Vai Trò Và Ý Nghĩa Của Việc Sử Dụng Storymap Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt.


Công cụ StoryMap Series có thể sử dụng bất kỳ bản đồ web ArcGIS Online nào trong sê-ri StoryMap từ đó có thể tạo bản đồ web mới, sử dụng bản đồ web hiện tại của mình hoặc sử dụng bản đồ web đã được tạo và chia sẻ công khai bởi người dùng hoặc tổ chức khác trong kho dữ liệu StoryMap Series. Nếu tạo một hoặc nhiều bản đồ web mới để sử dụng trong Sê-ri Bản đồ có thể tạo chúng trong ArcGIS Online trước khi bắt đầu xây dựng Sê-ri Bản đồ hoặc có thể tạo chúng trong khi di chuyển trong Sê-ri Bản đồ mà người dùng xây dựng. Từ bên trong trình tạo, cũng có thể chỉnh sửa bản đồ web để sở hữu thành bản đồ riêng của mình phục vụ cho học tập.

Sau khi đã tạo bản đồ bằng StoryMap Series có thể tiếp tục làm việc trên bản đồ đã tạo để chỉnh sửa nội dung, ký hiệu và cửa sổ bật lên. Đồng thời nếu muốn các bản đồ trong Sê-ri Bản đồ được đồng bộ hóa để tất cả chúng hiển thị cùng một phạm vi địa lý - chẳng hạn như một bộ bản đồ theo chủ đề về một thành phố cụ thể - chúng ta không cần phải làm cho tất cả các bản đồ có cùng phạm vi địa lý khi chúng ta tạo chúng trong ArcGIS Online. Theo mặc định, Sê- ri Bản đồ sẽ tự động đồng bộ hóa các phạm vi bản đồ trong câu chuyện của chúng ta theo phạm vi bản đồ đầu tiên mà nó chứa. Còn nếu muốn các bản đồ trong Sê-ri Bản đồ hiển thị các vị trí khác nhau, chúng ta tắt tùy chọn đồng bộ hóa như đã được mô tả. Và khi chúng ta chọn các bản đồ cho Sê-ri bản đồ của mình, phạm vi địa lý mà các bản đồ được lưu trong ArcGIS Online sẽ được sử dụng theo mặc định, nhưng cũng có thể ghi đè lên phạm vi đó và chỉ định một phạm vi khác khi chúng ta viết lên câu chuyện của mình và để quản lý Sê-ri bản đồ của chúng ta hãy truy cập vào StoryMap - câu chuyện của tôi. Từ đó có thể liệt kê tất cả các ứng dụng bản đồ câu chuyện mà chúng ta đã tạo và được lưu trữ trong ArcGIS Online. Nó cho phép chúng ta chỉnh sửa câu chuyện của mình, xem lại nội dung, kiểm tra các vấn đề, tải lên hình ảnh thu nhỏ,…


Ví dụ: Chúng ta có thể khởi chạy và chỉnh sửa các bản đồ web được sử dụng trong Sê-ri Bản đồ của mình để sửa đổi nội dung. Chúng ta cũng có thể truy cập Sê-ri Bản đồ của mình và các bản đồ web mà nó sử dụng từ Nội dung trong ArcGIS Online hoặc cổng thông tin ArcGIS của tổ chức, nhóm.

1.1.3.5. Thứ năm Story Map Shortlist

Hình 1.5. Story Map Shortlist


Với công cụ Story Map Shortlist thể hiện sự đa dạng và rút ngắn gọn các thông 1

Với công cụ Story Map Shortlist thể hiện sự đa dạng và rút ngắn gọn các thông tin trên bản đồ. Về phần kỹ thuật để tạo danh sách rút gọn StoryMap Shortlist rất dễ dàng. Phần khó là quyết định những nơi chúng ta muốn hiển thị, viết nội dung mô tả hữu ích và hấp dẫn về chúng, và có được hình ảnh đẹp. Nhưng đó cũng là một phần thú vị! Để tạo ra các địa điểm trong danh sách rút gọn bằng trình tạo danh sách ngắn. Đối với mỗi nơi, sẽ cung cấp một hình ảnh và một số nội dung mô tả. Danh sách ngắn trông đẹp nhất khi tất cả các hình ảnh có cùng kích thước và hình dạng, nhưng chúng không phải như vậy, nên định hướng theo chiều ngang (nghĩa là hình ảnh rộng hơn chiều cao) thay vì hướng dọc. Tỷ lệ khung hình ảnh được đề xuất là 4:3.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


Từ đó có một số lựa chọn để thêm hình ảnh vào danh sách rút gọn StoryMap Shortlist. Cách dễ nhất và được đề xuất là chỉ cần tải về trực tiếp dưới dạng tệp từ máy tính vào trình tạo danh sách ngắn, sẽ được lưu trữ trên đám mây trong danh sách rút gọn. Hình ảnh chúng ta tải lên được tối ưu hóa bởi trình tạo danh sách ngắn để có thẻ vẽ nhanh trong vùng tham quan, có thể sử dụng các hình ảnh đã được chia sẻ công khai trong Flickr, một hệ thống lưu trữ và chia sẻ ảnh hàng đầu. Vì vậy, nếu chúng ta đã sử dụng Flickr để chia sẻ hình ảnh trên web, thật dễ dàng để thêm những hình ảnh này vào danh sách rút gọn. Shortlist Builder cũng sẽ đọc các tiêu đề và chú thích được lưu trữ với hình ảnh trong Flickr và tự động sử dụng kích thước hình ảnh tốt nhất để đảm bảo hình ảnh được vẽ nhanh chóng trong danh sách rút gọn.

Shortlist Builder tự động đọc thông tin thẻ địa lý từ các hình ảnh sử dụng để định vị nội dung, hình ảnh trên bản đồ. Nếu hình ảnh không có thông tin vị trí, Shortlist Builder cho phép định vị chúng trên bản đồ một cách tương tác và cũng có thể tham khảo hình ảnh trên web trực tiếp thông qua URL. Điều này thường không được khuyến khích mặc dù phương pháp này không tự động tối ưu hóa hình ảnh để vẽ nhanh. Nếu làm theo cách này đảm bảo kích thước tệp hình ảnh không quá lớn.

Đồng thời cũng có tùy chọn tạo danh sách rút gọn bằng dữ liệu tính năng điểm hiện có trong bản đồ web ArcGIS Online. Các điểm có thể được nhập vào trình tạo danh sách rút gọn dưới dạng các vị trí mà sau đó chúng ta có thể chỉnh sửa, sắp xếp thành các tab, thêm hình ảnh, v.v. Ngoài ra còn có một tùy chọn nâng cao để danh sách rút gọn phản ánh những thay đổi đang diễn ra đối với dữ liệu điểm đó trong bản đồ mà chúng ta tạo, rất hữu ích nếu muốn thực hiện chỉnh sửa và quản lý địa điểm của mình thông qua bản đồ thay vì trong trình tạo danh


sách ngắn. Từ đó sẽ thấy các tùy chọn này nếu mở bản đồ trong ArcGIS Online và tạo danh sách rút gọn bằng bản đồ đó.

Để quản lý danh sách rút gọn chúng ta hãy đi tới phần Câu chuyện trong StoryMap mà chúng ta tạo trên trang web ArcGIS Online. Câu chuyện sẽ liệt kê tất cả các ứng dụng bản đồ đã tạo được lưu trữ trong ArcGIS Online. Nó cho phép chỉnh sửa câu chuyện của chúng ta, xem lại nội dung, kiểm tra các vấn đề, tải lên hình thu nhỏ, v.v. Chúng ta cũng có thể truy cập ứng dụng danh sách rút gọn từ nội dung trong ArcGIS Online hoặc cổng thông tin ArcGIS của tổ chức mà chúng ta tham gia. Trong nội dung của StoryMap đã tạo, chúng ta cũng sẽ thấy mục nhập cho bản đồ web được sử dụng trong danh sách rút gọn, do đó chúng ta có thể khởi chạy bản đồ web để thêm nội dung hỗ trợ vào đó.

1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng StoryMap trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

1.1.4.1. Vai trò

Đối với môn Lịch sử quan niệm về giảng dạy ở trường THPT có ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với việc giáo dục các thế hệ trẻ về lịch sử dân tộc, truyền thống yêu nước của dân tộc, hình thành nên thế giới quan khoa học, nghiên cứu…tuy nhiên do đặc thù của bộ môn, một số giáo viên còn giáo điều chưa thực sự hiểu sâu về phương pháp dạy học và kiến thức còn lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa, tức là chưa làm chủ được kiến thức dẫn đến giờ học môn Lịch sử khô khan nhàm chán và trở nên nặng nề. Tình trạng này đã làm mất đi tính hấp dẫn của môn Lịch sử. Hơn nữa, do tư tưởng coi nhẹ môn Lịch sử, được coi là “môn phụ”, học sinh “học gì thi đấy” nên nhiều học sinh quay lưng với môn Lịch sử. Quan niệm sai lầm cho rằng học lịch sử chỉ cần trí nhớ không phải tư duy động não, không có bài tập thực hành đã ảnh hưởng đến việc đánh giá, tổ chức phương pháp dạy học. Chúng ta đã có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn


chứng minh rằng môn lịch sử không phải là “môn thứ yếu”, mà nó có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Do đó việc học tập lịch sử không chỉ học thuộc, mà phải đòi hỏi có trình độ tư duy để hiểu.

Như vậy, việc học tập, nghiên cứu lịch sử không chỉ có những nét riêng của sự nhận thức nói chung mà chúng ta phải tính đến việc phát huy tính tích cực của học sinh. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lịch sử nên tôi mạnh dạn đưa ra các phương pháp dạy học bằng ứng dụng StoryMap nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử qua chuyên đề dạy học lịch sử các nền văn minh thế giới, góp phần làm thay đổi PPDH môn Lịch sử để nó xứng đáng với vị trí là bộ môn quan trọng ở trường phổ thông hiện nay.

Tóm lại, dạy học Lịch sử ở trường THPT bằng StoryMap là một sự cần thiết, đóng vai trò, ý nghĩa trong việc hỗ trợ và thay đổi chương trình Lịch sử. Bên cạnh vai trò công cụ hữu hiệu này hỗ trợ công việc giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh. StoryMap còn có ý nghĩa làm thay đổi chương trình dạy học lịch sử, phản ánh sự hiện đại hóa môi trường học tập và làm thay đổi thái độ, tư duy và suy nghĩ của người học (học sinh) nhằm phát triển năng lực học về môn học Lịch sử.

1.1.4.2. Ý nghĩa

Trong dạy học việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và việc sử dụng StoryMap nói riêng không chỉ là một phương pháp dạy học mà nó còn có ý nghĩa làm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hóa nhằm phát triển tính tích cực của người học, giúp người học có niềm đam mê, hứng thú học tập trong việc tìm tòi, lĩnh hội kiến thức. SroryMap còn làm thay đổi chương trình dạy học lịch sử và phản ánh hiện đại hóa môi trường học tập để từ đó cung cấp cho học sinh về kiến thức, phát triển kĩ năng, giáo dục thái độ, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh khi học môn Lịch sử.


Cung cấp công cụ hỗ trợ công việc giảng dạy và học tập: Như đã biết công cụ dựa trên nền tảng Google Earth với nhiều nền bản đồ khác nhau nên có thể tạo ra những bản đồ động cho giáo viên sử dụng. Những bản đồ động có nhiều ưu điểm hơn bản đồ tĩnh truyền thống. Bởi bản đồ tĩnh là những bản đồ có kích thước, tỉ lệ nhất định và chỉ thể hiện một khu vực cố định nên nó chỉ có thể hiển thị một hoặc hai vấn đề. Ví dụ: Bản đồ động về các nền văn minh thế giới được xây dựng bằng StoryMap nhìn sẽ bao quát, sống động hơn bản đồ tĩnh rất nhiều, nó cũng không có kích thước, tỉ lệ cố định và thể hiện nhiều khu vực khác nhau trên cùng lớp bản đồ, bởi bản đồ động có thể thu nhỏ, phóng to một cách dễ dàng vì vậy mà bản đồ có thể hiện nhiều nội dung hơn bản đồ tĩnh. Điển hình thay vì chỉ thể hiện được vị trí của các nền văn minh, bản đồ còn thể hiện nhiều nội dung chi tiết về các nền văn minh như phạm vi (thông qua công cụ vẽ phạm vi của từng nền văn minh) từ đó xác định được địa hình, sông ngòi, điều kiện tự nhiên, (thông qua zoom vào từng địa điểm để xem địa hình, sông ngòi, điều kiện thiên nhiên của nền văn minh đó), dân cư, kinh tế của nền văn minh (thông qua các lớp dữ liệu cài trong từng khu vực của nền văn minh, kí hiệu để đánh dấu thủ đô, thành bang). Tóm lại, bản đồ động có nhiều ưu thế hơn bản đồ tĩnh về mặt hình thức và nội dung. Về hình thức bản đồ động sinh động, giúp người sử dụng dễ tưởng tương hơn bản đồ tĩnh. Còn về nội dụng, bản đồ động làm sâu sắc nội dung giảng dạy và làm nổi bật chủ đề bài học hơn.

Như vây, thông qua phân tích trên chúng ta có thể thấy việc dùng StoryMap vẽ bản đồ sẽ phá bỏ nhiều rào cản, nó giúp người giáo viên thể hiện được nhiều nội dung trên cùng một nền bản đồ mà không cần sử dụng nhiều bản đồ, hoặc có thể hiện một vấn đề một cách cụ thể trên cùng một bản đồ. Bên cạnh đó StoryMap có phần tạo bài trình chiếu giống như Powerpoint, Pezi, Emaze,… là công cụ hỗ trợ trình chiếu bài giảng, nhất là những bài giảng liên quan đến


không gian địa lý. Bên cạnh đó ngay trên phần tạo bản đồ của StoryMap đã có phần tạo bài thuyết trình ở góc bên phải, người dùng có thể tạo các Slide nhờ phần tạo bài thuyết trình.

Thay đổi chương trình dạy học lich sử: Storymap có thể làm chuyển biến phương pháp và nội dung trong chương trình và trong chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay của Việt Nam cũng hướng đến mục tiêu đó. Nhờ sự xuất hiện các công cụ như GIS, GPS, Storymap,…đã khiến cho các nhà giáo dục thay đổi mục tiêu dạy học lịch sử. Ngày nay tại các nước có nền giáo dục phát triển như Singapo, Mĩ, New Zealand,… thường hướng đến mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh. Nhờ có những công cụ như StoryMap mà GV có thể triển khai phương pháp daỵ học tích cực. Bởi phương pháp dạy học tích cực là nói đến cách dạy học mà ở đó, GV là người gợi mở cho một vấn đề và cùng học sinh bàn luận, tìm hiểu mấu chốt vấn đề cũng như những vấn đề liên quan. Phương pháp này lấy sự chủ động tìm tòi, sáng tạo, tư duy của học sinh làm nền tảng, giáo viên chỉ là người dẫn dắt và gợi mở vấn đề. Đặc trưng của phương pháp này là dạy học thông qua hoạt động của học sinh là chủ yếu.

Vì vậy, trong một tiết học dạy lịch sử bằng phương pháp dạy học tích cực giáo viên phải đưa ra vấn đề và gợi mở vấn đề cho học sinh tìm hiểu và StoryMap đã làm được điều đó. Nhờ việc tạo ra một bản đồ chứa đựng nhiều nội dung, thông tin mà giáo viên có thể tạo ra một giáo án hướng dẫn gợi ý cho học sinh tìm hiểu vấn đề qua bản đồ StoryMap. Cụ thể giáo viên dạy về vấn đề “các nền văn minh phương Đông”. Để giúp gợi mở kiến thức cho học sinh giáo viên đã soạn một giáo án hướng dẫn học sinh tìm hiểu về bản đồ “các nền văn minh phương Đông” trên StoryMap (hình 1.6). Từ đó giáo viên đưa ra năm cấp độ nhận thức: Hỏi (Ask), Khám phá (Explore), Nhận biết (Acpuire), Phân tích


(Analyze), Liên hệ (Act). Mỗi cấp độ đều có một câu hỏi gợi mở vào chỉ dẫn sử dụng StoryMap để giải quyết câu hỏi.

Storymap còn góp phần làm nổi bật khung khái niệm trong nội dung kiến thức. Khung khái niệm (còn gọi là khung lý thuyết) là một tập hợp những liên quan với nhau, được trình bày và lập luận trên cơ sở các lý thuyết, được sử dụng trong nghiên cứu và gắn chặt với các khái niệm của nghiên cứu. Trong dạy học, việc làm nổi bật, rõ ràng được khung khái niệm là rất khó khăn. Vì trong quá trình giảng dạy do giáo viên luôn cố gắng truyền tải nhiều kiến thức cho học sinh, dẫn đến học sinh bị quá tải kiến thức mà không hiểu rõ được ý lớn của bài học là gì. Tuy nhiên, công cụ không gian địa lý đã làm được điều này, bởi nó cung cấp cho giáo viên và học sinh một nền tảng để tạo ra các tài liệu giảng dạy linh hoạt, năng động, hỗ trợ các khung khái niệm ngày càng tinh vi.

Để chứng minh làm thế nào để công cụ không gian địa lý, đặc biệt là StoryMap có thể giải quyết những thách thức này, hãy xem xét hai chủ đề từ chương trình lịch sử thế giới. Đầu tiên là chủ đề cái nôi của nền văn minh. Khung khái niệm của chủ đề là các đặc điểm địa lý và môi trường cho phép sự gia tăng của các quốc gia. Theo cách dạy lịch sử truyền thống, các giáo viên đã sử dụng tài liệu giảng dạy là một bản đồ thế giới với các nền văn minh được hình thành sớm và độc lập được đánh đấu trên đó. Mặc dù có thể truyền tại được vị trí của các nền văn minh một cách chính xác nhưng không thể cung cấp được các thông tin như điều kiện tự nhiên, môi trường của mỗi nền văn minh, vì vậy sẽ không thể làm rõ các nền văn minh thường ra đời ở những thung lũng sông. Đồng thời, bản đồ cũng không thể hiện được những con đường, những công trình, di tích của những nền văn minh này như đền thờ Olmec, lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Kim Tự Tháp.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí