Kinh Nghiệm Một Số Địa Phương Trong Nước Về Phát Triển Thị Trường Du Lịch Trong Hội Nhập Quốc Tế


Một là, chính sách xuất nhập cảnh. Nhằm phát triển TTDL, Thái Lan đặc biệt chú trọng cải cách chính sách xuất nhập cảnh, bằng việc đơn giản hóa thủ tục visa cho công dân các nước đến du lịch. Hiện nay, công dân của 61 quốc gia và vùng lãnh thổ không cần visa vào Thái Lan nếu đến Thái Lan với mục đích du lịch và ở lại không quá 30 ngày đối với mỗi lần viếng thăm. Thái Lan đã có thỏa thuận song phương về miễn visa với quốc gia nhằm hỗ trợ việc thành lập Cộng đồng chung ASEAN và thúc đẩy TTDL của đất nước Chùa Vàng [9].

Không chỉ Thái Lan, để thu hút khách du lịch quốc tế, mở rộng không ngừng TTDL, Singapore thực hiện chính sách miễn thị thực cho du khách của 158 quốc gia và vùng lãnh thổ; thủ tục xuất nhập cảnh luôn được cải tiến, thuận tiện, đặc biệt đất nước này đã thực hiện thị thực điện tử (E-visa) cho 20 quốc gia và vùng lãnh thổ [9, Bảng 2.1].

Hai là, chính sách ưu đãi thuế. Để kích cầu du lịch, kích thích sự mua sắm của du khách, có thêm thu nhập từ xuất khẩu tại chỗ, Singapore luôn có những chính sách phù hợp và linh hoạt như giảm giá vé máy bay, giá phòng khách sạn, giá vé vào cửa, hạ thuế suất nhập khẩu nhiều mặt hàng cao cấp xuống 0%.

Ở Thái Lan, Chính phủ nước này đã thực hiện chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút du khách của các nước trong khu vực và trên thế giới: bằng việc hoàn lại thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax - VAT-thuế suất 7%) đối với những hàng hóa đã được mua tại các cửa hàng có biển “Hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch”. Ngoài ra, các địa điểm bán hàng thủ công địa phương của Thái Lan cũng được chính phủ miễn thuế VAT. Chính sự hấp dẫn chính sách miễn và giảm thuế cho du khách, hàng năm đất nước này đã thu hút một lượng lớn khách du lịch, năm 2016 lượng du khách quốc tế tới thăm nước này tăng 11% so với năm 2015, đạt 32,59 triệu lượt người [51].

Thứ ba, chính sách đa dạng hóa các hàng hóa, dịch vụ du lịch. Các quốc gia có TTDL phát triển ở khu vực Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan rất coi trọng chính sách này. Thái Lan rất chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, nhằm làm cho du khách hài lòng cả về phương diện vật chất, tinh thần như du lịch văn hóa, mua sắm, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh nghỉ dưỡng, thể thao du lịch sinh thái, MICE và loại hình du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe [59].

Singapore luôn có những chính sách đa dạng hóa và làm mới sản phẩm du lịch phù hợp và linh hoạt nhằm triển TTDL, thu hút du khách, có thêm thu nhập từ xuất


khẩu tại chỗ như: du thuyền, du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục, du lịch trăng mật, phát triển các thị trường du lịch mới, tổ chức các lễ hội lớn mang tầm cỡ quốc tế. Đặc biệt, Singapore coi trọng xây dựng chiến lược phát triển du lịch MICE, quốc gia này xác định sẽ trở thành cường quốc dẫn đầu trong khu vực Châu Á về du lịch MICE. Chiến lược này xác định ra các dự án du lịch lớn cần phải thực hiện như Giải đua công thức 1 (Formula OneTM Singapore Grand Prix), Khu phức hợp nghỉ dưỡng (Integrated Resorts) và Vòng đu quay khổng lồ (Singapore Flyer)… [14].

Thứ tư, chú trọng phát triển chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Các quốc gia Đông Nam Á có TTDL phát triển luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực du lịch theo hướng chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Thái Lan chú trọng đào tạo đội ngũ chuyên gia và nhân viên cho TTDL, đội ngũ này được đào tạo và bồi dưỡng tốt về đạo đức và cả trình độ chuyên môn, tay nghề. Các HDV du lịch Thái Lan được đào tạo ngoại ngữ một cách bài bản, một HDV người Thái thường biết 3 ngoại ngữ. Các dịch vụ như đăng ký visa, vé máy bay, thuê xe, đăng ký khách sạn được phục một cách chuyên nghiệp. Mặt khác, để thực hiện tốt nhân lực trên TTDL, từ năm 2003 chính phủ Thái Lan đã thiết lập Trung tâm hỗ trợ nhân lực cho du lịch. Trung tâm này hoạt động như một trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cho các đơn vị hoạt động trong ngành với mục tiêu tăng cường tính đồng bộ cho ngành du lịch của nước này. Bên cạnh đó, chính phủ nước này còn quan tâm đến việc đào tạo chuyên môn cho nhân lực du lịch. Công tác đào tạo tập trung vào: tăng cường giáo dục dạy nghề và kỹ thuật nghiệp vụ du lịch; nhấn mạnh việc đào tạo kỹ năng thực hành, phục vụ du lịch, khuyến khích đào tạo nội bộ (đào tạo tại DN du lịch). Điều đặc biệt, Thái Lan rất chú trọng sự hợp tác giữa Chính phủ và khu vực tư nhân trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Sự hợp tác này phản ánh sự liên kết giữa giáo dục và đào tạo nghề, liên kết giữa hệ thống trường học và DN, liên kết giữa Chính phủ và thành phần tư nhân, trường tư trong các lĩnh vực đào tạo nghề du lịch [59].

Thứ năm, đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển TTDL. Các nước ASEAN như Singapore, Malaysia coi trọng đến đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.

Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế - 8

Đối với Singapore, chính phủ nước này đã đầu tư hàng trăm triệu USD nâng cấp các danh thắng, khu nghỉ dưỡng, di tích văn hóa và lịch sử. Ngoài ra, Singapore còn tập trung xây dựng quốc đảo trở thành trung tâm triển lãm và hội nghị hàng đầu châu Á, trung tâm dịch vụ và giải trí bậc nhất [58].


Malaysia đã ưu tiên đầu tư rất lớn cho cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Trong xây dựng cơ sở vật chất chuyên ngành, ngoài việc chú trọng xây dựng khách sạn, chính phủ nước này còn chú ý xây dựng cơ sở vui chơi, giải trí, các KDL và các quần thể du lịch như trung tâm giải trí ở Cao Nguyên Genting. Chính những quần thể du lịch, trung tâm giải trí này đã giữ khách lưu lại lâu hơn, tăng nguồn thu và tăng khả năng hấp dẫn khách đến nhiều lần. Ngoài ra chính phủ Malaysia mạnh dạn đầu tư các khoản tiền lớn vào việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, tận dụng địa hình nhiều đảo cùng các danh lam thắng cảnh khác, hoàn thành sân bay mới... Hiện nay, Malaysia có 80 nghìn buồng khách sạn, với tốc độ tăng buồng khách sạn hàng năm trên 10%. Các nguồn vốn để thực hiện xây cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chủ yếu của Malaysia vốn của nhà nước liên doanh với nước ngoài, vốn vay và huy động trong dân [53]

Thứ sáu, điều chỉnh giá cả sản phẩm du lịch và đẩy mạnh marketing du lịch. Để TTDL nhanh chóng hội nhập, ngoài chính sách đa dạng hóa sản phẩm du lịch, các quốc gia rất chú trọng đến việc điều chỉnh giảm giá thành sản phẩm du lịch và đẩy mạnh hoạt động marketing du lịch. Theo đó, Thái Lan thực hiện đồng bộ và liên kết chặt chẽ giữa chính sách vĩ mô với điều kiện của từng địa phương. TCDL Thái Lan đã mở nhiều văn phòng đại diện ở nước ngoài, mỗi văn phòng đại diện là một công cụ hữu hiệu giúp xúc tiến du lịch Thái Lan tại các nước sở tại. Ngoài ra, các cuộc phỏng vấn chuyên nghiệp đối với khách du lịch được thực hiện và đăng tải trên mạng. Thái Lan còn mời các nhân vật nổi tiếng đến thăm Thái Lan và tranh thủ quảng bá trên các phương tiện truyền thông [59].

Cũng như Thái Lan, Malaysia chú trọng đến công tác truyền thông và marketing du lịch. Hiện nay, đất nước này có 35 văn phòng xúc tiến du lịch và 8 đại diện marketing riêng cho ngành du lịch đặt ở các nước trên thế giới. Hơn thế, những phương thức marketing và sản phẩm quảng cáo du lịch của Malaysia cũng hết sức cô đọng và thu hút người xem. Đặc biệt Chính phủ đã tận dụng tối đa sự lan truyền trên Internet và mạng xã hội. Như video quảng bá du lịch Malaysia “Truly Asia” được phát trên nhiều phương tiện truyền thông khắp thế giới. Riêng trên kênh Youtube chính thức của Cục xúc tiến du lịch Malaysia, video quảng bá của năm 2014 đã thu hút gần 8 triệu lượt xem [71].


2.3.2. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước về phát triển thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế

Trong điều kiện hội nhập, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO và AEC, việc mở rộng TTDL ra phạm vi khu vực và thế giới là vấn đề tất yếu đặt ra đối với mỗi địa phương nhằm khai thác lợi thế tiềm năng đưa ngành du lịch phát triển, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách địa phương. Dưới đây là kinh nghiệm của Khánh Hòa và Quảng Ninh về phát triển TTDL trong hội nhập quốc tế:

Thứ nhất, tập trung phát triển các thị trường trọng điểm.

Khánh Hòa đã tập trung khai thác thị trường trọng điểm trong nước và quốc tế. Đối với thị trường khách quốc tế, tỉnh tập trung vào thị trường khách có khả năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày như thị trường các nước Trung Quốc, Nga (và các nước SNG), Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn... các nước ASEAN đặc biệt là thị trường Thái Lan. Đối với thị trường khách du lịch nội địa Khánh Hòa xác định thị trường truyền thống là từ TP Hồ Chí Minh, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Tây Nguyên trong đó đặc biệt chú trọng phát triển thị trường khách từ các tỉnh Tây Nguyên...[68]. Do có chính sách phát triển thị trường hợp lý, trong những năm qua TTDL tỉnh Khánh Hòa không ngừng phát triển, thu hút hàng chục triệu khách du lịch trong nước và quốc tế, doanh thu du lịch ngày càng tăng, đóng góp lớn vào quá trình phát triển KT-XH của địa phương. Năm 2016, doanh thu du lịch đạt 8.378 tỷ đồng. Tổng lượt khách đạt 4,7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 1,4 triệu lượt [49].

Khác với Khánh Hòa, Quảng Ninh đã tập trung ngắn hạn đối với thị trường quốc tế trong phạm vi gần ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và tập trung dài hạn vào các thị trường phương Tây bao gồm cả châu Âu, Bắc Mỹ và châu Úc. Trước mắt chú trọng phát triển các thị trường khách quốc tế gồm: Trung Quốc, Đông Bắc Á, ASEAN, Châu Âu, Nga, Bắc Mỹ, Nam Á, Trung Đông và hướng đến các dòng khách có khả năng chi trả cao. Bên cạnh đó, Quảng Ninh coi trọng vào phát triển phân khúc hạng sang và cao cấp đối với thị trường du lịch nội địa.

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch mới. Để TTDL phát triển, Khánh Hòa đẩy mạnh việc phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch dựa trên tài nguyên du lịch biển là hệ thống sản phẩm truyền thống và thế mạnh của địa phương, bên cạnh đó chú trọng phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hoá góp phần


làm phong phú thêm loại hình và sản phẩm du lịch. Ngoài ra, tỉnh chú trọng đến loại hình và sản phẩm du lịch theo thị trường, đối với khách du lịch quốc tế, tỉnh đẩy mạnh phát triển các loại hình sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch văn hoá bản địa. Đối với khách du lịch nội địa, tỉnh đẩy mạnh các tour ngắn ngày, tour du lịch hành hương lễ hội, tour du lịch cuối tuần với các hình thức nghỉ dưỡng, tắm biển và vui chơi giải trí hiện đại, đẩy mạnh phát triển du lịch MICE và du lịch tàu biển. Đối với du lịch MICE, xây dựng trung tâm hội nghị hội thảo lớn kết hợp với các công trình dịch vụ và vui chơi giải trí cao cấp... Đối với du lịch tàu biển, phát triển các tour du lịch ngắn gắn liền với du lịch đồng quê thuộc khu vực Nha Trang phụ cận [65]

Thứ ba, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Để đào tạo nguồn nhân lực du lịch, Khánh Hòa xây dựng một chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bổ túc, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên hiện đang công tác trong ngành thuộc các khu vực Nhà nước, liên doanh và tư nhân: Trước hết, tỉnh tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên và lao động hiện đang công tác và tham gia hoạt động KD du lịch trên phạm vi toàn Tỉnh. Từ kết quả điều tra, đưa ra kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành (bao gồm cả đào tạo lại và đào tạo mới) đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay của du lịch tỉnh Khánh Hòa. Ngoài ra, tỉnh đã có kế hoạch cử các cán bộ trẻ có trình độ và các sinh viên có năng lực sang các nước phát triển để đào tạo trình độ đại học và sau đại học cũng như để thực tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên ngành du lịch. Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển [65].

Cũng như Khánh Hòa, Quảng Ninh xem phát triển nhân lực là yếu tố quyết định trong quá trình phát triển TTDL và là yếu tố thúc đẩy TTDL của tỉnh hội nhập sâu hơn với TTDL thế giới. Tỉnh chú trọng quan hệ hợp tác với các tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch quốc tế (EU, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Trung Quốc…) kết hợp khai thác các nguồn tài trợ của các DN về đào tạo nhân lực để phát triển, cung ứng lực lượng lao động có tay nghề cao, các chuyên gia có trình độ quốc tế và các cán bộ quản lý chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, Quảng Ninh đã phối hợp tốt với các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành du lịch xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch (bao gồm đào tạo trực tiếp, đào tạo gián tiếp, bồi dưỡng nâng cao...) và có cơ chế, chính sách hấp dẫn, minh bạch để khuyến khích, thu hút lực lượng


sinh viên được đào tạo tại các trường về làm việc đúng ngành nghề tại Quảng Ninh, đồng thời thu hút thêm một số sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng khác có kỹ năng liên quan (thương mại, tài chính, kế toán, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kỹ thuật điện…) [66].

Thứ tư, chú trọng marketing du lịch. Mục đích của xúc tiến, quảng bá du lịch là tăng cường quảng cáo trong du lịch nhằm giới thiệu, hình thành, định hướng các sản phẩm du lịch của đất địa phương với du khách, xúc tiến, tuyên truyền quảng cáo là một chi phí nhưng cần thiết, mang lại hiệu quả rất lớn trong phát triển TTDL. Tỉnh Khánh Hòa xác định, nâng cao nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân, tạo lập và nâng cao hình ảnh của Du lịch Khánh Hòa trong khu vực và trên thế giới để thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch, bằng việc thực hiện các chương trình thông tin tuyên tuyền, công bố những sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội lớn của tỉnh trên phạm vi toàn quốc. Tổ chức các chiến dịch xúc tiến, sự kiện quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề. Tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch tỉnh, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế [65].

Thứ năm, đẩy mạnh liên kết nhằm phát triển thị trường du lịch. Khánh hòa xem liên kết vùng du lịch với các tỉnh Tây Nguyên và TP. Hồ Chí Minh là một trong những giải pháp quan trọng trong việc phát triển TTDL Khánh Hòa. Trong mối liên kết với TTDL của các tỉnh trên, sản phẩm du lịch biển có vai trò đặc biệt. Liên kết vùng được thể hiện trong việc xây dựng tour và sản phẩm du lịch, trong việc phối hợp đào tạo nhân lực du lịch, trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ…v.v. Mặt khác, tỉnh thúc đẩy liên kết phát triển TTDL bằng cách tăng cường liên kết giữa DN du lịch trong tỉnh với nhau, giữa DN du lịch trong tỉnh với DN du lịch ngoại tỉnh, các DN du lịch nước ngoài thông qua việc triển khai du lịch các kế hoạch du lịch của tỉnh, các văn bản ký kết của ngành Du lịch tỉnh với các tỉnh TP trong khu vực, cả trong và nước ngoài [65].

Cũng như Khánh Hòa, Quảng Ninh xác định hợp tác, liên kết vùng trong phát triển du lịch đóng vai trò then chốt để thúc đẩy phát triển TTDL một cách toàn diện. Tỉnh xác định địa phương và các DN du lịch tăng cường liên kết, xây dựng quảng bá các sản phẩm du lịch đặc sắc của địa phương mình, hình thành các chương trình du lịch gắn kết các địa chỉ du lịch độc đáo nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh và đặc thù sẵn có của địa phương. Việc liên kết sản phẩm du lịch giữa Quảng


Ninh và các tỉnh, TP phía Bắc với TP Hồ Chí Minh một mặt giúp tăng nguồn khách du lịch cho các điểm đến du lịch trong chuỗi liên kết, theo đó khách du lịch đến Vịnh Hạ Long và Hà Nội có thể mở rộng đến các điểm đến du lịch khác ở phía Bắc và mở rộng đến các điểm đến du lịch phía Nam và ngược lại. Liên kết sản phẩm du lịch giữa các vùng góp phần làm đa dạng hoá sản phẩm du lịch do các sản phẩm du lịch đặc trưng ở mỗi khu vực bổ sung cho nhau. Đồng thời, việc liên kết góp phần kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của khách du lịch. Qua đó, góp phần nâng cao hình ảnh du lịch du lịch từng vùng nói chung và hình ảnh du lịch Quảng Ninh nói riêng [66].

2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Đà Nẵng về phát triển thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế

Qua nghiên cứu sự phát triển TTDL của một số nước và một số địa phương, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm vận dụng vào phát triển TTDL ở TP Đà Nẵng:

Một là, xây dựng chiến lược phát triển TTDL dài hạn. Để TTDL hội nhập và phát triển cần xây dựng chiến lược phát triển TTDL dài hạn. Việc xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển TTDL dài hạn phải căn cứ vào thực trạng phát triển TTDL và mục tiêu phát triển TTDL trong bối cảnh hội nhập. Mặt khác, việc xây dựng kế hoạch phát triển TTDL cần tập trung vào việc phát triển sản phẩm du lịch và thị trường với mục tiêu chính là tập trung vào thị trường có khả năng thanh toán cao, chú trọng đến chương trình tiêu dùng của du khách. Đồng thời với chiến lược phát triển TTDL phải coi trọng đến bảo vệ, bảo tồn và giữ gìn môi trường. Bên cạnh đó, phải coi trọng công tác tổ chức thực hiện chiến lược phát triển TTDL ở từng thời kỳ, với những biện pháp cụ thể.

Hai là, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch. Theo kinh nghiệm của các quốc gia và một số địa phương, trong điều kiện hội nhập quốc tế, việc phát triển đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch trước hết phải phải dựa vào lợi thế so sánh và thác triệt để các lợi thế về tài nguyên du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, độc đáo, đa dạng có tính cạnh tranh, hấp dẫn du khách trong nước và thu hút lượng khách quốc tế nhưng phải bảo tồn được nét văn hóa, truyền thống của dân tộc. Phải coi trọng phát triển làng nghề truyền thống, nhằm tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương đồng thời phải tạo ra được sản phẩm du lịch mang đặc sắc truyền thống của địa phương. Mặt khác, cần thường xuyên đổi mới sản phẩm, điều chỉnh giá sản phẩm theo mùa để thu hút du khách.


Ba là, chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Kinh nghiệm của các quốc gia và địa phương có TTDL phát triển cho thấy, để TTDL phát triển phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực du lịch theo hướng chuyên nghiệp và hội nhập thể hiện: chú trọng đào tạo đội ngũ chuyên gia và nhân viên, đội ngũ này được đào tạo và bồi dưỡng tốt về đạo đức và tính chuyên nghiệp cao cả trình độ chuyên môn và tay nghề. Các HDV du lịch được đào tạo ngoại ngữ một cách bài bản. Chú trọng sự hợp tác giữa nhà nước và khu vực tư nhân trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch và tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Bốn là, đầu tư cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ du lịch. Để thu hút khách du lịch và lưu trú dài ngày cần chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: đầu tư, nâng cấp tạo ra nhiều bãi biển đẹp, nâng cấp các danh thắng, khu nghỉ dưỡng, bảo tàng, di tích văn hóa và lịch sử, hoàn thành nâng cấp sân bay quốc tế. Trong xây dựng cơ sở vật chất chuyên ngành, ngoài việc chú trọng xây dựng khách sạn, khu nghĩ dưỡng, đặc biệt chú trọng xây dựng cơ sở vui chơi, giải trí, các KDL và các quần thể du lịch. Việc xậy dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ du lịch cần kêu gọi đầu tư của các tổ chức, DN trong và ngoài nước.

Năm là, đẩy mạnh quảng bá du lịch. Kinh nghiệm của các quốc gia và địa phương cho thấy, để phát triển TTDL cần có chiến lược quảng bá du lịch cần có tính chuyên nghiệp, đồng bộ và liên kết chặt chẽ giữa chính sách vĩ mô của nhà nước. Ngoài ra, cần kết hợp linh hoạt nhiều hình thức quảng bá như các cuộc phỏng vấn chuyên nghiệp đối với khách du lịch hoặc các phương tiện truyền thông khác.

Sáu là, tăng cường liên kết phát triển TTDL. Để TTDL phát triển cần phải có sự kết nối trong tổng thể khu vực và quốc tế. Quá trình liên kết phải toàn diện thể hiện: xây dựng tour và sản phẩm du lịch, trong việc phối hợp đào tạo nhân lực du lịch, trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch...

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí