác phẩm của ông cũng thôi thúc con người hướng về một lối sống chan hòa, nhân ái, biết quan tâm, chia sẻ lẫn nhau và có một niềm tin, một nghị lực vươn lên trong cuộc sống... Một điều chưa bao giờ xưa cũ trong văn học.
Với những đóng góp của mình, tên tuổi Kim Lân còn được nhắc mãi trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách tác phẩm, lý luận, nghiên cứu, phê bình, báo, tạp chí
Có thể bạn quan tâm!
- Nghệ Thuật Miêu Tả Tâm Lí Nhân Vật
- Miêu Tả Tâm Lí Nhân Vật Qua Những Biểu Hiện Bên Ngoài
- Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân - 12
- Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân - 14
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
1. Lại Nguyên Ân (1986), Văn xuôi Kim Lân, Tạp chí Văn học (số 6), Viện văn học - Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam.
2. Lại Nguyên Ân (1998), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
3. Y Ban (2004), Nhà văn Kim Lân: thuở ấy chúng tôi sống bằng hữu lắm, Báo Giáo dục và thời đại chủ nhật (số 17).
4. Lê Huy Bắc (2008), Cốt truyện trong tự sự, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 5.
5. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Đồng Tháp.
6. Nam Cao (1995), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn học, Hà Nội
7. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
8. Nguyễn Đăng Điệp (2005), Chân dung các nhà văn hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội
9. Hà Minh Đức (chủ biên) (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội.
10. Hà Minh Đức (chủ biên) (1996), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Lê Bá Hân (chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Khổng Thị Minh Hạnh (2012), Cái nhìn thời gian, không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên
13. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, TP.HCM.
14. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
15. Tô Hoài (1977), Sổ tay viết văn, Nxb Tác phẩm mói, Hà Nội.
16. Tô Hoài (1959), Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, Nxb Văn học, Hà Nội.
17. Nguyễn Công Hoan (1959), Nghệ thuật viết truyện ngắn, Báo Văn nghệ (số 23 - 24)
18. Trần Ninh Hồ (1991), Một ngày Kim Lân, Báo Văn nghệ (số 34).
19. Nguyên Hồng (1978), Những nhân vật ấy đã sống với tôi, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội
20. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Văn học và học văn, Nxb Văn học, Hà Nội.
21. Nguyễn Khải (2003), Nghề văn cũng lắm công phu, Nxb Trẻ, TP.HCM.
22. Nguyễn Thị Dư Khánh (1995), Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp, Nxb Giáo dục, TP.HCM
23. Trần Đăng Khoa (1998), Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
24. Nguyễn Đức Khuông (2008), Đối thoại với các nhà văn có tác phẩm dạy học trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội
25. Lê Đình Kỵ (1984), Cơ sở lý luận văn học, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
26. Kim Lân (2004), Tác phẩm chọn lọc, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội
27. Kim Lân (2012), Kim Lân tuyển tập, Nxb Văn học, Hà Nội
28. Kim Lân (1996), Tuyển tập Kim Lân, Nxb Văn học, Hà Nội
29. Kim Lân (1962), Con chó xấu xí, Nxb Văn học, Hà Nội
30. Kim Lân (1942), Cô Vịa, Báo Trung Bắc chủ nhật số 135
31. Kim Lân (1984), Chặng đường đi tới, Tạp chí Văn học số 4
32. Phong Lê (2007), Kim Lân, nhà văn của những phận người bé mọn,
Tạp chí Sông Hương, số 223, Tháng 09
33. Nguyễn Văn Long, Trần Đăng Xuyền (1999), Tư liệu văn 12 - phần Văn
học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội
34. Phương Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình, (2001), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
35. Phương Lựu (2009), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội
36. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Văn học, Hà Nội.
37. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1986), Các nhà văn nói về văn (tập 2), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
38. Nguyễn Đăng Mạnh (1993), Các tác giả văn học Việt Nam (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
39. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
40. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1995), Tổng tập Văn học Viêt Nam, (tập 30B), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
41. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách, Nxb Trẻ, TP.HCM.
42. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
43. M.B.Khrapchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới (Hội nhà văn Việt Nam), Hà Nội.
44. Trần Đồng Minh (1994), Bóng tối và ánh sáng trong câu chuyện nhặt vợ, Tiếng nói tri âm, Nxb Trẻ, TP.HCM.
45. Vương Trí Nhàn (2001), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Văn nghệ, TP.HCM.
46. Hồ Quý Nghĩa (2004), Sức sống trong truyện ngắn Vợ nhặt, Báo Giáo dục và thời đại, (số 49).
47. Bảo Nguyên (1997), Sử dụng ngôn ngữ - nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Kim Lân, Tạp chí Ngữ học trẻ, Nxb Hội ngôn ngữ học Việt Nam.
48. Lữ Huy Nguyên (1997), Kim Lân với những thú chơi ngày xuân Kinh Bắc, Báo Văn nghệ (số 5+6), Hội nhà văn Việt Nam.
49. Nhiều tác giả (2010), Ai lên Quán Dốc Chợ Dầu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
50. Nhiều tác giả (1992), Khảo cứu về các phong tục và những thú chơi đẹp ở đồng quê miền Bắc Việt Nam, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
51. Nhiều tác giả (2003), Tuyển tập 10 năm tạp chí văn học và tuổi trẻ,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
52. Nhiều tác giả (2003), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội.
53. Nhiều tác giả (2004), Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
54. Nhiều tác giả (1977), Tác gia văn xuôi Việt Nam hiện đại (từ sau 1945), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
55. Nhiều tác giả (1983), Từ điển văn học, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
56. Đoàn Đức Phương (2008), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, giáo trình Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
57. Vũ Dương Quỹ (Tuyển chọn và biên soạn) (1997), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
58. Trần Đình Sử (1993), Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
59. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học (tập tiểu luận), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
60. Nguyễn Quốc Thanh (2006), Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP TP HCM
61. Vương Thảo (2004), Nhà văn Kim Lân và sự im lặng của nỗi buồn,
Báo An ninh thế giới cuối tháng (số 30).
62. Bùi Việt Thắng (2011), Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb ĐH Quốc gia, Hà Nội
63. Nguyễn Huy Thắng (2011), Ẩn sĩ giữa làng văn, Nxb Kim Đồng, Hà Nội
64. Nguyễn Thị Nha Trang (2012), Phong cách văn xuôi Kim Lân, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP TP HCM
65. Phùng Văn Tửu (1996), Một phương diện của truyện ngắn, Tạp chí Văn học (số 2).
66. Hoài Việt (1999), Nhà văn trong nhà trường - Kim Lân, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Bài viết trên các trang Internet
67. Hoàng Thị Thu Giang (2009), Cốt truyện và kết cấu truyện ngắn đầu thế kỷ XX - những biến đổi theo hướng hiện đại, Tạp chí Văn nghệ quân đội http://vannghequandoi.com.vn
68. Kim Lân (2014), Nói thêm về Vợ Nhặt, Tạp chí Văn nghệ Quân đội,
http://vannghequandoi.com.vn/
69. Kim Lân (2005), Có lúc bản thân tôi cũng coi những truyện ấy chẳng ra gì!, Báo Tiền Phong, http://www.tienphong.vn/, 02.07
70. Nguyễn Đình Minh, Độc đáo của Nam Cao - Kim Lân trong đề tài người nông dân, http://www.nguyendinhminh.net/
71. Vương Trí Nhàn, Kim Lân, nhà văn của những kiếp người đầu thừa đuôi thẹo, Blog Vương Trí Nhàn, http://vuongtrinhan.blogspot.com/
72. Hồng Thanh Quang, Kim Lân - cá tính phải mạnh,
http://tonvinhvanhoadoc.vn/
73. Đỗ Ngọc Thạch (2010), Truyện ngắn, đặc trưng thể loại,
http://newvietart.com/, 02.10
74. Nguyễn Quang Thiều, Phỏng vấn Kim Lân về tác phẩm Vợ nhặt,
http://phanthanhvan.vnweblogs.com
PHỤ LỤC
Một số chân dung, khu tưởng niệm và tác phẩm của Kim Lân