Mục Đích Và Nội Dung Hợp Đồng Không Vi Phạm Điều Cấm Hoặc Không Trái Trật Tự Công Cộng Và Đạo Đức Xã Hội


Điểm khác nhất giữa Bộ luật dân sự của Pháp, Bộ nguyên tắc Unidroit so với pháp luật Việt Nam về hành vi đe dọa, ép buộc trong giao kết ở chỗ: BLDS 2005 không quy định những hậu quả pháp lý khác nhau từ hành vi này. Cụ thể: hành vi cưỡng ép, đe dọa của một bên hoặc của bên thứ ba không đương nhiên làm hợp đồng bị vô hiệu mà khi hành vi đe dọa đó xảy ra chỉ có thể yêu cầu tuyên vô hiệu hoặc hủy hợp đồng trong thời hạn hợp lý và bên bị đe dọa không chấp chấp nhận giao kết hợp đồng. Có nghĩa là: “ không thể khởi kiện đòi hủy hợp đồng vì lý do đe dọa nếu sau khi hành vi đe dọa chấm dứt, hợp đồng đã được chấp nhận một cách rõ ràng và mặc nhiên, hoặc đã hết thời hạn yêu cầu hoàn trả theo quy định của pháp luật” (Điều 1115 BLDS Pháp) [2, tr.672].

Bên cạnh trường hợp đe dọa hoặc ép buộc, Pháp luật Việt Nam còn quy định các trường hợp sau đây được coi là người tham gia giao dịch không hoàn toàn tự nguyện:

“Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này. Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu”, (Điều 1 2 9 , B L D S 2 0 0 5 ) . Yếu tố không tự nguyện ở đây được thể hiện bằng việc cả hai bên đều cố tình che dấu hoặc lé tránh quy định của pháp luật trong bản chất giao dịch, mục đích chính của hợp đồng mà các bên hướng tới bằng cách ký một giao dịch khác che đậy giao dịch thực chất.

2.1.3. Mục đích và nội dung hợp đồng không vi phạm điều cấm hoặc không trái trật tự công cộng và đạo đức xã hội

Pháp luật của đa số các nước đều coi đây là một trong những điều kiện bắt buộc đầu tiên để xác định một hợp đồng hợp pháp và hợp đồng có hiệu lực. Mục đích của hợp đồng là lợi ích, là những căn cứ thúc đẩy các bên tham gia giao kết và mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó. Lợi ích của các bên chỉ có thể được pháp luật bảo vệ khi nó không trái pháp luật. Nếu các bên tham gia ký kết hợp đồng có động cơ và mục đích trái pháp luật, hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu. Theo điểm

b) điều 122 BLDS 2005: “Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều


cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng”.

Bộ luật dân sự Pháp cũng quy định tương tự tại điều 1131 [2, tr.677] : “Nghĩa vụ không có căn cứ, căn cứ làm sai lệch hay căn cứ trái pháp luật thì sẽ không có hiệu lực pháp lý”. “Thỏa thuận vẫn có hiệu lực cho dù căn cứ giao kết không được biểu hiện ra.”(Điều 1132, BLDS Pháp); Điều 1133, BLDS Pháp quy định: “ Căn cứ giao kết là trái pháp luật khi căn cứ giao kết đó bị pháp luật cấm hoặc vi phạm thuần phong mỹ tục, trái với trật tự công cộng”. Với những quy định này, pháp luật dân sự của Pháp quy định rất rõ ràng điều kiện đầu tiên khi giao kết hợp đồng đó là phải có căn cứ hợp pháp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Nội dung của hợp đồng là các thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng và sự thỏa thuận ấy phải không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Các thỏa thuận trái pháp luật ở đây được hiểu là các thỏa thuận mà nội dung của chúng vi phạm các quy định bắt buộc của pháp luật, của thông lệ hoặc của tập quán. Mọi giao dịch trái với các quy định bắt buộc của pháp luật đều bị vô hiệu, đây là điều kiện bắt buộc khi xem xét hiệu lực của hợp đồng. “Xuất phát từ nguyên tắc tự do kinh doanh, pháp luật các nước nhìn chung đều thừa nhận chủ thể kinh doanh được làm bất cứ việc gì miễn là pháp luật không cấm. Bộ Luật Dân sự Nhật Bản (Điều 90), nguyên tắc chung của Luật Dân sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( Điều 58 khoản 5), Bộ luật Dân sự Cộng hòa Liên bang Đức ( Điều 134) cũng ghi nhận quy định này” [16], theo đó, nội dung giao kết hợp đồng là không được vi phạm pháp luật, không được vi phạm điều cấm của pháp luật. Khi hợp đồng giao kết vi phạm điều cấm của pháp luật thì các bên giao kết phải chịu những chế tài pháp lý nhất định. Bộ luật dân sự của Pháp cũng quy định về tính hợp pháp của đối tượng hợp đồng giống quy định pháp luật Việt Nam, điều 1128 BLDS Pháp quy định chỉ những vật đem giao dịch được mới là đối tượng của Hợp đồng

Bộ nguyên tắc Unidroit và CISG đều không quy định về điều kiện này vì đây là những điều kiện đương nhiên quy định trong pháp luật quốc gia. Chỉ có thể xác định thỏa thuận trái pháp luật hay thỏa thuận vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo

Vấn đề hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam - 8


đức xã hội trên cơ sở quan điểm pháp luật, quan điểm xã hội của từng quốc gia và nó không quy định giống nhau hoàn toàn ở các nước.

Không phải bất cứ nội dung thỏa thỏa thuận nào trong hợp đồng trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu lực của các nội dung khác trong hợp đồng. Theo các quy định tại Bộ luật dân sự 1995, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, Luật Thương mại của Việt Nam đều có quy định trường hợp bất kỳ thỏa thuận nào vi phạm nội dung chủ yếu của Hợp đồng thì sẽ bị vô hiệu tuyệt đối vì hợp đồng chỉ được coi là hình thành và có hiệu lực khi có khi các bên thỏa thuận nhất trí được đầy đủ các nội dung chủ yếu/cơ bản của hợp đồng. Các nội dung chủ yếu đó có thể là: đối tượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán,….. Tuy nhiên BLDS 2005 lại không quy định nội dung chủ yếu của hợp đồng mà chỉ quy định theo nguyên tắc tôn trọng tối đa sự thỏa thuận của các bên, theo đó Đ i ề u 4 0 2 B L D S 2 0 0 5 [ 1 , tr.88] q u y đ ị n h các bên có thể lựa chọn một trong những nội dung sau:

1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;

2. Số lượng, chất lượng;

3. Giá, phương thức thanh toán;

4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

7. Phạt vi phạm hợp đồng;

8. Các nội dung khác.

Việc phân loại nội dung cơ bản hay không cơ bản của hợp đồng không có ý nghĩa quyết định để xác định hiệu lực toàn bộ của hợp đồng. Việc xác định mục đích và bản chất của hợp đồng mới quyết định đến hiệu lực của hợp đồng. Mục đích mà các bên hướng tới đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chính là đối tượng- hàng hóa hai bên dự định mua, bán. Trong trường hợp ngay từ khi ký kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu hoặc trước khi giao kết hợp đồng, một bên phát hiện ra đối tượng


hợp đồng không thể thực hiện được, nhưng đã không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì không thể coi là hợp đồng vô hiệu mà phải coi là trường hợp hủy hợp đồng. Tuy nhiên đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được, nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý thì hợp đồng vẫn có hiệu lực một phần đối với phần không bị vô hiệu đó.

Pháp luật các nước đều quy định hai nội dung cơ bản nhất làm cho một thỏa thuận hợp đồng dưới bất kỳ hình thức nào phát sinh hiệu lực đó là điều khoản đối tượng của hợp đồng hợp pháp và thỏa thuận xong về giá cả.

Điều 429 BLDS 2005 quy định về điều kiện hợp pháp cho đối tượng của HĐMBHH tuy nhiên trong các chưa có quy định pháp luật cụ thể về đối tượng của HĐMBHHQT. Nếu áp dụng Bộ luật dân sự thì có thể hiểu đối tượng của HĐMBHHQT chính là đối tượng của nghĩa vụ giao hàng hóa và thanh toán tiền mà các bên trong hợp đồng hướng tới, nói cụ thể đó hơn đối tượng đó chính là hàng hóa. Theo đó, hàng hóa phải được xác định rõ, hợp pháp và được phép giao dịch (không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm kinh doanh). “ Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó. Đối với hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện khi hàng hoá và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật” (Điều 25 Luật Thương mại Việt Nam 2005) [4, tr.8] . Hàng hóa bị cấm xuất, nhập khẩu được quy định cụ thể tại các văn bản hướng dẫn thi hành của Việt Nam trong từng thời kỳ. Chẳng hạn như các hàng hóa bị cấm theo Danh mục hàng hóa cấm xuất, cấm nhập khẩu (Ban hành kèm theo Nghị định số 12 /2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ [6, tr.117-122] ) dưới đây:


Hàng cấm xuất khẩu: Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự; Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội. Các loại văn hoá phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam. Gỗ trồng, gỗ xẻ từ gỗ rừng tự nhiên trong nước. Động vật, thực vật hoang quý hiếm và giống vật nuôi, cây trồng quý hiếm thuộc nhóm IA-IB theo quy định tại Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ và động vật, thực vật hoang dó quý hiếm trong "sách đỏ" mà Việt Nam đó cam kết với các tổ chức quốc tế. Các loài thủy sản quý hiếm. Các loại máy móc chuyên dụng và các chương trình phần mềm mật mó sử dụng trong phạm vi bảo vệ bí mật Nhà nước. Hoá chất độc bảng I được quy định trong Công ước cấm vũ khí hoá học.

Hàng cấm nhập khẩu gồm: Vũ khí; đạn dược; vật liệu nổ, trừ vật liệu nổ công nghiệp; trang thiết bị kỹ thuật quân sự. Pháo các loại (trừ pháo hiệu cho an toàn hàng hải theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải); các loại thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao thông. Hàng tiêu dùng đó qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng: hàng dệt may, giày dép, quần áo; hàng điện tử; hàng điện lạnh; hàng điện gia dụng; thiết bị y tế; hàng trang trí nội thất, hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thuỷ tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và chất liệu khác. Hàng hoá là sản phẩm công nghệ thông tin đó qua sử dụng. Các loại văn hoá phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam. Phương tiện vận tải tay lái bên phải (kể cả dạng tháo rời và dạng đó được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rạch; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay và xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân golf, công viên. Một số vật tư, phương tiện qua sử dụng như xe gắn máy, xe ô tô tay lái nghịch, Phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C; Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amphibole; Hoá chất độc Bảng I được quy định trong Côn g ước vũ khí hoá học.


Ngoài ra, Luật thương mại 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành cũng còn quy định việc mua bán hàng hóa quốc tế phải tuân theo những quy định về thủ tục xuất nhập khẩu nghiêm ngặt. Chẳng hạn như thủ tục về Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành, chẳng hạn như: Hàng dệt may xuất khẩu vào các thị trường có hạn ngạch do Bộ Thương mại công bố cho từng thời kỳ; Hàng hóa cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của điều ước quốc tế, hiệp định mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, do Bộ Thương mại công bố cho từng thời kỳ. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan….

Pháp luật các nước đều quy định về hoạt động mua bán ngoại thương với những chính sách riêng về xuất nhập khẩu hàng hóa, vì vậy đối tượng của HĐMBHHQT đều phải tuân thủ quy định về điều kiện hợp pháp, được phép mua bán và các điều kiện khác liên quan đến thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu… Chẳng hạn Luật Ngoại thương của Trung Quốc [26] quy định những mặt hàng bị cấm xuất khẩu như: “Các mặt hàng làm nguy hại đến an ninh quốc gia, các di sản văn hóa bị cấm xuất khẩu theo Luật xuất nhập khẩu của Trung Quốc; động thực vật có nguy cơ bị tiệt chủng và các sản phẩm được sản xuất tại các trại lao động; các mặt hàng vi phạm các nghĩa vụ quốc tế mà Trung Quốc cam kết thực hiện; xạ Hương, các chất độc được tìm thấy trong ruột động vật nhai lại, đồng và hợp kim đồng và bạch kim”.

2.1.4. Hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật

T h e o q u y đ ị n h t ạ i B ộ l u ậ t d â n s ự t h ì v ề n g u yê n t ắ c c h u n g : h ợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với HĐMBHHQT là hợp đồng có yếu tố nước ngoài nên theo Điều 770 BLDS 2005 [1, tr.173] : “Hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng. Trong


trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình thức hợp đồng được giao kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam”.

Thực tế kinh doanh, tùy thuộc vào tính chất và nội dung của Hợp đồng mà hợp đồng có thể được ký kết bằng nhiều hình thức khác nhau. Để xác định HĐMBHHQT có hiệu lực, pháp luật Việt Nam quy định : “Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương” (Khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại 2005) [4, tr.9]. Tuy Luật thương mại chưa quy định hình thức giao kết hợp đồng qua thư điện tử nhưng hình thức giao kết này đã được Bộ luật dân sự VN ghi nhận. Vì vậy, văn bản HĐMBHH có thể được thể hiện trên giấy hoặc trên thư điện tử.

Đối với hợp đồng trên giấy, các bên có thể trực tiếp thực hiện việc ký kết trên cùng các trang hợp đồng giấy nhưng cũng có thể các bên ký kết thông qua phương tiện fax…

So với pháp luật quốc tế về hình thức hợp đồng, thì pháp luật VN chưa thực sự thông thoáng hơn khi ghi nhận quyền tự do thỏa thuận hình thức của Hợp đồng chỉ bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương. CISG ghi nhận hợp đồng dưới mọi hình thức, có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả bằng lời khai của nhân chứng (Điều 11). Đây cũng chính là các nguyên tắc cơ bản nhất về hợp đồng trong thương mại quốc tế, được ghi trong Bộ nguyên tắc Unidroit (Điều 1.1 và 1.2).

Đa số các nước thừa nhận việc ký kết một hợp đồng trên hệ thống điện tử rất có giá trị, đặc biệt là khi việc đó xảy ra trong hệ thống điện tử khép kín, như hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử. Ngày nay trên thực tế và chữ ký điện tử được sử dụng thường xuyên nhất là chữ ký số. Đây là công nghệ được sử dụng rộng rãi và an toàn nhất. Nó cho phép người nhận thư nhận biết được người ký thông qua sự can thiệp của một người thứ ba đáng tin cậy, được biết đến như là một người làm chứng. Người ký thư gửi một cặp khóa số lệch, một cái khóa riêng được giữ kín giữa người


ký thư và người làm chứng và một cái khóa chung, như tên gọi đã chỉ định, cho phép người nhận thư có thể kiểm tra qua người làm chứng để biết rằng chữ ký ấy đúng là của người có chiếc khóa riêng đó. Người làm chứng tạo ra và ký một chứng chỉ bằng số. Chứng chỉ này được kết nối giữa người ký và cặp khóa của ông ta hoặc bà ta và vì vậy sau đó, người ký thư không thể phủ nhận chữ ký của mình. Chữ ký này bao gồm một bức thư sử dụng chữ ký thông thường, kèm theo hoặc gắn với bức thư chính. Sự can thiệp của người thứ ba là rất cần thiết để tạo ra sự tin cậy và độ an toàn của những cuộc trao đổi điện tử, bởi vì các bên tham gia hợp đồng không bao giờ gặp nhau để ký hợp đồng.

Năm 1981, Hội đồng Châu Âu và năm 1985 UNCITRAL đã nhắc các nước áp dụng những biện pháp cần thiết để hạn chế những yêu cầu pháp lý đối với văn bản giấy tờ và chữ ký trực tiếp để thực hiện việc sử dụng dữ liệu hoặc hệ thống điện tử với hiệu lực tương đương. Điều 7 của Luật mẫu về thư điện tử do UNCITRAL năm 1996 [30] qui định:

Nếu ở nơi nào mà luật pháp yêu cầu chữ ký của một người nào đó thì yêu cầu ấy có thể đáp ứng bằng thư điện tử trong những trường hợp sau đây:

+ Một phương pháp được sử dụng để nhận biết người đó và chứng tỏ rằng người đó đã thông qua thông tin bao hàm trong bức thư điện tử ấy và

+ Phương pháp đó là đáng tin cậy vì nó phù hợp với mục đích mà bức thư điện tử đó nhằm đạt tới hoặc cần thông báo, trong mọi hòan cảnh, kể cả những thỏa thuận đã được nêu ra.”

Luật và dự luật của một số nước (thí dụ Achentina, Úc, Niu Di Lân) đã chấp nhận chức năng của chữ ký điện tử và qui định rằng chữ ký điện tử cũng có giá trị như chữ ký viết tay hoặc ít nhất là hiệu lực pháp lý hoặc độ tin cậy của một chữ ký không thể bị phủ nhận chỉ vì nó được thể hiện bằng hình thức điện tử.

Theo pháp luật Việt Nam, hình thức hợp đồng qua thư điện tử có thể được coi là hình thức pháp lý tương đương hình thức văn bản, theo hình thức này các bên ký trên thư điện tử theo thủ tục chữ ký điện tử để xác nhận việc giao kết hợp đồng.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 10/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí