Năng Lực Hoạt Động Của Các Chủ Thể Kinh Doanh Du Lịch


khi người mua hiểu được giá cả hàng hóa và dịch vụ cao là do việc nâng cao chất lượng hoặc đó là đặc thù của sản phẩm du lịch có tính mới mẻ, độc đáo đã lôi cuốn khách du lịch, lúc đó cầu du lịch lại tăng.

Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội và cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Cơ cấu dân số, đặc điểm dân cư và lao động có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển TTDL trong quá trình hội nhập. Các bộ phận dân cư khác nhau thường có mục đích du lịch và nhu cầu sử dụng hàng hóa và dịch vụ du lịch cũng khác nhau, thường trong một chuyến du lịch thì giới trí thức có nhu cầu khác với những người buôn bán, những người sống ở thành thị thường đi du lịch nhiều hơn những người sống ở nông thôn hay những người có trình độ văn hóa cao thường đi nhiều hơn những người có trình độ văn hóa thấp... Mặt khác, độ tuổi giới tính của du khách cũng làm ảnh hưởng đến cầu du lịch. Người già thường có nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh còn giới trẻ lại thích các loại hình du lịch năng động, mạo hiểm như leo núi, trượt tuyết, lướt ván... Việc sử dụng dịch vụ du lịch của các lứa tuổi khác nhau, nên hình thành cầu du lịch ở mỗi độ tuổi, giới tính cũng khác nhau cả về khối lượng và cơ cấu.

Bên cạnh đó, sự thân thiện, hiếu khách, trình độ hiểu biết của cộng động dân cư cũng như nét văn hóa đặc trưng bao gồm ngôn ngữ, ẩm thực, phong tục tập quán và tôn giáo của người địa phương yếu tố quan trọng để thu hút du khách trong và ngoài nước. Ngày nay, bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên, những giá trị bản sắc văn hóa thể hiện ở sự thân thiện, hiếu khách của người bản địa và nét văn hóa sẽ là điểm mạnh để thu hút và giữ chân du khách trong hành trình du lịch.

2.2.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hội tham gia phục vụ du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, hiện đại có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy TTDL phát triển trong thời kỳ hội nhập.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch bao gồm hệ thống các khách sạn, nhà hàng, rạp chiếu phim, công viên.... Trong quá trình đi du lịch, du khách không chỉ có nhu cầu thiết yếu mà còn có những nhu cầu đặc trưng và nhu cầu bổ sung. Do vậy, đòi hỏi cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có tính đồng bộ cao. Tính đồng bộ thể hiện: Đối với một khu du lịch cần có đầy đủ các thành phần như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, giải trí, công viên, rạp chiếu phim, bãi đậu xe và các dịch vụ khác.


Đối với dịch vụ lưu trú, khi đầu tư xây dựng và phục vụ khách trong nước và quốc tế ngoài các yếu tố tiện nghi của buồng ngủ còn phải có các khu vực khác phục vụ nhu cầu của du khách như ăn uống, thể thao, giải trí (massage, tắm hơi, spa...). Bên cạnh tính đồng bộ, tính hài hòa cân đối và độc đáo của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng là yếu tố thu hút du khách. Một nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống là chủ yếu nhưng cần phải có sự bố trí hài hòa giữa khu vực ăn uống với khu vực đón tiếp, bếp hay các công trình phụ trợ khác....Một khách sạn ngoài sự tiện nghi của buồng phòng thì nét kiến trúc độc đáo về nhà cửa, cảnh quan, đài phun nước, khuôn viên... sẽ thu hút khách du lịch càng nhiều.

Như vậy, nếu cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch đồng bộ, hiện đại, tiện nghi, các dịch vụ đa dạng, chất lượng cao là điều kiện lý tưởng để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước thúc đẩy TTDL phát triển và ngược lại, nếu cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch nghèo nàn, dịch vụ ít, kém chất lượng không kích thích khách du lịch trong và ngoài nước, kìm hãm sự phát triển của TTDL. Chính vì thế, đòi hỏi các nhà KD du lịch khi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch cần chú ý thiết kế tổng thể nhằm tạo ra được sự đồng bộ, hài hòa cân đối cả về lượng và chất. Tuy nhiên, cũng cần tính đến thực tế nhu cầu sử dụng các dịch vụ nhằm đảm bảo KD có hiệu quả trong mỗi dịch vụ cũng như tổng thể.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hội (kết cấu hạ tầng xã hội) bao gồm hệ thống giao thông, mạng lưới thông thin, liên lạc, hệ thống điện, nước... Đây là những yếu tố quan trọng nhằm khai thác tài nguyên du lịch, sản xuất ra các sản phẩm du lịch cung cấp ra TTDL nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước. Một quốc gia, địa phương có hệ thống giao thông chất lượng, hiện đại là nhân tố quan trọng kích thích sự tìm hiểu, khám phá của du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy trao đổi mua bán và mở rộng TTDL. Hệ thống mạng lưới thông tin, liên lạc, điện nước... đồng bộ, chất lượng tốt không chỉ phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho người dân mà còn cả du khách.

Hệ thống giao thông bao gồm cả đường bộ, đường thủy, đường hàng không là huyết mạch dẫn du khách tới điểm du lịch. Do vậy, nếu một quốc gia, địa phương có mạng lưới giao thông hoàn thiện, hiện đại, đồng bộ sẽ kích thích sự phát triển của cầu, từ đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của cung, mở rộng trao đổi mua bán trên TTDL. Mặt khác, bên cạnh sự phát triển về số lượng thì chất lượng của các phương tiện vận chuyển du khách cũng là yếu tố không thể thiếu trong việc khả năng đáp

Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế - 7


ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, chất lượng của các phương tiện được hiện đại hóa với các tiêu chí như tiện nghi, tốc độ, an toàn trong vận chuyển, giá cước rẻ có ý nghĩa lớn đến việc hình thành chủng loại, tần suất, số lượng của cầu đồng thời kích thích sự phát triển cung trên TTDL.

Ngày nay, hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế tri thức với sự phát triển của khoa học công nghệ làm thay đổi cách thức trao đổi, mua bán sản phẩm trên TTDL. Việc sử dụng internet để trao đổi mua bán sản phẩm du lịch trở nên phổ biến, những tiến bộ của kỹ thuật máy tính, điện thoại, truyền hình, thương mại điện tử phát triển là cơ hội lớn cho các DN tiếp cận với thị trường khách du lịch trên phạm vi toàn cầu. Vì thế, một quốc gia, địa phương có hệ thống thông tiên liên lạc hiện đại sẽ là yếu tố thúc đẩy sự phát triển và mở rộng TTDL.

2.2.2.6. Năng lực hoạt động của các chủ thể kinh doanh du lịch

Năng lực hoạt động của các chủ thể KD du lịch được biểu hiện ở những khía cạnh sau:

Một là, năng lực cung ứng các hàng hóa, dịch vụ du lịch thể hiện ở số lượng, quy mô và chất lượng của các cơ sở cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Số lượng, quy mô của các cơ sở cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch có ảnh hưởng quan trọng tới phát triển của TTDL. Số lượng các tổ chức du lịch khi đạt đến một mức nhất định sẽ là nhân tố kích thích cạnh tranh trong hoạt động KD du lịch. Ngược lại, nếu số lượng ít có thể nảy sinh độc quyền, làm hạn chế cạnh tranh, hạn chế tính tích cực và sáng tạo của các tổ chức du lịch.

Mặt khác, chất lượng hoạt động của các tổ chức KD du lịch đóng vai trò quan trọng và là yếu tố chi phối sự phát triển của TTDL đó là: khả năng cung cấp dịch vụ, cở sở vật chất, đặc trưng địa phương, sự an toàn và tính chuyên nghiệp của nhân lực phục vụ dịch vụ du lịch của các tổ chức KD du lịch có sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Khách du lịch lưu lại điểm đến lâu ngày hay không, có quay trở lại sau chuyến du lịch lần nữa hay không tùy thuộc rất lớn vào chất lượng hoạt động của các tổ chức KD du lịch.

Hai là, năng lực xây dựng và phát triển thương hiệu. Các DN muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo niềm tin, thương hiệu đối với khách du lịch yếu tố quyết định là chất lượng sản phẩm du lịch. Khi chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch được nâng cao, những sản phẩm dịch vụ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng sẽ có giá trị cao hơn so với những sản phẩm dịch vụ cùng loại của đối thủ cạnh


tranh. Như vậy, lượng khách hàng sẽ tăng và điều đó có nghĩa là hiệu quả kinh tế và lợi nhuận từ KD du lịch cũng tăng theo. Ngoài yếu tố chất lượng của sản phẩm du lịch, các tổ chức KD du lịch cần nâng cao nhận thức về xúc tiến quảng bá và xây dựng phát triển thương hiệu với những giải pháp đồng bộ, dài hạn, phải có cơ chế, chính sách và đầu tư đúng đắn. Tăng cường liên kết và phối hợp liên vùng và liên ngành, hợp tác quốc tế trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu.

2.2.3. Vai trò của thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế

TTDL là bộ phận cấu thành trong hệ thống các thị trường của nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một đất nước. Đặc biệt, đối với một quốc gia khi tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu thì vai trò của TTDL còn lớn hơn nếu quốc gia đó biết tổ chức, quản lý có hiệu quả thị trường này. Vai trò của TTDL trong hội nhập quốc tế thể hiện trên các góc độ sau:

Một là, hình thành các điểm đến và sản phẩm du lịch góp phần khai thác tốt nguồn tài nguyên du lịch cho phát triển kinh tế. Sản phẩm du lịch là yếu tố không thể thiếu để thu hút khách du lịch, nhu cầu của du khách khi đi du lịch rất đa dạng, phong phú, không chỉ thưởng ngoạn những vẽ đẹp của tự nhiên mà còn muốn tìm hiểu về văn hóa, lễ hội, tâm linh... từ những địa phương, quốc gia khác. Thông qua TTDL mà các sản phẩm du lịch được lưu thông từ người cung ứng đến với người tiêu dùng. Ở nước ta quá trình phát triển của TTDL đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, các sản phẩm du lịch đã dần được hình thành và phát triển mạnh mẽ như du lịch tham quan cảnh quan, di sản, di tích, du lịch nghỉ dưỡng biển, núi; du lịch tâm linh, lễ hội. Các sản phẩm du lịch gắn với ẩm thực Việt Nam cũng được TTDL quốc tế nhìn nhận. Một số loại sản phẩm du lịch mới như du lịch thể thao-mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch công vụ (MICE)... gần đây được chú trọng phát triển.

Bên cạnh đó, thông qua TTDL còn đánh thức các nguồn tài nguyên du lịch cho phát triển kinh tế. Nguồn tài nguyên trước đây tưởng như bỏ đi, không có giá trị, nay được đưa vào sử dụng tạo ra sản phẩm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước. Hay những làng nghề truyền thống trước đây vốn dĩ rất thịnh vượng, tạo nên bộ mặt kinh tế của từng địa phương nhưng theo nhịp thời gian nó đang bị mai một, nhờ sự phát triển của TTDL đã khai thác, đưa làng nghề truyền thống thành sản phẩm du lịch. Chính khía cạnh này TTDL góp phần khôi phục, bảo tồn và tiêu thụ các sản phẩm thủ công của các làng nghề truyền thống, giúp phục hồi các


hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống ở Việt Nam đồng thời đã tạo ra nhiều nét khởi sắc cho phát triển kinh tế địa phương.

Hai là, TTDL đóng vai trò thu hút và phục vụ khách du lịch. Khách du lịch là yếu tố then chốt quyết định thu hút du khách, doanh thu cũng như lợi nhuận của các DNKD du lịch. Thông qua TTDL các đơn vị KD du lịch trong và ngoài nước không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để phục vụ du khách với chất lượng và kiểu dáng tốt nhất.

Trong suốt gần ba thập kỷ qua, số lượng khách quốc tế đến du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình trên 12% mỗi năm (ngoại trừ suy giảm do dịch SARS 2003 (-8%) và suy thoái kinh tế thế giới 2009 (11%). Nếu lấy dấu mốc lần đầu tiên phát động Năm Du lịch Việt Nam 1990 (khởi đầu thời kỳ đổi mới) với

250.000 lượt khách quốc tế thì đến năm 2016 với 10,02 triệu lượt, khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng hơn 40 lần trong 26 năm. Khách du lịch nội địa cũng tăng mạnh liên tục trong suốt giai đoạn vừa qua, từ 1 triệu lượt năm 1990 đến 2016 đạt con số 62 triệu lượt. Sự tăng trưởng không ngừng về khách đã thúc đẩy mở rộng quy mô hoạt động của TTDL [7, tr.4; 54].

Ba là, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. TTDL phát triển góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, làm thay đổi diện mạo đô thị, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của con người, qua đó năng suất lao động xã hội sẽ được nâng cao. Khi TTDL ngày càng phát triển các hoạt động du lịch không chỉ diễn ra ở các khu trung tâm, đô thị mà còn phát triển mạnh mẽ ở các vùng nông thôn tạo ra nhiều cơ hội khởi nghiệp cho cộng đồng cư dân nông thôn. Các hoạt động khởi nghiệp gắn với du lịch cộng đồng tạo thu nhập trực tiếp cho người lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng mở rộng các loại hình dịch vụ để phát triển bền vững góp phần “hiện đại hóa, đô thị hóa” nông thôn, từng bước thu hẹp sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn về chất lượng cuộc sống, giảm bớt sức ép về di dân tự do từ các vùng nông thôn tới đô thị, góp phần ổn định trật tự xã hội.

Bốn là, TTDL góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, TTDL đòi hỏi nguồn nhân lực phong phú, đa dạng, có chất lượng, thường xuyên giao tiếp rộng và trực tiếp với khách hàng. Do đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác du lịch và quản lý hoạt động du lịch phải chuyên nghiệp và có kỹ năng nghiệp vụ cao, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên. Theo dự báo


Chiến lược của TCDL Việt Nam, năm 2020 Việt Nam sẽ đón 14-15 triệu lượt khách quốc tế và 18 triệu lượt vào năm 2030. [8, tr.2]. Với tốc độ tăng trưởng đó, nhu cầu nguồn nhân lực cho du lịch đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là rất lớn. Hơn nữa, để TTDL ngày càng phát triển thì việc ứng dụng khoa học công nghệ là cần thiết. Đặc biệt ngày nay, internet, định vị toàn cầu… đang được sử dụng trên hầu hết các quốc gia vì thế việc kết nối thế giới càng dễ dàng hơn. Thông qua internet, thông tin có thể cập nhật, thay đổi, người dùng có thể tìm kiếm thông tin mọi lúc, mọi nơi. Nguồn nhân lực ngành du lịch sẽ ngày càng đa dạng, vận dụng ngày càng nhiều đến phương pháp kỹ thuật, những tính năng của công nghệ thông tin để quản lý dữ liệu, tính toán, đặt chỗ và quảng cáo du lịch; vận dụng các phương tiện truyền thông để quảng bá sản phẩm... Vì thế, đội ngũ nhân viên trong ngành du lịch cần hiểu được các tri thức khoa học có liên quan, cần thiết về vận dụng phương pháp khoa học để nâng cao hiệu quả trong công tác.

Năm là, góp phần thúc đẩy thị trường khác phát triển. Với tính chất là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng cao, khi TTDL được mở rộng ra trên phạm vi thế giới làm cho hoạt động du lịch phát triển đã kéo theo sự phát triển của các thị trường khác và góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của một quốc gia. Điều đó thể hiện, để có sản phẩm du lịch, ngoài yếu tố tự nhiên mang lại, việc cung ứng sản phẩm du lịch cần được sự hỗ trợ của các ngành khác. Ví dụ, để thực hiện một chuyến du lịch, du khách phải cần đến các phương tiện và hệ thống giao thông, nơi ăn, nghỉ và các dịch vụ khác như thông tin, liên lạc, giải trí. Chính vì thế, sự phát triển TTDL không thể tách rời sự phát triển của các thị trường khác. Ngược lại thông qua sự phát triển của thị trường du lịch, các thị trường khác càng có thêm động lực để phát triển ở trình độ cao hơn, qui mô lớn hơn. Điều này có thể nhìn nhận thấy rõ rệt ở các địa phương có hoạt động du lịch phát triển thì các ngành, lĩnh vực khác cũng phát triển sôi động.

Sáu là, TTDL góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của các chủ thể KD du lịch. Quá trình hội nhập quốc tế của TTDL đã tạo cơ hội cho các DNKD du lịch trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, mở rộng các đối tác quốc tế và nguồn tín dụng phục vụ du lịch. Qua đó tăng khả năng huy động vốn cho hoạt động du lịch thông qua thị trường và DN nước ngoài. Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi to lớn để phát triển, TTDL Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn bởi áp lực cạnh tranh từ các DNKD du lịch từ nước ngoài. Với tư cách là một điểm đến có


tiềm năng, song so với một số nước có ngành du lịch khá phát triển trong khu vực như: Malaysia, Thailan và Singapore đã trở thành những điểm đến thành công và có thương hiệu trên TTDL thế giới và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp đối với điểm đến du lịch Việt Nam. Hơn thế nữa, các DNKD du lịch ở các nước trong khu vực và trên thế giới có quy mô lớn, kinh nghiệm lâu năm là áp lực không nhỏ đối với các DN du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Bảy là, TTDL phát triển tạo ra những tác động tích cực về KT-XH. TTDL góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, TTDL ngày càng phát triển. Sự phát triển của TTDL của một quốc gia thể hiện ở mức cung và cầu dịch vụ du lịch đều tăng lên. TTDL phát triển làm cho số việc làm tăng lên, mở rộng việc thu hút lao động, giảm thất nghiệp. Đối với nước ta, mỗi năm Việt Nam cần thêm 40.000 lao động. Năm 2015, ngành du lịch tạo ra 750.000 việc làm trực tiếp trong tổng số 2,25 triệu việc làm liên quan đến du lịch. Theo Quy hoạch tổng thể của TCDL nước ta, năm 2025 tạo việc làm cho hơn 3,5 triệu lao động (trong đó 1.050.000 lao động trực tiếp), năm 2030 tạo hơn 4,7 triệu việc làm (trong đó 1.400.000 lao động trực tiếp) [8, tr.1].

Như vậy, TTDL trong hội nhập quốc tế đóng vai trò to lớn không chỉ thúc đẩy ngành du lịch phát triển, mở rộng TTDL trên phạm vi thế giới mà nó còn góp phần phát triển KT-XH. Hơn thế, thông qua sự phát triển của TTDL, hình ảnh quốc gia và các điểm đến được quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước, tạo sự nhìn nhận tích cực về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, tạo dựng uy tín trên trường quốc tế. Tuy vậy, quá trình phát triển TTDL trong thời kỳ hội nhập cũng làm nảy sinh những tác động tiêu cực không thể tránh khỏi như: gia tăng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều DN và ngành kinh tế du lịch gặp khó khăn;...Vì thế, để TTDL Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế thì việc xây dựng chiến lược phát triển TTDL là yêu cầu khách quan và cấp thiết. Chiến lược phát triển TTDL sẽ là căn cứ để xây dựng các kế hoạch, quy hoạch phát triển của ngành du lịch trong ngắn hạn và trung hạn.

2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành của thị trường hàng hóa, ngày nay TTDL đã và đang đóng góp tích cực trong sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, TTDL phát triển góp phần tăng thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy nhiều thị trường khác phát triển. Một số nước ASEAN


như Thái Lan, Singapore và Malaysia có TTDL phát triển, hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch, doanh thu du lịch ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng càng lớn trong GDP của quốc gia. Sở dĩ có được thành quả đó, do các quốc gia đã có những chính sách đúng đắn trong quá trình phát triển TTDL, dưới đây là một số bài học kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển TTDL.

2.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế

Thứ nhất, coi trọng chiến lược, kế hoạch nhằm thúc đẩy TTDL phát triển. Kinh nghiệm của các nước có TTDL phát triển trong khu vực và trên thế giới cho thấy, muốn phát triển TTDL trước hết phải có chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch và phải đặt trong chiến lược phát triển KT-XH của quốc gia, đồng thời chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch phải thích ứng với điều kiện lịch sử, tận dụng được thời cơ của quá trình hội nhập quốc tế.

Chẳng hạn, Singapore đã xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển TTDL ở từng thời kỳ có chủ đề cụ thể, đó là “Kế hoạch Du lịch Singapore”, “Kế hoạch phát triển du lịch”, “Kế hoạch phát triển chiến lược”, Kế hoạch “Du lịch 21”, “Du lịch 2015”, “Địa giới du lịch 2020”... Với những kế hoạch phù hợp đề ra cho từng giai đoạn, quan điểm của chính phủ Singapore là tập trung phát triển các thị trường chính với phương châm tạo sự hiểu biết tốt hơn về Singapore, phát triển Singapore thành một điểm du lịch “phải đến”... Do vậy, du lịch Singapore có những bước tiến nhảy vọt, hàng năm quốc đảo này đón trên 10 triệu khách quốc tế, bình quân giai đoạn 2011- 2015 khách quốc tế đến Singapore tăng 10% [6].

Cũng như Singapore, Malaysia đã tập trung xây dựng chiến lược chung của ngành du lịch, xây dựng kế hoạch chuyển dịch phát triển du lịch đến năm 2020 tập trung vào việc phát triển sản phẩm và thị trường với mục tiêu chính là tập trung vào thị trường có khả năng chi trả cao, đẩy mạnh chương trình tiêu dùng của khách du lịch. Song song với phát triển TTDL, chiến lược chú trọng đến bảo vệ, bảo tồn và giữ gìn môi trường, phát triển du lịch xanh, phát triển toàn diện, chú trọng tính cân bằng và tính bền vững [53].

Thứ hai, thực hiện các chính sách tạo điều kiện thuận lợi để thu hút du khách. Để TTDL hội nhập sâu hơn trên TTDL quốc tế, các quốc gia như: Thái Lan, Singapore rất chú trọng chính sách xuất nhập cảnh và ưu đãi thuế để thu hút khách du lịch:

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí