Một Số Storymap Có Thể Sử Dụng Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt.


những bản đồ được sử dụng trong mục đích giáo dục, chúng cần thiết cho việc giảng dạy lịch sử của giáo viên và học tập của học sinh ở tất cả các cơ sở giáo dục dưới mọi hình thức, tạo nên một hệ thống giáo dục cho tất cả các tầng lớp dân cư từ học sinh đến việc đào tạo các chuyên gia. Những bản đồ này được sử dụng trong nhiều ngành khoa học, trước hết là địa lí và lịch sử". [11; tr.18]

Tuy nhiên về hình thức, bản đồ lịch sử không cần có nhiều chi tiết về điều kiện thiên nhiên (khoáng sản, sông núi…) mà cần có những kí hiệu về biên giới các quốc gia, sự phân bố dân cư, thành phố, các vùng kinh tế, các nền văn hóa, các địa điểm xảy ra những biến cố quan trọng (các cuộc khởi nghĩa, cách mạng, chiến dịch…).Vì vậy, thường dùng là "lược đồ" để chỉ các loại bản đồ. Các minh họa trên lược đồ phải đẹp, chính xác, rõ ràng.

Xuất phát từ các luận điểm trên trong các bộ môn giảng dạy ở trường THPT nói chung, riêng bộ môn Lịch sử những kiến thức lịch sử mang những đặc điểm riêng, trong đó đặc điểm cơ bản là tính không lặp lại. Trong từng bài học, học sinh (HS) lại biết đến những sự kiện, nhân vật lịch sử mới hay tìm hiểu về các nền văn minh trên thế giới thông qua sách vở, báo chí hay các trang web trên mạng Internet,...Vì vậy HS thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các sự kiện, nhân vật, khái niệm lịch sử đã học. Qua các kì thi THPT Quốc gia hàng năm, nhiều HS đã nhầm lẫn các sự kiện, hiện tượng lịch sử cơ bản, nhầm lẫn tên các nhân vật lịch sử cũng như đóng góp của cá nhân họ cho lịch sử thế giới cũng như ở lịch sử Việt Nam. Đề tài cũng giới thiệu cách thức thiết kế và sử dụng công cụ StoryMap bằng bảng biểu giúp học sinh ôn tập nhằm đạt mục tiêu ghi nhớ, lĩnh hội kiến thức cơ bản của môn học, rèn luyện các kỹ năng và hình thành thái độ học tập bộ môn đúng đắn và có cái nhìn đúng về lịch sử.

Như vậy, ta có thể hiểu rằng hệ thống thông tin địa lí (Geographic Information System - GIS) và Công nghệ tương tác thực tế (Augmented Reality -


AR) chính là ví dụ điển hình về việc đưa khái niệm không gian vào lớp học. Công nghệ tương tác thực tế (ngược với Công nghệ hiện thực ảo: Virtual Relaity

– VR) là công cụ gắn nhãn thông tin cho địa điểm thực tế. Còn Hệ thống GIS cho phép người học tiếp cận với cách học và tự học, tự nghiên cứu, trải nghiệm, phát triển tư duy phê phán, giải quyết vấn đề với các dữ liệu của địa điểm thực tế (Placed-based Learning), vượt ra khỏi lời thuyết giảng hoặc minh họa của người dạy, mở rộng không gian học tập ra khỏi 4 bức tường lớp học. Công nghệ gắn thẻ địa lí (Geo-tag) cho phép tạo ra các nội dung bài giảng sinh động, kích thích tư duy sáng tạo cho người học. Dựa trên những kết quả, dữ liệu thu được từ nghiên cứu, các bản đồ lịch sử sẽ có tính tương tác cao, được bổ sung chức năng tổ chức và trình bày lại thông tin, sự kiện với các dữ liệu chi tiết về bối cảnh không gian, thời gian, yếu tố tác động đến sự kiện bằng tranh ảnh, video,…

Tóm lại, việc sử dụng StoryMap để xây dựng bản đồ dạy học các nền văn minh thế giới sẽ đem lại cách tiếp cận mới và hấp dẫn trong quá trình dạy học lịch sử. Việc kết hợp sử dụng bản đồ StoryMap với các dạng khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh tạo cho người dùng cảm thấy thích thú. StoryMap như một phương tiện để tổ chức và trình bày thông tin đến với mọi người, nhưng không yêu cầu GV bất kỳ về kiến thức hay chuyên môn trong sử dụng ArcGis. StoryMap đã có nhiều ý nghĩa trong việc tác động đến chương trình dạy học lịch sử trên thế giới. Nhờ có công cụ mà các ý tưởng về phương pháp mới được ra đời và thực thi trong lớp học. Từ đây những phương pháp mới đã được nghiên cứu và ra đời như phương pháp dạy học tích cực, phương pháp dạy học liên môn, tích hợp, phương pháp dạy học bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

1.1.3. Một số StoryMap có thể sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Từ khái niệm về Arcgis Online được biết như là một nền tảng cho việc thành lập, sử dụng và chia sẻ dữ liệu, bản đồ,...Trong khi đó StoryMap được


chạy trên nền tảng của ArcGis, Esri Story Maps cho phép bạn sử dụng toàn bộ sức mạnh của nền tảng lập bản đồ và GIS để tạo ra như một hình thức thể hiện bản đồ đa dạng, nhiều màu sắc qua cách kể chuyện của tác giả và cái nhìn của người xem trên Arcgis Online. Đây là ưu điểm vượt trội, giúp cho nhiều người có thể tiếp cận được các mẫu StoryMap khác nhau trong bộ sưu tập.

StoryMap khai thác sức mạnh của bản đồ để khám phá các địa điểm, sự kiện và xu hướng quan trọng. Story Maps mang lại văn bản, hình ảnh và video cùng với bản đồ để giúp người dùng xâu chuỗi dữ liệu thành câu chuyện giúp người xem dễ dàng nắm bắt thông tin. Dù thông điệp của người dùng là gì, đối tượng hướng tới là ai, mọi thứ bạn cần để tạo ra những câu chuyện đặc biệt với bản đồ đều có ở đây, tất cả ở một nơi

Như vậy, trong bộ sưu tập của StoryMap được thể hiện dưới dạng nhiều mẫu bản đồ khác nhau, mỗi bản đồ đều có những tính năng riêng và có thể được vận dụng trong dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay như: Story Map Tour, Story Map Journal, Story Cascade Builder, Story Map Series, Story Crowdsource, Story Shortlist, Story Map Swipe and Spyglass, Story Map Basic và Story Maps labs.

Để bắt đầu StoryMap trước hết người sử dụng đăng nhập vào trang website https://www.arcgis.com dễ dàng bằng tài khoản công cộng như Facebook, gmail hay nhập thông tin của người sử dụng chẳng hạn, hoặc bạn có thể sử dụng tài khoản công khai ArcGIS miễn phí, phi thương mại hoặc tài khoản đăng ký ArcGIS. Sau đó, truy cập thư viện bản đồ câu chuyện trên StoryMap để tham khảo một số bản đồ đã được nhóm câu chuyện Esri đánh giá, chọn lọc. Lấy cảm hứng từ các bản đồ sáng tạo ấy để tạo nên những ý tưởng cho bản đồ riêng của mình nhằm phục vụ quá trình dạy và học.


Ngoài ra, chúng ta có thể bắt đầu trong trang web ArcGis Online và tạo bản đồ web mới hiển thị khu vực và sơ đồ cơ sở bạn muốn xuất hiện trong tham quan bản đồ của mình, cùng với bất kỳ lớp hỗ trợ mong muốn nào, như đường mòn hoặc ranh giới. Sau đó, bạn có thể chia sẻ bản đồ web đó, chọn tùy chọn để tạo ứng dụng web và chọn một ứng dụng StoryMap từ bộ sưu tập trong ứng dụng ArcGis Online.

Sau đây, chúng tôi giới thiệu về các dạng mẫu bản đồ Story Map có thể sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường THPT:

1.1.3.1. Thứ nhất Story Map tour (Bản đồ du lịch)

Hình 1.1. Story Map tour


Story Map tour Bản đồ du lịch thể hiện đa dạng thông tin trên bản đồ Các 1Story Map tour Bản đồ du lịch thể hiện đa dạng thông tin trên bản đồ Các 2


Story Map tour (Bản đồ du lịch), thể hiện đa dạng thông tin trên bản đồ.

Các địa điểm lần lượt được thể hiện cụ thể trên bản đồ.

+ Chọn Story Map Tour trong Pick an App (chọn một ứng dụng), khai báo vị trí thông tin hình ảnh, video bằng tài khoản Flickr, email, youtube, file CSV (định dạng văn bản). Người sử dụng chỉ cần nhập địa chỉ tài khoản Flickr, email hay trên youtube, chọn tìm kiếm và nhập địa chỉ cho thông tin muốn hiển thị. Đối với file CSV (định dạng văn bản), bạn cần có file CSV theo định dạng mẫu rồi Import file hoặc có thể tạo mới một bản đồ.

+ Chỉnh sửa, thêm điểm trên bản đồ nếu cần. Khi muốn thêm điểm, sau khi chọn Add, xuất hiện hộp thoại với 3 tab: Media, Information và location. Nhập địa chỉ hình ảnh hoặc video cho ô Media, địa chỉ ở đây phải được chia sẻ công khai. Ghi chú thông tin tại tab Information và chọn vị trí thủ công bằng cách di chuyển trên màn hình hoặc nhập tọa độ thập phân. Sau đó thay đổi thứ tự xuất hiện của các điểm. Chọn Organize, các địa điểm xuất hiện trên hộp thoại, chọn và kéo đến thứ tự muốn xuất hiện.

+ Xác định phạm vi mặc định hiển thị cho bản đồ. Trong Settings sẽ có lựa chọn cài đặt, vào Extent rồi chọn phạm vi thể hiện bản đồ.

+ Thay đổi bản đồ nền vào Change Basemap, có nhiều bản đồ nền như đường phố, địa hình, hình ảnh,…

+ Lưu, quản lý và chia sẻ bản đồ nếu cần. Đặt tên cho bản đồ tại Edit me!. Sau đó lưu bản đồ. Sau khi bạn lưu và chia sẻ Tham quan bản đồ của mình, nhấp vào Mở trong hộp thoại Chia sẻ để khởi chạy hoặc sao chép URL rút gọn được hiển thị trong hộp thoại để bạn có thể dán nó vào email, phương tiện truyền thông xã hội hoặc dưới dạng liên kết trong trang web hoặc blog.


1.1.3.2. Thứ hai Story Map Journal (Story Map Tạp chí)

Hình 1.2. Story Map Journal


Với công cụ Story Map Journal đa dạng về cách thể hiện thông tin trên bản đồ. Thể hiện một chuỗi câu chuyện bằng StoryMap trên bản đồ khi ta khởi tạo và thực hiện. sau đó chọn bố cục chúng ta muốn sử dụng và nháy chuột vào nút Bắt đầu như hình 1.2.

Story Map Journal là một ứng dụng Story Map cho phép trình bày một bản đồ dựa trên câu chuyện được sắp xếp thành một tập hợp các mục bài viết. Đây là ứng dụng lý tưởng cho việc tạo ra những câu chuyện đa phương tiện hấp dẫn kết hợp văn bản, đồ họa và bản đồ, đặc biệt là khi có rất nhiều văn bản và chi tiết muốn truyền tải tới người học. Khi chúng ta cấu hình Map Journal, một bộ thiết lập tương tác xuất hiện sẽ dễ dàng tạo được câu chuyện của mình. Ví dụ: Chúng ta có thể chọn hiển thị cùng một lúc nội dung trên bản đồ web trong cùng một bản đồ của chúng ta và để mỗi phần tự động phóng to đến một vị trí, địa điểm, khu vực khác trên bản đồ đã tạo.


Tạo StoryMap Journal bằng cách khởi chạy bộ thiết lập từ trang http://storymaps-classicqa.arcgis.com/en/app-list/map-journal hoặc từ trang https://storymaps.arcgis.com/stories ta tiến hành cách chia sẻ bản đồ web dưới dạng ứng dụng từ trình xem bản đồ. Ta nhấp vào nút 'Tạo Ứng dụng Web' trên trang web trên để tạo story map bằng ứng dụng StoryMap Journal theo tùy chọn, mã nguồn ứng dụng có thể được tải xuống để tùy chỉnh thêm và được lưu trữ trên máy tính web của riêng mình.

1.1.3.3. Thứ ba Story Map Cascade

Hình 1.3. Story Map Cascade


Với công cụ StoryMap Cascade chúng ta có thể sử dụng đa dạng thông tin trên một 3Với công cụ StoryMap Cascade chúng ta có thể sử dụng đa dạng thông tin trên một 4

Với công cụ StoryMap Cascade chúng ta có thể sử dụng đa dạng thông tin trên một bản đồ. Với công cụ này chúng ta cũng có thể tạo dùng StoryMap dưới dạng một câu chuyện như một bài trình chiếu, thuyết trình. StoryMap Cascade trình bày một câu chuyện như một trải nghiệm cuộn. Ứng dụng này rất lý tưởng để tạo các câu chuyện bao gồm: hình ảnh, bản đồ web, cảnh web 3D,


video hoặc nội dung web khác. StoryMap Cascade cho phép khi tạo bài học kết hợp văn bản tường thuật với bản đồ, hình ảnh và nội dung đa phương tiện trong trải nghiệm cuộn toàn màn hình hấp dẫn. Trong câu chuyện Cascade, các phần có chứa văn bản và phương tiện nội tuyến có thể được xen kẽ với các phần "nhập vai" lấp đầy màn hình với bản đồ, cảnh 3D, hình ảnh và video của bạn. Cascade là lý tưởng để tạo ra những câu chuyện hấp dẫn, có chiều sâu rất dễ dàng cho chúng ta điều hướng đến một bản đồ khác khi người tạo và người học cũng có thể dễ dàng điều khiển và lĩnh hội kiến thức một cách thuận lợi nhất.

Ví dụ: Khi chúng ta tạo một phần nhập vai trong StoryMap này sẽ hiển thị một loạt hình ảnh với nội dung mô tả mà người học có thể nháy chuột qua hoặc hiển thị bản đồ hoặc cảnh 3D tự động phóng to để hiển thị các vị trí cụ thể và nội dung mô tả được liên kết khi người học tìm hiểu qua trang đó.

1.1.3.4. Thứ tư: StoryMap Series

Hình 1.4. StoryMap Series


Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí