Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 14

Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo QLNN về NNL DL. Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Bình QLNN về du lịch ở địa phương, do đó phải xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy Sở Du lịch đảm bảo số lượng, chất lượng, hoạt động thực sự hiệu lực, hiệu quả. Sở Du lịch Quảng Bình được thành lập năm 2016, hiện nay biên chế của Sở còn thiếu, vì vậy cần tiếp tục bổ sung đủ biên chế cán bộ; bố trí đủ lãnh đạo cấp phòng và chuyên viên. Cán bộ, công chức của sở phải được đào đúng chuyên ngành các lĩnh vực du lịch và QLNN. Ngoài ra, đối với cán bộ làm trực tiếp nhiệm vụ về tổ chức cán bộ của sở phải được đào tạo về công tác quản lý tổ chức và nhân sự. Sở Du lịch cần chủ động phối hợp với Sở Nội vụ để triển khai các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển NNL DL trên địa bàn tỉnh. Cần chủ động phối hợp với các Sở, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố để tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương có kế hoạch khảo sát, đánh giá, rà soát lại toàn bộ NNL DLcủa tỉnh để xây dựng các chương trình, đề án phát triển NNL phục vụ du lịch. Bên cạnh đó, quan tâm đầu tư kinh phí đảm bảo để đáp ứng việc đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện hương trình phát triển nhân lực du lịch.

Đối với cấp huyện, căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn của cấp huyện, Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 14/9/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thuộc UBND tỉnh, thành phố trục thuộc Trung ương và Phòng Văn hóa - Thông tin thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố, hiện nay Phòng văn hóa - Thông tin là cơ quan quản lý nhiều lĩnh vực (trong đó có lĩnh vực NNL DL). Vì vậy, trong tổ chức bộ máy của Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện, cần xác định rõ bộ phận tham mưu trực tiếp cho UBND cấp huyện trong


96

QLNN về NNL DL. Trong đó, ngoài việc bố trí 01 chuyên viên theo dõi lĩnh vực du lịch, cần phân công 01 lãnh đạo phòng trực tiếp phụ trách. Ngoài ra, đối với các bộ phận khác trong phòng Văn hóa - Thông tin cũng cần phải am hiểu, thông thạo tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi các lĩnh vực này để phối hợp, hỗ trợ cho nhau trong quá trình thực thi nhiệm vụ, hoặc để điều động, bố trí công tác khi có sự biến động cán bộ.

Đối với cấp xã, hiện nay quản lý du lịch (kể cả NNL DL) trên địa bàn cấp xã thuộc phạm vi phụ trách của công chức văn hóa - xã hội. Ở những đơn vị cấp xã có hoạt động du lịch phát triển thì công chức văn hóa - xã hội phải đảm nhiệm khá nhiều công việc. Vì vậy, cần tập trung nâng cao chất lượng công chức cấp xã phụ trách văn hóa xã hội, trong đó yêu cầu bắt buộc đối với công chức cấp xã (đối với những địa phương có hoạt động du lịch phát triển) là phải thực sự am hiểu, tốt nghiệp các ngành văn hóa du lịch, kinh tế - du lịch, quản trị nhân lực du lịch…., ngoài ra phải có kiến thức về du dịch và QLNN về nhân lực du lịch.

Tiếp tục kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình. Hiện nay, theo Quyết định của UBND tỉnh Quảng Bình về thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, Ban Chỉ đạo gồm 21 thành viên. Trong đó, Trưởng Ban chỉ đạo là đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phó trưởng Ban Thường trực là Giám đốc Sở Du lịch; các thành viên của Ban chỉ đạo là Trưởng hoặc Phó các ban, ngành liên quan. Mô hình Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch hiện nay hầu hết là kiêm nhiệm, trách nhiệm thực tế trong thực hiện nhiệm vụ chưa cao. Vì vậy, cần phải nghiên cứu mô hình Ban chỉ đạo cho phù hợp với thực tiễn tình hình phát triển du lịch và quản lý NNL DL hiện nay. Để quản lý có hiệu quả NNL DL đáp ứng yêu cầu phát triển du lịchcủa tỉnh Quảng Bình, theo tác giả nên kiện toàn Ban chỉ đạo du lịch tỉnh theo hướng phải có sự kết hợp giữa quản lý ngành và lãnh thổ. Các thành viên của Ban chỉ đạo phải là Trưởng đầu ngành hoặc cấp Phó được


97

ủy quyền quyết định những vấn đề liên quan đến du lịch thuộc ngành mình. Các Thành viên quản lý về lãnh thổ (Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thành phố - nơi có các khu, điểm du lịch) phải trực tiếp tham gia vào ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh, chịu trách nhiệm trực tiếp về phát triển du lịch, NNL DL tại từng địa phương thuộc phạm vi quản lý. Cùng với củng cố, kiện toàn, cần chú trọng xây dựng quy chế hoạt động và phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho các thành viên Ban Chỉ đạo. Chú trọng xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa Sở Du lịch với các Sở, ban, ngành, địa phương, nhất là phối hợp với Sở Nội vụ, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác QLNN về NNL DL.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

3.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý nhà nước về du lịch và nguồn nhân lực du lịch của tỉnh

3.2.4.1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 14

Trong tình hình hiện nay, tỉnh Quảng Bình cần rà soát, sắp xếp đội ngũ cán bộ toàn ngành du lịch tỉnh Quảng Bình. Sở Du lịch Quảng Bình phối hợp với Sở Nội Vụ tiến hành rà soát sắp xếp tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ ngành du lịch, phải đảm bảo số lượng biên chế cán bộ, viên chức theo đúng quy định; ưu tiên bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, có cơ cấu hợp lý. Cán bộ làm công tác QLNN về NNL DL cần có trình độ, có tâm huyết cao đối với sự phát triển của ngành.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định, căn cứ thực tế hoạt động, cần tinh giản biên chế ở những vị trí không cần thiết, hoạt động không hiệu quả, thay vào đó bằng lực lượng quản lý có chuyên môn về du lịch, ưu tiên sử dụng cán bộ trẻ có kiến thức chuyên môn sâu, năng động, sáng tạo. Rà soát lại đội ngũ cán bộ về chuyên môn, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức QLNN về NNL DL để cử đi đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng. Có thể cử đi đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, phân thành các lớp đào tạo, bồi dưỡng về năng lực cơ bản; (kỹ năng giao tiếp,


98

đàm phán, kiến thức lãnh đạo, quản lý, ngoại ngữ, tin học...); năng lực chuyên sâu: (hoạch định chính sách, quy hoạch, kế hoạch, thống kê, nghiên cứu thị trường, quản trị thông tin du lịch, quản lý phát triển các loại hình du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch, quản lý NNL DL, các điểm du lịch, khu du lịch, khai thác phát triển sản phẩm du lịch, bảo vệ môi trường du lịch...)

Đối với cán bộ, công chức, viên chức chưa có trình độ chuyên môn thì cử đi đào tạo cử nhân chuyên ngành du lịch, đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức QLNN về du lịch và NNL DL của tỉnh Quảng Bình đều có trình độ cử nhân chuyên ngành du lịch trở lên.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức đã có trình độ chuyên ngành phù hợp, ngành du lịch cần cử đi học các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ, về năng lực quản lý; hoặc cử học tập kinh nghiệm về QLNN về du lịch ở một số nước có nền du lịch phát triển. Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển, tham dự các hội nghị khu vực và quốc tế về du lịch, nhất là trong quản lý NNL DL.

3.2.4.2. Đào tạo nhân lực làm du lịch

Các DN du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch cần chủ động công tác phát triển thông qua nhiều nội dung khác nhau để tạo ra những sản phẩm dịch vụ cạnh tranh, cụ thể như:

Một là, Xác định lại vị trí việc làm để xem xét cho việc nâng cao chất lượng NNL DL hiện có thông qua công tác đào tạo lại, bồi dưỡng và bổ sung, tuyển dụng mới đối với những vị trí việc làm chưa có, hoặc đã có nhưng không đáp ứng yêu cầu công việc. Các DN cần chủ động liên kết với nhau để thực hiện chính sách thu hút nhân lực du lịch chất lượng cao; Phối hợp với cơ quan QLNN để xây dựng chính sách phát triển NNL DL, nhất là chính sách thu hút nhân sự chất lượng cao về công tác tại đơn vị.

Hai là, Các DN, đơn vị kinh doanh du lịch cần có tầm nhìn dài hạn về nhân lực ở đơn vị mình, đánh giá một cách toàn diện nhân lực hiện tại của


99

đơn vị để có chiến lược phát triển NNL, cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm, cần chú trọng đào tạo về kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, văn hoá… đáp ứng tình hình thực tế. Hoạch định nhân sự là cơ sở quan trọng để tổ chức tốt công tác đào tạo, tuyển dụng nhân lực du lịch; cần xây dựng các bảng mô tả công việc và tiêu chuẩn tuyển dụng cụ thể, tuyển dụng công khai đối với từng chức danh, vị trí việc làm.

Ba là, Hằng năm, DN, đơn vị kinh doanh du lịch cần tập trung rà soát lại NNL DL, tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, tập huấn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống và chăm sóc khách hàng, kỹ năng ngoại ngữ... Chủ động hình thức đào tạo theo phương thức đào tạo tại chỗ; cử cán bộ quản lý và nhân viên có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu để huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên trong đơn vị. Đây là hình thức vừa tiết kiệm được chi phí, vừa đảm bảo hiệu quả. Căn cứ các tiêu chuẩn quy định đối với từng vị trí để yêu cầu thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ đối với cán bộ, nhân viên, dần hướng đến đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

3.2.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng cho nhân lực hoạt động trong từng lĩnh vực của ngành du lịch

Một là, đối với nhân lực hoạt động trong khách sạn, nhà hàng

+ Đối với nhân viên

Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để đội nũ này nỗ lực, tu dưỡng về tư tưởng, ý thức sâu sắc vai trò, vị trí của mình trong đời sống xã hội. Xác định nghề phục vụ là một nghề đáng được tôn vinh như những nghề khác. Đăng ký tham gia các hội thi tay nghề giỏi các cấp để học hỏi, rèn luyện tay nghề, để cảm thấy tự hào về nghề đã chọn.

Bản thân từng người lao động chủ động tự rèn luyện, tự học tập nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cũng như kiến thức về đời sống xã


100

hội, tìm hiểu các thông tin liên quan đến lĩnh vực công tác, các món ăn, thức uống và phương thức phục vụ. Luôn cập nhật những kiến thức mới liên quan nghề nghiệp của mình.

Tăng cường thực hành nghề nghiệp tại cơ sở đào tạo và thực tế nghề nghiệp tại các cơ sở kinh doanh cùng ngành. Tranh thủ tham gia các chương trình đào tạo tại cơ sở, thường xuyên tham gia các chương trình tập huấn về nghiệp vụ, tham gia các buổi giới thiệu về nghề nghiệp của các chuyên gia để hiểu sâu sắc hơn bản chất và định hướng nghề nghiệp cũng như xu hướng phát triển của thời đại.

Thường xuyên thực hiện các quy trình chuẩn bị cũng như phục vụ theo đúng tiêu chuẩn của hạng khách sạn, nhà hàng; áp dụng các tiêu chuẩn trong thực hành nghề.

Luôn có ý thức nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Đây là yếu tố quyết định, chi phối sự hình thành và phát triển của mọi tri thức và kỹ năng. Mạnh dạn tham gia, góp ý, đề xuất các vấn đề cần thiết đối với doanh nghiệp.

+ Đối với doanh nghiệp

Luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như cơ hội và thời gian để nhân viên được tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ. Thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo tại chỗ cho nhân viên. Liên kết với cơ sở đào tạo về du lịch để chuẩn hóa chất lượng nhân sự đầu vào và chuẩn hóa nguồn nhân lực hiện có, tạo ra một nguồn lao động có đầy đủ phẩm chất, năng lực phù hợp và tương ứng với đẳng cấp của khách sạn, nhà hàng.

Tăng cường khích lệ nhân viên bằng tinh thần và vật chất để giúp nhân viên ổn định cuộc sống, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần đi đầu trong định hướng kinh doanh có đạo đức, tạo sự tin tưởng và sự an tâm, gắn bó lâu dài của nhân viên với doanh nghiệp. Đây là động lực lớn nhất để nhân viên tự ý thức nâng cao năng lực nghề nghiệp của bản thân, sẵn sàng cống hiến cho doanh nghiệp.


101

Doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng cũng như số lượng đội ngũ nhân viên để đảm bảo chất lượng phục vụ.

+ Đối với cơ sở đào tạo du lịch

Tăng cường liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để xây dựng các chương trình đào tạo theo nhu cầu của nhà tuyển dụng và người sử dụng lao động. Thiết kế, cải tiến chương trình đào tạo phù hợp và linh hoạt, tăng thời lượng thực hành cho học viên, đồng thời lồng ghép giảng dạy kiến thức, kỹ năng chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm.

Liên kết với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để các học viên được thường xuyên tham gia thực hành, thực tập tại nhiều cơ sở, tiếp xúc sớm với các công việc gắn với nghề của học viên. Đồng thời, tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên tăng cường tham quan thực tế và thực hành tại các doanh nghiệp du lịch, không ngừng nâng cao chất lượng cho đội ngũ giảng viên về mặt thực hành nghề nghiệp, tránh việc nói suông, lý thuyết…

+ Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Du lịch Quảng Bình cần hỗ trợ các chương trình bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ cho nhân viên tại các cơ sở kinh doanh du lịch nhà hàng, khách sạn. Khuyến khích các doanh nghiệp chuẩn hóa trình độ về nhận thức cũng như chất lượng dịch vụ, khả năng chuyên môn cho nhân viên.

Tổ chức các chương trình, các cuộc thi tay nghề cho nhân viên, khích lệ tinh thần tôn vinh và định hướng nghề nghiệp cho nhân viên đã, đang và sẽ hành nghề tại các cơ sở kinh doanh du lịch, thu hút ngày càng nhiều học viên tham gia học tập, rèn luyện và đam mê nghề du lịch.

Hai là, đối với nhân lực hoạt động lữ hành

Chú trọng cập nhật kiến thức về văn hoá, lịch sử, địa lý, thời tiết, hiểu rõ lịch sử, giá trị của các điểm đến có trong chương trình du lịch; mặt khác, cần chủ động tự giác rèn luyện kỹ năng hướng dẫn, thuyết trình và phân tích tình huống đảm bảo thực sự lôi cuốn khách hàng. Đây là kỹ năng cực kỳ quan


102

trọng đối với người bán chương trình du lịch vì nó sẽ giúp nhân viên bán hàng nhận biết rõ nhu cầu, thị hiếu của khách, từ đó có các cách tiếp cận phù hợp với từng đối tượng khách du lịch.

Trong bối cảnh các hãng lữ hành đang cạnh tranh khá mạnh từ sản phẩm đến giá thành. Do vậy, đòi hỏi nhân viên bán chương trình du lịch cần có một kỹ năng thương thuyết để khách hàng sử dụng chương trình của công ty mình ngay cả khi giá thành cao hơn các đơn vị khác. Ngoài ra, cần được bồi dưỡng thêm về kỹ năng chăm sóc khách hàng, tạo dựng khách hàng tiềm năng, quan tâm đến khách hàng để họ cảm nhận được sự quan tâm của DN. Khi có nhu cầu đi du lịch là nghỉ ngay đến DN mình.

Quan tâm tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ kể cả trong nước và nước ngoài, kết hợp với tham gia các hội chợ, các chương trình xúc tiến, tiếp thị của DN để tạo cơ hội cho nhân viên lữ hành tiếp cận và học hỏi được kinh nghiệm quý báu từ những chương trình này.

Ba là, đối với nhân lực hoạt động vận chuyển khách du lịch

Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cần chủ động phối hợp với DN, Sở Giao thông - Vận tải thường xuyên tổ chức các lớp nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe; chú trọng tổ chức các lớp bồi dưỡng về kỹ năng giao tiếp, ứng xử với du khách, nhất là du khách nước ngoài để nâng cao ý thức phục vụ, thái độ lịch sự, nhiệt tình, tác phong nhanh nhẹn, chuyên nghiệp; thường xuyên tổ chức sát hạch kiểm tra trình độ, tay nghề của các lái xe, lái thuyền và tổ chức khám sức khoẻ định kỳ để đảm bảo sức khoẻ phục vụ chương trình du lịch; tổ chức bồi dưỡng về ngoại ngữ để lái xe, lái thuyền giao tiếp với những đoàn khách nước ngoài.

Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, trang bị kiến thức về kỹ năng sơ cấp cứu, những kiến thức giới thiệu, quảng bá các tuyến, điểm tham quan, khu vui chơi giải trí, khu mua sắm… cho đội ngũ nhân viên lái xe du lịch, lái thuyền nhằm giúp đội ngũ này quảng bá, tiếp thị, gợi mở cho khách hàng khi có nhu cầu


103

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2023