Đề tài có kết cấu gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan.
Trong chương này sẽ giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi, dữ liệu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu để thực hiện đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương này trình bày các khái niệm, tổng quan về các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại, cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của chương này là trình bày quy trình nghiên cứu, đề xuất mô hình nghiên cứu, mô tả và giải thích các biến trong mô hình và đưa ra các giả thuyết.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương này trình bày thực trạng của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, thu thập, xử lý số liệu, đưa ra các kết quả phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và đánh giá các yếu tố.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này sẽ trình bày các kết luận từ quá trình phân tích từ đó đề xuất giải pháp. Ngoài ra, chương 5 còn nêu lên những hạn chế của đề tài trong quá trình nghiên cứu.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng
Theo đạo luật Ngân hàng của Pháp (1941): “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng số tiền đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.
Theo đạo luật của Mỹ: “Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính”.
Theo điều 4 chương I luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16/6/2010 của Việt Nam: “Ngân hàng thương mại là loại hình Ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Cũng theo luật này hoạt động Ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Tóm lại có thể hiểu khái niệm về Ngân hàng thương mại như sau:
Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính có thể thực hiện đa dạng và tổng hợp nhiều nghiệp vụ Ngân hàng nhưng chủ yếu là nhận tiền gửi của công chúng và cung cấp các dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế.
2.1.2 Chức năng của Ngân hàng.
Theo giáo trình Lý thuyết Tài chính-Tiền tệ của TS Lê Thị Mận (2010) thì Ngân hàng thương mại có ba chức năng cơ bản là chức năng trung gian tài chính, chức năng thanh toán và chức năng tạo tiền cho nền kinh tế.
2.1.2.1 Chức năng trung gian tài chính:
Trung gian tín dụng giữa các chủ thể tạm thời thừa vốn và các chủ thể tạm thời thiếu vốn trong nền kinh tế:
Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng này bằng cách chuyển hóa những khoản tiền gửi tiết kiệm tạm thời chưa sử dụng của chủ thể này đến tay những chủ thể khác đang cần tiền cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng.
Nhờ chức năng này mà Ngân hàng thương mại giúp cho cung và cầu tín dụng trong nền kinh tế có thể gặp nhau một cách dễ dàngvới chi phí thấp.
Huy động
Cấp TD
vốn
NHTM
Đầu tư
Tổ chức kinh tế Doanh nghiệp Tổ chức xã hội Hộ gia đình
Tổ chức kinh tế Doanh nghiệp
Tổ chức xã hội Hộ gia đình
Hình 2.1: Sơ đồ chức năng trung gian tín dụng của Ngân hàng thương mại
Nguồn: Tổng hợp dựa trên giáo trình Lý thuyết Tài chính của TS Lê Thị Mận)
Trung gian tín dụng giữa Ngân hàng Trung ương và nền kinh tế:
Ngân hàng Trung ương không có giao dịch trực tiếp với công chúng mà chỉ thông qua các Ngân hàng thương mại. Thông qua Ngân hàng thương mại tiền mặt từ Ngân hàng Trung ương được cung ứng ra lưu thông và việc điều hành chính sách tiền tệ bằng cách áp đặt tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất huy động, lãi suất cơ bản lên Ngân hàng thương mại có tác động trực tiếp lên nền kinh tế. Cũng thông qua Ngân hàng thương mại tình hình sản lượng, giá cả, công ăn việc làm, nhu cầu về tiền mặt, cung cầu tiền tệ, tỷ giá hối đoái được phản hồi về Ngân hàng Trung ương.
2.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán:
Lệnh trả tiền
quaTK
Là việc Ngân hàng trả tiền cho khách hàng theo lệnh của chủ tài khoản và nhận tiền vào tài khoản theo lệnh của họ. Thực chất là Ngân hàng vừa làm thủ quỹ vừa thực hiện các ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu của khách hàng. Chức năng này đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quan hệ thanh toán, làm tiền đề và cơ sở để các Ngân hàng thương mại tạo tiền, góp phần tăng quy mô tín dụng cho nền kinh tế, tiết kiệm tiền mặt lưu thông vì hầu hết tiền được giữ ở tài khoản thanh toán của Ngân hàng. Điều này làm tiết kiệm chi phí lưu thông tiền tệ và tạo điều kiện cho các dịch vụ Ngân hàng khác phát triển, đặc biệt là dịch vụ thanh toán quốc tế.
NHTM
Người mua hàng Tổ chức xã hội Hộ gia đình
Người bán hàng
Giấy báo
Tổ chức xã hội
có
Hộ gia đình
Hình 2.2: Sơ đồ chức năng thanh toán cuả Ngân hàng thương mại
(Nguồn: Tổng hợp dựa trên giáo trình Lý thuyết Tài chính của TS Lê Thị Mận)
2.1.2.3 Chức năng tạo tiền:
Chức năng trung gian tài chính và chức năng trung gian thanh toán đã tạo điều kiện cho hệ thống Ngân hàng thương mại tạo tiền.Với khoản tiền nhận được ban đầu thông qua cho vay bằng chuyển khoản kết hợp với thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng thương mại có khả năng mở rộng tiền gửi không kỳ hạn gấp nhiều lần và tạo nên bút tệ cho lưu thông góp phần gia tăng khối tiền tệ phục vụ cho nhu cầu chu chuyển vốn và phát triển kinhtế.
2.1.3 Các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng
Có nhiều cách để phân loại nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại nhưng tác giả chỉ đề cập đến cách phân loại theo nghiệp vụ nội bảng và nghiệp vụ ngoại bảng để làm rò được nguồn thu nhập của Ngân hàng thương mại là thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi. Đó là cách phân loại dựa vào bảng cân đối tài sản - bảng báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng thương mại ở một thời điểm nào đó, thường là vào cuối năm tài chính.
2.1.3.1 Nghiệp vụ nội bảng:
Là những nghiệp vụ được phản ánh trên bảng cân đối tài sản, bao gồm nghiệp vụ tài sản Nợ và nghiệp vụ tài sản Có.
Nghiệp vụ tài sản Nợ: là nghiệp vụ dùng để hình thành nguồn vốn của Ngân hàng thương mại, bao gồm:
Nghiệp vụ tạo vốn tự có
Mỗi Ngân hàng thương mại phải có số vốn tự có làm điều kiện hình thành và duy trì hoạt động kinh doanh. Số vốn này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thương mại, bao gồm vốn điều lệ; quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm; quỹ phát triển nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng và các quỹ khác.
Nghiệp vụ huy động vốn
Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi là hình thức huy động vốn cổ điển và mang tính đặc thù riêng của Ngân hàng thương mại, đây cũng là điểm khác biệt đặc trưng giữa Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi N gân hàng. Theo mục 2 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16/6/2010, Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới
các hình thức:
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ chức tín dụng nước ngoài.
- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Nghiệp vụ vay vốn.
- Nghiệp vụ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.
Nghiệp vụ tài sản Có
Nghiệp vụ ngân quỹ
Là nghiệp vụ mà Ngân hàng thương mại dùng tiền dự trữ của mình để trang trải các nhu cầu thanh toán thường xuyên của khách hàng và phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tiền dự trữ này bao gồm: tiền giấy và tiền kim loại tại quỹ, tiền gửi ở các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi ở Ngân hàng Trung ương hay dưới dạng dự trữ bắt buộc và dưới dạng tiền gửi thanh toán..
Nghiệp vụ cấp tín dụng
Tín dụng Ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ Ngân hàng đến khách hàng trong thời hạn định trước với một khoản chi phí nhất định. Nghiệp vụ cho vay chỉ là một hình thức của hoạt động cấp tín dụng trong Ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại sử dụng phần lớn nguồn vốn của mình vào việc cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các doanh nghiệp và cá nhân. Trong nghiệp vụ tài sản Có, nghiệp vụ cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất nên lợi nhuận của Ngân hàng thương mại chủ yếu được sinh ra từ nghiệp vụ này. Ngoài cho vay thì theo luật các tổ chức tín dụng còn có các hình thức cấp tín dụng khác có thể được liệt kê vào nghiệp vụ tài sản có và nghiệp vụ trung gian hoa hồng vì thu nhập của các dịch vụ này bao gồm tiền lãi từ cho vay và phí thực hiện nghiệp vụ. Các hình thức này bao gồm:
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá: là hình thức cấp tín dụng theo đó các tổ chức tín dụng nhận được các chứng từ có giá như thương phiếu, trái phiếu, sổ tiết kiệm,…và trao cho khách hàng một số tiền
bằng mệnh giá của chứng từ nhận chiết khấu trừ đi phần lợi nhuận và chi phí mà Ngân hàng được hưởng.
- Thẻ tín dụng: là một hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp dựa trên uy tín của chủ thẻ. Ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho người bán và chủ thẻ sẽ thanh toán lại cho Ngân hàng khoản giao dịch theo hình thức trả dần, không phải thanh toán toàn bộ số dư trên bảng sao kê hàng tháng trước ngày đáo hạn đã ghi rò trên bảng sao kê. Ngân hàng sẽ tính lãi trên phần còn nợ thường với lãi suất cao hơn lãi suất của hầu hết những hình thức vay nợ khác. Thẻ tín dụng khác với thẻ ghi nợ vì tiền không bị trừ trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của chủ thẻ sau mỗi lần mua hàng hoặc rút tiền mặt.
- Bảo lãnh Ngân hàng: là cam kết bằng văn bản của Ngân hàng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Mặc dù không trực tiếp cấp vốn như cho vay nhưng bảo lãnh Ngân hàng giúp người được bảo lãnh thu hồi vốn nhanh, được vay nợ hoặc được kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ.
Thư bảo lãnh
(3)
Bên nhận bảo lãnh
Bên được bảo lãnh | |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của thu nhập phi truyền thống đến khả năng sinh lời và rủi ro của các ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn 2005-2013 - 1
- Ảnh hưởng của thu nhập phi truyền thống đến khả năng sinh lời và rủi ro của các ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn 2005-2013 - 2
- Sơ Đồ Khái Quát Các Nghiệp Vụ Của Ngân Hàng Thương Mại (Nguồn: Tổng Hợp Dựa Trên Giáo Trình Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại Của Ts Nguyễn Minh
- Ảnh hưởng của thu nhập phi truyền thống đến khả năng sinh lời và rủi ro của các ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn 2005-2013 - 5
- Khảo Sát Các Cặp Tương Quan Giữa Các Biến Độc Lập.
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
HĐ mua bán, dự thầu
Đơn xin bảo lãnh
(1)
(2)
Bên bảo lãnh (NH)
Hình 2.3: Sơ đồ quan hệ giữa các bên trong hợp đồng bảo lãnh
(Nguồn: Nguyễn Minh Kiều, 2009, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại)
- Bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế đối với các Ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế. Theo quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng số 1096/2004/QĐ- NHNN được ban hành ngày 06/09/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước định nghĩa: “Đó là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa
thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa”.
- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng: là loại tài khoản được mở cho khách hàng để thanh toán tiền hàng hóa và dịch vụ. Số tiền trong tài khoản một phần do chủ tài khoản gửi vào và do Ngân hàng cấp tín dụng thông qua cho vay thấu chi trong trường hợp khách hàng tạm thời thiếu hụt trong thanh toán mà không cần phải thế chấp. Đây là một trong các dịch vụ quan trọng nhất bởi vì nó cải thiện quá trình thanh toán giúp thực hiện các giao dịch kinh tế nhanh chóng và an toàn hơn.
- Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Nghiệp vụ đầu tư: theo điều 104 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16/6/2010 thì Ngân hàng thương mại được tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc, mua bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ. Khi cần vốn có thể bán lại trên thị trường chứng khoán hoặc làm chứng từ xin tái chiết khấu ở Ngân hàng Nhà nước.
Nghiệp vụ tài sản có khác: Ngân hàng thương mại sử dụng vốn vào đầu tư mua sắm tài sản, các khoản phải thu, đầu tư vàng và ngoại tệ….
Giữa nghiệp vụ tài sản Nợ và nghiệp vụ tài sản Có có quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Để Ngân hàng thương mại có khả năng kinh doanh và đầu tư thì trước hết phải có nguồn vốn dưới dạng vốn tự có và vốn tiền gửi. Bởi vậy, nghiệp vụ tài sản Nợ là cơ sở để phát triển nghiệp vụ tài sản Có và quy mô nghiệp vụ tài sản Có phụ thuộc vào quy mô nghiệp vụ tài sản Nợ vì Ngân hàng có huy động nguồn vốn đủ lớn thì mới kinh doanh và sinh lợi nhiều được, đồng thời sự phát triển nghiệp vụ tài sản Có góp phần tăng lợi nhuận cũng như nguồn vốn cho vay của Ngân hàng thương mại.
2.1.3.2 Nghiệp vụ ngoại bảng:
Là các nghiệp vụ không được phản ánh trên bảng cân đối tài sản của Ngân hàng thương mại. Khi thực hiện các nghiệp vụ này, Ngân hàng là trung gian cung ứng các dịch vụ Ngân hàng nhằm thực hiện những ủy nhiệm của
khách hàng, qua đó hưởng thù lao bằng cách tính phí. Vì vậy, nghiệp vụ ngoại bảng của Ngân hàng thương mại còn được gọi là nghiệp vụ trung gian hoa hồng. So với nghiệp vụ tài sản Có thì nghiệp vụ ngoại bảng mang lại lợi nhuận ít hơn nhưng những nghiệp vụ này tạo điều kiện mở mang các nghiệp vụ tài sản Nợ và tài sản Có nhằm nâng cao uy tín của Ngân hàng trên thị trường. Nghiệp vụ ngoại bảng của Ngân hàng bao gồm:
Chuyển tiền, phát hành thư tín dụng có sự đồng ý của Ngân hàng Trung ương.
Cung ứng các dịch vụ về kinh doanh ngoại hối, các sản phẩm phái sinh về tỷ giá, lãi suất, tiền tệ và các tài sản tài chính khác.
Nghiệp vụ ủy thác, nhận ủy thác,đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động Ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Trung ương.
Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn tài chính Ngân hàng, các dịch vụ quản lý và bảo quản tài sản, cho thuê két sắt antoàn.
Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua bán, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư.
Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động khác liên quan đến hoạt động Ngân hàng sau khi được Ngân hàng Trung ương chấp thuận bằng văn bản.