Thiết kế và sử dụng Storymap trong dạy học các nền văn minh thế giới môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông Chương Mỹ A, Hà Nội - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC


ĐÀO HUY QUYẾN


THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG STORYMAP TRONG DẠY HỌC CÁC NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI MÔN LỊCH SỬ Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG MỸ A, HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Thiết kế và sử dụng Storymap trong dạy học các nền văn minh thế giới môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông Chương Mỹ A, Hà Nội - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC


ĐÀO HUY QUYẾN


THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG STORYMAP TRONG DẠY HỌC CÁC NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI MÔN LỊCH SỬ Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG MỸ A, HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN LỊCH SỬ

Mã số: 8.14.01.11


Người hướng dẫn khoa học: TS. Đoàn Nguyệt Linh


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Thế kỉ XXI, thế kỷ của lĩnh vực công nghệ, thế giới đang chứng kiến những thay đổi có tính chất đột phá trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ vào những thành tựu của ngành công nghệ thông tin (CNTT). Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay đang có ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực trong đời sống nói chung và nền giáo dục nói riêng, việc sử dụng công nghệ hình ảnh trong giảng dạy đã và đang trở thành vấn đề nóng đối với việc đổi mới phương pháp dạy học.

Nhiều công cụ có khả năng ứng dụng vào trong dạy học như các công cụ trình chiếu như: Powerpoint, prezi, email...; công cụ quản lý lớp học như; google class room, modor, padlet... công cụ thiết kế dụng cụ học tập: Infographic... Bên cạnh đó, nhiều môn học đã ứng dụng công cụ không gian địa lý vào các môn học như GIS, Earth Map, Google Map,... vào dạy học các môn khoa học xã hội ở các trường trung học phổ thông (THPT) và nó đã có nhiều tác dụng tích cực đến học sinh. Nổi bật là trong dự án Project GO: di động trong giáo dục, thông qua web hệ thống định vị toàn cầu trên điện thoại di động để chia sẻ những thông tin về lịch sử, di sản và lịch sử tự nhiên, hay dự án Route Castle của Bồ Đào Nha để giúp cho học sinh, sinh viên quan tâm và tìm hiểu thông tin về di sản lịch sử và văn hóa của địa phương thông qua công cụ như điện thoại thông minh, Google Earth. Hay ở Mỹ các giáo viên trường THPT đã ứng dụng công nghệ GIS vào trong giảng dạy bài học lịch sử nước Mỹ “các bài học được thiết kế dành cho trung học…Những bài học tiền lịch sử nước Mỹ: Chiến tranh Pháp - Ấn Độ; Hội nghị lập hiến; cuộc nổi loạn Whiskey” (Jeffrey W. Snyder, & Thomas C. Hammond, 2012).


Còn ở Việt Nam GIS mới chỉ được ứng dụng vào trong dạy học trong các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt về bộ môn địa lí, trắc địa,… ở các trường Đại học, Cao đẳng và ở các trường Trung học phổ thông (THPT). Việc ứng dụng các công cụ hiện đại như GIS điển hình ở đây là StoryMap của Eris tựa ArcGIS là vô cùng cần thiết để đáp ứng nhu cầu thay đổi của chương trình dạy học bộ môn Lịch sử mới (theo chương trình giáo dục phổ thông mới) ở Việt Nam.

Việc sử dụng StoryMap, trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT đóng vai trò, ý nghĩa trong việc hỗ trợ và thay đổi chương trình dạy học Lich sử. Bên cạnh vai trò công cụ hữu hiệu hỗ trợ công việc giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh, StoryMap có ý nghĩa làm thay đổi chương trình dạy học lịch sử, phản ánh sự hiện đại hóa môi trường học tập và làm thay đổi thái độ, suy nghĩ của học sinh về bộ môn học Lịch sử. Còn ở Việt Nam, vấn đề ứng dụng StoryMap vào trong dạy học lịch sử vẫn còn mới và chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề này. Việc ứng dụng StoryMap trong dạy nói chung và dạy học bộ môn Lịch sử vẫn còn là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Thiết kế và sử dụng StoryMap trong dạy học các nền văn minh thế giới môn lịch sử ở trường trung học phổ thông Chương Mỹ A, Hà Nộicho luận văn thạc sĩ của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài

Ở nhiều nước trên thế giới StoryMap đã được các giáo viên sử dụng phổ biến ở tất cả các môn học và nó đã tạo nên những thay đổi diệu kỳ trong quá trình giảng dạy. Trong việc ứng dụng StoryMap vào trong dạy học Lịch sử chỉ phổ biến ở các nước có nền giáo dục phát triển và có nhiều nghiên cứu khoa học về vấn đề này như nghiên cứu: Transforming the History Curriculum with


Geospatial Tools (Thomas Hamond, 2014), “Sothat’s What the Whiskey Rebellion Was!” Teaching Early U.S. History With GIS (Jeffrey W. Snyder and Thomas C. Hammond, 2015), Improving history learning through cultural heritage, local history and technology (Graca Magro, Joaquim de Carvalho and Maria Joré Marcelino, 2014) ...

Tác giả Hammond, T. (2014). Transforming the history curriculum with geospatial tools. Contemporary Issues in Technology and Teacher Education, 14(3), 266-287. Transforming the History Curriculum With Geospatial Tools - Thomas Hammond Lehigh University đã nhấn mạnh về chương trình Lịch sử với các công cụ không gian địa lý, các vấn đề đương đại trong công nghệ và giáo dục giáo viên, chuyển đổi chương trình giảng dạy lịch sử với các công cụ không gian địa lý. Khi công nghệ này được áp dụng dụng, nó sẽ biến đổi giáo trình dạy học lịch sử theo ba cách: làm sâu sắc nội dung ngoại khóa, làm cho các khái niệm trở nên nổi bật hơn, và kết nối ngày càng tăng với lịch sử địa phương.

Tác giả Milson, Gilbert và Earle (2007) đã trình bày một mô hình giảng dạy một đơn vị địa lý thế giới về châu Phi bằng cách sử dụng Hội nghị thượng đỉnh Pan African mô phỏng, được thông báo bằng cách sử dụng rộng rãi GIS dựa trên web.

Tác giả Ayers, E. (1999). “Những tiến triển và tương lai của lịch sử kỹ thuật số”. Lấy từ trang web của Trung tâm Lịch sử kỹ thuật số Virginia: www.vcdh.virginia.edu/PastsFutures.html tác giả đề cập đến việc lưu trữ kỹ thuật số hiển thị các bộ sưu tập dữ liệu số, văn bản, hình ảnh, bản đồ và âm thanh, tạo ra không gian đầy sức mạnh trong đó người dùng tự tạo kết nối và khám phá.

Về mẫu các bản đồ không chuyên của Jamestown và Plymouth. Nguồn: Wikimedia Commons, Đại học Maine tại Farmington đề cập đến các công cụ


không gian địa lý đáp ứng nhu cầu hiện tại để trình bày các khái niệm một cách nhanh chóng. Giáo viên có thể tái tạo cùng một màn hình này bằng các quả địa cầu động như Google Earth.

Ngoài ra, trong kết quả của cuộc khảo sát của Sở giáo dục và Đào tạo Tây Úc về kỹ năng sử dụng CNTT của GV. Teacher ICT Skills (Evaluation of the Information and Communication Technology (ICT) Knowledge and Skills Levels of Western Australian Government School Teachers) cũng đã khẳng định và nhấn mạnh vai trò của kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ trong quá trình dạy học của người giáo viên. Đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra tám kỹ năng sử dụng ICT thiết yếu: xử lý văn bản; khai thác Internet; chuyển đổi định dạng tập tin; sử dụng thư điện tử; sử dụng PowerPoint; sử dụng Excel; xử lý dữ liệu và quản lý chương trình giảng dạy (Word processing; Internet; File navigation; Email; Presentation packages; Spreadsheets; Databases and Curriculum Manager) và các số liệu nghiên cứu thực tế về việc sử dụng các kỹ năng này của giáo viên Tây úc. [16]

2.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước

Trong cuốn “Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử” (2009) do tác giả Nguyễn Thị Côi (chủ biên), ngoài mục đích nâng cao trình độ nhận thức, khoa học cho người học và đưa ra một số biện pháp, con đường để nâng cao trình độ nghiệp vụ ở những kỹ năng cho là quan trọng như: nói, viết, vẽ, sử dụng bảng đen… Tác giả cũng đã đề cập đến việc bồi dưỡng một số kỹ năng sử dụng và khai thác phương tiện công nghệ như: khai thác thông tin Internet và sử dụng phần mềm MS. PowerPoint trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. [6]

Bài viết “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông – Một hướng tích cực trong đổi mới dạy học lịch sử ở trường phổ thông” của tác giả Trần Quốc Tuấn và Đoàn Văn Hưng (trong cuốn Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học


lịch sử ở trường Phổ thông, GS.TS Phan Ngọc Liên (chủ biên), trang 463 - 478) đã nêu ra biện pháp xây dựng một đoạn phim tư liệu phù hợp với nội dung và mục đích giảng dạy bằng cách sử dụng phần mềm Hero để cắt, nối các đoạn phim tư liệu Lịch sử có sẵn. [16]

Đặc biệt phải nói đến cuốn “Phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh như thế nào” (Nxb Giáo dục Hà Nội, 1970) của I.F.Kharlamop tác giả cũng đã khẳng định vai trò của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông: “Việc dạy học trực quan không những làm cho quá trình học tập thêm sinh động, nó còn góp phần rèn luyện tư duy phân tích, tập cho các em nhìn thấy bản chất của sự kiện ẩn sau các hình thức và biểu hiện bên ngoài, kích thích tính ham hiểu biết cho các em”. [16]

Trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1973) của N.G.Đai-ri đã nêu rõ vai trò của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học “Sử dụng tài liệu trực quan như một nguồn nhận thức, đem lại tính cụ thể và hình ảnh của sự kiện, có giá trị lớn lao, vì chúng cho phép học sinh hình dung lại quá khứ”. [16]

Đề tài “Ứng dụng GIS trong xây dựng công cụ hỗ trợ dạy và học Địa lí lớp 12” của Lê Thùy Ngân (CN), Nguyễn Thị Xuân An, Trần Thị Ngọc Vân (2012) đã nghiên cứu và phân tích những lợi ích của việc sử dụng bản đồ số, hình ảnh trực quan vào trong hỗ trợ dạy và học Địa lý. Thông qua đề tài này tôi được tiếp cận với cơ sở lý luận của Storymap như khái niệm, vai trò của StoryMap.

Tác giả Đặng Thị Mỹ Lan của Viện nghiên cứu địa chính Trung tâm công nghệ cao đã biên soạn và dịch tài liệu “Tài liệu hướng dẫn sử dụng ArcGIS” (2003). Nhờ tài liệu này tôi có thêm thông tin trong việc sử dụng phần mềm ArcGIS và cách vận dụng phần mềm vào trong dạy học.


Chương trình Lịch sử cấp trung học phổ thông của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã cung cấp thông tin về mục tiêu, nội dung của chương trình lịch sử trung học phổ thông đặc biệt là chương trình lịch sử lớp 10. Từ đó chúng tôi có thể đánh giá được vai trò và ý nghĩa của StoryMap đối với dạy học lịch sử ở Việt Nam hiện nay, hỗ trợ phân tích nội dung chương trình lịch sử lớp 10 và cách vận dụng StoryMap vào trong chương trình dạy học Lịch sử lớp 10.

Bài viết “Ứng dụng Arcgis Online - Story Map trong việc xây dựng Webgis giới thiệu Biển Đảo Việt Nam”, Hội thảo khoa học cấp tỉnh “Giáo dục chủ quyền biển đảo và bảo vệ biển đảo trong trường học” Nha Trang 14/7/2015, trang 73 của tác giả Ngô Anh Tú, đã giúp tôi tìm hiểu và nghiên cứu thấy được việc sử dụng Arcgis Online - StoryMap trong dạy học bộ môn Lịch sử là một công cụ hỗ trợ rất tốt trong việc tiếp cận lịch sử gần với người học, từ đó người học có thể chiếm lĩnh kiến thức lịch sử một cách đơn giản và dễ nhớ.

Luận văn thạc sĩ “Một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ theo hướng dạy học tích cực cho Giáo viên Lịch sử tốt nghiệp trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, (2012) của tác giả Ninh Thị Hạnh đã đề cập đến việc nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ trong quá trình dạy học của một người giáo viên đứng trên bục giảng dạy.

Như vậy, từ nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về tác dụng của StoryMap dưới góc độ là một phương pháp dạy học mới, có ưu thế đặc biệt trong việc truyền tải thông tin và có khả năng vận dụng vào dạy học hiện đại là một hướng đi mới cho việc thay đổi và đổi mới phương pháp dạy học hiện nay theo hướng tích cực của người học. StoryMap đóng vai trò và ý nghĩa trong việc hỗ trợ và thay đổi chương trình dạy học nói chung và môn lịch sử nói riêng. StoryMap còn phản ánh sự hiện đại hóa môi trường học tập và làm thay đổi thái độ, suy nghĩ của học sinh về môn học lịch sử. Tuy nhiên việc vận dụng

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí