Trong Thực Hiện Các Nội Dung Công Tác Dân Vận Của Các Sư Đoàn Thuộc Quân Đội Nhân Dân Lào


phòng. Cùng với đó, cấp ủy, lãnh đạo các sư đoàn đã chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch và phân công cho các cơ quan, đơn vị và đội công tác chuyên trách dân vận thường xuyên bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện, vũ khí, trang bị kỹ thuật. Như vậy, 100% phương tiện, vũ khí trang bị đã được bảo quản, bảo dưỡng với hệ số kỹ thuật an toàn tuyệt đối. Trong đó, các sư đoàn đã trang bị phương tiện 5 xe quân sự UAZ (thần thánh) cho các 5 đội công tác 201, 202, 203, 204, 205, để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Ngoài ra, còn cung cấp 10 bác sĩ tăng cường cho các đội công tác chuyên trách dân vận để chăm sóc sức khỏe của bộ đội và nhân dân ở địa phương 62.

3.1.2. Những khuyết điểm, hạn chế

3.1.2.1. Trong thực hiện các nội dung công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào

Một là, hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh vẫn còn một số tồn tại.

Đó là, công tác QP, AN ở một số nơi vẫn chưa phải là nghĩa vụ của người dân, phòng trào xây dựng làng chiến đấu, cụm bản chiến đấu vẫn làm được ít chưa đạt được mục tiêu đặt ra, công tác phòng ngừa tiêu cực trong xã hội chưa giải quyết kịp thời, việc nắm chắc tình hình địa phương và nhân dân chưa thực sự làm tốt; công tác giáo dục, quán triệt chính trị, tư tưởng cho các tầng lớp nhân dân mặc dù đã làm được nhiều, nhưng tính chủ động, sáng tạo của nhân dân trong sự phát triển bản thân mình, tính tự lực, tự cường của một số nhân dân chưa cao. Công tác triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết và các chương trình, kế hoạch về công tác QP, AN của một số cơ quan, đơn vị và cán bộ, chiến sĩ chưa thực hiện nghiêm túc; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn còn tiềm ẩn nhân tố phức tạp; một số cơ quan, đơn vị chưa chú trọng công tác tiếp xúc, đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại theo thẩm quyền; công tác nắm chắc tình hình ở địa phương và xử lý thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội có lúc chưa kịp thời; chất lượng hoạt động của lực lượng du kích, dân quân tự vệ còn nhiều mặt hạn chế; về trang bị vũ khí, kỹ thuật


phục vụ cho lực lượng du kích, dân quân tự vệ vẫn còn thô sơ, lạc hậu so được sử dụng qua nhiều năm từ thời chiến tranh.

Hai là, tham gia xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở địa bàn đóng quân; góp phần đảm bảo giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Bên cạnh những kết quả đạt được, CTDV của các sư đoàn vẫn còn những hạn chế nhất định cần khắc phục. Đó là nhận thức về vị trí, vai trò CTDV của cán bộ, chiến sĩ chưa thật sự đầy đủ; chức năng tham mưu của một số cơ quan, đơn vị giúp địa phương thực hiện công tác QP, AN còn hạn chế. Nội dung phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở chưa được chú trọng đúng mức, có mặt còn hạn chế; việc nắm chắc tình hình cơ sở có một số đơn vị có lúc chưa kịp thời, thiếu chặt chẽ. Chức năng, nhiệm vụ của một số bộ phận trong tổ chức chính quyền địa phương chưa được xác định rành mạch, trách nhiệm không rõ; còn nhiều tình trạng tham nhũng, quan liêu xảy ra ở nhiều nơi, có những nơi nghiêm trọng; việc đổi mới nền kinh tế ở cơ sở còn nhiều mặt yếu kém, bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý của các cơ quan chính quyền địa phương; vai trò tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo địa phương tham gia xây dựng khu vực phòng thủ còn hạn chế; việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về CTDV vẫn còn chậm, có lúc chưa sát thực tiễn. Kết quả điều tra, khảo sát từ tháng 1 năm 2020 với các đối tượng cụ thể có 59% ý kiến của sĩ quân, quân nhân chuyên nghiệp cho rằng: Hiện tượng tiêu cực xã hội tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu của cán bộ lãnh đạo trong thực hiện CTDV luôn thường xuyên xảy ra rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng giảm hiệu quả CTDV của các sư đoàn hiện nay [Biểu 8].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Ba là, hoạt động giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội; đẩy mạnh sản xuất, giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn ở địa bàn vẫn còn yếu kém

Kinh tế ở địa phương mặc dù đã có sự tăng trưởng, nhưng cơ bản chưa vững mạnh; chênh lệch về mặt kinh tế sản xuất, vẫn còn khai thác tài nguyên thiên nhiên, có nhiều trưởng hợp không bền vững và không thân thiện với môi trường. Ứng

Công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay - 12


dụng kiến thức về mặt khoa học, kỹ thuật - công nghệ vào trong sản xuất còn hạn chế, làm cho năng suất thấp; xây dựng nền tảng cho sự phát triển công nghiệp và nông nghiệp hiện đại còn chậm, chưa thỏa đáng. Cơ cấu đầu tư Nhà nước nặng nề nhưng việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa rất khổng lồ, sự đầu tư trong phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế; Việc sử dụng ngân sách nhà nước cũng xa xỉ. Nền văn hóa tốt đẹp của dân tộc bị suy giảm, có một số hành vi sai lầm của xã hội, một số phong tục tập quán làm suy thoát sự phát triển kinh tế. Tình hình tiêu cực trong xã hội có sự lan tỏa, nhất là hiện tượng chơi ăn xa xỉ, ma túy và thảm họa trong xã hội... Việc tổ chức nhóm sản xuất, chia vùng sản xuất, sự phân bố và quản lý sử dụng đất, rừng để sản xuất hàng hóa của nhân dân vẫn chưa có phong trào rộng rãi, có nhiều nơi vùng trọng điểm, vùng sâu, vùng xa chưa khai thác, sử dụng thế mạnh của nhân dân; đó là lý do làm cho không có yếu tố phát triển mới xảy ra, nhất là gia đình tiêu biểu, làng tiêu biểu trong sản xuất kinh tế. Ở nhiều vùng vẫn còn thiếu cán bộ chuyên trách lãnh đạo nhân dân sản xuất, nhất là chuyên môn trồng trọt, chăn nuôi. Các chương trình, kế hoạch phát kinh tế, VH-XH, củng cố hệ thống chính trị, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm khác đã khôi phục lại khá nhiều, nhưng sự cung cấp về mặt ngân sách có gặp nhiều khó khăn. Công tác phòng, chống hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn của đơn vị và địa phương còn một số hạn chế, khó khăn; việc ứng dụng khoa học công nghệ của địa phương nhất là công nghệ dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, cảnh báo lũ còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai và chưa sát với thực tế; cán bộ, chiến sĩ chưa được đào tạo chuyên môn phòng chống thiên tai nên việc triển khai hoạt động ở cơ sở còn hạn chế; công tác phối hợp với các ngành trong phòng chống thiên tai chưa đáp ứng yêu cầu nhất là việc tuyên truyền, vận động thông qua các hoạt động VH-XH. Sử dụng ngân sách nhà nước trong phòng, chống thiên tai có lúc, có nơi còn chưa đúng mục đích; cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn các bộ, ngành còn hạn chế, lạc hậu, chưa được trang bị đồng bộ. Kết quả điều tra, khảo sát từ tháng 1 năm 2020 với các đối tượng cụ thể như: Có 22% kiến của sĩ quân, quân nhân chuyên nghiệp việc


trang bị cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật phục vụ cho CTDV của các sư đoàn vẫn còn hạn chế [Biểu 8].

Bốn là, việc tổ chức xây dựng bộ máy, cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng chưa cao.

So với yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong sự nghiệp cách mạng mới, đặc biệt là theo hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng về CTDV cho thấy rằng là việc củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ chưa hợp lý và thiếu năng lực tiến hành nhiệm vụ đã phân công, việc lựa chọn và sắp xếp cán bộ, đảng viên, chiến sĩ không đúng đối tượng; kiến thức, khả năng làm việc của một số cán bộ, chiến sĩ còn hạn chế; cán bộ được bố trí đầy đủ nhưng chất lượng CTDV còn thấp; các cơ quan, đơn vị chuyên trách làm tham mưu CTDV cho các sư đoàn trưởng còn thiếu chế độ báo cáo; công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết vấn đề phát sinh, điểm nóng ở một số nơi còn lúng túng. Kỹ năng tuyên truyền, vận động nhân dân của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ chưa thực hiện tốt, chưa nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và vụ việc phức tạp của người nhân dân để có biện pháp xử lý phù hợp; công tác chính sách chưa đáp ứng yêu cầu, lợi ích chính đáng của nhân dân; tình tạng bức xúc, xáo trộn xã hội kéo dài chưa được xử lý; các thế lực thù địch lợi dụng kích động một bộ phận nhân dân xuyên tạc, nói xấu chủ trường, đường lối của Đảng, gây ra nhiều vụ việc phức tạp, tạo “điểm nóng” về an ninh trật tự trong xã hội. Hơn nữa kỹ năng vận động nhân dân của đội ngũ cán bộ còn nhiều mặt hạn chế. Do đó, việc nắm bắt tình hình tâm tư nguyện vọng của nhân dân, nắm bắt thông tin, báo cáo những vấn đề nảy sinh ở địa phương chưa kịp thời; việc giải quyết một số vụ việc phức tạp còn lúng túng, có một số nơi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân dẫn đến phát sinh điểm nóng đổ xuất. Kết quả điều tra, khảo sát có 19% ý kiến của sĩ quân, quân nhân chuyên nghiệp cho rằng: Việc tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ dân vận vẫn còn hạn chế; và có 10% ý kiến của sĩ quân, quân nhân chuyên nghiệp về việc giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, bồi dưỡng năng lực tiến hành CTDV cho cán bộ, chiến sĩ chưa tốt [Biểu 8].

Năm là, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận Lào Xây dựng đất nước, các đoàn thể nhân dân cùng cấp và các cơ quan liên quan làm tốt


công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền về công tác dân vận trên địa bàn đóng quân còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ.

Các sư đoàn có Ban dân vận và đội công tác chuyên trách nắm chắc tình hình, trực tiếp phối hợp với cấp ủy, chính quyền và Mặt trận Lào xây dựng đất nước, các đoàn thể chính trị - xã hội và các lực lượng có liên quan có lúc chưa thường xuyên, thiếu đồng bộ; nội dung, biện pháp xây dựng quy chế phối hợp chưa chặt chẽ; việc phân công các nhiệm vụ của từng khu vực phụ trách giữa các sư đoàn với lực lượng bộ đội địa phương, công an nhân dân tỉnh có thời điểm thiếu thống nhất, chồng chéo trách nhiệm chưa thật rõ. Việc nắm chắc tình hình địa bàn và phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền ở địa phương của một số đơn vị còn hạn chế, nên hoạt động CTDV còn bị động, dàn trải, khi có tình huống xẩy ra xử lý còn lúng túng, chưa phù hợp. Các chương trình phối hợp ở một số đơn vị có lúc, có nơi chưa được chặt chẽ, đội ngũ cán bộ dân vận còn phải kiêm nhiệm, trong công tác tham mưu kế hoạch nhiều nơi chưa sát, chủ quan; năng lực, trình độ, kinh nghiệm và phương pháp tổ chức thực hiện CTDV của đội ngũ cán bộ còn hạn chế.

3.1.2.2. Trong thực hiện các phương thức công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào

Một là, công tác xây dựng, ban hành chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch về công tác dân vận chưa triển khai và thực hiện sâu sắc.

Sự biến đổi chủ trương, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành chương trình, kế hoạch để tổ chức thực hiện và lãnh đạo tiến hành trong thực tế ở cơ sở chưa thực sự làm tốt, nó được thể hiện từ trách nhiệm với nhiệm vụ chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên, chiến sĩ chưa cao, thiếu ý thức sáng tạo trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, vẫn chờ đợi chỉ thị, nghị quyết và kế hoạch của cấp trên mà nó được biểu hiện trong việc nắm chắc tình hình và giải quyết các vấn đề nảy sinh ở địa bàn, chưa gắn với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phong cách làm việc và lối sống của một số cán bộ, đảng viên, chiến sĩ vẫn chưa trở thành gương mẫu cho người dân, ý thức chấp hành kỷ luật của một số cán bộ, chiến sĩ chưa nghiêm túc, chưa thực sự tích cực rèn luyện bản thân mình vào trong quá trình thực hiện thi đua xây dựng


“Đơn vị dân vận gương mẫu”. Chưa chủ động nắm cơ hội để rèn luyện và phát triển bản thân mình trưởng thành trong phong trào dân vận cụ thể, có suy nghĩ chờ đợi, nản lòng, trách nhiệm công tác ở cơ sở chưa làm đầy đủ; có một số cán bộ chiến sĩ có hiện tượng nịnh bợ dựa vào cấp trên, phong cách làm việc để lãnh đạo chính quyền địa phương vùng đơn vị đặc trách chưa đúng theo hướng và sát với thực tế. Mặt khác, về trình độ, nhận thức của một số cán bộ, đảng viên, chiến sĩ với chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa chặt chẽ, một bộ phần nhân dân ý thức tự giác còn thấp, chưa chủ động tham gia phát triển giải quyết vấn đề hộ nghèo nàn, vẫn còn có suy nghĩ dựa vào tổ chức của Đảng, Nhà nước hỗ trợ. Qua điều tra, khảo sát có 43% ý kiến của sĩ quân, quân nhân chuyên nghiệp cho rằng: Do nguyên nhân của hạn chế về trình độ nhận thức, khả năng của cán bộ, chiến sĩ làm giảm hiệu quả đến chất lượng CTDV [Biểu 8]

Hai là kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục của cán bộ, chiến sĩ chưa hợp lý, còn tỏ ra lúng túng.

Mặc dù trong thời gian qua cán bộ, chiến sĩ của các sư đoàn đã tích cực hoạt động tiến hành CTDV bằng kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục nhân dân ở địa bàn từng nhiều đối tướng, nhưng các nội dung, phương thức tuyên truyền, thuyết phục vẫn còn thiếu thốn, chưa thực sự dân chủ với người dân nên tính hiệu quả chưa cao. Nội dung tuyên truyền, thuyết phục không có bất kỳ suy nghĩ sáng tạo và hấp dẫn trong lòng dân, cán bộ tuyên truyền phần lớn là người dân tộc mà chưa được đào tạo kiến thức chuyên môn, điều kiện làm việc cụ thể cũng chưa được cung cấp và trang thiết bị phục vụ cho công tác tuyên truyền, thuyết phục hầu hết còn thiếu thốn nên công việc kém hiệu quả. Công tác tiếp cận cơ sở địa phương để nắm được từng đối tượng và giáo dục, tuyên truyền về mặt chính trị, tư tưởng cho các tầng lớp nhân dân vẫn chưa làm tốt; một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức sâu sắc và hiểu rõ với trách nhiệm chính trị của mình đối với CTDV nói chung, nói riêng là công tác tuyên truyền, thuyết phục, vẫn còn suy nghĩ dựa chờ đợi, thả trách nhiệm cho cấp trên, làm việc theo cách riêng của mình, máy móc, hơn nữa có thái độ bướng bỉnh với tổ chức cấp trên, làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, thuyết phục không có hiệu quả, một số nhân dân bị bỏ bê, bị kẻ thù lợi


dụng làm điều xấu, vi phạm pháp luật quốc gia. Mặt khác, tổ chức chính quyền địa phương, Mặt trận Lào Xây dựng đất nước, các đoàn thể chính trị xã hội và các lực lượng có liên quan trong thực hiện phối hợp chế độ báo cáo, cung cấp thông tin với nhau còn chậm, kéo dài. Như vậy, qua tiến hành điều tra, khảo sát ý kiến của sĩ quân, quân nhân chuyên nghiệp có 8% với thái độ của nhân dân bắt buộc phải tin tưởng đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước [Biểu 8].

Ba là, sự phối hợp liên kết với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và các lực lượng có liên quan trên địa bàn trong xây dựng các chương trình, kế hoạch có lúc chưa chặt chặt.

Sự lãnh đạo, gắn bó chặt chẽ phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và các lực lượng có liên quan trên địa bàn trong phong trào tiến hành CTDV chưa phải là một hệ thống liên tục và đạt được mục tiêu đặt ra; bởi vì vẫn còn cấp ủy, lãnh đạo một số ngành còn coi nhẹ CTDV là công việc làm thêm hoặc công việc duy nhất của cán bộ dân vận đó, vẫn thiếu quan điểm lãnh đạo của Đảng đối với CTDV và nhận thức hiểu biết đối với kế hoạch phát triển KT-XH giữa CTDV với nhiệm vụ chính trị của các ngành đó là công việc duy nhất. Công tác phối hợp giáo dục, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho các tầng lớp nhân dân, mặc dù đã tổ chức nhiều lần nhưng nhận thức, hiểu biết chấp hành đối với đường lối, pháp luật của Đảng, Nhà nước chưa cao, vẫn còn nhiều vấn đề tiêu cực trong xã hội xảy ra, nhất là ý tưởng cơ hội tìm kiếm lợi ích bất chính, bất công xã hội, khai thác tài nguyên, sử dụng trái phép vũ khí, khai thác rừng trái phép, buôn bán ma túy... Qua điều tra, khảo sát có 32% ý kiến của sĩ quân, quân nhân chuyên nghiệp cho rằng: Việc phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận Lào Xây dựng đất nước, các đoàn thể chính trị - xã hội và các lực lượng có liên quan chưa hiệu quả thiết thức, phần lớn mang tính hình thức [Biểu 8].

Bốn là, trong hoạt động lãnh đạo công tác dân vận bằng tổ chức bộ phận chuyên trách thời gian qua cũng còn bộc lộ một số hạn chế.

Song, dù có nhiều cố gắng nhưng bộ phận chuyên trách dân vận chưa làm

được như: về CTDV ở một số cơ quan, đơn vị còn chậm thực hiện; nội dung báo


cáo chưa sát với tình hình thực tế; có một số cán bộ, chiến sĩ còn xem nhẹ trong thực hiện nhiệm vụ CTDV ở địa phương, vẫn chưa được chứng minh đến phục vụ lợi ích của người dân; công tác nắm bắt tình hình tâm tư, nguyện vọng và giải quyết vụ việc phức tạp cơ sở chưa kịp thời, còn hạn chế dẫn đến nhiều việc phát sinh… Công tác luân chuyển cán bộ làm công dân vận chưa thật sự phù hợp với năng lực, nhiệm vụ chuyên môn, dẫn đến việc không thích ứng được môi trường làm việc ở cơ sở địa phương, chưa phát huy được vai trò của cán bộ, chiến sĩ trong quần chúng nhân dân; công tác củng cố đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chuyên trách ở một số cơ quan, đơn vị chưa đạt mục tiêu, yêu cầu của trên đặt ra; việc củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng của một số cơ quan, đơn vị còn lúng túng, chưa kịp thời, dẫn đến việc triển khai thực hiện còn gặp khó khăn. Phương pháp tuyên truyền, vận động nhân dân của các bộ phận chuyên trách chưa phù hợp với mục đích và đối tượng tiến hành. Qua điều tra, khảo sát có 6% ý kiến của hạ sĩ quân, chiến sĩ cho rằng: Nếu cấp trên giao nhiệm vụ CTDV ở địa phương vẫn ngần ngại, khó thực hiện và có 10% ý kiến của hạ sĩ quân, chiến sĩ cho rằng: Hạ sĩ quân, chiến sĩ phần lớn đã học qua các nhà trường trong quân đội nhưng sự hiểu biết và vận dụng kiến thức vào trong quá trình thực hiện CTDV hiệu quả thấp nếu do với học qua các nhà trường [ Biểu 10].

Năm là, có một số bộ phận không nhỏ của cán bộ, chiến sĩ có biểu hiện suy thoái, biến chất, chưa thể hiện vai trò gương mẫu.

Một số bộ phận cán bộ, chiến sĩ làm việc vì lợi ích cá nhân, chưa thực sự gương mẫu về đạo đức, lối sống; không thẳng thắn, trách nhiệm trước mọi bức xúc của nhân dân, nên đã tạo ảnh hưởng cho tình hình ở một số địa bàn đặc trách có diễn biến tiêu cực hết sức phức tạp. Đồng thời một số cán bộ, chiến sĩ còn thiếu gương mẫu, suy thoái về tư tưởng chính trị, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của nhân dân; thiếu nghiên cứu chu đáo, có ý tưởng chờ đợi, thiếu gương mẫu lãnh đạo nhân dân, thấy lợi ích của cá nhân nhiều hơn công cộng, có một số nơi xảy ra hiện tượng vi phạm kỷ luật quân hệ quân dân; cộng với khâu lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác của một số lãnh đạo các cấp thiếu sự kiểm tra, giám sát; không đẩy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/01/2023