Phê Phán Tệ Cường Hào Ác Bá Và Thói Đục Khoét Dân Lành


tức vừa tiếc làm hai bài văn tế xem như một “nén nhang tống táng” người tình phụ bạc, đồng thời tỏ ý ghét “lây” cả người may mắn được chọn làm chú rể khi miêu tả: “Một chú thì dắt mũi trâu từ thuở bé, lắc lắc hò rì; Một anh thì cắt cỏ ngựa tới tận già, tùng tùng dạ há.” (Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ [79, T12; 875]); “Giai tế hình dung xem cũng lạ, tóc rễ tre, da đồng điếu, phỏng chừng một nước đặng đôi người; Tân lang tuổi tác đáng bao nhiêu, hột cau rụng, quả mướp xơ, ước đã bốn tuần thêm lẻ nữa.” (Văn tế sống tình nhơn [152; 101])

Mặc dù vốn xuất thân dòng dòi quý tộc, nhưng do gia cảnh gặp biến cố, Phan Kính và Nguyễn Du đều trải qua thời tuổi trẻ nghèo nàn, gian khổ. Phải chăng đấy là nguyên nhân bị phụ tình? “Bạch diện thư sinh” như lời Phan Kính tự nhận không đủ sức mạnh giữ được tình yêu. Nguyễn Du thời gian bắt đầu về sống ở Tiên Điền dù đã đến tuổi “tam thập nhi lập” nhưng vẫn là người thất bại trên đường công danh sự nghiệp. Trong khi các cô đều là giai nhân “thiên kim nhất tiếu”, ai lại chấp nhận “ưng không” những kẻ trắng tay. Những người được các cô chọn làm chồng tưởng không đến nỗi xấu đau xấu đớn, già điếc già đơ như miêu tả của Phan Kính, hay hèn hạ như cách nói của Nguyễn Du, ít ra họ cũng phải có điểm nào đó đáng để các cô tin tưởng nương tựa cuộc đời. Chẳng qua vì quá thất vọng và bực tức vì mất người, hơn nữa Nguyễn Du tưởng “vớ được vàng” nên đã bỏ vuột mất ba bốn mối khác, nên các ông buông lời hơi quá.

Nhưng dù mắng mỏ ra sao, bực tức kiểu gì, thì sự việc cũng vô phương cứu vãn. Viết những bài văn tế này, hai tác giả một mặt nhằm trút bỏ bức bối trong lòng, mặt khác cũng phần nào phê phán thói đời đen bạc. Phan Kính trách người “nặng tiền tài mà nhẹ gánh chung tình”. Nguyễn Du tuy thật thà khi tự thú “sự đèo bòng” của mình (ông đã có vợ mà còn “tòm tem” với cô gái khác), nhưng cũng thẳng thừng trách thói gian dối của hai cô Uy, Sạ là “Quan Kiệt chi trá”. Hai bài văn tế không chỉ mang mục đích giải toả nỗi bực tức cá nhân mà còn mang dụng ý sâu xa hơn, đó là phản ánh một thực trạng tiêu cực không phải hiếm trong xã hội từ xưa đến nay.

2.4.2.2. Phê phán sự xuống cấp của luân lý đạo đức

Ở mối quan hệ vợ chồng, có hai bài văn tế cùng tiêu đề Văn tế sống vợ, một của Nguyễn Quý Tân (1814-1858), một của Trần Tế Xương. Nguyễn Quý Tân và Trần Tế Xương là hai tác giả trào phúng nổi tiếng thế kỷ XIX. Trong đó, bài của Nguyễn Quý Tân


chỉ biết qua tiêu đề được nhắc đến trong Việt Nam danh nhân từ điển [17; 211], chưa tìm được văn bản.

Trần Tế Xương là một nhà thơ có tài nhưng không thành công trên đường khoa cử. Nỗi thất chí đã khiến ông đi vào lối sống phóng túng, hưởng lạc nên đời sống gặp nhiều khó khăn. May mắn ông có người vợ hiểu và yêu thương chồng. Văn tế sống vợ là một trong những tác phẩm ông viết về vợ, cũng là một trong những tác phẩm trào phúng xuất sắc nhất của ông.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, có thể lý giải tiếng cười Tú Xương ở hai phương diện. Thứ nhất, do cách làm thơ trào phúng, đây là cách Tú Xương biểu lộ tình cảm âu yếm thiết tha và lòng biết ơn sâu sắc với vợ. Thứ hai, phê phán hiện thực xuống cấp trầm trọng của luân lý đạo đức. Đạo nghĩa vợ chồng là một trong những giềng mối quan trọng của Nho giáo, nhưng nay nó trở thành “đối tượng cười cợt như toàn bộ kỷ cương giềng mối phong kiến” [63; 199]. Tác giả hoàn toàn không “đạp đổ” giềng mối ấy, mà tự lấy cá nhân bất đắc chí của mình đặt tín điều Nho giáo vào hoàn cảnh cụ thể để lột trần bộ mặt của xã hội phong kiến: thối nát, kìm hãm, chà đạp con người. Thật vậy, tình cảm Tú Xương dành cho người vợ tần tảo chịu thương chịu khó là có thật, nhưng tác phẩm của ông còn mang tư tưởng lớn hơn: phê phán, phản đối xã hội phong kiến thối nát đương thời.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.

Như vậy, Trần Tế Xương không chỉ cười cợt với mình mà còn cười cợt với đời. Tiếng cười của ông không chỉ dừng lại ở mức tự trào mà tiến lên một bước là phê phán. Qua tác phẩm của mình, ông đã lên tiếng phản đối những hiện tượng đi ngược luân lý đạo đức của một số người trong xã hội, chỉ có điều ông còn nói tránh chứ chưa vạch mặt từng người hoặc từng sự việc, tức là tiếng cười của ông chỉ dừng lại ở sự không bằng lòng chứ chưa mạnh mẽ lên án. Lý do có lẽ vì ông tự nhận thấy bản thân mình cũng chưa hoàn toàn tốt đẹp nên không dám “to tiếng” chăng? Dù sao, Trần Tế Xương cũng xứng đáng là bậc thầy của văn chương trào phúng.

2.4.2.3. Phê phán tệ cường hào ác bá và thói đục khoét dân lành

Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 16

Tệ cường háo ác bá và thói đục khoét của bọn quan lại, chức sắc địa phương là nỗi khổ của nhân dân lao động trong xã hội xưa. Hai bài văn tế tiêu biểu phản ánh hiện trạng này là Văn bà xã tế ông xã của Nguyễn Trọng Trì (1851-1922) và Văn tế con chuột của Huỳnh Bá Văn (1873-1934).


Nguyễn Trọng Trì mượn danh bà xã tố cáo ông xã: tham lam, điêu toa, thâu đa nạp thiểu, ức hiếp dân lành... Khi sống thì ăn của sự của dân, không từ cả của đình của miễu, đến khi chết thì “hồn đà xa miễu, phách đã xa đình”, bao nhiêu của nả chẳng thể đem theo, chỉ được hưởng “heo giấy” với “bò rơm” cho ấm dạ. Mượn danh bà xã, tác giả muốn nói lên hai ý: Thứ nhất, là người vợ, bà xã hiểu rò chân tơ kẽ tóc mọi việc làm của ông xã nên đây là lời tố cáo chính xác nhất; Thứ hai, ngay bà xã còn tố cáo thì tội ác của ông xã không ai có thể dung thứ được.

Huỳnh Bá Văn với lời lẽ vừa sâu kín vừa khéo léo mượn hình ảnh con chuột bốn chân chết vì mắc bẫy ám chỉ loài chuột hai chân “mập mình nhờ màu mỡ nhà dân”. Loài chuột hai chân này thời nào cũng có, do biết cách “núp kín leo cao nhiều chước quỷ” nên ngày càng nảy nở sinh sôi không cách nào diệt hết. Nhưng theo tác giả, “lắm lắc chừng mô, rủi ro chừng ấy”, vì tham ăn nên “chui xả bẫy chùa, kẹt đà chết giãy”. Qua bài văn tế này, tác giả có hai ngụ ý: Thứ nhất, mượn hình ảnh chuột ám chỉ bọn Tri hương Lý trưởng tham lam đục khoét của dân là thích hợp nhất, vì chúng có “râu” (đấng mày râu) và có tài gậm nhấm; Thứ hai, nhà chùa là chốn từ bi thương yêu mọi loài mà còn căm ghét đến độ phải “bẫy” chuột, thì tội ác của chuột quả thực tày trời, có phơi thây cho “ruồi bu kiến đỗ”, “chim quạ nhặt reo” cũng thật đáng đời, chẳng ai thương xót.

2.4.2.4. Phê phán tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội thời nào cũng muôn hình vạn trạng. Văn tế mượn hai đối tượng là thuốc phiện và cô đầu để phản ánh những tệ nạn này, có lẽ vì chúng có liên quan với nhau và là hai thứ mà trẻ già trai gái đều có thể “dính”.

Là một loại chất độc gây ra cảnh gia đình tan nát, hiểm hoạ chết người và tệ nạn xã hội, thuốc phiện rơi vào tầm ngắm của văn tế trào phúng. Văn tế nha phiến của Nguyễn Xuân Kiều (1857-1893), Văn tế thuốc phiện (khuyết danh) là hai tác phẩm tiêu biểu. Cả hai bài đều cho rằng cây thuốc phiện và nha phiến có nguồn gốc từ Mãn Châu (Trung Quốc)(1), xâm nhập nước Nam làm điêu đứng bao người. Bởi vì nó quá hấp dẫn nên những kẻ “yếu bóng vía” không ai có thể làm ngơ, từ khách thương buôn đến phường ong bướm, từ lính viễn chinh đến bậc quan quyền, từ kẻ sa cơ lỡ vận đến người thất thời thất



1 Thực ra, cây thuốc phiện và nha phiến có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Nói về số lượng thì Mãn Châu vẫn còn thua xa các nơi khác.


chí. Đã vậy, nha phiến còn núp bóng công dụng chữa các bệnh ho lâu ngày, ho gà, đi tả, trục phong hàn, ôn tì vị của quả anh túc khô (anh túc xác), nó còn được thương buôn Hoa kiều hợp thức hoá qua hình thức kinh doanh nộp thuế, tức là được công khai mua bán, sử dụng. Từ công dụng và điều kiện thực tế đó, kết hợp với cảm giác hưởng thụ mộng đế vương lâng lâng huyền ảo của kẻ mua vui, nha phiến đã trở thành “mặt tri âm” của mọi tầng lớp sĩ, nông, công, cổ. Qua hai bài văn tế, ta thấy hầu như mọi thành phần xã hội đều có người dính dáng đến hệ luỵ của thứ độc dược hấp dẫn này.

Dân gian có câu nói về tác hại của thuốc phiện: “Thuốc phiện hết nhà, thuốc trà hết phên”, nghiện thuốc phiện thì trước sau gì cũng phải bán nhà, nghiện thuốc lào thì rút hết phên giậu làm đóm hút. Người “hào hoa súc tích” sa vào đó còn có lúc trắng tay, huống hồ những kẻ “thảo dã bạch đinh” chỉ có nước chơi “nghề xỏ lá”, tức là giở trò lừa gạt, trộm cắp, giết người cướp của để kiếm tiền hút chích. Từ đó sinh ra nhiều tệ nạn xã hội. Sự việc Đặng Văn Hoà (1791-1856) từng xin vua ban điều lệ cấm hút thuốc phiện, hạn cho quan lại 6 tháng phải chừa hẳn [148; 27] cho thấy ít nhất ở thời ông nha phiến đã được dùng phổ biến trong hàng ngũ quan lại triều đình, tác hại của nó cũng đã rất nghiêm trọng. Cụ thể hơn, có tác phẩm tế người chết vì nghiện nha phiến: “Nào những lúc: Gối cùng quải, chiếu cùng nằm, mình cùng nghiêng, chân cùng duỗi, mơ màng hai dải đồng tâm; Đến bây giờ: Dầu đã hao, đèn đã tắt, ống đã vỡ, khói đã tan, đau đớn nhỉ một hòm di cốt.” (Đại nghĩ Dương Xuyên hầu tế Tuyên phủ sứ văn [13; 40a] NĐT)

Nạn nghiện ngập gắn liền với những chốn ăn chơi sa đoạ như tửu điếm, thanh lâu cùng các cô đầu môi son má phấn. Đố kẻ bướm ong nào có thể làm ngơ trước cái đong đưa liếc mắt đưa tình, câu ngọt ngào đầu môi chót lưỡi của họ, nhất là khi các “đế vương” đang tột đỉnh hưng phấn. Biết các đế vương ảo “tiền mất đành đau, nghề chơi vẫn ngứa” luôn hào hiệp đáp ứng mọi đòi hỏi của mình, các cô đua nhau vòi vĩnh, thường là “đổi tình lấy tiền”. Đến khi khách làng chơi tỉnh ra mới thấy thói đàng điếm để lại nhiều hậu quả, nhưng tay trót đã nhúng chàm, có tiếc nuối cũng đã quá muộn: “Chơi cũng vui thay; Nghĩ mà chán quá. Đi hôm về tối, ruột tằm bối rối nên mê; Tiền mất tật mang, miệng hến câm ngầm dám há.” (Văn tế cô đầu [21; 138])

Tác hại của hai loại tệ nạn “sát nhân vô kiếm” [21; 141] này đã hai 5 rò 10, nên các tác giả đều đưa ra lời cảnh báo, khuyên nhũ: “Lúc phong lưu kể cũng nên đời; Khi nghiện


ngập nghĩ ra mà sợ.” (Văn tế thuốc phiện [21; 140]); “Đất chinh chinh xe trước đã gập ghềnh; Đường phẳng phẳng ngựa sau đừng vội vã.” (Văn tế nha phiến [32; 71]). Những lời cảnh báo, khuyên nhũ rất hay, rất thuyết phục và đầy thiện chí, tưởng không phải là thừa trong thời buổi hiện nay.

2.4.2.5. Phê phán thói bảo thủ và quan niệm cổ hủ

Từ nửa sau thế kỷ XIX, do tiếp xúc nhiều với phương Tây, đồng thời do lối vận dụng giáo điều cứng nhắc, nền giáo dục và quan điểm Nho giáo không còn thích hợp với thời cuộc, đã dựng lên rào cản vô hình kìm hãm sự phát triển của xã hội. Phần lớn nhà Nho không có khả năng thích ứng với cái mới để tiến cùng thời đại mà chỉ co rút vào cái vỏ bọc cũ kỹ của mình. Tuy nhiên cũng có một số nhà Nho nhận ra những khiếm khuyết của nền văn hoá - giáo dục Hán học và mạnh mẽ phê phán nó, xem nó như cái “búi tóc” phải cắt bỏ đi (Văn tế búi tóc [21; 191]). Hai nhân vật tiêu biểu nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX là Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương. Các bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến (1835-1909), Cái học nhà Nho Cái chữ Nho của Trần Tế Xương (1870-1907) đều nói lên rò ràng quan điểm của hai tác giả. Mặc dù các nhà Nho này chưa sẵn sàng thoát khỏi cái vỏ bọc của mình, như Trần Tế Xương không tán đồng việc học “vần Tây” (mẫu tự La-tinh), nhưng những lời phê phán và thái độ, quan điểm cải cách ấy là nét tiến bộ nổi bật nhất trong văn chương của họ.

Cũng với tư tưởng canh tân, một tác giả khuyết danh viết Văn tế sống thầy đồ hủ đả kích mạnh mẽ các cụ “hủ lậu tiên sinh” [79, T21; 1067]. Các cụ đồ xuất thân cửa Khổng sân Trình nhưng không còn nhớ câu “bần tiện bất năng di”, “quân tử ưu đạo bất ưu bần” mà chỉ nghĩ đến “nồi cơm” của mình, trong khi cái học của họ không giúp ích được gì cho đất nước: “Trời Trâu nước Hán, khôn giặt phơi trần hủ chi áo khăn; Bến Tứ sông Thù, khó rửa sạch ngu di chi mặt mũi. Này Thám, này Bảng, này Trạng nguyên, chữ tốt văn hay, rút cục lại hư văn chi đồ khốn; Nào Sơ, nào Phúc, nào Chủ khảo, khuyên hồng điểm lục, chẳng qua là vô dụng chi hí nhi. Tự do không hay, bình đẳng không hay, chó chết hoàn phường chó chết; Ngôn luận chẳng biết, tân văn chẳng biết, quần manh lại vẫn quần manh.” [79, T21; 1069]

Ông thầy đồ là hình ảnh đáng kính đại diện cho nền giáo dục Nho giáo ở làng xã ngày xưa. Nhưng đến thời này, hình ảnh ấy bị “hạ bệ” một cách ngoạn mục vì quan niệm


cổ hủ, chậm tiến và sự tha hoá về đạo đức, nhân cách. Các cụ chỉ biết Tam hoàng Ngũ đế thời xửa thời xưa với “vài pho sách in thời thượng cổ, nhai như chó nhai xương”, không hề biết đến thời cuộc, tân văn tân học. Trận pháp binh thư, địa dư, quan chế chẳng rành, đối với những phát minh tiên tiến của thế giới càng ù ù cạc cạc; chẳng biết “kèn sao kêu, súng sao nổ, xe sao chóng, tàu sao lanh”; khí học, hoá học cho là “Dịch tượng Thư trù”, cơ khí, điện khí cho là “mộc ngưu lưu mã”. Nghe ai nói đến tân học tân văn, các cụ “ghét hơn người đầu thuốc độc”.

Tư tưởng đã vậy, đạo đức lại bị tha hoá, không còn xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo. Vì thế tác giả chẳng tiếc lời chửi nặng: “Dã man thất phách; Hủ lậu tam hồn.” Nhà Nho xưa tự hào là hàng ngũ trí thức, những người thâu tóm kiến thức trong thiên hạ, thi hành giáo hoá, dạy dỗ người đời; lại cho rằng mình là người quân tử, ăn trên ngồi trốc, mọi người phải nghe lời, phải kính trọng. Thầy đồ cũng dự vào hạng ấy trong làng. Nay bị chửi là phường hủ lậu chưa khai hoá còn gì nhục nhã cho bằng. Với tư tưởng và đạo đức như thế thì thực sự không còn cách chửi nào đích đáng hơn.

Không phải chỉ có ông đồ là đối tượng phê phán của tác giả. Tất cả từ con người, quan niệm, hệ tư tưởng, đến chính sách của nhà cầm quyền…, từ vi mô đến vĩ mô đều cần phải xem xét lại. Cái gì hay thì giữ lại, phát huy, nếu cần thiết thì sửa đổi cho phù hợp với thời đại mới, cái gì xấu thì dứt khoát loại trừ, không để chúng còn đất sống. Có như thế mới thực sự đúng với lòng mong đợi của tác giả: “May ra mà gió hổ mây rồng, đổi thay trời đất; Thì cũng được non Hồng núi Thái, bền vững giang sơn.” [79, T21; 1070]

Văn tế sống thầy đồ hủ ra đời vào giai đoạn cáo chung của chế độ phong kiến và nền Nho học cổ hủ, cho thấy tác giả là người có tư tưởng cấp tiến. Tư tưởng đổi mới của tác giả giống với Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương, nhưng không hạn cuộc ở sự phản đối, châm biếm hay phê phán mà vươn tới tầm vóc to lớn hơn, đó là kêu gọi mọi người xoá cũ theo mới, mở rộng tầm nhìn, tiến theo đà phát triển khoa học kỹ thuật của thế giới văn minh để tự thân phát triển, đồng thời đủ điều kiện và trình độ xây dựng, đổi mới và bảo vệ tổ quốc trường tồn.

Về phía bản thân, các nhà Nho đều thấm nhuần các chuẩn mực đạo đức của Nho giáo. Nhưng với nhà Nho tài tử, thì các chuẩn mực Nho giáo, nói rộng ra là những trói buộc lạc hậu của xã hội phong kiến, không còn kìm chân họ được nữa. Bên cạnh đó còn


có một số nhà Nho tân học càng cực lực lên án loại tư tưởng cổ hủ này như Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp. Họ sẵn sàng phô cái dở, bêu cái xấu, trêu chọc, phê phán những người giữ khư khư thói cũ, để thách thức với thói đời. Tuy đối tượng và sắc thái biểu hiện khác nhau, nhưng “hầu hết các tác giả tài tử đều có chung một loại thái độ: tự xác định mình đứng ở một tầm cao hơn hẳn so với thế tục.” [158; 148] Đây không phải là thái độ tự cao hợm hĩnh mà là sự phản đối rò ràng đối với những thứ mục ruỗng cần phải mạnh tay xoá bỏ, cải cách.

Thời hiện đại, Vũ Đình Liên từng nói lên lòng hoài cổ của mình qua bài thơ Ông đồ. Nhưng hoài vọng của Vũ Đình Liên ở đây không chỉ tiếc nuối hình ảnh ông đồ mà còn tiếc nuối “hồn muôn năm cũ”, tức là cái tinh tuý thể hiện hồn dân tộc, hay nói theo Vũ Đình Liên là “cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn” [122; 1573], chứ hoàn toàn không cổ vũ cho việc bảo thủ. Chúng tôi tin chắc, tác giả Ông đồ khi chứng kiến cảnh “cửa thánh mây mù, rừng nho bụi tối” cũng sẽ kịch liệt đả phá để khai thông dòng tư tưởng mới.

2.4.3. Thể hiện tiếng cười đả kích

Thời kỳ đấu tranh chống thực dân Pháp, văn tế trào phúng xuất hiện một số tác phẩm đả kích giặc và bọn tay sai với tinh thần chiến đấu mạnh mẽ.

Tác phẩm văn tế đả kích giặc sớm nhất hiện còn là Văn tế Ri-vi-e (hoặc Văn tế Cơ- ri-vi-ê). Tác phẩm này hiện có nhiều bản gần giống nhau, nhưng có nơi ghi tác giả là Nguyễn Khuyến (tế Ri-vi-e, một tên đại tá Pháp, đánh nhau với quân Cờ đen ở Cầu Giấy bị thua và bị giết chết) [21; 94], có nơi lại nói là khuyết danh (tế Cơ-ri-vi-ê, tướng Pháp ở đồn Phụ Dực, Thái Bình, bị giết trong khi đi đàn áp người chỉ huy Cần vương) [79, T19; 694]. Dựa theo Văn tế cổ và kim: “Ri-vi-e là viên Đại tá hải quân Pháp, đánh nhau với quân Cờ đen ở Cầu Giấy bị thua và bị giết năm 1883. Sau khi hắn bị giết chết, triều đình Huế sai viên Kinh lược Bắc Kỳ đến điếu tang. Viên Kinh lược cử Nguyễn Khuyến (đang giữ chức Thương biện) viết bài văn tế này.” [21; 94] Theo Tổng tập văn học Việt Nam: “Cơ-ri-vi-ê ở đồn Phụ Dực, Thái Bình, bị giết khi đi đàn áp người chỉ huy nghĩa quân Cần vương ở Yên Lũ là Bùi Như Quảng, tức Đốc Đen. Chưa biết tác giả là ai, nhưng rò ràng đây là bài „nhại‟ lại những bài văn tế của bọn phủ huyện địa phương, tay sai thực dân.”


[79, T19; 694] Thông tin thứ hai cho thấy bài văn tế khuyết danh này do người dân nhại theo một bài vốn ra đời trước đó do bọn phủ huyện địa phương, tay sai thực dân làm ra.

Trở lại thông tin thứ nhất, Nguyễn Khuyến lúc đó làm Thương biện ở Nha Kinh lược Bắc Kỳ(1), tuy ông trước sau không làm tay sai cho giặc nhưng cũng mang tiếng là “người của tay sai của giặc”, việc ông phải theo lệnh viên Kinh lược sứ viết văn tế để tế Ri-vi-e là điều có thể(2). Sau đó dân gian mới nhại theo để chế giễu bọn giặc, tạo ra nhiều dị bản. Vậy chúng tôi tạm thời theo Văn tế cổ và kim xem Nguyễn Khuyến là tác giả đầu tiên của bài văn tế này. Cần nói thêm rằng, bài văn tế trong Văn tế cổ và kim được trích theo Văn thơ Nguyễn Khuyến của nhóm soạn giả Hoàng Ngọc Phách, Lê Thước, Lê Trí Viễn (Theo [21; 94]), chứng tỏ nhóm soạn giả này cũng chính thức công nhận tác giả của Văn tế Ri-vi-e là Nguyễn Khuyến.

Nguyễn Khuyến từng giữ chức Trực học sĩ, sung Toản tu Quốc sử quán. Ông là người có lòng yêu nước, sau khi triều đình ký hàng ước 1883, thực dân Pháp thiết lập ách cai trị tại Việt Nam, ông không hợp tác với giặc, rút khỏi quan trường, trở về sống cuộc đời dân dã. Tuy chưa có thái độ chính trị dứt khoát, nhưng Nguyễn Khuyến không quên quan tâm đến thời cuộc, nhất là vận mệnh dân tộc, quốc gia trong bối cảnh phức tạp này. Bài văn tế trên mang đầy lời lẽ trào phúng khi nói về Ri-vi-e, cũng là kiểu “chơi xỏ” giặc Pháp cùng bọn tay sai và cả triều đình. Bài này nếu thực sự của ông, có thể xem là tiếng nói mạnh mẽ của ông chống lại giặc Pháp, phản đối sự bạc nhược của triều đình.

Bọn giặc Pháp đáng chửi đáng giết thì bọn tay sai càng không thể tha thứ được. Đề Sự (Đề đốc Trần Tuệ) và Nguyễn Duy Hàn (Tuần phủ Thái Bình) là hai tên tay sai đại gian đại ác “may mắn” được tác giả văn tế chọn làm “chất liệu” sáng tác. Tên Đề Sự nhờ “rửa đít cho Tây” mới được cho làm chức đó, vì thế hắn “quân không một mống, phải làm cai phu”. Ngoài tài “rửa đít”, hắn còn có tài đàn áp dân lành lập công với giặc. Nguyễn Duy Hàn vốn thuộc “làng văn vật, dòng thi thư”, đỗ Cử nhân năm 1886, giữ chức Tuần phủ Thái Bình, nhưng tên “miệng lắp đồ le, đít xoè dáng vại” này phản quốc phò Tây, rước thù mua oán với nhân dân trong nước. Hắn thực sự là “hạt dân chi hùm xám, quý quốc chi chó săn”. Không thủ đoạn tàn ác nào mà hắn và bọn tay sai không thẳng tay thực


1 Trước đó, Nguyễn Khuyến đã cáo quan nhưng bị buộc phải trở lại giữ chức này để giặc dễ bề giám sát.

2 Theo Nguyễn Q.Thắng thì Bùi Phụng (Tri phủ Thái Bình lúc ấy) cũng có làm văn tế Ri-vi-e, nội dung không giống với bài này, có lẽ không thuộc văn tế trào phúng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022