B. Thực Trạng Sử Dụng Các Loại Bản Đồ Trong Học Tập Lịch Sử Của Học Sinh Ở Trường Thpt Chương Mỹ A, Hà Nội


Khi điều tra vấn đề sử dụng các loại bản đồ trong học tập lịch sử đã cho thấy kết quả là phần lớn học sinh vẫn sử dụng bản đồ giấy. Theo kết quả điều tra học sinh các lớp đều được học và sử dụng bản đồ giấy chiếm tỉ lệ 61,3%; Sử dụng bản đồ điện tử tỉ lệ là 24,5%; bản đồ hình cầu tỉ lệ là 11,5% còn lại là các sử dụng các loại bản đồ khác,… Như vậy, trong quá trình học tập lịch sử học sinh chưa biết đến hoặc sử dụng đến các loại bản đồ động như công cụ StoryMap. Như vậy, xuất phát từ những thông số trên chúng tôi hỏi tiếp HS vậy các em có thích GV mình dạy sử dụng công cụ StoryMap trong tiết học lịch sử. Kết quả khảo sát cho thấy đa phần các em HS rất thích và thích được học với các tiết dạy có sử dụng StoryMap chiếm tỉ lệ là 68,88%, số HS chọn bình thường là 27,3% còn lại là không thích chiếm tỉ lệ không đáng kể.

Biểu đồ 1.6b. Thực trạng sử dụng các loại bản đồ trong học tập lịch sử của học sinh ở trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội

Qua kết quả điều tra khảo sát HS trong việc tiếp xúc và sử dụng hay được 1


Qua kết quả điều tra, khảo sát HS trong việc tiếp xúc và sử dụng hay được học tiết học nào có sử dụng công cụ StoryMap thì đa phần HS hiếm khi và chưa bao giờ được tiếp xúc và học với StoryMap chiếm tỉ lệ là 62,1%, số HS thỉnh thoảng được nghe và biết nhưng chưa được học chiếm tỉ lệ là 24,5% còn lại là thường xuyên số HS không đáng kể chiếm 13,4%.

Như vậy qua điều tra thực tiễn về sử dụng StoryMap của GV và HS chúng ta có thể thấy ở Việt Nam việc tiếp xúc và sử dụng StoryMap trong dạy và học lịch sử còn rất thấp. Cả hai trường chúng tôi điều tra đầu năm ở trung tâm thành phố Hà Nội và đều là hai trường có cơ sở trang thiết bị hiện đại, học sinh và giáo viên dễ dàng được tiếp xúc với những công nghệ hiện đại như trong thời đại 4.0 hiện nay nên vẫn có một số giáo viên và học sinh đã được biết đến, tiếp xúc và sử dụng StoryMap. Tuy nhiên cơ sở vật chất và trình độ giáo dục của Việt Nam không đồng đều giữa các vùng miền nên ở những nơi có vùng miền núi, nông thôn giáo viên và học sinh sẽ rất khó có thể tiếp xúc và sử dụng được công cụ này hữu ích, bổ trợ dạy học trong các nhà trường.

Chính vì vậy, khi hỏi HS về việc sử dụng công cụ StoryMap trong dạy học lịch sử có cần thiết không thì đa phần HS cho rằng việc học sử hiện nay rất khô khan, nhiều sự kiện, ít hình ảnh lại không có nhiều minh chứng. Xuất phát từ lý do trên và cũng qua kết quả điều tra, khảo sát chúng ta thấy HS cho rằng việc sử dụng StoryMap trong dạy học lịch sử là rất cần thiết (chiếm tỉ lệ 37,5%), số HS chọn cần thiết cũng chiếm tỉ lệ cao (chiếm tỉ lệ 37,2), tỉ lệ chọn bình thường chiếm 23,3% còn lại là không cần thiết chiếm tỉ lệ không đáng kể.

Tóm lại, qua tìm hiểu về vai trò, thái độ của học sinh và giáo viên sau khi trải nghiệm StoryMap tôi thấy việc đưa StoryMap vào trong dạy học lịch sử là cần thiết. để từ đó cần đưa ra những hướng dẫn, giải pháp để giúp học sinh và giáo viên có thể dễ dàng tiếp xúc, sử dụng với công cụ StoryMap hữu ích này.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Tiểu kết chương 1

StoryMap là một công cụ không gian địa lý thuộc dạng hệ thống địa lý bao gồm hệ thống phần cứng, phần mềm máy tính. Dữ liệu địa lý và con người nhằm thu thập/ nhập số liệu, chỉnh lý, phân tích, lưu trữ và phân phối thông tin về vị trí địa lý trên một bản đồ động. Có rất nhiều phần mềm để tạo lên StoryMap trong đó phải kể đến ArcGIS của ESRI một trong những tập đoàn nổi tiếng về các phần mềm GIS.

Công cụ StoryMap có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với dạy học lịch sử. Đầu tiên phải kể đến vai trò cơ bản là công cụ hỗ trợ công việc giảng dạy và học tập cho GV và HS. Thứ hai, có thể làm thay đổi chương trình lịch sử về phương pháp và nội dung dạy học nhằm thu hút, gây hứng thú cho HS khi học. Thứ ba, sẽ khiến cho môi trường giáo dục và thái độ của HS thay đổi, môi trường học tập hiện đại hơn, học sinh và giáo viên được tiếp xúc và sử dụng nhiều công nghệ thiết bị hiện đại hơn. Đặc biệt có công cụ hữu hiệu và sinh đông cùng với nội dung kiến thức và phương pháp học tập lịch sử mới lạ và sự hiện đại của lớp học lịch sử đã khiến học sinh ngày càng yêu thích và tìm hiểu kiến thức về môn lịch sử hơn. Tuy nhiên trước thực tế GV và HS ở Việt Nam rất ít được tiếp xúc với StoryMap, chủ yếu hiện tại vẫn sử dụng những công cụ và phương pháp truyền thống như bảng, bản đồ giấy, tranh ảnh,... để dạy học. Cùng với đó là những khó khăn và hạn chế về cơ sở vật chất, khả năng tiếp xúc của HS và sự khó khăn trong khai thác hiệu quả của công cụ StoryMap.

Như vậy, từ kết quả điều tra, khảo sát thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu, tìm ra giải pháp và có những tài liệu hướng dẫn để giúp giáo viên và học sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp xúc với công cụ StoryMap và giúp công cụ này trở lên phổ biến hơn trong việc phục vụ giảng dạy ở các trường học hiện nay ở Việt Nam.


CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ STORYMAP TRONG DẠY HỌC CÁC NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT CHƯƠNG MỸ A

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản kiến thức về các nền văn minh thế giới của chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử THPT

2.1.1. Vị trí

Trong chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử hiện hành về các nền văn minh thế giới nằm trong phần một: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại – Chương II: Xã hội cổ đại qua tiết 3+4; bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông và tiết 5 + 6; bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hy Lạp và Rô-ma. Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành chỉ tập trung hình thành nội dung kiến thức cơ bản mà chưa tìm hiểu, nghiên cứu sâu về nội dung kiến thức về cơ sở, điều kiện hình thành cũng như thành tựu về các nền văn minh thế giới. Còn trong chương trình giáo dục phổ thông mới nội dung kiến thức về lịch sử văn minh thế giới được các nhà nghiên cứu giáo dục lịch sử đưa vào hạ mục cốt lõi trong chương trình lịch sử thế giới về một số các nền văn minh thế giới thời kì cổ đại – trung đại, đây là nội dung giáo dục dành cho HS trung học phổ thông nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

2.1.2. Mục tiêu

Lịch sử các nền văn minh thế giới là một chủ đề có ý nghĩa quan trọng góp phần vào quá trình giáo dục nhân cách con người trên nhiều phương diện văn hóa, văn minh. Việc dạy và học các nền văn minh thế giới cho đến hiện nay vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra, cần tăng cường nghiên cứu và đổi mới hơn nữa nội dung và phương pháp giảng dạy. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ đề cập đến một số nội dung liên quan đến việc giảng dạy các nền văn minh phương


Đông môn Lịch sử trong môi trường THPT và bước đầu gợi mở một vài vấn đề nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy chủ đề này. Với nội dung chủ đề này Học sinh học xong chủ đề này cần nắm vững một số vấn đề sau:

* Về kiến thức:

- Hiểu và giải thích được các nhà nước hình thành sớm ơ phương Đông; biết được quá trình hình thành nhà nước giải thích được cơ sở và nguyên nhân của quá trình hình thành nhà nước sớm:

a. Cơ sở hình thành các nhà nước sớm ở phương Đông

+ Ai Cập: 3200 TCN, hình thành nhà nước thống nhất.

+ Ấn Độ: khoảng thiên niên kỉ IV TCN, hình thành các quốc gia cổ đại ở lưu vực sông Ấn.

+ Trung Quốc: khoảng thế kỉ XXI TCN, hình thành vương triều nhà Hạ.

Như vậy, các nhà nước ở phương Đông thời cổ đại được hình thành sớm nhất thế giới.

b. Quá trình hình thành nhà nước cổ đại phương Đông

Khi xã hội nguyên thủy tan rã, đã hình thành các công xã. Do nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi, các công xã tự liên kết thành các liên minh công xã, rồi thành nhà nước.

c. Những cơ sở và nguyên nhân của quá trình hình thành nhà nước sớm ở phương Đông

- Được hình thành ở lưu vực các con sông lớn, vì có:

+ Thuận lợi: đất phù sa màu mỡ và mềm, nước tưới đầy đủ.

+ Khó khăn: trị thủy các dòng song, phải làm kênh tưới tiêu.

- Phát triển kinh tế: Nông nghiệp phát triển sớm và cho năng suất cao, xuất hiện của cải dư thừa ngay từ khi chưa có đồ sắt; thủ công nghiệp cũng có điều kiện để phát triển. Công tác thủy lợi đòi hỏi sự hợp sức và sáng tạo.


- Nêu được các tầng lớp xã hội và địa vị của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội; hiểu được về chế độ chuyên chế cổ đại ở phương Đông:

a. Xã hội cổ đại phương Đông phân hóa thành các tầng lớp.

- Nông dân công xã: chiếm đa số, trở thành lực lượng sản xuất chính, nhận ruộng của công xã để canh tác, nộp thuế cho nhà nước và làm các nghĩa vụ khác.

- Quý tộc: Gồm các quan lại ở địa phương, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi tôn giáo. Họ sống sung sướng dựa vào sự bóc lột nông dân.

- Nô lệ: Chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ hoặc tội phạm. Họ phải làm các việc nặng nhọc và hầu hạ quí tộc. Cùng với nông dân công xã họ là tầng lớp bị bóc lột trong xã hội.

=> Vẽ sơ đồ các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Đông và rút ra nhận

xét.


b. Chế độ chuyên chế cổ đại ở các quốc gia cổ đại phương Đông:

- Khái niệm: “Chế độ chuyên chế cổ đại” là chế độ nhà nước của xã

hội có giai cấp đầu tiên ở phương Đông, trong đó vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao.

- Quyền lực của vua: nắm cả pháp quyền và thần quyền, có tên gọi khác nhau ở mối nước: Pha-ra-ôn (Ai Cập), En-xi (Lưỡng Hà) hay Thiên tử (Trung Quốc)…

- Dưới vua là bộ máy hành chính quan liêu, đứng đầu là quan Vidia hoặc thừa tướng; có chức năng thu thuế, trông coi và xây dựng các công trình công cộng và chỉ huy quân đội.

- Trình bày được một số thành tựu văn hóa phương Đông:

a. Sự ra đời của lịch và thiên văn học:


+ Gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp và trị thủy khi nước ở các dòng sông dâng lên.

+ Lịch: Người cổ đại tính được một năm có 365 ngày, có 12 tháng, tuần, ngày và mùa (khô, mưa).

+ Biết đo ánh sáng Mặt Trời: ngày có 24 giờ.

=> Tác dụng: gieo trồng đúng thời vụ, năng suất tăng cao.

b. Chữ viết:

+ Do nhu cầu trao đổi, ghi chép, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hình thành từ thiên niên kỷ IV TCN.

+ Các loại hình chữ: ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng

thanh.

+ Nguyên liệu dùng để viết: giấy papyrus, đất sét, xương thú, mai rùa, thẻ

tre, lụa.

=> Tác dụng: Đây là phát minh đầu tiên và lớn quan trọng của loài người, nhờ nó mà chúng ta hiểu biết được phần nào của lịch sử thế giới cổ đại.

c. Toán học:

+ Do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng, tính toán mà toán học ra đời.

+ Thành tựu: phát minh ra hệ đếm thập phân, hệ đếm 60; các chữ số từ 1 đến 9 và số 0; biết các phép tính cộng, trừ, nhân, chia; tính được diện tích các hình tròn, tam giác, thể tích hình cầu, tính được số Pi bằng 3,16.

+ Giá trị: là những phát minh quan trọng, có ảnh hưởng đến thành tựu văn minh nhân loại.

d. Kiến trúc:

+ Để thể hiện uy quyền của các vua, để tôn vinh vương triều mà hàng loạt các công trình kiến trúc đã ra đời.


+ Thành tựu: Kim tự tháp ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà, những khu đền tháp kiểu kiến trúc Hin đu ở Ấn Độ

+ Giá trị: là những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng thế giới, thể hiện sức lao động và tài năng sáng tạo vĩ đại của con người.

e. Tư tưởng, tôn giáo: Các quốc gia cổ đại phương Đông theo tôn giáo như: Nho giáo (Trung Quốc); Phật giáo (Ấn Độ),...

* Về kĩ năng:

– Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các nền văn minh cổ đại phương Đông.

- Rèn kĩ năng phân tích, nhận xét; kĩ năng liên hệ thực tế.

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tích cực bồi dưỡng kĩ năng phân tích, tổng hợp.

* Về thái độ:

- Nâng cao tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cho học sinh, từ đó học sinh có thái độ và ý thức trong việc xây dựng và bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa truyền thống của các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam

- Góp phần giáo dục ý thức bảo vệ các di sản văn hoá tốt đẹp của dân tộc; ý thức, phát huy năng lực sáng tạo trong văn hoá.

* Về định hướng phát triển năng lực:

- Về năng lực chung:

+ Năng lực tự học: HS đọc và tìm hiểu những kiến thức cơ bản thông công cụ StoryMap, qua mạng Internet, trong SGK,... tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét.

+ Năng lực giải quyết vấn đề: vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi vì sao các nhà nước cổ đại phương Đông xuất hiện gắn liền với các dòng sông lớn;

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí