Giải Quyết Đúng Đắn Mối Quan Hệ Cung Cầu Về Nguồn Nhân Lực Qua Đào Tạo Cho Các Lĩnh Vực Kinh Tế - Xã Hội.


+ Đối với đại học và cao đẳng: cần đáp ứng tốt yêu cầu nhân lực trình độ cao cho CNH, HĐH và phát triển bền vững, nâng sức cạnh tranh và đặc biệt đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH phát triển theo hướng kinh tế tri thức. Do đó một mặt củng cố phát triển trường Cao đẳng Cộng đồng và mặt khác nâng trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây lên Đại học, xây dựng một trường Đại học dân lập [36, tr.9].

3.1.2.2. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ cung cầu về nguồn nhân lực qua đào tạo cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

- Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng:

Tăng qui mô và điều chỉnh cơ cấu đào tạo để đến năm 2005 có 30 - 35%, năm 2010 có 60 - 65% lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng được đào tạo, trong đó 7,5% có trình độ Cao đẳng trở lên, 15% trung học chuyên nghiệp; 4,2% công nhân kỹ thuật. Ưu tiên đào tạo cho các ngành công nghiệp then chốt, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và cho xuất khẩu lao động và cho nông thôn để chuyển dịch cơ cấu lao động, ưu tiên các lĩnh vực chế biến nông sản và công nghiệp vật liệu xây dựng [36, tr.10].

- Đối với nông nghiệp lâm nghiệp:

Phấn đấu đến năm 2005 đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 15%, trong đó trình độ cao đẳng trở lên có 2%, trung học chuyên nghiệp là 5%, công nhân kỹ thuật: 8%; đến 2010 đạt 20 đến 30%, trong đó trình độ cao đẳng trở lên có 4%, trung học chuyên nghiệp là 7%, công nhân kỹ thuật: 9 - 12%. Chú ý đào tạo và bồi dưỡng nhân lực để phát triển kinh tế trang trại [36, tr.10]. Đồng thời với việc nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào 2005 và 40% vào 2010 tiến dần tới sự hợp lý về cơ cấu trình độ giữa cao đẳng, đại học - trung học chuyên nghiệp - công nhân lành nghề trên thế giới là 1 - 4 - 10.

- Nhân lực cho một - số ngành và lĩnh vực xã hội khác:


+ Bảo đảm đủ đội ngũ cán bộ cho ngành Y cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Chú trọng đào tạo về kỹ thuật Y tế theo kịp trình độ khu vực, đồng thời đào tạo cán bộ có hiểu biết về Y tế cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tại tuyến cơ sở. Chú trọng đào tạo cán bộ quản lý ngành Y các cấp, bồi dưỡng năng cao cho cán bộ trong ngành, phấn đấu đến 2005, 100% trạm xá có bác sĩ, y sĩ sản nhi.

+ Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác và cán bộ quản lý về văn hoá, thể dục thể thao cho các địa phương.

+ Tăng qui mô và nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng thường xuyên cho công chức nhà nước từ cấp xã trở lên.

3.1.2.3. Phát huy tối đa nội lực nguồn nhân lực trong tỉnh, sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt chú ý nguồn nhân lực qua đào tạo

Mục tiêu KT - XH đã đưa ra trong nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ IX chỉ có thể đạt được khi phát huy tối đa NNL hiện có để khai thác các lợi thế về đất đai, tài nguyên. Muốn vậy Hà Tây cần xác định được tổng cầu lao động của toàn bộ nền kinh tế và cơ cấu lao động theo ngành, theo khu vực thành thị và nông thôn phù hợp với quá trình đô thị hoá, CNH, HĐH. Trên cơ sở đó một mặt thực hiện điều chỉnh đào tạo NNL để đáp ứng yêu cầu, mặt khác cần đẩy nhanh sự phân công lại lao động, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, giảm dần lao động trong nông nghiệp từ 62,8% xuống 55% năm 2005 và xuống đến 40% năm 2010.

Bảng 3.1. Dự báo cơ cấu lao động ở Hà Tây đến năm 2010.

Đơn vị tính: %


TT

Ngành

Năm

2000

2005

2010

1.

Nông nghiệp

62,8

55

40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hà Tây - 10



2.

Công nghiệp - Xây dựng

21,5

25

30

3.

Dịch vụ

15,7

20

30


Nguồn: Qui hoạch tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội Hà Tây đến 2010 [43].

Đồng thời với việc làm trên cần tích cực tạo việc làm mới và ổn định để thu hút được nhiều lao động, giảm tỷ lệ người thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5%, tăng quĩ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn lên 85%.

Việc sử dụng NNL qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật là vấn đề quan trọng nhất của sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH, bởi đây là bộ phận quyết định năng suất lao động chung trong toàn tỉnh. Hà Tây trong thời gian tới cần tạo điều kiện để NNL qua đào tạo có cơ hội làm việc rộng rãi, có chính sách thu hút, khuyến khích lao động được đào tạo (nhất là bậc Đại học Cao đẳng) về làm việc ở nông thôn, đặc biệt là ở các xã miền núi thông qua chế độ ưu đãi về thu nhập, điều kiện để tiếp tục học tập, có thể dễ dàng quay trở lại công tác tại miền xuôi và thành phố sau một số năm công tác nếu họ không muốn ở lại miền núi.

- Mở rộng qui mô đi đôi với nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.‌

- Đa dạng hoá các loại hình và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ cung cầu trong đào tạo và sử dụng NNL trên cơ sở phân công lại lao động xã hội, thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH.

3.2. Giải pháp cơ bản thúc đẩy đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở Hà Tây

3.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và đào tạo


Xã hội hoá giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước. Xã hội hoá giáo dục đào tạo là làm cho giáo dục đào tạo đáp ứng được yêu cầu đa dạng phong phú của xã hội, của từng ngành, từng địa phương, biến nhà trường từ một thể chế nhà nước thành một thể chế xã hội nhà nước, một hệ thống mở đa dạng, mềm dẻo và gắn với tiến trình phát triển KT - XH đồng thời thu hút được nhiều nguồn lực tham gia xây dựng và phát triển sự nghiệp Giáo dục đào tạo, tạo nên sự gắn kết giữa cá nhân với xã hội, giữa xã hội với ngành giáo dục đào tạo. Muốn vậy Hà Tây cần:

- Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể về tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề. Quan tâm tạo điều kiện cho mọi người được học tập và học tập suốt đời thông qua việc xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng tại các địa phương, các trung tâm dạy nghề. Tôn vinh nghề dạy học và tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Củng cố Hội đồng Giáo dục và Hội khuyến học các cấp. Tiếp tục đẩy mạnh việc lập và sử dụng có hiệu quả quỹ khuyến học (chú ý mở rộng tăng cường đối với dạy nghề), quỹ khuyến công và khuyến nông.

- Huy động mọi nguồn lực và tăng cường trách nhiệm đối với đào tạo NNL. Bằng cách đó giải quyết những bức xúc về NNL, khắc phục những bất cập về đào tạo NNL ở Hà Tây hiện nay nhằm thực hiện mục tiêu KT - XH của tỉnh đề ra. Tỉnh cần có cơ chế nhằm khuyến khích đầu tư các cơ sở dạy nghề trong các thành phần kinh tế. Một mặt tỉnh đầu tư phát triển qui mô dạy nghề công lập, tăng đầu tư cho các quỹ khuyến công, khuyến nông và mặt khác coi trọng, khuyến khích phát triển các cơ sở đào tạo bán công, tư thục, cơ sở dạy nghề trong doanh nghiệp để tạo lập một hệ thống dạy nghề liên hoàn gắn lý thuyết với thực hành ở cả ba cấp trình độ: bán lành nghề - lành nghề - trình độ cao. Việc đào tạo lao động có trình độ lành nghề và trình độ


cao cần phân công cho các trường dạy nghề, các trường trung học chuyên nghiệp và cao đẳng kỹ thuật có chức năng dạy nghề, việc đào tạo trình độ bán lành nghề giao cho các trung tâm dạy nghề, các cơ sở dạy nghề ngắn hạn của tập thể và tư nhân trong các làng nghề với những chương trình linh hoạt.

- Kêu gọi bà con Việt kiều, các nhà doanh nghiệp trẻ thành đạt trong tỉnh tài trợ cho các trường và các trung tâm dạy nghề dưới các hình thức như: hỗ trợ về tài chính và trang thiết bị dạy học, quỹ khuyến học, học bổng...

- Để giải quyết thoả đáng mối quan hệ cung cầu nhân lực và thực hiện các mục tiêu về giải quyết việc làm, gắn đào tạo với sử dụng NNL, cần:

+ Có nhận thức mới: coi Giáo dục đào tạo, một lĩnh vực dịch vụ có thu. Trên cơ sở thừa nhận thị trường lao động, tất yếu phải thừa nhận sản phẩm dịch vụ giáo dục đào tạo là hàng hóa công cộng và do đó tất yếu phảỉ vận dụng cơ chế thị trường và đặt nó với xu hướng toàn cầu hoá. Song cũng cần thấy rằng, sản phẩm giáo dục đào tạo là hàng hóa công cộng đặt biệt. Tính đặc biệt của nó là ở chổ gắn trực tiếp với con người, gắn với ý thức xã hội, do đó gắn với mục tiêu "trồng người” như Bác Hồ đã dạy và khi vận dụng cơ chế thị trường phải chịu sự chi phối của định hướng xã hội chủ nghĩa và tính chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Bằng cách đó thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục - đào tạo, góp phần giải quyết những bất cập trong lĩnh vực đào tạo hiện nay.

+ Thực hiện mô hình liên kết giữa Uỷ ban Nhân dân tỉnh - doanh nghiệp và các cơ sở sử dụng nhân lực - người học, với phương châm nhà nước hỗ trợ, nhà doanh nghiệp giúp đỡ và gia đình người học đóng góp.

+ Tỉnh cần có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho đào tạo nghề dưới hình thức trường tư để giải quyết những bất cập hiện nay.


3.2.2. Xây dựng mới và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường dạy nghề, các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp

Việc phát triển hệ thống các trường đào tạo công nhân kỹ thuật nhằm thu hút phần lớn số học sinh phổ thông của tỉnh không đủ điều kiện vào học cao đẳng, đại học, đào tạo họ trở thành lực lượng lao động kỹ thuật bảo đảm cung cấp cho các ngành kinh tế theo yêu cầu CNH, HĐH và phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu lao động kỹ thuật là việc làm cần thiết hiện nay ở Hà Tây. Để tạo điều kiện cho con em Hà Tây, nhất là con em các gia đình khó khăn có cơ hội học tập và thực hiện tốt phân luồng học sinh, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động. Tỉnh Hà Tây cần:

- Tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo, coi nó là đầu tư cho phát triển. Trong giai đoạn hiện nay và sắp tới Tỉnh cần tăng dần ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo (hơn 15%) và đặc biệt chú ý tới các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

- Xây dựng trường dạy nghề thứ hai và mở thêm một số trung tâm dạy nghề tại các khu công nghệ cao và các vùng nông thôn để giảm số lao động đào tạo nghề ngắn hạn, tăng số lao dộng được đào tạo dài hạn. Phấn đấu mỗi huyện có một Trung tâm dạy nghề với cơ sở vật chất phù hợp, đáp ứng yêu cầu cập nhật các nghề mới.

- Đối với các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và trung tâm kỹ thuật tổng hợp, nhất thiết phải được đầu tư thêm các trang thiết bị dạy nghề để học sinh có điều kiện rèn luyện làm quen với các thao tác kỹ năng nghề, khắc phục tình trạng học lý thuyết "chay" ở một số trung tâm như hiện nay. Đồng thời phát động phong trào thi đua tự tạo thiết bị dạy học, khơi dậy tinh thần sáng tạo vượt khó khăn trong giảng dạy và học tập.

3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý


Ngoài chất lượng nguồn đào tạo và cơ sở vật chất, việc nâng cao chất lượng đào tạo NNL còn phụ thuộc một phần rất lớn ở trình độ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề. Đội ngũ này phải đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề, trong đó tỷ lệ giáo viên có tay nghề cao có trình độ đại học và trên đại học ngày càng tăng. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực và thực tế việc tổ chức Hội chợ kỹ thuật công nghệ ở Việt Nam và Hội chợ việc làm ở Hà Tây trong thời gian qua cho thấy, trong xu thế phát triển công nghệ thay đổi từng ngày, từng giờ nếu cán bộ giảng dạy không thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật phương pháp giảng dạy, thông tin kiến thức kỹ thuật hiện đại thì sẽ có nguy cơ bị tụt hậu và sản phẩm đào tạo là những người thợ cũng không thể coi là phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của đơn vị tuyển dụng lao động trong nước và cạnh tranh trên thị trường lao động nước ngoài. Trong nhiều năm qua ở Hà Tây việc đào tạo NNL chưa được quan tâm đúng mức nên việc đào tạo nâng cao trình độ giáo viên cũng chưa được coi trọng, vì vậy để nâng cao trình độ của giáo viên trong thời gian tới tỉnh cần coi trọng việc đào tạo bồi dưỡng chuẩn hoá giáo viên (nhất là giáo viên các trường dạy nghề). Thời gian qua mặc dù nhiều giáo viên ở các cơ sở đào tạo đã tự mình tích cực theo học các lớp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ sau đại học, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo NNL cho tương lai. Điều đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thu nhập của giáo viên thấp và tỉnh chưa có cơ chế khuyến khích cho việc đi học để nâng cao trình độ. Để nâng cao trình độ giáo viên tỉnh cần giành một phần ngân sách và có cơ chế hỗ trợ cho các giáo viên đi học tập nâng cao trình độ trên ĐH, kết hợp với các doanh nghiệp đưa lao động giỏi, lao động trẻ đi tu nghiệp ở nước ngoài. Đồng thời với việc đầu tư bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên tỉnh nên có chính sách đãi ngộ theo


đúng giá trị NNL được đào tạo, trọng dụng người tài để vừa giữ, vừa thu hút được giáo viên giỏi về công tác giảng dạy trong các trường đào tạo của tỉnh.

Một vấn đề khác không kém phần quan trọng là xây dựng và phát huy hiệu quả các tập thể chuyên môn mạnh trong các cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất kinh doanh để có thể cùng hoà nhịp trong kết hợp đào tạo lý thuyết với kỹ năng thực hành, nâng cao chất lượng đào tạo, gắn giáo dục đào tạo với sử dụng và giải quyết việc làm. Cùng với đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc đào tạo NNL, điều này được thể hiện thông qua việc quản lý thu - chi tài chính, bảo quản cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, quản lý việc thực hiện nội dung chương trình và qui trình đào tạo. Các hoạt động trên được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hạ thấp mức chi phí đào tạo. Bởi vậy Tỉnh cần thực hiện việc liên kết với các cơ sở đào tạo của Trung ương mở lớp hoặc gửi cán bộ quản lý theo học các lớp nghiệp vụ để nâng cao trình độ,ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý thuộc các cơ sở đào tạo NNL.

3.2.4. Tạo nhiều việc làm mới để có thể toàn dụng lao động

Có thể nói, tạo nhiều việc làm là một nhiệm vụ bức bách ở Hà Tây hiện nay khi số lao động chưa có việc làm và số lao động bổ sung ngày càng gia tăng và chủ yếu lại tập trung ở nông thôn. Để tạo việc làm thu hút được nhiều lao động cần tập trung thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Một là: chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế nông thôn trên cơ sở các lợi thế của địa phương, nhanh chóng hiện thực hoá các dự án đầu tư vào tỉnh, do đó đầu tư phát triển khu vực nông thôn, đẩy nhanh đô thị hoá, phát triển ngành nghề sẽ làm tăng nhu cầu lao động tại chỗ, tăng việc làm, nhanh chóng giảm thiểu số lao động chưa có việc làm và số lao động có việc làm không đầy đủ, thời gian nông nhàn của nông dân, tăng thu nhập cho dân cư

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 23/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí