Thiết kế và sử dụng Storymap trong dạy học các nền văn minh thế giới môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông Chương Mỹ A, Hà Nội - 2


StoryMap vào giảng dạy nói chung còn rất hạn chế, trong dạy học lịch sử còn là một lĩnh vực hết sức mới mẻ. Đây là cơ sở để chúng tôi kế thừa và lựa chọn nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng StoryMap trong dạy học lịch sử, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay trong việc nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp dạy học bộ môn đang là một vấn đề đặt ra cấp thiết.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích

Trên cơ sở tìm hiểu bản chất, khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng StoryMap trong dạy học lịch sử, đề tài luận văn đi sâu tìm hiểu, đề xuất một số qui trình thiết kế và biện pháp sử dụng hiệu quả StoryMap trong dạy học lịch sử. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội.

Từ việc nghiên cứu, thiết kế và sử dụng StoryMap trong dạy học lịch sử, chúng tôi hi vọng có thể tạo ra được một môi trường học mới thông qua các nguồn sử liệu khác nhau để tái hiện lịch sử, phục dựng một cách khoa học, khách quan, chân thực quá trình phát triển của lịch sử. Thông qua việc tổ chức các hoạt động dạy học đa dạng, giáo viên có thể giúp học sinh phát huy năng lực sáng tạo trong học tập lịch sử.

3.2. Nhiệm vụ

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và tìm hiểu thực trạng về phương pháp dạy học nói chung về StoryMap, từ đó rút ra cơ sở lý luận về việc sử dụng StoryMap trong dạy học lịch sử.

- Đề xuất quy trình thiết kế và biện pháp sử dụng StoryMap nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

- Thực nghiệm sư phạm để chứng minh tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất trong đề tài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Thiết kế và sử dụng Storymap trong dạy học các nền văn minh thế giới môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông Chương Mỹ A, Hà Nội - 2

- Quá trình tổ chức các hoạt động dạy học có sử dụng StoryMap cho học sinh trong dạy học các nền văn minh thế giới ở trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội.

- Về phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng và thực nghiệm: Các giáo viên đang giảng dạy Lịch sử ở các trường THPT trong cụm Chương Mỹ, Thanh Oai và hơn 200 HS trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội.

5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận: Dựa trên những đường lối của Đảng và Nhà nước ta về lịch sử, giáo dục.

Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu lý thuyết: Đọc, sưu tầm, khai thác và phân tích những tài liệu từ sách báo, tạp chí, Internet… về lý luận phương pháp dạy học, kỹ năng dạy học, đặc biệt là lý luận về việc sử dụng StoryMap trong dạy học các nền văn minh thế giới môn lịch sử ở trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội.

- Nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp quan sát: Dự giờ thu thập thông tin, đánh giá kỹ năng sử dụng CNTT, Internet của GV Lịch sử và HS ở trường THPT Chương Mỹ A.

+ Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Tìm hiểu thực trạng sử dụng CNTT của GV Lịch sử và HS ở trường THPT hiện nay.

+ Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm các biện pháp thiết kế và sử dụng StoryMap trong dạy học các nền văn minh thế giới môn lịch sử ở trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội.

+ Phương pháp thống kê toán học: Xử lý, thống kê, phân tích số liệu thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp do đề tài đưa ra.


6. Đóng góp của đề tài

Thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra, luận văn góp phần:

- Khẳng định vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc thiết kế và sử dụng StoryMap trong dạy học lịch sử hiện nay.

- Đánh giá được thực trạng việc sử dụng StoryMap trong dạy học môn lịch sử ở trường THPT hiện nay.

- Đề xuất một số biện pháp sử dụng StoryMap trong dạy học lịch sử phần các nền văn minh phương đông.

- Ý nghĩa khoa học: Làm phong phú thêm lý luận phương pháp dạy học Lịch sử nói chung và vấn đề phát triển kỹ năng sử dụng StoryMap trong dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay.

- Ý nghĩa thực tiễn: Về bản thân, sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu tôi sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm mới trong quá trình dạy học. Đồng thời, góp phần đáp ứng được sự đổi mới của giáo dục Việt Nam hiện nay. Mặt khác, là tài liệu tham khảo cho sinh viên sư phạm chuyên ngành Lịch sử, cho GV ở trường THPT nói chung và GV môn Lịch sử nói riêng, cũng như bản thân tác giả luận văn vận dụng trong quá trình giảng dạy ở trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội.

7. Cấu trúc luận văn

Kết cấu của đề tài: ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng StoryMap trong dạy học Lịch sử ở trường THPT.

Chương 2: Thiết kế StoryMap trong dạy học các nền văn minh thế giới môn Lịch sử ở trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội

Chương 3: Một số biện pháp sử dụng StoryMap trong dạy học phần lịch sử các nền văn minh phương đông và thực nghiệm sư phạm.


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG STORYMAP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài

* Khái niệm về “ArcGis Online” và “StoryMap”

Khái niệm về “ArcGis Online”: ArcGis Online là một nền tảng điện toán đám mây dựa trên sự hợp tác giữa các thành viên của một tổ chức để tạo, chia sẻ và truy cập bản đồ, các ứng dụng cũng như dữ liệu, bao gồm bản đồ nền (basemaps) được xuất bản bởi ESRI. Thông qua ArcGis Online, bạn sẽ được truy cập vào điện toán đám mây của ESRI một cách an toàn, tại đây chúng ta có thể quản lý, tạo, lưu trữ và truy cập nhiều lớp dữ liệu. Vì ArcGis Online là một phần không thể thiếu của hệ thống phần mềm ArcGis Server, những ứng dụng liên quan đến ArcGis,…Bạn cũng có thể truy cập vào các ứng dụng có sẵn của ESRI để tiến hành lập bản đồ trong Excel, giám sát các hoạt động của người sử dụng cũng như chia sẻ các bản đồ đến mọi người trong nhóm hoặc các tổ chức khác. [38; tr.19]

Khái niệm về “StoryMap”: StoryMap là một dạng ứng dụng công cụ không gian Địa lý (geospatial tools) hay công nghệ thông tin không gian Địa lý (geospatial information technologies) được chạy trên nền tảng của ArcGis Online bao gồm tập hợp cả hai phần: phần cứng và phần mềm, đó là hình dung, đo lường và bản đồ Địa lí tham khảo thông tin. Công cụ được sử dụng để thu thập, quản lý, phân tích, hình dung và phổ biến cả dữ liệu và thông tin được đề cập đến vị trí của một đối tượng. Nhờ tính năng này mà StoryMap đã được các giáo viên các môn sử dụng để phục vụ cho công cuộc giảng dạy và học tập. Ở nhiều nước Storymap đã được các giáo viên sử dụng phổ biến ở tất cả các môn học và nó đã tạo nên những thay đổi diệu kỳ trong quá trình dạy học.


Vì vậy, trước khi tìm hiểu về StoryMap chúng ta phải tìm hiểu về công cụ không gian địa lý hoặc hệ thống không gian địa lý. Công cụ không gian địa lý là gì? Theo nghiên cứu của Thomas Hammond thì công cụ không gian địa lý hay công nghệ thông tin không gian địa lý, bao gồm một nhóm cả phần cứng và phần mềm trực quan hóa, đo lường và lập thông tin tham chiếu theo địa lý”. Khái niệm khác của công nghệ không gian địa lý. Được hình thành như tất cả công nghệ được sử dụng để thu thập, quản lý, phân tích, hình dung và phổ biến cả dữ liệu và thông tin được đề cập đến vị trí của đối tượng.

Tóm lại công cụ không gian địa lý là bản đồ động hoặc bản đồ điện tử cho phép người dùng được phép thu thập, phân tích dữ liệu và thông tin về một đối tượng địa lý nào đó trên bản đồ. Có hai loại công cụ không gian địa lý thường được sử dụng trong dạy học lịch sử ở Hoa Kỳ đó là cả Google Earth và hệ thống thông tin địa lý hoặc GIS-Geographic Information System (như Esri tựa ArcGIS và National Geographic tựa Mapmaker). Cả hai công cụ có thể chạy dưới dạng cài đặt, phần mềm phía máy khách hoặc dưới dạng dịch vụ web, được truy cập quá trình duyệt. Công cụ Google Earth sẽ cung cấp cho chúng ta hình ảnh và đánh dấu vệ tinh hiện đại, phong phú, còn GIS sẽ cho phép phân tích mạnh mẽ hơn nhiều đối với bất kỳ tập dữ liệu của công cụ không gian địa lý nào.

Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tìm hiểu sâu về GIS (hệ thống thông tin địa lý) và phần mềm ArcGIS. Bởi StoryMap là một loại công cụ của GIS (hệ thống thông tin địa lý) và StoryMap thông thường được xây dựng chạy trên nền tảng của ArcGIS.

* Hệ thống thông tin địa lý (GIS):

Hệ thống thông tin địa lý bắt đầu hình thành vào cuối thập niên 50 trên thế giới, và du nhập vào Việt Nam vào những năm 80. Có rất nhiều khái niệm về GIS: Theo Burrough, 1986 định nghĩa: “GIS là một công cụ mạnh dùng để lưu trữ và truy vấn, biến đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực cho


những mục tiêu khác nhau” (Nguyễn Kim Lợi, 2007). Theo Aronoff, 1993 định nghĩa: “GIS là một hệ thống gồm các chức năng: nhận dữ liệu, quản lý và lưu trữ dữ liệu, phân tích dữ liệu, xuất dữ liệu”. [26; tr.18]

GIS (Geographic Information System - Hệ thống thông tin địa lý) tồn tại từ những năm 1960. Theo ESRI, tập đoàn nghiên cứu và phát triển các phần mềm GIS nổi tiếng (trong đó có ArcGIS), Hệ thông tin địa lý (GIS - Geographic Information System) là một tập hợp có tổ chức, bao gồm hệ thống phần cứng, phần mềm máy tính. dữ liệu địa lý và con người, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân tích, và hiển thị tất cả các dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lý.

Còn theo định nghĩa của Calkin và Tomlinson, 1998 “Hệ thông tin địa lý là một hệ thống thông tin bao gồm một số hệ con (Subsystem) có khả năng biến đổi các dữ liệu địa lý thành những thông tin có ích”

“Hệ thông tin địa lý là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu bằng máy tính để thu thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị không gian” (theo định nghĩa của National Center for Geographic Information and Analysis, 1988).

Khái niệm khác cho rằng Hệ thông tin địa lý (GIS), được nhiều người sử dụng nhất là: hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống kết hợp giữa con người và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để lưu trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các thông tin địa lý để phục vụ một mục đích nghiên cứu nhất định.

Như vậy, hệ thống thông tin địa lí (GIS) có thể hiểu một cách đơn giản là tập hợp các thông tin có liên quan đến yếu tố địa lý một cách đồng bộ và logic. Hệ thông tin địa lý (GIS) đã được ứng dụng nhiều lĩnh vực như môi trường, xây dựng, y tế, kinh tế, giao thông vận tải,... Trong giáo dục, hệ thông tin địa lý (GIS) cũng được các giáo viên sử dụng để hỗ trợ giảng dạy trong các môn địa lý, sinh học, lịch sử.


Tóm lại, hiện nay có rất nhiều phần mềm dạng GIS (Hệ thống thông tin địa lý) như Mapinfo, QGIS, WebGIS, MapMaker,... Nhưng trong đó tiêu biểu nhất là phần mềm ArcGIS của ESRI. Phần mềm này đã được nhiều giáo viên dùng để tạo nên một StoryMap thực sự hỗ trợ hữu ích cho sự đổi mới của nền giáo dục trong xu thế hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, từ cơ sở đó việc tạo một StoryMap thực sự hỗ trợ trong việc giảng dạy nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng.

* Phần mềm ArcGIS:

ArcGIS là dạng công cụ không gian địa lý có thể chạy dưới dạng cài đặt, phần mềm phía máy tính khác hoặc dưới dạng dịch vụ web được truy cập qua các trình duyệt (như Coccoc, Google Chrome,…). Công cụ cho phép phân tích nhiều dữ liệu trên nền bản đồ điện tử.

ArcGIS (http://www.esri.com): đây là một hệ thống GIS hàng đầu hiện nay, cung cấp một giải pháp toàn diện từ thu thập/ nhập số liệu, chỉnh lý, phân tích và phân phối thông tin trên mạng Internet tới các cấp độ khác nhau như cơ sở dữ liệu địa lý cá nhân hay cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp. Về lĩnh vực công nghệ, hiện nay các chuyên gia GIS coi công nghệ ESRI là một giải pháp mang tính chất mở, tổng thể và hoàn chỉnh, có khả năng khai thác hết các chức năng của GIS trên các ứng dụng khác nhau như: Desktop (ArcGIS Desktop), máy chủ (ArcGIS Server), các ứng dụng Web (ArcGIS, ArcGIS Online), hoặc hệ thống thiết bị di động (ArcGIS)… và có khả năng tương thích cao đối với nhiều loại sản phẩm của nhiều hãng khác nhau hiện nay.

Tóm lại StoryMap là công cụ không gian địa lý thuộc dạng hệ thông tin địa lý (GIS - Geographic Information System). StoryMap cho phép người dùng có thể thu thập/ nhập số liệu, chỉnh lý, phân tích, lưu trữ và phân phối thông tin về vị trí địa lý trên một bản đồ động, thông qua hệ thống phần cứng, phần mềm


máy tính. dữ liệu địa lý và con người. Có rất nhiều phần mềm để tạo StoryMap trong đó tiêu biểu nhất là phần mềm ArcGIS.

1.1.2. Quan niệm về StoryMap trong dạy học lịch sử ở trường THPT

Trước hết chúng ta hiểu về khái niệm “bản đồ lịch sử” là gì? Do đặc điểm của việc học tập lịch sử (học sinh không trực tiếp quan sát các sự kiện lịch sử), nên tính trực quan đóng vai trò rất quan trọng. Bản đồ lịch sử là một loại đồ dùng trực quan quy ước mà trên đó phản ánh các sự kiện lịch sử tồn tại độc lập tương ứng và có liên quan mật thiết với nhau trong một giai đoạn lịch sử nhất định, phản ánh quá trình đấu tranh giai cấp và phát triển xã hội loài người. Bản đồ góp phần tạo biểu tượng, cụ thể hóa thời gian, không gian lịch sử và hình thành các khái niệm cho học sinh. Bên cạnh đó bản đồ lịch sử còn giúp cho học sinh suy nghĩ và giải thích được các hiện tượng lịch sử về mối liên hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp các em củng cố, ghi nhớ những kiến thức lịch sử đã học.

Bản đồ địa lí biểu hiện các yếu tố tự nhiên, xã hội, biểu hiện các sự kiện, các hiện tượng lịch sử của một quốc gia hay một khu vực có nội dung và phương pháp thành lập đáp ứng yêu cầu chương trình địa lí và lịch sử phổ thông và sách giáo khoa được dùng trong trường học. Với bản đồ học sinh có thể xác định được chính xác vị trí địa lí, địa điểm cũng như phân bố không gian, sự phát triển theo thời gian của đối tượng và hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội trên lãnh thổ khác nhau trên bề mặt trái đất. Trong các loại bản đồ địa lí, bản đồ lịch sử - quân sự, chính trị hay bản đồ về kinh tế - xã hội, bản đồ về văn hóa của các nền văn minh thế giới,… dùng trong nhà trường, trong hệ thống giáo dục quốc dân được gọi chung là bản đồ giáo khoa nhằm phục vụ trong quá trình dạy học.

Dựa vào mục tiêu sử dụng trong việc dạy học địa lí và lịch sử, U.C.Bilích và A.C.Vasmuc đã định nghĩa bản đồ giáo khoa như sau: "Bản đồ giáo khoa là

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí