Thực Trạng Tổ Chức Thực Hiện Dạy Học Theo Các Chủ Đề Tự Chọn

Kết quả này phản ánh được việc đảm bảo các yêu cầu trong công tác quản lý và thực hiện dạy học các chủ đề tự chọn. Qua tìm hiểu thực tế tại các đơn vị trường THPT trên địa bàn huyện Bắc Sơn thì việc chỉ đạo của CBQL đã thực hiện đầy đủ sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT và các văn bản chỉ đạo khác của cấp trên. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn nặng về tính "hàn lâm", ít thể hiện tính thực tiễn đối với từng đơn vị.

Tiêu chí 4: "Quy định kế hoạch dạy học các chủ đề tự chọn cho từng lớp trong học kỳ, năm học".

Kết quả đánh giá của hai nhóm khách thể như sau: mức độ thực hiện được cho mức độ "thường xuyên" (ĐTB: x = 3,12; y = 3,24), kết quả thực hiện được cho "hiệu quả" (ĐTB: x = 3,00; y = 3,18).

Kết quả khảo sát là khá cao và phù hợp so với tìm hiểu thực tế. Tuy nhiên, đa số đối tượng được phỏng vấn đều cho rằng mỗi khối lớp đều được giao khoán dạy tự chọn theo quy định của Bộ GD&ĐT, cụ thể thường thì các môn học được xem là "môn chính" sẽ được chọn dạy tự chọn mà chưa có sự kiểm tra kịp thời để điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh đó việc kiểm tra đánh giá từng chủ đề vẫn chưa được thực hiện một cách cụ thể mà điểm tự chọn được đưa vào các cột điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ của môn được chọn dạy. Như vậy, để đánh giá được hiệu quả của từng chủ đề là chưa chính xác và có ít cơ hội để rút kinh nghiệm và điều chỉnh theo yêu cầu.

Tiêu chí 5: "Tổ chức xây dựng chương trình dạy học các chủ đề tự chọn cho từng môn học, khối lớp". Kết quả được CBQL đánh giá ở mức độ "thỉnh thoảng" (ĐTB: X = 2,80) và mức độ hiệu quả là "hiệu quả" (ĐTB: X = 2,74). Tuy nhiên, kết quả khảo sát của giáo viên được đánh giá với ĐTB là 3,18 cho mức độ thường xuyên và 3,19 cho mức độ hiệu quả. Kết quả khảo sát này cho thấy nhóm khách thể 2 đánh giá cao biện pháp quản lý của nhóm khách thể 1 và có độ tập trung cao. Điều này có thể là do số lượng khảo sát đối với CBQL ít hơn so với GV; cũng có thể là do giáo viên đề cao vai trò CBQL. Mặt dầu vậy, với kết quả này cũng thể hiện được công tác tổ chức xây dựng chương trình dạy học theo các chủ đề tự chọn cho từng môn học, khối lớp được quan tâm khá tốt.

Tiêu chí 6: "Duyệt kế hoạch, chương trình HĐDH các chủ đề tự chọn theo định kỳ thai gian":

Kết quả đánh giá của hai nhóm khách thể là "thường xuyên" và "hiệu quả" (x = 3,02; 2,86); y = 3,22; 3,18)

Qua nghiên cứu các hồ sơ quản lý chuyên môn, tác giả nhận thấy: công tác duyệt kế hoạch, chương trình HĐDH theo các chủ đề tự chọn theo định kỳ thời gian

được thực hiện theo quy định chung từ đầu năm nhưng hoạt động này còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào nội dung của chủ đề. Đa số TTCM chỉ chú trọng vào bài soạn giảng của chương trình chính khoá.

Tóm lại, thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch chương trình HĐDH các chủ đề tự chọn ở các trường THPT bước đầu đã có những kết quả tích cực. Một số đơn vị nhà trường đã chủ động trong công tác quản lý, thể hiện niềm tin tưởng vào chất lượng việc dạy học các chủ đề tự chọn sẽ mang lại thành công chung cho công tác dạy học của nhà trường. Song, tình hình chung về thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch, chương trình HĐDH theo các chủ đề tự chọn vẫn còn một số nội dung thực hiện chưa tốt, chưa mang tính đột phá, còn nặng tính hình thức và hiệu quả chưa cao, đây chính là vấn đề mà các nhà quản lý cần tiếp tục tập trung nghiên cứu và đề ra các biện pháp khắc phục.

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện dạy học theo các chủ đề tự chọn

Hoạt động dạy học theo các chủ đề tự chọn cũng là một dạng HĐDH trong nhà trường nhưng có những nét đặc thù riêng đòi hỏi phải có quá trình quản lý việc tô chức thực hiện thật sự khoa học và chặt chẽ. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL và GV về vấn đề này. Kết quả được thể hiện qua bảng 2.19:

Bảng 2.19. Thực trạng việc tổ chức thực hiện dạy học các chủ đề tự chọn


Số TT


Nội dung

Mức độ thực

hiện (TB)

Kết quả thực

hiện (TB)

CBQL

GV

CBQL

GV

1

Hướng dẫn quy trình tổ chức HĐDH theo các

chủ đề tự chọn.

3,07

3,15

3,00

3,23

2

Lựa chọn giáo viên có kinh nghiệm tham gia dạy

học các chủ đề tự chọn.

2,58

2,78

2,58

2,63

3

Lựa chọn và mời giáo viên thỉnh giảng.

1,19

1,71

1,28

1,66


4

Tuyên truyền đến giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh về mục đích, ý nghĩa dạy học các chủ

đề tự chọn.


2,56


2,70


2,58


2,63

5

Thống nhất mục tiêu nội dung, chương trình,

PPDH các chủ đề tự chọn.

3,07

3,04

3,12

3,03

6

Chỉ đạo các tổ chuyên môn hỗ trợ giáo viên

chuẩn bị kế hoạch bài dạy chủ đề tự chọn.

2,84

2,92

2,98

2,96

7

Tổ chức các hoạt động chuyên đề thảo luận trao

đổi kinh nghiệm về dạy học các chủ đề tự chọn.

2,65

2,82

2,74

2,78

8

Bố trí thời khóa biểu và theo dõi việc thực hiện.

3,30

3,10

3,30

3,11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn - 8

Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.19 cho thấy: có sự thống nhất khá cao giữa hai nhóm khách thể về biện pháp quản lý tổ chức thực hiện dạy học các chủ đề tự chọn. Tuy nhiên, trong từng nội dung của biện pháp thiếu sự thống nhất. Cụ thể như sau:

Tiêu chí 1: "Hướng dẫn qui trình tổ chức HĐDH các chủ đề tự chọn" được đánh giá với kết quả ở mức độ "thường xuyên" (ĐTB: x = 3,07; y = 3,15) và hiệu quả đạt được ở mức độ "hiệu quả" (ĐTB: x = 3,00; y = 3,23), điều này chứng tỏ CBQL đã làm tốt việc hướng dẫn qui trình tổ chức HĐDH các chủ đề tự chọn.

Tìm hiểu thực tế tại các trường THPT, tác giả nhận thấy: hầu hết CBQL rất chú trọng đến việc hướng dẫn quy trình tổ chức HĐDH theo các chủ đề tự chọn. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy trình này chưa được triệt để, giáo viên còn thực hiện mang hình thức đối phó khi có kiểm tra.

Tiêu chí 2: "Lựa chọn giáo viên có kinh nghiệm tham gia dạy học các chủ đề tự chọn" được đánh giá với ĐTB lần lượt là 2,58 và 2,78 ở mức độ "thỉnh thoảng" đến "thường xuyên" và hiệu quả đạt được ở mức ĐTB 2.58 và 2,63 "ít hiệu quả" đến "hiệu quả". Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, lực lượng giáo viên giỏi, giáo viên có kinh nghiệm tham gia dạy học các chủ đề tự chọn còn thiếu. giáo viên tham gia dạy học các chủ đề tự chọn chưa được bồi dưỡng thường xuyên nên còn lúng túng trong công tác lập kế hoạch và soạn giảng. Việc này đã ảnh hưởng trực tiếp việc lựa chọn và phân công giáo viên tham gia HĐDH các chủ đề tự chọn và đây chính là một trong những vấn đề thực trạng cần quan tâm giải quyết hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng dạy học các chủ đề tự chọn ở các nhà trường. Giải quyết được vấn đề này sẽ tạo nên động lực học tập cho các em học sinh. So sánh nhận định này với kết quả khảo sát ở bảng 2.20 cụ thể như sau:

Bảng 2.20. Sự tham gia học tập của học sinh khi có giáo viên có kinh nghiệm, giáo viên giỏi phụ trách dạy học các chủ đề tự chọn

Số TT

Sự tham gia của học sinh

Số lượng

%

1

Rất nhiệt tình

109

32,5

2

Nhiệt tình

126

37,6

3

Ít nhiệt tình

65

19,4

4

Không nhiệt tình

35

10,5

Kết quả khảo sát cho thấy: nếu có lượng thầy cô giàu kinh nghiện, thầy cô dạy giỏi thì các em tham gia tốt.

Tiêu chí 3: "Lựa chọn và mời GV thỉnh giảng":

Kết quả đánh giá của hai nhóm khách thể là rất thấp, mức độ thực hiện là "không thường xuyên" (ĐTB: x = 1,19; y = 1,71), mức độ hiệu quả là "không hiệu

quả" (ĐTB: x = 1,28; y = 1,66). Thực tế cũng cho thấy, việc mời thỉnh giảng chưa được thực hiện tại các trường THPT ở huyện Bắc Sơn nói riêng mà phần lớn các trường THPT ở tỉnh Lạng Sơn đều chưa thực hiện. Nguyên nhân là do điều kiện kinh phí không đảm bảo, hình thức tự chọn chưa được thực hiện như mục đích đề ra.

Tiêu chí 4: "Tuyên truyền đến GV, HS, cha mẹ HS về mục đích, ý nghĩa dạy học các chủ đề tự chọn".

Kết quả được đánh giá là "thỉnh thoảng" và "không thường xuyên" (ĐTB: x = 2,56; y = 2,70), mức độ hiệu quả là "ít hiệu quả" (ĐTB: x = 2,58; y = 2,63).

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, việc tuyên truyền đến giáo viên chỉ là việc thông qua các quy định, quy chế về dạy học các chủ đề tự chọn chứ chưa đi sâu, chưa cho rằng đội ngũ giáo viên phải quán triệt hình thức dạy học này đến từng phụ huynh. Điều này thể hiện qua kết quả khảo sát ở bảng 2.21. Song song đó, đa số cha mẹ học sinh chỉ xem việc học tự chọn của con em mình như là một quy định của ngành Giáo dục mà không hiểu rõ học để làm gì, nó có quan trong không, chứng tỏ công tác tuyên truyền đến cha mẹ học sinh chưa tốt.

Khảo sát về việc tham gia của học sinh vào lớp học tự chọn có kết quả như sau:

Bảng 2.21. Việc tham gia của học sinh vào lớp học tự chọn


Số TT

Sự tham gia của học sinh

Số lượng

%

1

Muốn có thêm thời gian gặp bạn bè

5

1,5

2

Muốn cải thiện kết quả học tập

92

27,5

3

Cha mẹ bắt buộc

9

2,7

4

Giáo viên chỉ định

36

10,7

5

Tự nguyện để chau dồi, mở rộng kiến thức

193

57,6

Qua kết quả trên cho thấy: 57,6% các em học sinh nhận thức đúng đắn ý nghĩa của việc tham gia học các chủ đề tự chọn là nhằm để "trau dồi, mở rộng kiến thức". Điều này cũng đã phản ánh được kết quả khảo sát về "hiệu quả của HĐDH theo các chủ đề tự chọn" ở bảng 2.17. Tuy nhiên, có đến 42,4% Học sinh chưa hiểu ý nghĩa của việc học các chủ đề tự chọn. Do vậy các em tham gia vào lớp học là do nhiêu nguyên nhân khác nhau, trong đó việc các em muốn cải thiện kết quả học tập là 27,5% chứng tỏ công tác tuyên truyền chưa đạt hiệu quả cao nhưng cũng có thể do các em học sinh chưa ý thức được ích lợi của việc học tự chọn nên chưa tập trung, chưa lưu tâm đèn những nội dung được sinh hoạt, tuyên truyền.

Tiêu chí 5: "Thống nhất mục tiêu nội dung, chương trình, PPDH các chủ đề tự chọn": Kết quả đánh giá của hai nhóm khách thể là "thường xuyên" và "hiệu quả"

(ĐTB: x = 3,07; 3,12 và y = 3,04; 3,03), điều này chứng tỏ Hiệu trưởng quan tâm

đến hiệu quả của HĐDH loại hình này mang lại thông qua việc thống nhất mục tiêu nội dung, chương trình, PPDH các chủ đề tự chọn.

Tìm hiểu thực tế, tác giả thấy rằng: biện pháp này đã được HT, P.HT chuyên môn triển khai trong các phiên họp HĐSP, họp chuyên môn đầu năm học nhưng vẫn còn hạn chế là chưa có sự đánh giá sau mỗi chủ đề dẫn đến hiện tượng giáo viên dạy theo PPDH truyền thống; chương trình không đồng bộ,...

Tiêu chí 6: "Chỉ đạo các tổ chuyên môn hỗ trợ GV chuẩn bị kế hoạch bài dạy chủ đề tự chọn" được đánh giá mức độ "thỉnh thoảng" (ĐTB: x = 2,84; y = 2,92), kết quả thực hiện được đánh giá là "hiệu quả" (ĐTB: x = 2,98; y = 2,96). Tìm hiểu thực tế thấy rằng Hiệu trưởng có quan tâm đến công tác chỉ đạo về hỗ trợ của TTCM cho giáo viên nhưng khi phỏng vấn trực tiếp một số TTCM về công tác hỗ trợ giáo viên chuẩn bị bài dạy các chủ đề tự chọn thì kết quả rất hạn chế. Có nhiều nguyên nhân như: tổ trưởng vừa phải dạy chuyên môn vừa kiêm nhiệm công tác quản lý; một số tổ phải ghép nhiều môn nên không phù hợp với chuyên môn của tổ trưởng;... dẫn đến công tác hỗ trợ đạt kết quả không cao.

Tiêu chí 7: "Tổ chức các hoạt động chuyên đề thảo luận trao đổi kinh nghiệm về dạy học các chủ đề tự chọn" được đánh giá "thỉnh thoảng" (ĐTB: x = 2,65; y = 2,82), kết quả thực hiện (ĐTB: x = 2,74; y = 2,78). Đa số CBQL và GV ở các trường được điều tra, khảo sát đều thống nhất đánh giá công tác này hiện chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy, đội ngũ giáo viên nhất là những người đã và đang trực tiếp làm công tác dạy học các chủ đề tự chọn ít có dịp được giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao tay nghề, chia sẻ những kiến thức mới, cách thức mới trong dạy học cho từng đối tượng học sinh theo từng loại chủ đề. vấn đề quản lý đổi mới PPDH đang còn gặp nhiều bất cập trong hoạt động giảng dạy chương trình chính khoá. Một bộ phận CBQL vẫn chưa mặn mà lắm với việc đổi mới do lo ngại về kết quả mà nó mang lại. Hơn nữa điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học đang còn nhiều hạn chế chưa đủ phục vụ cho đổi mới phương pháp, nên nội dung này chỉ thực hiện cầm chừng, giáo viên chú ý vận dụng phương pháp mới trong các kỳ thao giảng, hội giảng, các hội thi. Thông thường việc giảng dạy của giáo viên vẫn còn nặng về thuyết giảng, ít quan tâm đến kỹ năng thực hành và phát huy tính tính cực của học sinh.

Tiêu chí 8: "Bố trí thời khoa biểu và theo dõi việc thực hiện": Đánh giá của hai nhóm khách thể là "thường xuyên" ở mức độ thực hiện (ĐTB: x = 3,30; y = 3,10), kết quả là "hiệu quả" (ĐTB: x = 3,30; y = 3,11) kết quả này phản ánh được việc Hiệu trưởng rất quan tâm đến thời gian lao động của Giáo viên để họ có điều kiện đầu tư cho công tác chuẩn bị soạn giảng. Theo quy định, Giáo viên dạy bậc THPT phải dạy 17 tiết tiêu chuẩn, thời gian còn lại dùng để đọc tài liệu, soạn bài, chuẩn bị ĐDDH,

và chấm bài cho học sinh. Bên cạnh đó, Giáo viên dạy các chủ đề tự chọn còn phải dạy các tiết chính khoá, vì vậy số lượng công việc của họ rất nặng, đòi hỏi phải có sự sắp xếp hợp lý. Cho nên, khi Hiệu trưởng bố trí thời khoa biểu lên lớp không khoa học thì sẽ gây cho họ tâm lý ngán ngại; đặc biệt đối với Giáo viên dạy thiếu tiết buộc phải dạy thêm tự chọn sẽ mang tâm lý mình là " GV Thừa ".

2.4.3. Thực trạng tổ chức các lực lượng tham gia việc dạy học các chủ đề tự chọn

Kết quả khảo sát trong bảng 2.25 cho thấy:

Tiêu chí 1: "Theo dõi, kiểm tra, rút kinh nghiệm, điều chỉnh HĐDH các chủ đề tự chọn của GV" được đánh giá ở mức độ "thỉnh thoảng" đến "thường xuyên" với ĐTB là 2,79 và 2,97; hiệu quả ở mức độ "hiệu quả" với ĐTB là 2,93 và 2,96, điều này cho thấy HĐDH các chủ đề tự chọn đã được quan tâm và có kế hoạch, có tổ chức khá chặt chẽ. Tuy thế, do qui chế kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS học các chủ đề tự chọn được gắn vào các môn chính khoá nên còn có sự thay đổi kết quả học tập của học sinh. Do vậy, việc theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh HĐDH các chủ đề tự chọn ở các trường THPT chưa thực hiện theo một hệ thống thật chặt chẽ. vấn đề này cần được khắc phục bằng những giải pháp thích hợp.

Việc soạn và nộp giáo án dạy học các chủ đề tự chọn để duyệt thực hiện chưa thường xuyên và chưa đảm bảo qui chế chuyên môn. Công tác quản lý chỉ dừng lại ở mức độ quản lý về số tiết đã soạn, hình thức soạn mà chưa quan tâm nhiều đến nội dung và phương pháp của từng loại bài được thể hiện trong giáo án trong khi thực tiễn việc dạy học các chủ đề tự chọn là hình thức dạy học mới cần có sự đầu tư thật khoa học về cả nội dung và phương pháp cho phù hợp với từng loại chủ đề.

Bảng 2.22. Thực trạng tổ chức các lực lượng tham gia việc dạy học các chủ đề tự chọn‌

Số TT


Nội dung

Mức độ thực

hiện (TB)

Kết quả thực

hiện (TB)

CBQL

GV

CBQL

GV

1

Theo dõi, kiểm tra, rút kinh nghiệm, điều

chỉnh HĐDH các chủ đề tự chọn của GV.

2,79

2,97

2,93

2,96

2

Theo dõi, giám sát, dự giờ việc thực hiện kế

hoạch bài dạy chủ đề tự chọn.

2,58

2,95

2,67

2,81

3

Chỉ đạo điều hành quản lý, giám sát việc thực

hiện kế hoạch HĐDH các chủ đề tự chọn.

2,70

3,04

2,70

3,11


4

Có biện pháp xử lý thực hiện không đúng

kế hoạch, chương trình HĐDH các chủ đề tự chọn.


2,77


3,14


2,81


3,20

Tiêu chí 2: "Theo dõi, giám sát, dự giờ việc thực hiện kế hoạch bài dạy chủ đề tự chọn" được đánh giá với mức độ từ "thỉnh thoảng" đến "thường xuyên" (ĐTB: x = 2,58; y = 2,95) và đạt được hiệu quả ở mức độ "vừa" (ĐTB: x = 2,67; y = 2,81). Thực tế qua trao đổi, trò chuyện với một số CBQL và giáo viên thì việc thực hiện biện pháp trên chỉ mang tính hình thức chưa được thường xuyên.

Tiêu chí 3: "Chỉ đạo, điều hành, quản lý, giám sát việc thực hiện kế hoạch HĐDH các chủ đề tự chọn" được đánh giá với mức độ từ "thỉnh thoảng" đến "thường xuyên" và đạt được hiệu quả ở mức độ "vừa" đối với CBQL (ĐTB: 2,70 và 2,70) và mức độ "thường xuyên" và "hiệu quả" đối với GV (ĐTB: 3,04 và 3,11). Kết quả cho thấy giáo viên đề cao vai trò của CBQL trong công tác quản lý nhưng theo quan sát thực tế thì công tác giám sát việc thực hiện kế hoạch dạy học các chủ đề tự chọn của CBQL chưa được thường xuyên và còn mang tính hình thức. Nguyên nhân là do điều kiện CSVC thiếu thốn đã gây khó khăn cho công tác bố trí lớp học cũng như tổ chức các hình thức học tập nên Hiệu trưởng chưa đặt ra các yêu cầu cao đối với giáo viên tham gia dạy học loại hình này.

Tiêu chí 4: "Có biện pháp xử lý việc thực hiện không đúng kế hoạch, chương trình HĐDH các chủ đề tự chọn" được đánh giá với mức độ từ "thỉnh thoảng" đến "thường xuyên" và đạt được hiệu quả ở mức độ "vừa" đối với CBQL (ĐTB: 2,77 và 2,81) và mức độ "thường xuyên" và "hiệu quả" đối với giáo viên (ĐTB: 3,14 và 3,20). Kết quả này cũng cho thấy giáo viên đề cao vai trò của CBQL trong cồng tác quản lý. Song trên thực tế, các biện pháp xử lý giáo viên không thực hiện đúng kế hoạch, chương trình chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở, đánh giá thi đua giáo viên mà chưa có biện pháp hữu hiệu nào được áp dụng nên tác dụng còn hạn chế.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả dạy học theo các chủ đề tự chọn

Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học các chủ đề tự chọn trong bảng 2.23 cho thấy:

Tiêu chí 1: "Thực hiện các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá đúng quy định" được đánh giá mức độ "thường xuyên" (ĐTB: x = 3,53; y = 3,34), kết quả thực hiện là "hiệu quả" (ĐTB: x = 3,45; y = 3,25). Tìm hiểu hồ sơ quản lý tại các trường THPT, chúng tôi nhận thấy vào đầu năm học, Hiệu trưởng các trường đã tổ chức cho giáo viên học tập lại quy chế đánh giá xếp loại học sinh của Bộ GD&ĐT, cung cấp cho giáo viên quy chế từng môn học, gởi giáo viên tham gia các lớp học chuyên môn. Vì vậy giáo viên nắm vững số lượt bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ; cách tính điểm trung bình và đánh giá xếp loại học sinh.

Bảng 2.23. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy các chủ đề tự chọn


Số TT


Nội dung

Mức độ thực

hiện (TB)

Kết quả thực

hiện (TB)

CBQL

GV

CBQL

GV

1

Thực hiện các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá

đúng quy định.

3,53

3,34

3,45

3,25

2

Giao tổ chuyên môn ra đề chung và quản lý

các bài kiểm tra viết.

2,86

2,51

2,84

2,56

3

Tăng cường kiểm tra bằng hình thức trắc

nghiệm khách quan kết hợp tự luận.

3,12

3,13

3,02

3,18

4

Cập nhật điểm ngay khi kiểm tra.

3,00

3,15

2,91

3,24

5

Quản lý điểm bằng phần mềm.

2,53

2,65

2,58

2,84


6

Theo dõi kết quả học tập các chủ đề tự chọn của học sinh, tổng kết, xếp loại chủ đề, xếp lọi và ghi kết quả học tập của học sinh theo

quy định.


3,21


3,04


3,19


3,09

7

Tổ chức xử lý các trường hợp vi phạm quy chế.

2,91

3,06

2,79

3,16

Tiêu chí 2: "Giao tổ chuyên môn ra đề chung và quản lý các bài kiểm tra viết" được đánh giá với mức độ "thỉnh thoảng" (ĐTB: x = 2,86; y = 2,51), hiệu quả ở mức độ "vừa" (ĐTB: x = 2,84; y = 2,56). Qua thực tế tìm hiểu ở các trường THPT huyện Bắc Sơn cho thấy: Hiệu trưởng chưa quản lý được các bài kiểm tra viết theo đề chung của trường hoặc tô chuyên môn ở các chủ đề dạy học tự chọn. Việc kiểm tra thường giao cho giáo viên tiến hành, vì vậy dẫn đến tình trạng không đồng đều trong đánh giá kết quả học tập của học sinh. Một số trường tổ chức quản lý tốt các bài kiểm tra theo đề chung nên thúc đẩy được HĐDH và đánh giá khá chính xác kết quả dạy học tự chọn của giáo viên và học tập của học sinh, làm cơ sở đánh giá thi đua và phân công chuyên môn cũng như đánh giá tính hiệu quả của từng chủ đề.

Tiêu chí 3: "Tăng cường kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận" được hai nhóm khách thể đánh giá là "thường xuyên" (ĐTB x = 3,12; y

= 3,13) và "hiệu quả" (ĐTB X = 3,02; y = 3,18). Hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan là một hình thức còn khá mới mẻ đối với giáo viên và học sinh. Hình thức kiểm tra này có nhiều ưu điểm là: kiểm tra được lượng kiến thức rộng, đánh giá khách quan kết quả học tập của học sinh, chấm bài nhanh,... Tuy nhiên, hình thức kiểm tra này khó phát huy được kỹ năng viết cho học sinh, học sinh dễ xem bài nhau và nó cũng đòi hỏi những phương tiện, thiết bị phục vụ cho công tác soạn đề và in ấn

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí