A. Chỉnh Sửa Bản Đồ, Chú Thích Đánh Dấu Vị Trí


Phản ánh sự hiện đại hóa môi trường học tập và làm thay đổi thái độ, suy nghĩa của học sinh về môn học lịch sử: Sự xuất hiện của Storymap đã khiến cho môi trường học tập trở nên hiện đại hơn. Bởi trước kia tại trường học muốn truyền tải kiến thức giáo viên phải dung bảng, phấn, giấy bút, bản đồ, sa bàn, hình ảnh di tích, hiện vật mà thôi. Tuy nhiên, nhờ có StoryMap mà những công cụ trên được số hóa. Giáo viên sẽ không dùng bảng để trình bày kiến thức nữa mà còn có thể dùng phần tạo bài thuyết trình để trình chiếu kiến thức sinh động hơn. Bên cạnh đó bản đồ, hình ảnh sẽ được số hóa, không cần những bản đồ, hình ảnh trên giấy nữa. Nói cách khác chỉ cần một máy tính có kết nối mạng Internet mà giáo viên có đầy đủ những công cụ để dạy học. Chính vì sự tiện lợi vậy mà thúc đẩy các trường học bổ sung thiết bị máy chiếu, máy tính, loa đài, mạng Internet vào trong lớp học. Nhờ đó mà môi trường học tập của học sinh và giáo viên trở lên hiện đại hơn.

Cũng nhờ sự hiện đại hóa của môi trường học tập mà đã làm thay đổi thái độ, suy nghĩ của học sinh về môn học lịch sử. Nhờ sự sinh động của bản đồ, bài trình chiếu trên StoryMap mà học sinh cảm thấy hứng thú hơn khi nhìn thấy. Đồng thời, tác dụng khiến cho người học dễ tiếp thu kiến thức, trình bày kiến thức rộng hơn từ đó học sinh cũng được cảm thấy khích thích và cảm thấy những kiến thức lịch sử thú vị hơn.

Ví dụ: Khi ta nghiên cứu và dạy bài 3 (tiết 1) Các quốc qia cổ đại phương Đông (Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 - chương trình chuẩn) ta sẽ phải tìm hiểu về Điều kiện tự nhiên như: Vị trí, địa hình, lưu vực các con sông, đất đai, khí hậu,…trong sách giáo khoa mà không có bản đồ và hình ảnh minh họa để xác định vị trí của các quốc gia, vị trí của các con sông lớn,….Như vậy, để giúp cho các em HS có được cách nhìn, tiếp cận kiến thức lịch sử của phần này GV có thể thay thế bằng việc thiết kế, sử dụng StoryMap như sau:


Công cụ StoryMap có bộ chỉnh sửa (mã nguồn mở) với nhiều chú thích với 8 loại chú thích khác nhau và có cửa sổ chú thích giúp GV có thể thêm kí hiệu đánh dấu địa điểm, phạm vi khu vực, vẽ đường đi, mũi tên chỉ các vị trí, vùng, miền, điều kiện tự nhiên,…một cách phù hợp. Cơ sở hình thành của các nền văn minh thế giới vào bản đồ (hình 1.6). Hơn nưa, mỗi chú thích đánh dấu trên bản đồ đều có cửa sổ để thêm thông tin liên quan đến địa điểm, khu vực, đường đi, hướng di chuyển đó.

Hình 1.6a. Chỉnh sửa bản đồ, chú thích đánh dấu vị trí


Hình 1 6b Chỉnh sửa bản đồ thêm các ghi chú và chú thích đánh dấu vị trí 1

Hình 1.6b. Chỉnh sửa bản đồ, thêm các ghi chú và chú thích đánh dấu vị trí

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


Hình 1 6c Xác định vị trí các nền văn minh và các con sông lớn Hình 1 6d Xem 2


Hình 1.6c. Xác định vị trí các nền văn minh và các con sông lớn


Hình 1 6d Xem bảng thuộc tính trên bản đồ Như vậy trên phần chú thích trên 3

Hình 1.6d. Xem bảng thuộc tính trên bản đồ


Như vậy trên phần chú thích trên StoryMap Điển hình khi GV muốn thể hiện 4


Như vậy, trên phần chú thích trên StoryMap: Điển hình khi GV muốn thể hiện được các vị trí của các nền văn minh thế giới và muốn thể hiện cụ thể các nền văn minh thế giới được hình thành dựa trên lưu vực các con sông lớn nào. Thay vì việc sử dụng nhiều bản đồ GV chỉ cần phải một bản đồ duy nhất trên StoryMap, có thể xác định được toàn bộ vị trí, địa hình,…của các nền văn minh thế giới được hình thành như thế nào. Vừa có thể thấy được hệ thống lưu vực các con sông lớn trên bản đồ.

Việc tạo được bản đồ như vậy sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho GV giảng dạy và học tập. Nhờ khả năng tạo ra những bản đồ sinh động, chi tiết và nhiều nội dung về bài giảng, giáo viên có thể thông qua bản đồ dễ dàng minh họa được nội dung mà mình đang trình bày trong bài giảng. Cùng với những ưu điểm trên việc minh họa nội dung bài học sẽ thuận lợi rất nhiều bởi sự sinh động của bản đồ sẽ giúp học sinh có nhiều hứng thú, dễ tiếp thu nội dung bài học hơn, học sinh cũng dễ tưởng tượng về bối cảnh lúc đó theo chiều từ quá khứ đến hiện tại và từ không gian xa đến không gian gần hơn thông qua không gian địa lý mà StoryMap đã thể hiện được trên bản đồ.

Về kiến thức: StoryMap cung cấp thông tin cho học sinh về kiến thức một cách nhanh nhất, chính xác từ các nguồn chỉ dẫn trên bản đồ. Thay đổi hình thức học từ thu động (kiến thức trong sách giáo khoa) sang chủ động lựa chọn, tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và ghi nhớ thông tin kiến thức theo cách của mình mà không phụ thuộc vào ai. Thông qua StoryMap GV cung cấp cho HS về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, hình ảnh, tư liệu, video clip,… giúp cho HS có được cái nhìn tổng quan sinh động về lịch sử. Việc sử dụng StoryMap giúp học sinh có được cái nhìn đa chiều về lịch sử đặc biệt là xác định được chính xác vị trí địa lý, địa hình, lưu vực các con sông, đất đai, khí hậu, của các nền văn minh phương Đông trên bản đồ không gian địa lý mà vốn trước đây HS chỉ được


xác định trên bản đồ giấy thì không thấy được hết các vị trí chính xác của các nền văn minh trên.

Đồng thời học sinh sẽ thực sự hứng thú khi tham gia vào bài học theo phương thức này, các em sẽ thu được kiến thức và những hiểu biết về lịch sử các nền văn minh phương Đông thông qua cảnh quan, sự phong phú các yếu tố nội dung, thông tin tương tác 3 chiều ấn tượng và cuốn hút qua bài học.

Về kĩ năng: Khi sử dụng StoryMap các em học sinh có thể phát triển kĩ năng biết đọc và sử dụng bản đồ trực tuyến đây là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống hiện đại, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, khai thác thông tin,…Trong trường hợp các em HS được giao nhiệm vụ thiết kế một nội dung hay một vấn đề, chủ đề nào đó bằng công cụ StoryMap các em sẽ phát huy được khả năng tìm hiểu, thu thập thông tin, tư liệu, sử dụng, trình bày, báo cáo, thuyết trình sản phẩm học tập một cách dễ hiểu, sinh động và có tính thuyết phục cao thông qua công cụ StoryMap.

Về thái độ: Học sinh THPT đang ở độ tuổi trưởng thành, với nhu cầu tự khẳng định bản thân của mình sẽ rất hứng thú với việc tự thiết kế và biết trân trọng sản phẩm học tập của mình làm ra. Trong quá trình tìm tòi, thu thập các thông tin, tư liệu, video clip,… tạo ra StoryMap cũng là tạo điều kiện cho HS được tiếp cận với các nguồn thông tin đa dạng, phong phú ngoài sách giáo khoa, điều này có tác dụng lớn trong việc giúp HS đánh giá khách quan, nhiều chiều về những nội dung lịch sử được học, từ đó hình thành thế giới quan khoa học cho HS khi học tập và lĩnh hội kiến thức lịch sử. Đồng thời nâng cao tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cho học sinh, từ đó học sinh có thái độ và ý thức trong việc xây dựng và bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa truyền thống của các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam.


Về định hướng phát triển năng lực: Ngoài phát triển kĩ năng thực hành của bộ môn các em HS còn hình thành và phát triển năng lực chung như: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin,….

Về phẩm chất: Khi lĩnh hội kiến thức thông qua bài học sử dụng StoryMap các em HS khắc ghi nội dung kiến thức sâu và phát huy phẩm chất của một công dân toàn cầu trong việc nâng cao tinh thần, thái độ và ý thức xây dựng, bảo tồn những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống của nhân loại, của các quốc gia cổ đại phương Đông, trong đó có Việt Nam.

1.2. Thực trạng của việc thiết kế và sử dụng StoryMap trong dạy học lịch sử ở trường THPT

Để có được những nhận xét khách quan và khoa học về thực trạng của việc thiết kế và sử dụng StoryMap trong dạy học lịch sử nói chung, dạy học lịch sử các nền văn minh thế giới ở trường THPT nói riêng, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát đối với 8 giáo viên của hai trường THPT và 253 học sinh THPT và có kết quả như sau:

Biểu đồ 1.1. Kết quả số người tham gia phiếu điều tra, khảo sát online


1 2 1 Mục đích điều tra khảo sát Điều tra về việc thiết kế và sử dụng 5


1.2.1. Mục đích điều tra, khảo sát

- Điều tra về việc thiết kế và sử dụng StoryMap trong dạy học lịch sử nhằm phát huy tích tích cực của học sinh trong học tập bộ môn.

- Qua đó làm cơ sở đối chiếu với lý luận khoa học, tìm ra nguyên nhân của thực trạng và từ đó đề xuất các nguyên tắc và biện pháp sư phạm thực hiện nhằm khắc phục các vấn đề còn tồn tại.

- Đối tượng điều tra: Là giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở các trường THPT trong cụm trường Chương Mỹ - Thanh Oai và học sinh ở trường THPT Chương Mỹ A.

- Phương pháp điều tra: Chúng tôi trực tiếp đến các trường THPT tìm hiểu, quan sát sư phạm, dự giờ, tiếp xúc trao đổi với giáo viên bộ môn và học sinh, đồng thời điều tra thực trạng bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan thông qua phiếu điều tra online sau đó phân tích, xử lý các số liệu để có những cơ sở đi đến kết luận làm đề tài.

1.2.2. Nội dung điều tra, khảo sát

- Đối với giáo viên: Tiến hành điều tra về nhận thức của họ về việc thiết kế và sử dụng StoryMap trong dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT. Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi thiết kế và sử dụng StoryMap trong dạy học bộ môn lịch sử. (Phiếu điều tra, khảo sát xem ở Phụ lục 1)

- Đối với học sinh: Để điều tra một cách khách quan và có tính thực tiễn sát trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử. Chúng tôi sẽ tiến hành điều tra về thái độ hứng thú của học sinh với việc thầy cô giáo có sử dụng lược đồ và StoryMap trong dạy học lịch sử. Nhận thức của học sinh về sự khác nhau giữa hai bài học lịch sử có sử dụng công cụ StoryMap và không sử dụng công cụ StoryMap. Hiệu quả của bài học trong việc thường xuyên sử dụng StoryMap trong dạy học bộ môn. (Phiếu điều tra khảo sát xem ở Phụ lục 2)


1.2.3. Kết quả điều tra, khảo sát

Sau quá trình điều tra, xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học và các phương pháp khác, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.2.3.1. Phương tiện dạy học.

- Hiện nay, ở các trường THPT hiện nay đồ dùng trực quan phục vụ cho việc dạy học lịch sử còn thiếu đặc biệt là lược đồ. Lược đồ lịch sử do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp vẫn chưa đáp ứng đủ.

- Các phương tiện dạy học còn hạn chế về nội dung và số lượng. Phòng học bộ môn Lịch sử hầu như chưa có.

- Tài liệu phục vụ cho giảng dạy chủ yếu là tài liệu thành văn, còn tài liệu về trực quan như hệ thống lược đồ, sơ đồ, biểu đồ, niên biểu, đồ thị…, vẫn còn là những lược đồ, sơ đồ tĩnh còn các công cụ dạy học như bản đồ động qua các công cụ hỗ trợ dạy học chưa có hoặc còn ít và chưa phong phú về nội dung.

1.2.3.2. Về phía giáo viên.

Trong việc giảng dạy hiện nay đa phần giáo viên ít hoặc không sử dụng các công cụ hỗ trợ giảng dạy trực tuyến, trên cơ sở đó qua điều tra chúng tôi thấy hầu hết giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng công cụ StoryMap trong quá trình dạy học lịch sử nhằm phát huy tính tích cực của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng của bài học lịch sử.

Tuy nhiên, nhiều giáo viên vẫn còn chưa biết đến công cụ StoryMap này hoặc thỉnh thoảng nghe đồng nghiệp nói nhưng lại "e ngại" sử dụng hay sử dụng mang tính đối phó do công tác chuẩn bị mất nhiều thời gian, nội dung phải thực hiện trong một tiết dạy quá nhiều dẫn đến tình trạng "cháy giáo án". Từ đó, chúng tôi tiến hành một cuộc khảo sát, điều tra bằng phiếu điền thông tin phiếu qua docs.google.com Online như sau:

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí