Ví Dụ Vận Dụng Quy Trình Dạy Học Phát Triển Nlth Sinh Học Trong Dạy Học Phần Sinh Lí Động Vật Và Minh Họa Các Bài Dạy Thực Hành Của Chủ Đề Sinh


năng dưới sự theo dõi và điều chỉnh của GV.

Ở giai đoạn này, phương pháp dạy học được áp dụng dựa trên cơ sở của lý thuyết hoạt động kết hợp với chức năng hướng dẫn và thông tin tài liệu để kích thích HS độc lập, hợp tác giải quyết các nhiệm vụ học tập. Trong phương pháp dạy học này, HS hoạt động TH sáng tạo qua việc tham gia chủ động vào tất cả các hoạt động TH của chủ đề và thực hiện trải nghiệm các bài TH mang tính nghiên cứu. Theo đó:

* GV giao nhiệm vụ học tập để HS chuẩn bị cho các hoạt động TH (trên lớp hoặc ngoài giờ lên lớp).

* HS thực hiện toàn bộ bài TH theo tiến trình dưới sự quan sát, theo dõi, hướng dẫn, điều chỉnh của GV ở các hoạt động.

* Bài TH được dạy học theo phương pháp này theo trình tự các hoạt động như sau:

Hoạt động 1: Thu thập thông tin

HS độc lập thu nhận thông tin để xác định vấn đề TH, cụ thể là:

- Đọc tài liệu liên quan và tìm hiểu các kiến thức liên quan đến các vấn đề cần nghiên cứu của chủ đề TH.

- Xây dựng giả thuyết để tiến hành thí nghiệm điều tra. Nên có một câu trả lời rõ ràng cho mỗi câu hỏi đặt ra trong vấn đề cần TH.

- Xác định biến phụ thuộc nào cần đo và cách thực hiện: nó có liên quan đến vấn đề nghiên cứu hay không và có thể đo chính xác hay không? đo bằng cách nào?

Hoạt động 2: Lập kế hoạch thực hiện

HS làm việc độc lập hoặc hợp tác theo nhóm để tự lập kế hoạch làm việc cho công việc của cá nhân hay của nhóm. (Trong bước này, HS có thể trao đổi chuyên môn với giáo viên về việc xây dựng kế hoạch thực hiện, chuẩn bị các dụng cụ, nguyên liệu, mẫu vật thí nghiệm cần thiết):

- Liệt kê tất cả các nguyên vật liệu cần dùng. Lựa chọn các thiết bị, dụng cụ, mẫu vật cần thiết và phù hợp, kiểm tra các thiết bị có sẵn

- Sắp xếp không gian và/ hoặc thời gian để thực hiện.

- Lập một thời gian biểu cho các công việc cần thực hiện. Trong đó, dành thời gian để ghi và xử lý kết quả.


- Tìm hiểu những hạn chế về các điều kiện thực hiện.

- Lựa chọn các phương pháp thực hiện làm hạn chế tối thiểu sự thay đổi của các biến độc lập.

- Bàn luận và lập kế hoạch phân tích thống kê kết quả dự kiến sẽ thu được.

Hoạt động 3: Tiến hành thực hiện

HS tự tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cá nhân hay của nhóm. Bài TH do HS thực hiện một cách chủ động, GV có thể lưu ý cho HS một số vấn đề sau:

- Số lượng mẫu là cao nhất có thể, đảm bảo các mẫu có cùng một cách thực hiện.

- Sử dụng các biến phụ thuộc và ngăn chặn sự sai lệch một cách hiệu quả.

- Ghi lại kết quả và ghi chú cẩn thận các bước tiến hành.

- Có thể lặp lại các bước nếu thời gian và nguyên liệu cho phép.

- Xây dựng đồ thị dữ liệu càng sớm càng tốt (trong quá trình thử nghiệm nếu có thể). Điều này sẽ cho phép HS hình dung những gì đã xảy ra và điều chỉnh kế hoạch thực hiện.

- Thực hiện phân tích thống kê theo kế hoạch.

- Ghi lại kết luận và các giả thuyết mới phát sinh từ nội dung TH.

Hoạt động 4: Đánh giá

HS tự kiểm tra, đánh giá về nhiệm vụ được hoàn thành có đúng như nhiệm vụ đề ra ban đầu.

Hoạt động 5: Đề xuất phương án thực nghiệm và viết báo cáo TH.

HS trao đổi chuyên môn để tổng kết kết quả đạt được, xác định những điểm nào cần phát huy, những điểm nào có thể cải tiến để làm tốt hơn cho lần sau. HS thảo luận cùng GV đề xuất phương án thực nghiệm để tiếp tục nghiên cứu các nội dung sâu hơn của bài TH và thiết kế phương án thực nghiệm. Viết báo cáo TH thể hiện toàn bộ quá trình thực hiện để tìm ra kết quả và đánh giá bài TH.

Như vậy, phương pháp tổ chức dạy thực hành của bài TH nghiên cứu gồm 5 hoạt động đã tạo điều kiện cho HS hoạt động độc lập và đã thực sự trở thành trung tâm của quá trình dạy học TH nên có điều kiện phát huy tối đa tinh thần tự lực, nỗ lực bản


thân. Khi sử dụng phương pháp tổ chức dạy TH này giáo viên chỉ đóng vai trò người quan sát và tư vấn cho HS khi nhận thấy HS có nhu cầu.

d) Bước 4: Đánh giá mức độ đạt được về các kĩ năng TH để điều chỉnh kế hoạch dạy học ở các chủ đề tiếp theo.

Đây là khâu quan trọng để đo lường sự tiến bộ của học sinh trong việc thực hiện các kỹ năng, đồng thời cũng giúp cho GV và HS tổng kết đánh giá có những để phản hồi thông tin và để điều chỉnh các công cụ rèn luyện. Việc đánh giá mức độ đạt được của các KN thành phần của NLTH Sinh học được thực hiện ngay ở bước 3 trong quá trình HS tiến hành làm TH.

Việc lặp đi lặp lại quy trình rèn luyện NLTH Sinh học sẽ cũng cố và phát triển các kĩ năng TH Sinh học cho HS chuyên Sinh. Sự phát triển NLTH Sinh học thể hiện sự chuyển hóa các KN trở thành NL ở mỗi cá nhân HS. Qua các bài TH thí nghiệm và TH nghiên cứu thì sẽ cũng cố, làm vững chắc các KN đã được hình thành. Trong quá trình dạy học, tùy theo tố chất bẩm sinh của mỗi cá nhân HS, tốc độ hình thành và phát triển NLTH Sinh học ở các HS khác nhau sẽ khác nhau. Để thúc đẩy sự phát triển của NLTH Sinh học cần phải tăng cường sử dụng các bài TH mà mức độ phức tạp tăng dần để tạo nên những thử thách cho HS.

2.3.3. Ví dụ vận dụng quy trình dạy học phát triển NLTH Sinh học trong dạy học phần Sinh lí động vật và minh họa các bài dạy thực hành của chủ đề Sinh lí thần kinh ở ếch

Bước 1: Lập kế hoạch phát triển NLTH cho HS

Xác định các chủ đề dạy học và các kĩ năng TH cần rèn luyện cho HS qua mỗi chủ đề như mô tả trong bảng 2.6.

Bảng 2.6. Hệ thống bài TH chuyên đề Sinh lí ĐV sử dụng trong dạy học nhằm rèn luyện và phát triển các kĩ năng TH Sinh học cho HS chuyên Sinh lớp 11

Chủ đề

TH

Các bài TH

Các kĩ năng cần rèn luyện

(A)

(B)

(C)

(D)

(E)

1. Đặc

điểm cấu

tạo giải

(1) Tách và quan sát phụ miệng

của Cào cào lúa (Oxya. sp)



(2) Giải phẫu và quan sát nội




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Phát triển năng lực thực hành cho học sinh lớp 11 chuyên môn Sinh - 12



Chủ đề

TH

Các bài TH

Các kĩ năng cần rèn luyện

(A)

(B)

(C)

(D)

(E)

phẫu ở một số động vật không xương

sống.

quan của Gián nhà






(3) Hình thái, kiểu sống và phân loại một số nhóm động vật “giống giun đất”






2. Nhận diện mô và sinh lý tim của ấu

trùng ruồi

Calliphora vicina

(1) Xác định các trục cơ thể của

ấu trùng



(2) Giải phẫu ấu trùng ruồi để

tách và nhận diện các mô.




(3) Sinh lý tim của ấu trùng






3. Tìm hiểu hoạt động tim ếch

(1) Chứng minh tính tự động của

tim



(2) Tìm hiểu tác động của adrenalin

lên hoạt động của tim




(3) Tìm hiểu vai trò của dây thần kinh giao cảm và đối giao cảm lên hoạt động của

tim.






4. Sinh lý hô hấp

(1) Đo các chỉ tiêu sinh lí ở

người




(2) Chứng minh sự khuếch tán

khí CO2 qua màng phổi



(3) Tìm hiểu sự thay đổi một số

chỉ tiêu sinh lý do vận động

5. Sinh lí thần kinh ở ếch

(1) Quan sát dây thần kinh đùi

và phản ứng co cơ ở ếch



(2) Tìm hiểu chức năng tủy

sống ếch




(3) Chứng minh sự tồn tại của

điện thế nghỉ và sự xuất hiện



Chủ đề TH

Các bài TH

Các kĩ năng cần rèn luyện

(A)

(B)

(C)

(D)

(E)

của điện hoạt động






6. Quan sát sinh trưởng, phát triển và tập tính thích nghi của một số động vật

(1) Tìm hiểu đáp ứng tức thời

của cá con đối với sự thay đổi độ mặn của nước và tính LCD50






(2) Nghiên cứu phản ứng khứu giác của ấu trùng Drosophila

melanogaster






(3) Nghiên cứu tập tính hung hăng của cá Neolamprolopus

pulcher






(Chú thích: Các kĩ năng cần rèn luyện (A)- Đặt câu hỏi nghiên cứu và đề xuất giả thuyết; (B)- Mô tả thiết kế bài TH; (C)- Thực hiện các kĩ năng và phương pháp TH; (D)- Thu thập, xử lí kết quả thu được; (E)- Đưa ra phương án đánh giá hoặc đề xuất phương án thực nghiệm)

Đưa ra quy trình rèn luyện và đánh giá các kĩ năng TH trong mỗi chủ đề

+ Mức 1- bài 1 và bài 2: rèn luyện các kĩ năng/ phương pháp TH cơ bản về sinh lý ĐV và theo dõi sự hình thành các kĩ năng TH.

+ Mức 2 - bài 3: hoàn thiện và đánh giá sự phát triển các kĩ năng TH Sinh học theo tiến trình

Kiểm tra mức độ thành thục về các kĩ năng TH:

Trong chủ đề thuộc chuyên đề về Giải phẫu và Sinh lý động vật này các kĩ năng và phương pháp TH bộ môn cần được rèn luyện cho HS chuyên là phương pháp TH bộ môn Sinh lí ĐV:

+ Giải phẫu động vật không xương sống (ĐVKXS)

+ Giải phẫu cá hoặc các ĐVCXS khác;

+ Làm tiêu bản các ĐVKXS cỡ nhỏ.

GV thiết kế các bài TH làm công cụ rèn luyện các kĩ năng và kiểm tra mức độ thành thục các kĩ năng TH cơ bản cho HS thông qua các bài TH như sau:


Bài TH

Kĩ năng TH cơ bản

Kĩ năng TH bộ môn

Bài 1. Quan sát mô cơ vân trên ếch

Bài 2. Mổ và quan sát hệ thần kinh tôm sông Bài 3. Quan sát hoạt động tim ếch

- Nêu giả thuyết

- Xác định mục tiêu bài TH

- Xây dựng quy trình TH

- Ghi chép kết quả quan sát, đo lường.

- Vẽ tiêu bản quan sát được.

- Giải thích kết quả và rút ra kết luận.

- Sử dụng kính hiển vi

- Sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản

- Giải phẫu ĐVKXS


- Giải phẫu ĐVCXS

HS tiến hành TH theo hướng dẫn trong phiếu TH của GV, qua quan sát hoạt động của HS, GV có thể đánh giá thông qua phiếu đánh giá và kiểm tra định tính mức độ kĩ năng TH hiện có của HS.

Bước 2: HS nghiên cứu xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề TH Hướng dẫn HS tìm hiểu chủ đề TH: Sinh lí thần kinh ở ếch Bước 3: Tổ chức cho HS thực hiện các bài TH theo từng chủ đề

Giai đoạn 1:Rèn luyện các kĩ năng TH cơ bản cho HS thông qua bài TH “Tìm hiểu chức năng tủy sống ếch” như sau:

- Các bước dạy bài TH:


Hoạt động

Giao nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ

Sản phẩm

1. Hướng dẫn khái quát:

- Giới thiệu bài TH: Chủ đề Sinh lí thần kinh ở ếch

Câu hỏi:


- Nếu phá hủy não bộ ếch, rồi dùng giấy thấm tẩm axit sufuric 1% kích thích vào chân sau của ếch thì nó có phản ứng không?

- Các rễ tủy có chức năng như thế nào?

Trả lời vào phiếu TH

- Tìm hiểu chức năng thần kinh vận động của tủy sống, vai trò của chất xám và chất trắng của tủy sống.


- Tìm hiểu chức năng của các rễ tủy

- Nêu giả thuyết: Tủy sống có chức năng phản xạ và chức năng dẫn truyền xung TK

- Câu hỏi nghiên cứu:

Các thành phần cấu tạo của tủy sống có vai trò như thế nào?

Tại sao nói dây



Hoạt động

Giao nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ

Sản phẩm




TK tủy là dây pha?

2. Hướng dẫn thực hiện

- Hướng dẫn chuẩn bị


- Hướng dẫn quy trình tiến hành TH và phân tích kết quả


- Nêu kết luận

- GV giới thiệu: Mẫu vật, hóa chất Kĩ thật hủy não

Kĩ thuật xác định vị trí của vết cắt ngang tủy sống

- Quy trình thực hiện để tìm hiểu chức năng tủy sống của ếch qua bảng TN1.

GV lưu ý một số kĩ năng an toàn

- Tình huống: Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tuỷ, một bạn HS đã vô tình làm đứt một số rễ. Bằng cách nào có thể phát hiện rễ nào còn, rễ nào mất?

Câu hỏi:

Kết quả ở bước I cho biết chức năng tủy sống là gì?- Mục đích của bước II là gì? -Bước III khẳng định lại kết luận ở 2 bước trên như thế

nào?


- Quan sát, ghi chép vào báo cáo TH.


- Tiến hành theo nhóm (TN 1,2,3)

- Dự đoán kết quả ở bước II và III.

- HS thảo luận và và ghi kết quả vào bảng TN1

- Thiết kế phương án TH để tìm hiểu chức năng của các rễ tủy.

GV giúp HS điều chỉnh phương án thực hiện.


- HS thảo luận và trả lời câu hỏi


- Dụng cụ, nguyên vật liệu. Phương pháp mổ ĐV CXS.


- Bảng TN1: kết quả và phân tích kết quả.


- Bảng TN2


- Kết luận được: Chức năng của tủy sống và vai trò của chất xám và chất trắng.

Chức năng của rễ tủy và mối liên hệ cấu tạo của dây

TK tủy

3. Tổng kết,

báo cáo kết

- Đưa ra một số điều

chỉnh về các kĩ năng

- HS thảo luận

nhóm dưới sự điều

- Lưu ý một số kĩ

năng TH cần điều



Hoạt động

Giao nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ

Sản phẩm

quả TH

thực hiện để thí nghiệm có thể quan sát rõ nhất phản ứng của ếch

- Viết báo cáo TH

hành của GV


- Hoàn thành báo cáo

chỉnh trong bài TH


Báo cáo TH

Bảng TN1: Tìm hiểu chức năng tủy sống ếch



Bước TN


Điều kiện TN


TN


Cường độ và vị trí kích thích

Kết quả quan

sát

I. HS tiến hành theo nhóm


Ếch đã huỷ não, để nguyên tuỷ

1

2

3

- Kích thích nhẹ 1 chi

- Kích thích mạnh hơn chi đó

- Kích thích rất mạnh chi đó


Ô 1

II. GV biểu diễn

Cắt ngang tuỷ (giữa đốt IV và V)

4

5

- Kích thích rất mạnh chi sau

- Kích thích rất mạnh chi trước


Ô 2

III. GV biểu diễn

Huỷ tuỷ ở trên vết cắt ngang.

6

7

- Kích thích rất mạnh chi trước

- Kích thích rất mạnh chi sau


Ô 3

Bảng TN 2: Thí nghiệm tìm hiểu chức năng của các rễ tủy


Thí nghiệm

Điều kiện thí

nghiệm

Kết quả thí nghiệm

I. Kích thích chi sau bên

phải

Rễ trước bên phải bị

cắt

Chi đó không co (chân phải)

nhưng co các chi còn lại

II. Kích thích chi sau bên

trái

Rễ sau bên trái bị cắt

Không chi nào co cả

- Hướng dẫn đánh giá:

+ Kĩ năng thực hiện ếch tủy đánh giá theo hướng dẫn trong phiếu học tập ở các mức được mô tả như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024