Xe vận chuyển 1 cái
Bảo hộ lao động 5-6 bộ
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên, mỗi nhóm nhận 1 bộ dụng cụ và phương tiện vận chuyển.
- Nhiệm vụ của mỗi nhóm học viên khi thực hiện bài thực hành: Mỗi nhóm học viên nhận dụng cụ, vật tư và sau đó thực hiện các bước thu gom và vận chuyển phân bò về nơi dự trữ.
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm học viên thu gom và vận chuyển được 100 kg phân bò về nơi dự trữ đúng yêu cầu kỹ thuật và thời gian qui định.
2.2. Bài thực hành 1.4.2. Thực hiện thu gom và vận chuyển 500 kg phụ phẩm nông nghiệp (200 kg rơm rạ + 100 kg cây cỏ họ đậu + 200 kg lục bình) về nơi dự trữ để làm thức ăn nuôi trùn quế.
- Mục tiêu: thu gom và vận chuyển 600 kg phụ phẩm nông nghiệp (200 kg rơm rạ + 100 kg cây cỏ họ đậu + 200 kg lục bình) về nơi dự trữ để nuôi trùn quế.
- Nguồn lực cho mỗi nhóm:
Rơm rạ 40 kg
Cây họ đậu 20 kg
Lục bình 40 kg
Cào 1 cây
Cây móc 1 cây
Bao tải 2 cái
Xe vận chuyển 1 cái
Bảo hộ lao động 5-6 bộ
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên
- Nhiệm vụ của mỗi nhóm học viên khi thực hiện bài thực hành: Mỗi nhóm học viên nhận dụng cụ, vật tư và sau đó thực hiện các bước thu gom và vận chuyển phụ phẩm nông nghiệp về nơi dự trữ thức ăn.
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm học viên thu gom và vận chuyển được 200 kg phụ phẩm nông nghiệp về nơi dự trữ đúng yêu cầu và thời gian qui định.
2.3. Bài thực hành 1.4.3. Thực hiện xử lý 150 kg phân bò tươi làm thức ăn cho trùn.
- Mục tiêu: xử lý 150 kg phân bò tươi cho trùn ăn đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Nguồn lực: phân bò tươi, xẻng, xô nhựa, bình tưới, cào, nước
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên, mỗi nhóm nhận 1 bộ dụng cụ và vật tư.
- Nhiệm vụ của mỗi nhóm học viên khi thực hiện bài thực hành: Mỗi nhóm học viên nhận dụng cụ, vật tư và sau đó thực hiện các bước xử lý phân bò tươi làm thức ăn cho trùn.
- Thời gian hoàn thành: 6 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm học viên xử lý được 30 kg phân bò đúng yêu cầu kỹ thuật và thời gian qui định.
2.4. Bài thực hành 1.4.4. Thực hiện xử lý 100 kg phân heo và 100 kg lục bình làm thức ăn cho trùn.
- Mục tiêu: xử lý 100 kg phân heo với 100 kg lục bình cho trùn ăn đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Nguồn lực cho mỗi nhóm:
Phân heo 20 kg
Phụ phẩm nông nghiệp 20 kg
Men vi sinh 100 g
Dao 1 cây
Cuốc 1 cây
Thùng ô zoa 1 cái
Xô nhựa 1 cái
Bạt nilon
Bảo hộ lao động
1 tấm
5-6 bộ
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên, mỗi nhóm nhận 1 bộ dụng cụ và vật tư.
- Nhiệm vụ của mỗi nhóm học viên khi thực hiện bài thực hành: Mỗi nhóm học viên nhận dụng cụ, vật tư và sau đó thực hiện các bước xử lý phân heo và phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trùn.
- Thời gian hoàn thành: 8 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm học viên xử lý được 100 kg thức ăn cho trùn đúng yêu cầu kỹ thuật và thời gian qui định.
2.5. Bài thực hành 1.4.5. Thực hiện thu gom và xử lý 100 kg rác thải làm thức ăn cho trùn.
- Mục tiêu: Phân loại và thu gom được 100 kg rác thải hữu làm thức ăn cho trùn.
- Nguồn lực: rác hữu cơ, dao, thớt, xô nhựa, bảo hộ lao động.
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên, mỗi nhóm nhận 1 bộ dụng cụ và vật tư.
- Nhiệm vụ của mỗi nhóm học viên khi thực hiện bài thực hành: Mỗi nhóm học viên nhận dụng cụ, vật tư và sau đó thực hiện các bước phân loại và xử lý rác theo hướng dẫn của giáo viên.
- Thời gian hoàn thành: 8 giờ.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được:
+ Thu gom đủ lượng rác thải
+ Phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ
+ Sơ chế và xử lý rác đúng kỹ thuật
C. Ghi nhớ
- Xác định được các loại thức ăn có thể và không thể cho trùn ăn: tránh cho trùn ăn các loại thực vật có vị chua, cay, chát....
- Nơi dự trữ thức ăn cho trùn phải có mái che để hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp hay nước mưa ngấm vào.
- Phụ phẩm nông nghiệp: nếu chưa mục (tươi, khô) thì phải cắt ngắn khoảng 5-10 cm trước khi ủ, nếu đã mục thì đưa trực tiếp vào đống ủ.
- Tỷ lệ phối trộn phụ phẩm nông nghiệp không vượt quá 50% khối lượng nguyên liệu, để đảm bảo thức ăn cho trùn đủ đạm.
- Đối với phân bò tươi thì chỉ cần pha thêm nước và để vài ngày là có thể cho trùn ăn.
- Đối với các loại phân gia súc, gia cầm khác và phụ phẩm nông nghiệp thì phải ủ nóng.
- Đối với rác hữu cơ: cho trùn ăn trực tiếp hoặc ủ.
- Bã thải từ hầm ủ biogas: sử dụng trực tiếp cho trùn ăn.
- Khi ủ nên bổ sung thêm chế phẩm sinh học để làm thức ăn mau hoai mục và mịn hơn.
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
1. Vị trí: Mô đun “Chuẩn bị nuôi trùn” là mô đun đầu tiên trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp”; việc giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy các mô đun tiếp theo của chương trình. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo nhu cầu của người học.
2. Tính chất: Là mô đun chuyên môn, tích hợp giữa kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành về thực hiện các công việc như: Khảo sát các điều kiện nuôi trùn; Tạo chất nền cho trùn; Thu gom và xử lý thức ăn cho trùn. Để nâng cao chất lượng dạy nghề, môn đun này cần được thực hiện ngay tại cơ sở chăn nuôi, trang trại nông nghiệp.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
1. Kiến thức
- Phân tích được tình hình nuôi và tiêu thụ trùn để lập kế hoạch nuôi trùn;
- Trình bày được đặc điểm sinh học của trùn;
- Mô tả được các phương pháp chế biến và xử lý chất nền;
- Nêu được các bước lựa chọn, thu gom và xử lý thức ăn cho trùn.
2. Kỹ năng
- Khảo sát được nguồn nước và thức ăn của trùn;
- Chế biến và xử lý chất nền đúng kỹ thuật;
- Chọn lựa được thức ăn thích hợp với trùn;
- Thực hiện thu gom, bảo quản và xử lý thức ăn cho trùn đúng kỹ thuật.
3. Thái độ
Có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật khi thực hiện công việc để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
Tên các bài trong mô đun | Thời gian (giờ) | ||||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra* | ||
1 | Đặc điểm sinh học của trùn | 4 | 4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chuẩn Bị Dụng Cụ, Phương Tiện Và Địa Điểm Dự Trữ Thức Ăn
- Chuẩn Bị Dụng Cụ, Trang Thiết Bị Và Nơi Xử Lý Thức Ăn
- Bài Thực Hành 1.4.1. Thực Hiện Thu Gom Và Vận Chuyển 500 Kg Phân Bò Tươi Về Nơi Dự Trữ Để Làm Thức Ăn Nuôi Trùn Quế.
- Chuẩn bị nuôi trùn Nghề Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp - 15
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Tên các bài trong mô đun | Thời gian (giờ) | ||||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra* | ||
2 | Khảo sát các điều kiện nuôi trùn | 16 | 2 | 14 | |
3 | Tạo chất nền nuôi trùn | 24 | 2 | 20 | 2 |
4 | Thu gom và xử lý thức ăn cho trùn | 36 | 4 | 30 | 2 |
Kiểm tra hết mô đun | 4 | 4 | |||
Tổng cộng | 84 | 12 | 64 | 8 |
IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP, BÀI THỰC HÀNH
Cuối mỗi bài trong mô đun có các câu hỏi và bài tập/bài thực hành. Tùy theo câu hỏi hay bài tập/bài thực hành, giáo viên chia học viên của lớp thành các nhóm có từ 3-5 học viên hay từng học viên thực hiện độc lập để trả lời câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm. Thực hiện bài tập/bài thực hành theo các bước để được sản phẩm theo yêu cầu của đề bài.
1. Hướng dẫn phần thực hiện trả lời câu hỏi
Giáo viên chuẩn bị sẵn bảng câu hỏi để phát cho học viên;
Sau khi phát câu hỏi cho học viên, giáo viên cùng cả lớp nhắc lại hay trao đổi các nội dung lý thuyết có liên quan đến câu hỏi;
Giáo viên hướng dẫn học viên khoanh tròn vào đáp án đúng của câu hỏi. Hết thời gian làm bài, giáo viên hướng dẫn học viên chấm bài chéo cho nhau, sau đó giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả bài làm của học viên.
2. Hướng dẫn phần thực hiện bài tập/bài thực hành
Để học viên làm được các bài tập/bài thực hành, giáo viên phát đề bài, học liệu, dụng cụ phù hợp cho học viên/nhóm học viên và phổ biến cách thức và thời gian thực hiện, kết quả sản phẩm của bài tập/bài thực hành phải đạt được.
Trong quá trình học viên làm bài tập/bài thực hành, giáo viên quan sát, nhắc nhở và uốn nắn kịp thời để học viên thực hiện đúng, đủ các bước, đủ số lượng và đạt chất lượng sản phẩm bài tập/bài thực hành. Khi kết thúc thời gian
làm bài tập hay bài thực hành, giáo viên nhận xét, đối chiếu với đáp án, đánh giá và ghi điểm cho học viên hay nhóm học viên.
V. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
5.1. Bài 01: Đặc điểm sinh học của trùn quế
Đánh giá các câu hỏi của bài 01
Cách thức đánh giá | |
Khoanh tròn được đáp án đúng là: Câu 1: c; Câu 2: a, Câu 3: b, Câu 4:a, Câu 5: a, Câu 6: b, Câu 7: a; Câu 8: b, Câu 9: c, Câu 10: c. | Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm: Mỗi câu đúng được 1 điểm |
5.2. Bài 02: Khảo sát các điều kiện nuôi trùn
5.2.1. Đánh giá các câu hỏi của bài 02
Cách thức đánh giá | |
Khoanh tròn được đáp án đúng là: Câu 1: a; Câu 2: d, Câu 3: d, Câu 4: c, Câu 5: c. | Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm: Mỗi câu đúng được 2 điểm |
5.2.2. Đánh giá bài tập/bài thực hành
a. Bài thực hành 1.2.1. Khảo sát khu vực nuôi trùn
Cách thức đánh giá | ||||||
Tiêu chí 1: Khảo sát vị trí đất | Quan sát, theo dõi đánh giá hoạt động học tập của học viên | |||||
Tiêu thức ăn | chí | 2: | Khảo | sát | nguồn | Quan sát, theo dõi đánh giá hoạt động điều tra và ghi nhận kết quả của học viên |
Tiêu chí 3: Đo pH đất, nước | Sử dụng thành thạo, chính xác, trình tự đúng theo các bước | |||||
Tiêu chí 4: Sự phối hợp của nhóm và thời gian hoàn thành | Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm, bài báo cáo của học viên. |
b. Bài thực hành 1.2.2. Lập hoàn chỉnh một bảng kế hoạch nuôi trùn quế với diện tích là 10m2 ở tháng thứ 1 và thứ 2.
Cách thức đánh giá | |
Tiêu chí 1: Kẻ đúng khung mẫu của bảng kế hoạch nuôi trùn. | Quan sát, theo dõi đánh giá hoạt động học tập của học viên |
Tiêu chí 2: Điền đủ và đúng các nội dung vào bản kế hoạch. | Quan sát, theo dõi đánh giá hoạt động học tập của học viên |
Tiêu chí 3: Hoàn chỉnh bảng kế hoạch nuôi trùn. | Quan sát, theo dõi đánh giá hoạt động học tập của học viên |
Tiêu chí 4: Tính đúng phần thu, chi, lãi ở tháng thứ 1 và 2. | Giáo viên hướng dẫn học viên của các nhóm so với đáp án để kiểm tra chéo kết quả của nhau, sau đó giáo viên nhận xét, đánh giá. |
Đánh giá chung: Thực hiện đúng thời gian và phối hợp phân công, tổ chức thực hiện. | Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm. |
5.3. Bài 03: Tạo chất nền nuôi trùn
5.3.1. Đánh giá các câu hỏi của bài 03
Cách thức đánh giá | |
Khoanh tròn được đáp án đúng là: Câu 1: a; Câu 2: b, Câu 3: d, Câu 4: d, Câu 5: a, Câu 6: b, Câu 7: a, Câu 8: b, Câu 9: c, Câu 10: b, Câu 11: a, Câu 12: d, . Câu 13: c, Câu 14: b, Câu 15: a, Câu 16: a. | Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm: Mỗi câu đúng được 0,625 điểm |
5.3.2. Đánh giá bài tập/bài thực hành:
a. Bài thực hành 1.3.1. Chọn lựa và thu gom nguyên liệu làm chất nền nuôi trùn.
Cách thức đánh giá | |
Tiêu chí 1: Liệt kê các nguyên liệu được và không được sử dụng làm chất nền nuôi trùn. | Liệt kê đầy đủ các loại nguyên liệu |
Cách thức đánh giá | |
Tiêu chí 2: Chuẩn bị dụng cụ và phương tiện | Chuẩn bị đầy đủ và phù hợp. |
Tiêu chí 3: Thu gom 70 kg phân gia súc – gia cầm và 30 kg phụ phẩm nông nghiệp. | Quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thu gom đúng và đủ nguyên liệu. |
Tiêu chí 4: Vận chuyển nguyên liệu về nơi dự trữ đúng thời gian quy định. | Quan sát thao tác thực hiện của học viên,cách thức vận chuyển nguyên liệu đến nơi dự trữ của từng nhóm. |
Đánh giá chung: Tổ chức phân công thực hiện công việc. Sự phối hợp của các thành viên trong nhóm. Hoàn thành đúng thời gian | Giáo viên nhận xét, đánh giá cho các học viên trong nhóm. |
b. Bài thực hành 1.3.2. Thực hiện chuẩn bị 500 kg chất nền để nuôi trùn quế bằng phương pháp ủ nóng.
Cách thức đánh giá | |
Tiêu chí 1: Chuẩn bị đủ nguyên liệu và dụng cụ để ủ nóng phân bò và rơm rạ làm chất nền nuôi trùn. | Chuẩn bị đầy đủ và đúng chủng loại. |
Tiêu chí 2: Mang bảo hộ lao động đúng yêu cầu | Quan sát thao tác thực hiện của học viên |
Tiêu chí 3: Ủ nóng đúng yêu cầu kỹ thuật. | Quan sát sự thực hiện của học viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của thao tác, đúng yêu cầu kỹ thuật. |
Đánh giá chung: Chuẩn bị đủ nguyên liệu và ủ nóng đúng kỹ thuật. Hoàn thành đúng thời gian | Đạt yêu cầu |
c. Bài thực hành 1.3.3. Thực hiện chuẩn bị 500 kg chất nền để nuôi trùn quế bằng phương pháp ủ hỗn hợp.