+ Trước khi định hướng chung cho chủ đề trên lớp, GV xem các tương tác của HS trên nhóm MXH Facebook để tổng hợp những thắc mắc của HS, thời gian HS TH trên trang MXH Facebook học tập.
- Đối với HS, thực hiện những yêu cầu của GV, cụ thể:
+ Tự ôn tập nội dung liên quan đến kiến thức về “Từ trường” đã học ở cấp THCS.
+ TH, tự tham khảo phần kiến thức mà GV yêu cầu: thực hiện một số nhiệm vụ do GV giao trên nhóm MXH Facebook như: trả lời các câu hỏi thuộc kiến thức phần “Từ trường” có liên quan trong cuộc sống.
Khâu tổ chức triển khai thực hiện (Tổ chức định hướng thực hiện chủ đề học tập trên lớp, trang MXH Facebook giúp HS tương tác với GV và bạn bè nhằm tìm ra kiến thức mới và củng cố kiến thức; đánh giá kết quả quá trình TH với sự hỗ trợ của MXH Facebook thông qua sự tương tác và sản phẩm học tập thu được)
Hoạt động 1: Tổ chức định hướng giao nhiệm vụ học tập cho HS (45 phút)
- Giao nhiệm vụ cho HS gặp trực tiếp trên lớp:
+ Nhiệm vụ 1: Trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung của phần “Từ trường” (Phụ lục 11).
+ Nhiệm vụ 2: Giải quyết tình huống về “NHỮNG CUỘC DI CƯ KHÔNG LẠC LỐI” của những chú Chim nhạn biển. Làm thế nào mà các loài chim di trú biết được đâu là hướng Bắc? Có phải chăng chúng đã “nhìn” được từ trường của Trái Đất để định hướng toàn cầu trong khi bay?
+ Nhiệm vụ 3: Thực hiện hồ sơ sản ph m của hoạt động TH.
- Định hướng cho HS thực hiện các hoạt động TH:
+ Trả lời các câu hỏi có kiến thức liên quan đến phần “Từ trường” dựa vào nội dung các bài học của chương “Từ trường” SGK Vật lí 11 THPT hoặc TLTK.
+ Vận dụng kiến thức của nội dung bài Từ trường Trái đất để giải quyết tình huống đặt ra.
+ Hoàn thành HsHT: là hệ thống kiến thức ghi chép logic, bảng trình chiếu powerpoint và các minh chứng có liên quan k m theo,
- Tương tác thử nghiệm trên nhóm MXH Facebook và chuyển giao nhiệm vụ TH cho HS vào nhóm MXH Facebook.
Hoạt động 2: HS thực hiện các hoạt động TH với nội dung của nhiệm vụ 1 (01 ngày)
- Dựa vào SGK và TLTK HS tự tìm hiểu nội dung về sự tồn tại của Từ trường và những ứng dụng của Từ trường vào đời sống như nào?
- Dựa vào SGK và TLTK HS tự tìm hiểu nội dung về Bão từ và những tác dụng của Từ trường Trái đất.
- HS tương tác với các bạn qua MXH Facebook về những ứng dụng của Từ trường Trái đất vào trong đời sống.
Hoạt động 3: HS thực hiện các hoạt động TH với nội dung của nhiệm vụ 2 (01 ngày)
- HS tự hệ thống các nội dung về ứng dụng của Từ trường Trái đất vào trong đời sống qua tương tác với các bạn qua MXH Facebook để giải thích cơ bản nội dung của tình huống GV đặt ra.
- HS tương tác với GV qua MXH Facebook để giải thích hoàn ch nh tình huống về hiện tượng những chú Chim nhạn biển di cư không lạc lối.
- HS sử dụng mạng Internet hỗ trợ hoạt động tự tìm những hình ảnh về tác dụng của Từ trường Trái đất có liên quan đến tình huống.
Hoạt động 4: HS thực hiện các hoạt động TH với nội dung của nhiệm vụ 3 (01 ngày)
- HS tương tác với các bạn qua MXH Facebook để bàn luận về cách viết bài báo báo powerpoint.
- HS tương tác với GV qua MXH Facebook để được hỗ trợ về cách thức viết bài báo và bộ hồ sơ sản ph m TH.
- HS tự hoàn thành bộ hồ sơ TH: Đáp án của các câu hỏi ở nhiệm vụ 1, bài powerpoit thuyết trình giải thích tình huống ở nhiệm vụ 2 và các minh chứng có liên quan về hình ảnh, video,
Hoạt động 5: Tổ chức báo cáo sản phẩm qua hoạt động TH với sự hỗ trợ của MXH Facebook (45 Phút)
- GV chu n bị máy chiếu, HS chu n bị thiết kế bàn ghế trong phòng báo cáo.
- Các nhóm tiến hành báo cáo sản ph m.
- Góp ý của các bạn từ nhóm khác.
- GV nhận xét, đánh giá và hệ thống hóa kiến thức.
Khâu đánh giá, điều chỉnh (GV yêu cầu HS TH với sự hỗ trợ của MXH Facebook thông qua bộ câu hỏi thuộc kiến thức phần “Từ trường” và vận dụng kiến thức đã học để giải thích các vấn đề trong đời sống, HS tự ôn tập và hệ thống hóa những kiến thức thu được trong quá trình TH )
Dựa vào bài giảng, những ý tưởng thiết kế cho chủ đề của phần “Từ trường”, trả lời bộ câu hỏi thuộc kiến thức phần “Từ trường” (Phụ lục 11) và giải thích những ứng dụng của Từ trường vào trong đời sống. HS tự đánh giá kết quả đạt được, khắc phục những sai sót và điều ch nh cách học ph hợp hơn, đồng thời kết quả bài làm của HS s được lưu vào “Hồ sơ sản ph m học tập”.
3.4.3. Quy trình tổ chức dạy học chủ đề “Sự kỳ diệu của lực từ” (chủ đề 3) với sự hỗ trợ của mạng xã hội Facebook
Trong bài học này, quy trình tổ chức DH được thiết kế như sơ đồ 3.4, được cụ thể thông qua bảng 3.3:
Bảng 3.3. Bảng tham chiếu quy trình tổ chức DH chủ đề “Sự kỳ diệu của lực từ”
Chuẩn bị | Tổ chức DH | Đánh giá, điều chỉnh | |
Mục tiêu DH | (27), (28), (29), (30), (31), (32), (33) | (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10), (11), (12), (13), (14), (15), (16), (17), (18) | (11), (12), (13), (19-4) |
Định hướng NL | (19) (20), (21), (22), (23), (24), (25), (26) | (19) (20), (21), (22), (23), (24), (25), (26) | (19) (20), (21), (22), (23), (24), (25), (26) |
NLTH cần bồi dưỡng cho HS | (19-1), (19-2), (19- 3), (19-4), (26-1), (26-2), (26-3) | (19-1), (19-2), (19- 3), (19-4), (26-1), (26-2), (26-3) | ((19-1), (19-2), (19- 3), (19-4), (26-1), (26-2), (26-3) |
Hình thức DH | Hình thức 3 | Hình thức 4 | Hình thức 4 Hình thức 1 |
Mức độ kết hợp | Mức độ 3 | Mức độ 4 | Mức độ 4 Mức độ 1 |
Biện pháp | Biện pháp 1, 2 | Biện pháp 1, 2, 3, 4 | Biện pháp 1, 2, 3 |
Phương tiện hỗ trợ | Máy vi tính có kết nối mạng, các dụng cụ học tập như: Nam châm, cuộn dây, Pin... | Bài giảng điện tử, điện thoại thông minh hoặc laptop, các phương tiện học tập ở phần chu n bị. | Máy vi tính có kết nối mạng |
Có thể bạn quan tâm!
- Thiết Kế Ý Tưởng Chủ Đề Dạy Học Một Số Kiến Thức Cơ Học Và Điện Từ Học Vật Lí Thpt Với Sự Hỗ Trợ Của Mạng Xã Hội Facebook
- Cấu Trúc Nội Dung Một Số Kiến Thức Cơ Học Và Điện Từ Học Vật Lí Thpt
- Quy Trình Tổ Chức Dh Theo Hướng Bồi Dưỡng Nlth Của Hs Với Sự Hỗ Trợ Của Mxh Facebook
- Bảng Thống Kê Sĩ Số Và Kqht Môn Vật Lí Ở Các Lớp Tn Và Đc Vòng 2
- Đánh Giá Nlth Của Hs Với Sự Hỗ Trợ Của Mxh Facebook Thông Qua Kết Quả Theo Dõi Sự Tiến Bộ Của Một Nhóm Hs
- Biểu Đồ Phân Phối Tần Suất Lũy Tích Đầu Ra Của Chủ Đề 1
Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.
Khâu chuẩn bị (như chủ đề 1)
- Đối với GV, chu n bị kĩ nội dung chủ đề phần “Cảm ứng điện từ” (Phụ lục
13) với sự hỗ trợ của MXH Facebook, cụ thể:
+ Xây dựng bộ câu hỏi thuộc kiến thức phần “Cảm ứng điện từ” (Phụ lục 14, 15);
+ Đưa ý tưởng chủ đề phần “Cảm ứng điện từ”, bộ câu hỏi thuộc kiến thức phần “Cảm ứng điện từ” lên trang MXH Facebook;
+ Trước khi định hướng chung cho chủ đề trên lớp, GV xem các tương tác của HS trên nhóm MXH Facebook để tổng hợp những thắc mắc của HS, thời gian HS TH trên trang MXH Facebook học tập.
- Đối với HS, thực hiện những yêu cầu của GV, cụ thể:
+ Tự ôn tập nội dung liên quan đến kiến thức về “Cảm ứng điện từ” đã học ở cấp THCS.
+ TH, tự tham khảo phần kiến thức mà GV yêu cầu: thực hiện một số nhiệm vụ do GV giao trên nhóm MXH Facebook như: trả lời các câu hỏi thuộc kiến thức “Cảm ứng điện từ” có liên quan đến khoa học kĩ thuật và đời sống.
Khâu tổ chức triển khai thực hiện (Tổ chức định hướng thực hiện chủ đề học tập trên trang MXH Facebook, HS tương tác với GV và bạn bè nhằm tìm ra kiến thức mới và củng cố kiến thức; đánh giá kết quả quá trình TH với sự hỗ trợ của MXH Facebook thông qua sự tương tác và sản phẩm học tập thu được)
Hoạt động 1: Tổ chức định hướng giao nhiệm vụ học tập cho HS (45 phút)
- Giao nhiệm vụ cho HS trực tiếp trên trang MXH Facebook:
+ Nhiệm vụ 1: Trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung của phần “Cảm ứng điện từ” (Phụ lục 15).
+ Nhiệm vụ 2: Giải quyết tình huống đặt ra: Sở Giáo dục và Đào tạo t nh Đồng Tháp có phát động hội thi “Ý TƯỞNG KHO HỌC KĨ THUẬT” nhằm thể hiện sự sáng tạo của HS và việc vận dụng các kiến thức khoa học đã học vào thực ti n, mỗi trường s thành lập đội tuyển và đăng ký nội dung dự thi vào tháng 4 2019. Hãy dựa kiến thức đã học hãy đưa ra ý tưởng để tạo sản ph m khoa học kĩ thuật tham gia cuộc thi.
+ Nhiệm vụ 3: Thực hiện hồ sơ sản ph m của hoạt động TH.
- Định hướng cho HS thực hiện các hoạt động TH:
+ Trả lời các câu hỏi thuộc kiến thức phần “Cảm ứng điện từ” dựa vào nội dung các bài học của chương “Cảm ứng điện từ” SGK Vật lí 11 THPT hoặc TLTK.
+ Vận dụng kiến thức của nội dung bài Hiện tượng cảm ứng điện từ để giải quyết tình huống đặt ra.
+ Hoàn thành HsHT: là hệ thống kiến thức ghi chép logic, bảng trình chiếu powerpoint và các minh chứng có liên quan k m theo,
- Chuyển giao nhiệm vụ TH cho HS vào nhóm MXH Facebook.
Hoạt động 2: HS thực hiện các hoạt động TH với nội dung của nhiệm vụ 1 (01 ngày)
- Dựa vào SGK và TLTK HS tự tìm hiểu nội dung về: Tác dụng của Từ trường lên khung dây dẫn mang dòng điện; Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì?
- Dựa vào SGK và TLTK HS tự tìm hiểu nội dung: về mômen ngẫu lực từ tác dụng lên khung dây khi các đường sức từ nằm trong mặt phẳng khung ?
- HS tương tác với các bạn qua MXH Facebook để giải quyết nội dung: Bằng cách nào ta có thể khám phá được những điều kỳ diệu của lực từ ? Những ứng dụng của Hiện tượng cảm ứng điện từ vào khoa học kĩ thuật và trong đời sống như thế nào?
Hoạt động 3: HS thực hiện các hoạt động TH với nội dung của nhiệm vụ 2 (02 ngày)
- HS tự hệ thống các nội dung về ứng dụng của hiện tượng Cảm ứng điện từ vào trong khoa học kĩ thuật và trong đời sống thực ti n, tương tác với các bạn qua MXH Facebook để thực hiện nội dung của tình huống GV đặt ra.
- HS tương tác với GV qua MXH Facebook để thực hiện hoàn ch nh yêu cầu của tình huống về hiện tượng Cảm ứng điện từ vào khoa học kĩ thuật.
Hoạt động 4: HS thực hiện các hoạt động TH với nội dung của nhiệm vụ 3 (01 ngày)
- HS tương tác với các bạn qua MXH Facebook để bàn luận về cách viết bài báo báo powerpoint.
- HS tương tác với GV qua MXH Facebook để được hỗ trợ về cách thức viết bài báo và bộ hồ sơ sản ph m TH.
- HS tự hoàn thành bộ hồ sơ TH: Đáp án của các câu hỏi ở nhiệm vụ 1, bài powerpoit thuyết trình giải thích tình huống ở nhiệm vụ 2 và các minh chứng có liên quan về hình ảnh, video,
Hoạt động 5: Tổ chức báo cáo sản phẩm qua hoạt động TH với sự hỗ trợ của MXH Facebook (45 phút)
- GV chu n bị máy chiếu, HS chu n bị thiết kế bàn ghế trong phòng báo cáo.
- Các nhóm tiến hành báo cáo sản ph m.
- Góp ý của các bạn từ nhóm khác.
- GV nhận xét, đánh giá và hệ thống hóa kiến thức.
Khâu đánh giá, điều chỉnh (GV yêu cầu HS TH với sự hỗ trợ của MXH Facebook thông qua các câu hỏi thuộc kiến thức phần “Cảm ứng điện từ” và vận dụng kiến thức đã học để giải thích các vấn đề trong khoa học kĩ thuật và trong đời sống thực tiễn, HS tự ôn tập và hệ thống hóa những kiến thức thu được trong quá trình TH)
Dựa vào bài giảng, ý tưởng thiết kế chủ đề của phần “Cảm ứng điện từ”, trả lời các câu hỏi thuộc kiến thức phần “Cảm ứng điện từ” (Phụ lục 15) và giải thích những ứng dụng của Cảm ứng điện từ vào lĩnh vực khoa học kĩ thuật và đời sống. HS tự đánh giá kết quả đạt được, khắc phục những sai sót và điều ch nh cách học ph hợp hơn, đồng thời kết quả bài làm của HS s được lưu vào “Hồ sơ sản ph m học tập”.
3.5. Kết luận chương 3
Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình DH theo hướng bồi dưỡng NLTH cho HS với sự hỗ trợ của MXH Facebook trong DH một số kiến thức Cơ học và Điện từ học Vật lí THPT, cho phép rút ra một số kết luận như sau:
Một số kiến thức Cơ học và Điện từ học Vật lí THPT được trình bày một cách logic và thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng NLTH cho HS trong QTDH. GV nghiên cứu và chú trọng việc tổ chức cho HS tương tác với nhau, tương tác với GV để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi dưỡng NLTH cho HS quá trình TH. Việc sử dụng quy trình tổ chức bồi dưỡng NLTH cho HS trong DH Vật lí THPT cũng cần lưu ý đến các giai đoạn của quá trình bồi dưỡng NLTH vào từng thời điểm DH sao cho ph hợp nhất. Đối với những đối tượng HS khác nhau cũng cần có các điều ch nh ph hợp theo các mức độ khác nhau. Cụ thể như: HS chưa quen với TH qua MXH Facebook hoặc có nhưng ở mức thấp, HS đã biết cách sử dụng MXH Facebook trong TH nhưng còn lúng túng chưa thành thạo hoặc thụ động. HS có NLTH với sự hỗ trợ của MXH Facebook tương đối thành thạo, gần đạt đến mức độ chủ động làm việc độc lập để giải quyết các yêu cầu nhận thức.
Bên cạnh đó, cần chú ý đến thời gian trong quá trình triển khai bồi dưỡng NLTH cho HS và vận dụng linh hoạt vào những tình huống cụ thể trong các chủ đề DH. Trong chương trình DH không nhất thiết phải tổ chức quá nhiều hoạt động bồi dưỡng NLTH mà ch cần áp dụng cho các chủ đề thích hợp với thời gian ph hợp để tạo hiệu quả cao nhất.
- Từ quy trình tổ chức DH đã đề xuất ở chương 2, chúng tôi đã thiết kế 3 quy trình DH qua chủ đề “Xe bong bóng chuyển động”, “Khám phá từ trường trái đất” và “Sự kỳ diệu của lực từ”, được sử dụng để TNSP ở chương 4.
Chương 4
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
TNSP được tiến hành hai vòng tại hai trường THPT trên địa bàn t nh Đồng Tháp. Trong đó TNSP lần 1 chủ yếu đánh giá về mặt định tính nhằm kiểm tra và điều ch nh các biện pháp và quy trình đã xây dựng. TNSP lần 2 được đánh giá cả mặt định tính và định lượng nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra.
4.1. Mục tiêu thực nghiệm sư phạm
Mục tiêu của TNSP là kiểm nghiệm giả thuyết khoa học của luận án: “Nếu đề xuất được các biện pháp bồi dưỡng NLTH cho HS với sự hỗ trợ của MXH Facebook và áp dụng các biện pháp đó vào quy trình DH một số kiến thức Cơ học và Điện từ học qua các chủ đề “Xe bong bóng chuyển động”, “Khám phá từ trường trái đất” và “Sự kỳ diệu của lực từ” Vật lí THPT thì có thể bồi dưỡng NLTH cho HS, nâng cao chất lượng học tập Vật lí của HS THPT”.
Đối chiếu kết quả TNSP với kết quả điều tra ban đầu. Kết hợp sự quan sát, theo dõi các HS được lựa chọn để bồi dưỡng NLTH với sự hỗ trợ của MXH Facebook. Từ đó xử lý, phân tích kết quả để đánh giá khả năng bồi dưỡng NLTH với sự hỗ trợ của MXH Facebook đã đề xuất và cách sử dụng nó trong thực ti n DH.
4.1.1. Mục tiêu thực nghiệm sư phạm vòng 1
TNSP vòng 1 được tiến hành để kiểm tra, đánh giá một số vấn đề sau:
- Tính hợp lý của quy trình tổ chức bồi dưỡng NLTH cho HS với sự hỗ trợ của MXH Facebook trong DH Vật lí THPT.
- Tính khả thi và hiệu quả sử dụng các bài giảng thiết kế theo chủ đề nhằm bồi dưỡng NLTH cho HS trong DH Vật lí có sử dụng quy trình tổ chức bồi dưỡng các thành tố của NLTH cho HS với sự hỗ trợ của MXH Facebook trong DH Vật lí THPT.
- Các tiêu chí đánh giá NL tự nghiên cứu, tự làm việc với sự hỗ trợ của MXH Facebook của HS được đề tài đề xuất.
- Điều ch nh, bổ sung các vấn đề cần thiết của quy trình, bài giảng, tiêu chí đánh giá NL tự nghiên cứu, tự làm việc với sự hỗ trợ các trang MXH Facebook chu n bị cho vòng TNSP tiếp theo.