Quy Trình Ứng Dụng Các Trò Chơi Vận Động Cho Học Sinh Lứa Tuổi (6 -7) Tại Một Số Trường Tiểu Học Nội Thành, Thành Phố Hồ Chí Minh



6

DIỆT CÁC CON VẬT CÓ HẠI

* Mục đích

- Học sinh biết tên trò chơi và cách chơi trò chơi;

- Rèn luyện phản xạ, hô hấp, sự tập trung chú ý và phát triển trí thông minh;

- Có ý thức tổ chức kỷ luật trong quá trình chơi.

* Nội dung và cách chơi

- Tập hợp HS thành 1– 4 hàng ngang hoặc đứng theo vòng tròn quay mặt vào tâm;

- Khi giáo viên gọi tên các con vật có ích như: Trâu, bò, lợn, gà, ngan, ngỗng, dê, chó … thì tất cả HS em lặng. Nếu em nào hô: “Diệt” là bị phạt, phải lò cò một vòng xung quanh các bạn

- Khi giáo viên gọi tên các con vật có hại như: ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến, mối … thì tất cả HS đồng thanh hô to “Diệt! Diệt! Diệt” và tay giả làm động tác đập ruồi, muỗi …

* Khai thác và sử dụng:

- Căn cứ vào mục đích của trò chơi và nội dung tiết học để sử dụng như một bài tập khởi động, hoặc bài tập hồi phục cho HS phù hợp nguyên tắc giảng dạy GDTC.

- Trò chơi được sử dụng trong các HĐGDNGLL, hoạt động nội, ngoại khóa, nâng cao hiệu quả của các hoạt động, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật trong quá trình vui chơi, học tập, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng phối hợp nhóm.


7

TRÒ CHƠI NÉM BÓNG VÀO RỔ

* Mục đích

- HS biết tên trò chơi và cách chơi trò chơi;

- Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn, phối hợp tập thể trong tập luyện.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể, giúp đỡ, động viên bạn trong quá trình chơi.

* Nội dung và cách chơi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6-7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh - 13



- Chuẩn bị: Kẻ 4 vạch xuất phát song song với nhau, mỗi vạch dài khoảng 1,5m. Vạch 1 là vạch chuẩn bị, cách vạch chuẩn bị 1m kẻ vạch xuất phát, cách vạch xuất phát 5m là vạch đứng ném, trên vạch đứng ném để một giỏ bóng ném.

Cách vạch đứng ném là vạch đích, trên vạch đích để một giỏ đựng bóng hoặc đặt một bảng có vành rổ đường kính 40cm.

Tập hợp lớp thành 2-4 hàng dọc, đứng sau vạch chuẩn bị. Em số 1 của mỗi hàng khi vào ném bóng thì bước lên đứng sau vạch xuất phát (chân trước chân sau).

- Cách chơi: Khi có lệnh chạy, từng em nhanh chóng chạy từ vạch xuất phát lên vạch ném, nhặt bóng để ném vào rổ, sau đó chạy về vỗ tay vào tay em số

2. Em số 2 thực hiện như em số 1. Các em còn lại cứ thực hiện như vậy cho đến em cuối cùng, hàng nào xong trước và có số lần ném vào rổ nhiều hơn, hàng đó thắng. Khi ném bóng các em dùng sức của thân người và tay để ném bóng vào rổ. Động tác ném có thể bằng một tay hoặc hai tay.

* Khai thác và sử dụng:

- Căn cứ vào mục đích của trò chơi và nội dung tiết học để sử dụng như một bài tập khởi động hoặc bài tập phát triển sự khéo léo, sức nhanh.

- Trò chơi được sử dụng trong các HĐGDNGLL, hoạt động nội, ngoại khóa,

tăng cường kỹ năng vận động, sự nhanh nhẹn, khéo léo, kỹ năng phối hợp nhóm...


8

TRÒ CHƠI NGƯỜI MÙ VÀ BẦY RUỒI (Băng La Đét)

* Mục đích

- Học sinh biết tên trò chơi và cách chơi trò chơi;

- Rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn, phối hợp tập thể trong tập luyện.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể, giúp đỡ, động viên bạn trong quá trình chơi.

* Nội dung và cách chơi:

- Trò chơi dành cho các em trên 5 tuổi. Chừng 10-12 em. Chơi trong nhà hoặc ngoài trời.



- Dụng cụ chơi: Một khăn để bịt mắt.

- Lấy số mẩu giấy bằng số người chơi. Trong những mẩu giấy đó, có mẩu giấy viết “người mù bắt ruồi”. Gập mẩu giấy lại thật giống nhau, để trẻ không phân biệt được. Mỗi trẻ lần lượt chọn một mẩu giấy. Trẻ nào chọn đúng mẩu giấy “người mù bắt ruồi” thì bịt mắt. Những em khác là ruồi.

- Vẽ một vòng tròn trên mặt đất, ruồi đứng xung quanh vòng tròn, “người mù bắt ruồi” đứng ở giữa và bị bịt mắt.

- Trò chơi bắt đầu theo hiệu lệnh.

- Đàn ruồi di động khắp nơi trong vòng tròn, trêu chọc người mù nhưng mà không để bị bắt. Người mù cố bắt được con ruồi và nhận diện nó.

- Khi người mù bắt được 1 con “ruồi”, “ruồi” phải làm ầm lên, hay nói câu gì đó để giúp “người mù” nhận diện được mình.

- Nếu “người mù” đoán đúng, “ruồi” trở thành “người mù” và trò chơi lại bắt đầu.

- Nếu “người mù” đoán sai, thì phải cố bắt con “ruồi” khác và nhận diện nó.

- Trẻ nào không bị bắt và không bị nhận ra, do đó không thể trở thành “người mù” là thắng cuộc.

* Khai thác và sử dụng:

- Căn cứ vào mục đích của trò chơi và nội dung tiết học để sử dụng như một bài tập khởi động hoặc bài tập phát triển sự khéo léo trong vận động.

- Trò chơi được sử dụng trong các HĐGDNGLL, hoạt động nội, ngoại khóa, trong sinh hoạt đội sao làm phong phú nội dung, nâng cao hiệu quả của các hoạt động, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể, giúp đỡ, động

viên bạn trong quá trình vui chơi, học tập.


9

TRÒ CHƠI TUNG BÓNG VÀO ĐÍCH

* Mục đích

- Học sinh biết tên trò chơi và cách chơi trò chơi;

- Rèn luyện sự khéo léo của tay, cảm giác chinh xác và kĩ năng tung, ném.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể, giúp đỡ, động viên bạn trong



quá trình chơi.

* Nội dung và cách chơi

- Chuẩn bị: 2-4 chiếc hộp hoặc xô làm đích và 10 đến 20 quả bóng cao su nhỏ hoặc bóng nhựa nhỏ để làm vật ném. Kẻ 2 vạch giới hạn và vạch đích (để hộp) cách nhau tối thiểu 5-7m

- Cách chơi: HS của mỗi đội, lần lượt từ vị trí chuẩn bị tiến sát vào vạch giới hạn thẳng hướng với hộp đích. Từng em một cầm 3-5 quả bóng lần lượt tung vào đích là những chiếc hộp. Nếu tung được bóng vào hộp là được 1 điểm, không vào thì không có điểm. Em nào tung xong thì lên nhặt bóng về trao cho bạn tiếp theo thực hiện, thứ tự cho đến hết đội của mình. Khi kết thúc đội nào có điểm cao hơn đội đó thắng cuộc.

* Khai thác và sử dụng:

- Căn cứ vào mục đích của trò chơi và nội dung tiết học để sử dụng như một bài tập rèn luyện kỹ khéo léo của tay cảm giác không gian.

- Trò chơi được sử dụng trong các hoạt động nội, ngoại khóa nâng cao hiệu quả của các hoạt động, rèn luyện kỹ năng vận động, kỹ năng thể hiện sự tự tin, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể, giúp đỡ, động viên bạn trong quá

trình vui chơi, học tập.


10

TRÒ CHƠI TRỒNG NỤ TRỒNG HOA

* Mục đích

- Học sinh biết tên trò chơi và cách chơi trò chơi;

- Rèn luyện phát triển sức mạnh chân và sự phối hợp khéo léo, nhanh nhẹn, chính xác.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể, giúp đỡ, động viên bạn trong quá trình chơi

* Nội dung và cách chơi

- Chuẩn bị: Chọn một nơi sạch sẽ, thoáng mát, nền bằng phẳng. Kẻ hai vạch

giới hạn cách nhau khoảng 8-10m. Chia HS trong lớp thành 2 nhóm nam, nữ chơi riêng, mỗi nhóm có thể chia làm 2-3 đội, mỗi đội khoảng 8-10 em. Trong



đó mỗi đội chọn 2 em ra làm nụ hoa, 2 em này ngồi ở khoảng giữa hai vạch giới hạn, hai chân đưa ra trước, co gối để 4 bàn chân ép sát vào nhau (gọi là cây), sau khi các bạn đã lần lượt nhảy qua hết, thì một trong hai em đặt một nắm tay lên đỉnh mũi bàn chân (nơi 4 bàn chân sát nhau và chĩa các ngón chân lên trời) gọi là nụ 1. Sau khi các bạn lần lượt nhảy qua thì nụ chuyển thành hoa bằng cách xòe bàn tay ra cho các ngón tay hướng lên cao gọi là hoa 1. Sau khi các bạn lại một lần nữa nhảy qua thì em ngồi đối diện đưa 1 năm tay đặt lên đỉnh các ngón tay của hoa 1 gọi nụ 2. Sau đó các em cư thay nhau lần lượt đặt tay làm nụ và hoa xen kẽ nhau như nụ 1, nụ 2, hoa 2 rồi nụ 3, nụ 4, hoa 4. Khi ngồi làm nụ, hoa giáo viên nhắc các em hơi ngửa mặt ra sau để tránh các bạn khi nhảy chạm chân vào mặt.

- Cách chơi: Khi có lệnh, từng em lần lượt chạy từ vạch giới hạn đến chỗ nụ, hoa để nhảy qua, sau đó chạy đến vạch giới hạn phía trước thì dừng lại để chờ lượt tiếp theo. Khi mòi người lần lượt nhảy xong thì chạy, nhảy theo chiều ngược lại lần lượt nhảy qua: cây, nụ 1, hoa 1; nụ 2, hoa 2 … Khi chạy nhảy như vậy ai để chân chạm nụ, hoa thì phải thay đổi vị trí một trong hai người đang làm nụ, hoa và trò chơi có thể bắt đầu lại từ đầu hoăc tiếp tục trồng nụ, hoa như trước khi có em bị chạm chân.

* Khai thác và sử dụng:

- Căn cứ vào mục đích của trò chơi và nội dung tiết học để sử dụng như một bài tập khởi động hoặc bài tập phát triển sức mạnh chân, sự khéo léo và phối hợp trong vận động.

- Trò chơi được sử dụng trong các hoạt động nội, ngoại khóa, phát triển sức mạnh chân và sự phối hợp khéo léo, nhanh nhẹn, chính xác, nâng cao hiệu quả của các hoạt động, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể, giúp

đỡ, động viên bạn trong quá trình vui chơi, học tập.


Cách thức thực hiện:

Sử dụng TCVĐ trong tổ chức hoạt động dạy học, giáo viên căn cứ vào mục tiêu và nội dung của tiết dạy thể dục, cân nhắc lựa chọn trò chơi đưa vào tổ chức theo từng phần của tiết học như là hình thức khởi động của tiết học, hay hoạt động trọng tâm nhằm thực hiện mục tiêu tiết dạy hoặc nhằm phát triển thể lực cho HS cuối mỗi tiết học.

Sử dụng hoạt động TDTT ngoại khóa cần căn cứ vào chủ điểm, mục tiêu và nội dung giáo dục. Vận dụng mối liên hệ giữa TCVĐ và nội dung GDTC vào quá trình tổ chức sử dụng TCVĐ hợp lý, đạt hiệu quả cao.

Điều kiện thực hiện:

Giáo viên, cán bộ quản lý các trường tiểu học cần nhận thức đầy đủ mối quan hệ sử dụng TCVĐ và GDTC cho HS tiểu học, nhận thức được GDTC là một hình thức giáo dục mà đặc điểm thể hiện (nội dung chuyên biệt) là dạy học động tác và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người. Cần nhận thức được TCVĐ thực chất là một dạng hoạt động vận động vui chơi có ý nghĩa rất qua trọng trong công tác GDTC.

Giáo viên phải là người nắm vững chương trình, nội dung GDTC cho HS, có hiểu biết về TCVĐ, có kỹ năng khai thác mối quan hệ giữa TCVĐ với GDTC cho HS.

Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức thực hiện để sử dụng TCVĐ đạt được mục tiêu GDTC có hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường. Lãnh đạo nhà trường cần có những hình thức khích lệ, động viên giáo viên kịp thời khi học có cố gắng thực hiện và có những sáng kiến trong tổ chức sử dụng TCVĐ.

3.2.3.2. Quy trình ứng dụng các trò chơi vận động cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh

Quy trình ứng dụng TCVĐ nhằm GDTC cho HS bao gồm các bước: Bước 1: Xác định mục tiêu GDTC cho HS


Ở bước này giáo viên cần xác định được mục tiêu GDTC cụ thể trong từng tiết học, trong từng chủ đề hoạt động.

Bước 2: Tích hợp mục tiêu GDTC với mục tiêu sử dụng TCVĐ

Lồng ghép, tích hợp mục tiêu sử dụng TCVĐ với mục tiêu của từng tiết học, của từng hoạt động cụ thể hướng đến nâng cao hiệu quả học tập và phát triển thể lực cho HS.

Bước 3: Xác định nội dung GDTC, lựa chọn TCVĐ ưu thế để sử dụng vào chương trình giảng dạy.

Căn cứ vào mục tiêu của tiết học, mục tiêu của từng hoạt động cho HS để lựa chọn các TCVĐ có nội dung phù hợp và thế mạnh của trò chơi nhằm phát triển thể chất HS.

Bước 4: Thiết kế bài học, hoạt động có sử dụng TCVĐ

Trò chơi có thể được thiết kế như là một bài tập khởi động, bài tập bổ trợ hay là một hình thức giải trí, hồi phục trong một tiết học hoặc một hoạt động ngoại khóa cho HS.

Bước 5: Tổ chức thực hiện

Quá trình thực hiện giáo án hoặc chương trình đã được thiết kế thì giáo viên phải giữ vai trò là người tổ chức, định hướng, điều khiển, giám sát trong quá trình chơi mà học, học bằng chơi của HS.

Bước 6: Đánh giá kết quả thực hiện

Đánh giá quá trình tham gia hoạt động chơi của HS về tinh thần, thái độ và sự hứng thú khi tham gia. Đồng thời giáo viên còn phải tự đánh giá những ưu điểm, tồn tại trong quá trình sử dụng TCVĐ vào tiết dạy hay một hoạt động từ đó rút kinh nghiệm để hoàn thiện quy trình tổ chức sử dụng TCVĐ cho các tiết học và những hoạt động tiếp theo.

3.2.3.3. Hình thức ứng dụng các trò chơi vận động cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh

Ứng dụng TCVĐ trong giờ học thể dục nội khóa cho HS


Mục tiêu: Cung cấp cho giáo viên tiểu học quy trình tổ chức sử dụng TCVĐ phù hợp với nội dung GDTC cho HS một cách khoa học và hệ thống. Các

Cách thức thực hiện: Vận dụng quy trình sử dụng TCVĐ nhằm GDTC cho HS trong hoạt động dạy học chính khóa hay ngoại khóa ở các trường tiểu học thì việc cụ thể hóa từng bước trong quy trình trên có thể không giống nhau. Tuy nhiên với bất cứ hình thức hoạt động giáo dục nào mà sử dụng TCVĐ nhằm GDTC cho HS thì quá trình tổ chức thực hiện phải tuân theo quy trình sử dụng TCVĐ.

Điều kiện thực hiện

- Giáo viên phải là người có vốn kiến thức về TCVĐ, nhận thức được mối quan hệ, sự cần thiết sử dụng TCVĐ để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ GDTC cho HS.

- Giáo viên phải là người có năng lực thiết kế, xây dựng kế hoạch hoạt động đảm bảo trình tự về các bước tổ chức, nội dung giáo dục và phù hợp về hình thức.

Ứng dụng TCVĐ trong giờ học hoạt động ngoại khóa cho HS

Mục tiêu: Tạo thói quen về tập luyện TDTT để rèn luyện sức khỏe và giáo dục nền nếp tác phong cho HS.

Cách thức thực hiện: Sử dụng thời gian nghỉ ngơi thụ động trong giờ giải lao của buổi học, tiết học sang nghỉ ngơi tích cực bằng hoạt động vui chơi các TCVĐ tạo khí thế học tập tốt hơn. Trong các giờ sinh hoạt đội sao sử dụng các TCVĐ để làm phong phú cho giờ sinh hoạt và nâng cao năng lực vận động.

Điều kiện thực hiện: Xây dựng được kế hoạch sử dụng TCVĐ theo từng tuần, từng tháng, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho HS nhằm đảm bảo tính thống nhất trong toàn trường. Nội dung này cần được theo dòi, đánh giá việc thực hiện hoạt động vui chơi ngoại khóa theo từng khối, lớp đưa vào tiêu chí thi đua để đảm bảo tính thường xuyên và có nền nếp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022