Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bắc sông hương tỉnh Thừa Thiên Huế - 6


Tăng cường công tác giám sát tiền vay

Giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng tiền vay của KH sau khi ngân hàng giải ngân sẽ giúp chi nhánh giảm thiểu rủi ro. Là một trong những biện pháp quan trọng giúp nâng cao CLTD. Việc giám sát này sẽ giúp chi nhánh nắm bắt được đồng vốn của mình đầu tư có được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả không.

Chi nhánh cần thực hiện công tác giám sát theo những hướng sau để đạt hiệu

quả tối ưu nhất:

- Thời gian kiểm tra: bên cạnh việc kiểm tra, giám sát thường xuyên thì cũng nên tăng cường những cuộc kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện ra những sai trái.

- Kiểm soát và thường xuyên theo dõi những khoản vay lớn, những khoản vay nghi ngờ có vấn đề bởi bất cứ một sai phạm nào cũng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của chi nhánh.

- Tổ chức giám sát tiền vay của KH một cách nghiêm túc, cẩn thẩn để đánh giá được chất lượng khoản vay, tình hình TSĐB và tình hình tài chính của KH.

Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Thực hiện quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, định kỳ hàng tháng, hàng quý chi nhánh sẽ phối hợp với các phòng ban cùng cán bộ kiểm soát thành lập đoàn kiểm tra và sẽ kiểm tra chéo. Kiểm soát phải bám vào nhiệm vụ kinh doanh của ngành, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, thể chế nghiệp vụ của ngành. Thông qua đó mà phát hiện những sai trái với quy định giúp cán bộ tín dụng kịp thời củng cố, chấn chỉnh. Ngoài ra, cần phải xử lý những cán bộ tín dụng làm sai nguyên tắc, sai chế độ quy định nâng cao trách nhiệm của cán bộ nói riêng, cán bộ ngân hàng nói chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

3.2.4. Nhóm giải pháp về xử lý nợ xấu

Nợ xấu là tình trạng không mong muốn của bất kỳ NHTM nào. Nhưng đây là một trong những rủi ro không thể tránh khỏi đối với các DN đặc biệt như ngân hàng. Vì vậy cần phải ngăn chặn và xử lý kịp thời để giảm thiểu nợ xấu.

Kiểm soát tín dụng

Thành lập một ban chỉ đạo xử lý nợ chuyên trách do giám đốc chi nhánh làm trưởng ban.


Kiểm tra CLTD: cập nhật thông tin phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu hàng ngày, rà soát hồ sơ tín dụng, kiểm tra thực tế KH hàng tháng, đề xuất các giải pháp xử lý nợ quá hạn và nợ xấu.

Quản lý và xử lý nợ xấu

Chi nhánh phân loại nợ xấu (nợ khó đòi, nợ xấu có khả năng thu hồi) theo các

tiêu thức đã được quy định, phân tích nguyên nhân thực trạng, khả năng giải quyết.

Các biện pháp xử lý nợ xấu:

- Đối với những KH có nợ quá hạn và nợ xấu, nhưng hoạt động SXKD vẫn bình thường, chi nhánh xem xét khả năng trả nợ và phương án SXKD trong thời gian tới có khả thi hay không. Để đưa ra quyết định cho vay vì việc giải ngân sẽ giúp cho KH này vượt qua khó khăn hiện tại để tiếp tục kinh doanh có hiệu quả.

- Đối với KH kinh doanh thua lỗ, khó khăn về tài chính:

+ Đối với khoản vay có TSĐB: chi nhánh rà soát lại TSĐB, xác định tình trạng hồ sơ, hồ sơ pháp lý để phát mại TSĐB để thu hồi. Đồng thời phối hợp với cơ quan bộ, ngành cho tiến hành phát mại TSĐB. Trong trường hợp phát mại TSĐB nhưng không đủ thu hồi đủ vốn thì buộc KH phần còn lại thông qua việc bán TS.

+ Đối với khoản vay không có TSĐB: trong trường hợp này chi nhánh cần kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của KH, các khoản phải thu của KH.

- Khởi kiện ra tòa: Hiện nay thì việc khởi kiện ra tòa chưa thành thói quen của các ngân hàng và đối với mọi người. Việc khởi kiện ra tòa sẽ có tác dụng đối với những KH không có thiện chí trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

3.2.5. Một số giải pháp khác

Xây dựng chế độ khen thưởng phù hợp, thực hiện chế độ khuyến khích cả về mặt tinh thần lẫn vật chất, phát động các phong trào thi đua cán bộ giỏi nhằm kích thích các hoạt động tích cực trong công tác tín dụng. Mặt khác, nên có những buổi thảo luận giữa những người có chuyên môn để có thể cùng nhau học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Có như vậy mới tạo môi trường cạnh tranh làm việc.

Nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng truyền thống đồng thời phát triển các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Đặc biệt là phát triển ngân hàng điện tử. Nhanh chóng mở rộng các dịch vụ mới và tăng cường các khoản thu từ dịch vụ đó.


PHẦN III. KẾT LUẬN


1. Kết luận

Với mục tiêu góp phần giúp Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam trở thành ngân hàng bán lẻ lớn nhất Việt Nam. Và NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành chi nhánh lớn nhất của tỉnh nhà, chi nhánh đã không ngừng phát triển các dịch vụ mà còn nâng cao uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường. Việc nâng cao CLTD không chỉ ảnh hưởng đến ngân hàng và KH mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước. Do đó mà việc nâng cao CLTD là vấn đề quan trọng hàng đầu cần đặt ra. Vì vậy việc nghiên cứu thực trạng là điều cần phải làm để tìm ra nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp giúp chi nhánh phát triển hơn.

Trên cơ sở lý thuyết đã được học cùng với thực tiễn qua, thời gian thực tập tốt nghiệp tại NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế đề tài khóa luận đã đề cập đến nội dung sau:

- Hệ thống hóa và làm rõ hơn các vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng của NHTM, đồng thời cũng nêu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến CLTD.

- Nghiên cứu, đánh giá, phân tích thực trạng CLTD tại NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Sông Hương.

- Khóa luận đã nghiên cứu và đưa ra các giải pháp có khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao CLTD tại NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Sông Hương.

2. Những hạn chế trong quá trình nghiên cứu

- Do điều kiện thời gian thực tập không được dài đồng thời cũng gặp hạn chế về

kiến thức, kinh nghiệm thực tế cũng như việc tiếp cận số liệu gặp nhiều khó khăn.

- Việc đánh giá CLTD cần phải dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau nhưng việc

tiếp cận với số liệu cụ thể cho từng tiêu chí là khó khăn.

- Trong quá trình nghiên cứu đề tài vẫn còn nhiều sai sót khâu tính toán vì số liệu chỉ mang tính tương đối.

Vì vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo và thầy cô để khóa luận

hoàn thiện hơn.


3. Hướng nghiên cứu phát triển đề tài trong tương lai

- So sánh chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Sông Hương với chất lượng tín dụng của các NHTM khác trên địa bàn tỉnh.

- Có điều kiện đi sâu nhiều hơn vào các yếu tố tác động đến chất lượng tín

dụng, cải thiện những hạn chế của đề tài.

- Ngoài ra, tác giả muốn nghiên cứu số liệu sơ cấp về sự đánh giá chất lượng tín dụng từ phía khách hàng.

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khóa luận này tôi xin gửi lời cám ơn chân 1


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành được khóa luận này, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến quý thầy cô giáo Khoa Kế toán – Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt thời gian bốn năm học vừa qua.

Trân trọng cám ơn đến ban lãnh đạo cùng các anh chị trong Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Bắc Sông Hương, Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập cũng như thu thập những thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu và nắm bắt được tình hình thực tế của ngân hàng.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến Giáo viên hướng dẫn TS. Trần Thị Bích Ngọc đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này.

Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!

Sinh viên thực hiện


Nguyễn Nhật Phước Lộc

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của bản 2


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của bản thân, dưới sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn TS. Trần Thị Bích Ngọc và tham khảo một số tài liệu khác trên internet và các khóa luận khóa trước được thể hiện cụ thể và đầy đủ trong mục tài liệu tham khảo.

Các số liệu sử dụng trong quá trình nghiên cứu là có nguồn gốc, cơ sở và được xác nhận bởi đơn vị thực tập Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Bắc Sông Hương, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nếu phát hiện sự gian lận nào tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng

bảo vệ.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Nhật Phước Lộc

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 2

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2

5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI: 4

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT

LƯỢNG TÍN DỤNG 5

1.1.LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 5

1.1.1.Khái niệm tín dụng ngân hàng. 5

1.1.2.Phân loại tín dụng ngân hàng. 6

1.1.2.1.Dựa vào mục đích của tín dụng 6

1.1.2.2.Dựa vào thời hạn tín dụng 6

1.1.2.3.Dựa vào bảo đảm tín dụng 6

1.1.2.4.Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay 6

1.1.2.5.Các phương thức cho vay 7

1.1.3.Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trường 7

1.1.3.1.Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ vốn tối ưu 7

1.1.3.2.Tín dụng ngân hàng là công cụ điều tiết lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh

tế của Nhà nước. 8

1.1.3.3.Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu tiết kiệm và mở rộng đầu tư cho nền kinh

tế. 8

1.1.3.4.Tín dụng ngân hàng là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho NHTM 9

1.1.3.5.Tín dụng ngân hàng là công cụ góp phần tăng cường chế độ hoạch toán kinh tế

của các đơn vị kinh tế. 9

1.1.4.Quy trình cấp tín dụng 9

1.2.CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

TÍN DỤNG 10

1.2.1.Khái niệm chất lượng 10

1.2.2.Khái niệm chất lượng tín dụng 10

1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 11

1.2.3.1.Các nhân tố về phía ngân hàng 11

1.2.3.2.Các nhân tố thuộc về khách hàng 12

1.2.3.3.Những nhân tố thuộc về môi trường hoạt động ngân hàng 13

1.2.4.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 14

1.2.4.1.Chỉ tiêu định tính 14

1.2.4.2.Chỉ tiêu định lượng 14

1.2.5.Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BẮC SÔNG HƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 21

2.1.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BẮC SÔNG HƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.

.......................................................................................................................................21

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bắc Sông Hương Tỉnh Thừa Thiên Huế 21

2.1.2.Các hoạt động chính của chi nhánh 22

2.1.3.Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 22

2.1.3.1.Cơ cấu tổ chức 22

2.1.3.2.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 23

2.1.4.Tình hình lao động và kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế. 24

2.1.4.1.Tình hình lao động 24

2.1.4.2.Tình hình về tài sản và nguồn vốn 27

2.1.4.3.Kết quả hoạt động kinh doanh 31

2.2.Tình hình hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bắc Sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế. 35

2.2.1.Hoạt động huy động vốn 35

2.2.2.Hoạt động sử dụng vốn 38

2.3.Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bắc Sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế 40

2.3.1.Tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, tỉnh Thừa Thiên Huế. 40

2.3.1.1.Quy mô tín dụng phân theo kì hạn 40

2.3.1.2.Quy mô tín dụng phân theo cơ cấu khách hàng 43

2.3.1.3.Quy mô tín dụng phân theo mục đích sử dụng 46

2.3.2.Phân tích chất lượng tín dụng 49

2.3.2.1.Tình hình nợ xấu 49

2.3.2.2.Hiệu suất sử dụng vốn tín dụng 51

2.3.2.3.Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng 52

2.3.2.4.Chỉ tiêu tỷ lệ sinh lời tín dụng 54

2.4. Đánh giá chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bắc Sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế 55

2.4.1.Kết quả đạt được 55

2.4.2.Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 55

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BẮC SÔNG HƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 57

3.1. Mục tiêu tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông

Thôn Bắc Sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế. 57

3.1.1.Mục tiêu chung 57

3.1.2.Mục tiêu cụ thể 57

3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bắc Sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế. 58

3.2.1.Nhóm giải pháp về khách hàng 58

3.2.2.Nhóm giải pháp về nhân sự 59

3.2.3.Nhóm giải pháp về nghiệp vụ tín dụng 59

3.2.4.Nhóm giải pháp về xử lý nợ xấu 62

3.2.5.Một số giải pháp khác 63

PHẦN III. KẾT LUẬN 64

1.Kết luận 64

2.Những hạn chế trong quá trình nghiên cứu 64

3.Hướng nghiên cứu phát triển đề tài trong tương lai 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. NHTM Ngân hàng thương mại

2. DN Doanh nghiệp

3. NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4. KH Khách hàng

5. TCTD Tổ chức tín dụng

6. NHNN Ngân hàng Nhà Nước

7. SXKD Sản xuất kinh doanh

8. NSNN Ngân sách nhà nước

9. CBCNV Cán bộ công nhân viên

10. GĐ Giám đốc

11. PGĐ Phó giám đốc

12. TSCĐ Tài sản cố định

13. HĐTD Hoạt động tín dụng

14. CLTD Chất lượng tín dụng

15. TSĐB Tài sản đảm bảo

16. DSCV Doanh số cho vay

17. DSTN Doanh số thu nợ

18. TGTK Tiền gửi tiết kiệm


Bảng 1: Tình hình lao động của chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012 25

Bảng 2 : Tình hình tài sản và nguồn vốn của chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012 30

Bảng 3 : Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh

giai đoạn 2010 – 2012 33

Bảng 4 : Tình hình huy động của chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012 37

Bảng 5 : Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh 2010 – 2012 39

Bảng 6 : Tình hình cho vay, dư nợ, thu nợ phân theo kì hạn của chi nhánh

giai đoạn 2010 – 2012 41

Bảng 7 : Tình hình cho vay, dư nợ, thu nợ phân theo cơ cấu khách hàng của chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012 45

Bảng 8 : Tình hình cho vay, dư nợ, thu nợ phân theo mục đích sử dụng vốn

của chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012 48

Bảng 9 : Tình hình nợ xấu của chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012 49

Bảng 10: Hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012 51

Bảng 11: Đánh giá vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012 53

Bảng 12: Tỷ lệ sinh lời tín dụng của chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012 54

Ngày đăng: 19/04/2022