Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng - thực trạng và giải pháp - 21


đảm nhiệm). Do đó, để khắc phục nhược điểm của mô hình giám sát này, Chính phủ chỉ đạo rà soát đánh giá tính trùng lắp của các cơ quan tham gia quá trình thanh tra, giám sát ngân hàng để quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan và hoàn thiện cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin một cách hiệu quả giữa các cơ quan này, tránh chồng chéo và bù lắp khoảng trống giám sát.

- Ngoài ra, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ mà đặc biệt là kỷ nguyên của cách mạng số làm ranh giới giữa các loại hình hoạt động tài chính ngân hàng, ranh giới giữa các sản phẩm tích hợp (như bảo hiểm ngân hàng – bancassurance, chứng khoán bảo hiểm, ngân hàng chứng khoán…) ngày càng trở nên mờ nhạt dần, rủi ro tiềm ẩn càng khó được nhận diện. Chính những thay đổi này đòi hỏi các cơ quan giám sát bên cạnh những trao đổi, phối hợp hiện có, cần xây dựng một cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin một cách chặt chẽ và toàn diện hơn để giám sát hiệu quả hơn hệ thống các TCTD với ngày càng nhiều các lỗ hổng tài chính. Theo đó, Chính phủ cần có một chương trình tổng thể hiện đại hóa, điện tử hóa hạ tầng công nghệ, xây dựng một hệ thống quản lý thông tin quy chuẩn, kết nối liên thông giữa các bộ ngành cùng những quy trình tự động trao đổi, chia sẻ thông tin để công tác phối hợp được thường xuyên, liên tục, cập nhật; thông tin được đầy đủ, chính xác và an toàn bảo mật.

- Thanh tra Chính phủ cần phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp (như công tác phí, phụ cấp cho Trưởng Đoàn thanh tra) cho cán bộ làm công tác thanh tra (do đặc thù công việc có nhiều rủi ro, áp lực, phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, thường xuyên phải đi công tác xa, dài ngày...) để khuyến khích cán bộ tham gia Đoàn thanh tra, đồng thời thu hút những cán bộ giỏi về làm việc trong ngành thanh tra trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Bộ Tài chính cần nghiên cứu, ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam về ghi nhận, đo lường công cụ tài chính (phù hợp với Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS số 32 và 39) và trình bày, công bố công cụ tài chính (phù hợp với Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 4 và 7) nhằm giúp TCTD có cơ sở thực hiện và tăng cường tính minh bạch và năng lực hội nhập.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Chương 3 Luận án gồm 3 phần: Phần 1 nêu định hướng hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN đối với các TCTD, trong đó: đưa ra mục tiêu phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam, các yêu cầu đối với hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN đối với các TCTD từ nay đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Phần 2 đề xuất một số giải pháp áp dụng công tác thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro tại NHNN trên cơ sở nội dung lý luận nghiên cứu ở Chương 1 và đánh giá thực trạng ở Chương 2. Các giải pháp được áp dụng đối với góc độ của NHNN. Đồng thời, đưa ra lộ trình triển khai thực hiện các giải pháp trong từng giai đoạn, bảo đảm phù hợp với yêu cầu quản lý, sự phát triển của hệ thống TCTD tại Việt Nam và thông lệ quốc tế. Phần 3 đưa ra một số kiến nghị với các TCTD, Chính phủ và các cơ quan hữu quan (như Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính…).


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN


Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng - thực trạng và giải pháp - 21

Trong bối cảnh hội nhập chung của nền kinh tế, NHNN với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đang đứng trước một nhiệm vụ to lớn là phải đổi mới mạnh mẽ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong việc quản lý, thanh tra, giám sát đối với hệ thống các TCTD để đảm bảo duy trì một hệ thống ngân hàng an toàn, lành mạnh. Việc chuyển hướng phương pháp thanh tra, giám sát từ thanh tra, giám sát tuân thủ sang thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro theo thông lệ quốc tế đã, đang và sẽ tiếp tục là một trong những nội dung trọng tâm, góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống các TCTD. Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy việc triển khai áp dụng thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro là cần thiết cả trên phương diện cơ quan quản lý lẫn phương diện hoạt động của các TCTD. Các quốc gia khác nhau có thể áp dụng các mô hình giám sát hệ thống tài chính khác nhau, kỹ thuật triển khai thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro có thể có những chi tiết khác nhau, nhưng các nước đều phải đạt được những điều kiện nhất định để thực hiện.

Với những mục tiêu đề ra, Luận án đã:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thanh tra, giám sát các TCTD trên cơ sở rủi ro.

- Nghiên cứu kinh nghiệm các nước trong việc áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các TCTD, rút ra bài học cho Việt Nam.

- Nghiên cứu về thực trạng áp dụng thanh tra, giám sát ngân hàng trên cơ sở rủi ro đối với các TCTD tại Việt Nam; chỉ ra những thành công, hạn chế trong quá trình triển khai.

- Đề xuất 04 giải pháp đối với NHNN, 05 giải pháp cho các TCTD, 03 kiến nghị với các cơ quan quản lý cũng như lộ trình thực hiện nhằm triển khai áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro tại Việt Nam.

Do kinh nghiệm nghiên cứu và thời gian có hạn nên Luận án khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học để hoàn thiện Luận án./.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ĐƯỢC CÔNG BỐ


A. Bài báo khoa học

1. Nguyễn Thị Hòa (2017), “Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro – Kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất”, Tạp chí ngân hàng - Banking Review, số 4 tháng 2/2017.

2. Nguyễn Thị Hòa (2018), “Các mô hình giám sát tài chính phổ biến trên thế giới và liên hệ với Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng - Banking Review, số 5 tháng 3/2018.

3. Nguyễn Thị Hòa (2018), “Ứng dụng các mô hình, công cụ định lượng phục vụ hoạt động thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro tại NHNN Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng - Banking Review, số 12 tháng 6/2018.

4. Nguyễn Thị Hòa (2019), “Kinh nghiệm quốc tế trong phối hợp, chia sẻ thông tin giám sát hệ thống tài chính và gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng - Banking Review, số 1 tháng 4/2019.


B. Đề tài, Dự án nghiên cứu khoa học

1. Nguyễn Thị Hòa (2016), “Quản lý nhà nước đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân: Thực trạng và giải pháp”, Mã số: ĐTNH.004/16 của NHNN, Đề tài NCKH cấp ngành (Chủ nhiệm).

2. Nguyễn Thị Hòa (2017), “Quản lý nhà nước đối với hệ thống các tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Mã số: ĐTNH.023/17, Đề tài NCKH cấp ngành (Chủ nhiệm).

3. Nguyễn Thị Hòa (2018), “Cơ chế hợp tác, chia sẻ thông tin giữa Cơ quan thanh tra, giám sát - NHNN Việt Nam với các đơn vị có liên quan trong giám sát hoạt động của các TCTD – Thực trạng và giải pháp”, Mã số: DANH.003/18, Dự án NCKH cấp ngành (Chủ nhiệm).


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu Tiếng Việt

1. Bùi Huy Thọ (2014), Hoàn thiện công tác cấp phép về nội dung hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Công ty Ernst&Young (2006), Báo cáo kết quả thực hiện Dự án tự đánh giá Thanh tra ngân hàng theo 25 nguyên tắc cơ bản của Uỷ ban Basel.

3. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Báo cáo kết quả khảo sát tại Malaysia và Thái Lan (tháng 5/2018) của Đoàn công tác do dự án BRASS tổ chức.

4. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009),

Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro.

5. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, giám sát từ năm 2009 -2017.

6. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kết luận thanh tra của một số TCTD trong nước và TCTD nước ngoài.

7. Chính phủ (2014), Nghị định số 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngân hàng, ban hành ngày 07 tháng 4 năm 2014.

8. Chính phủ (2015), Nghị định số 33/2015/NĐ-CP quy định việc thực hiện kết luận thanh tra, ban hành ngày 27 tháng 3 năm 2015.

9. Dự án BRASS (2017), Khung thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro (RBS), đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tháng 6 năm 2017 và các dự thảo về tài liệu hướng dẫn.

10. Dương Quốc Anh (2011), Phương pháp luận đánh giá sức chịu đựng của tổ chức tín dụng trước các cú sốc trên thị trường tài chính ( Stress Test), Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

11. Đoàn Thanh Hà (2012), Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các TCTD trên địa bàn TP.HCM, Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

12. Ernst & Young (2011), Đánh giá tính tuân thủ các Nguyên tắc cơ bản của Basel về thanh tra, giám sát Ngân hàng hiệu quả.

13. Huỳnh Thị Hương Thảo (2011), “Giải pháp bảo đảm thanh khoản tại các ngân


hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Ứng dụng, số 14-15, 2011.

14. Lê Như Cơ (1995), Vị thế thanh tra Ngân hàng trong cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

15. Lê Thanh Hằng (2012), Đổi mới hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các TCTD của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Luận văn thạc sĩ, Học viện Ngân hàng.

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 1976/QĐ-NHNN về việc ban hành Đề án cải cách tổ chức và hoạt động thanh tra ngân hàng, ban hành ngày 24 tháng 8 năm 2007.

17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư số 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 29 tháng 12 năm 2011.

18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN hướng dẫn việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2013.

19. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xứ lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 18 tháng 3 năm 2014.

20. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014.

21. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư số 03/2015/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng, ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2015.

22. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư số 35/2015/TT-NHNN quy định chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2015.

23. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 06/2016/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN, ban hành ngày 27 tháng 5 năm 2016.


24. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 36/2016/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục thanh tra, ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016.

25. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2016.

26. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Quyết định số 2145/QĐ-NHNN về Sổ tay giám sát ngân hàng, ban hành ngày 13 tháng 10 năm 2017.

27. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Thông tư số 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng, ban hành ngày 01 tháng 8 năm 2017.

28. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 18 tháng 5 năm 2018.

29. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư số 52/2018/TT-NHNN quy định về xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2018.

30. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên qua các năm 2009 đến năm 2016.

31. Nghiêm Xuân Thành (2017), “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và sự chuẩn bị của ngành Ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Tài chính kỳ 2, số tháng 2/2017.

32. Ngô Bá Lại (2000), Hoàn thiện khung pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của Thanh tra Ngân hàng Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

33. Nguyễn Công Dương (2000), Hoàn thiện công tác quản lý và đào tạo cán bộ thanh tra ngân hàng, Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

34. Nguyễn Đăng Hồng (1995), Một số giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức hệ thống thanh tra Ngân hàng Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

35. Nguyễn Đăng Hồng (2010) Giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

36. Nguyễn Đình Tự (2001), Thanh tra ngân hàng với tiến trình hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

37. Nguyễn Đức Tú (2011), “Đôi điều cần biết về mô hình CAMELS”, Trang điện


tử của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, truy cập tại http://www.vnba.org.vn.

38. Nguyễn Mạnh Tôn (1995), Giám sát từ xa và xếp loại các tổ chức tín dụng theo CAMEL, Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

39. Nguyễn Nghĩa Tiệu (1995), Những vấn đề cơ bản về hoàn thiện hệ thống tổ chức Ngân hàng Nhà nước, Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

40. Nguyễn Phi Lân (2015), Xây dựng và ứng dụng mô hình cấu trúc trong hoạt động thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng, Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

41. Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Bích Hồng (2017), “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới lĩnh vực tài chính ngân hàng”, Tạp chí Tài chính.

42. Nguyễn Thị Minh Huệ (2011), “Hoàn thiện hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng thương mại”, Tạp chí ngân hàng.

43. Nguyễn Thị Thu Hằng, (2010), Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho quá trình chuyển đổi phương pháp thanh tra ngân hàng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật.

44. Nguyễn Thị Thu Hương (2014), Định hướng và giải pháp thực hiện công tác thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

45. Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa (2010), Từ điển Tiếng Việt.

46. Nhật Nam (2013), “Thống đốc: 6 nguyên nhân tiêu cực trong ngành ngân hàng”, Báo điện tử VnEconomy, truy cập tại http://vneconomy.vn/tai-chinh/thong- doc-6-nguyen-nhan-tieu-cuc-trong-nganh-ngan-hang-20131112034243420.htm.

47. Phạm Tiên Phong (2014), “Xây dựng khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô cho hệ thống tài chính Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

48. Quốc hội (2010), Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2010 số 47/2010/QH12, ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2010.

49. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12, ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2010.

50. Quốc hội (2010), Luật Thanh tra năm 2010 số 56/2010/QH12, ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2010.

51. Quốc hội (2017), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 14/2017/QH14, ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2017.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022