Về Năng Lực Quản Trị, Điều Hành, Quản Trị Rủi Ro Của Tổ Chức Tín Dụng


+ Hiện nay, dữ liệu đầu vào cần thiết để có kết quả mô hình đánh giá chính xác hơn còn chưa đầy đủ, cụ thể đối với: (i) Rủi ro tín dụng: Dư nợ tín dụng có khả năng tổn thất của khách hàng vay của TCTD, mức độ đảm bảo bằng tài sản thế chấp của các khoản cho vay; Xác suất vỡ nợ đối với các khách hàng vay ở các nhóm khác nhau (của TCTD); (ii) Rủi ro thị trường: Chuỗi thời gian có biến động và tần suất biến động lãi suất mạnh để tính toán cú sốc hợp lý (thông thường là 10 năm); Xếp hạng tín dụng đối với các khách hàng vay doanh nghiệp (Standard & Poors, Moody’s và các tổ chức xếp hạng khác); Xác suất vỡ nợ đối với các khách hàng vay ở các nhóm khác nhau (của TCTD); Số liệu về mức độ nợ (điều tra, khảo sát quốc gia, các tổ chức hỗ trợ người tiêu dùng…); (iii) Rủi ro thanh khoản: Số liệu thống kê về dư nợ cho vay, gửi tiền trong khoảng thời gian 10 năm; (iv) Rủi ro lan truyền: Hoạt động của thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam chủ yếu là hoạt động cho vay lẫn nhau giữa các ngân hàng, tuy nhiên, hiện nay, số liệu dư nợ tín dụng của các TCTD trong cùng lĩnh vực, cùng khách hàng và nhóm khách hàng liên quan... chưa được thu thập/tích lũy đầy đủ nên việc phân tích, đo lường và đánh giá rủi ro lan truyền, nhất là lan truyền về thanh khoản lẫn nhau chưa đảm bảo toàn diện.

2.3.3.5. Về năng lực quản trị, điều hành, quản trị rủi ro của tổ chức tín dụng

Năng lực quản trị, điều hành, quản trị rủi ro tại nhiều TCTD Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu của phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Cụ thể:

- Năng lực quản trị ngân hàng của người quản lý, người điều hành tại một số TCTD chưa theo kịp với yêu cầu về quản trị doanh nghiệp theo nguyên tắc của Basel.

- Nhiều TCTD chưa xác định và xây dựng được các chính sách, quy trình quản lý rủi ro, các mô hình và công cụ đo lường rủi ro phù hợp với chiến lược kinh doanh, quy mô hoạt động, mức độ phức tạp của sản phẩm dịch vụ cung ứng, đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo, đảm bảo cho các hoạt động của TCTD được thực hiện có định hướng trong khả năng chấp nhận rủi ro; Chưa có hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu cho yêu cầu quản trị ngân hàng theo Basel.

- Nhiều TCTD chưa quan tâm đến việc xây dựng văn hoá quản lý rủi ro, theo đó: Mọi lĩnh vực có nguy cơ phát sinh rủi ro phải được nhận diện, đo lường và sẵn sàng có các giải pháp ngăn ngừa hoặc được quản lý để giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Đồng thời, từng vị trí tham gia vào quá trình ra quyết định quản lý hoặc tác nghiệp tạo rủi ro đều phải ý thức được vai trò, sứ mệnh của


mình đối với hệ thống, nhận thức và hành động đúng, kịp thời để ngăn ngừa hoặc hạn chế rủi ro; Đạo đức kinh doanh một số bộ phận cán bộ bị xói mòn và chạy theo lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng đến danh tiếng của TCTD.

- Tại nhiều TCTD tồn tại sự bất cập về trình độ nghiệp vụ, sự nhận thức không đầy đủ về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của một bộ phận cán bộ nghiệp vụ, cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ, cán bộ quản lý các cấp tại TCTD.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

2.3.3.6. Việc thực hiện kiến nghị, khuyến nghị tại Kết luận thanh tra

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến một số lượng không nhỏ các kiến nghị, khuyến nghị tại Kết luận thanh tra chưa được thực hiện nghiêm túc, cụ thể:

Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng - thực trạng và giải pháp - 18

- Nguyên nhân từ phía TCTD: Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một số TCTD còn hạn chế; cố tình chây ì, gây khó dễ cho cơ quan quản lý; có nhiều trường hợp không đủ khả năng tài chính, không đủ năng lực và trình độ để khắc phục.

- Nguyên nhân khách quan: Tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến hoạt động của TCTD, làm ảnh hưởng đến khả năng thực hiện kiến nghị, khuyến nghị tại Kết luận thanh tra.

- Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý: Chưa coi trọng đúng mức công tác xử lý sau thanh tra, việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra TCTD thực hiện các kết luận thanh tra; chưa có biện pháp kịp thời để đảm bảo kiến nghị thanh tra được thực hiện nghiêm túc, còn bị kéo dài. Mặt khác, một số kiến nghị, khuyến nghị tại Kết luận thanh tra còn chung chung, không phù hợp hoặc khó thực hiện trên thực tế, trong khi không có hướng dẫn cơ chế xử lý. Do vậy, đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình thực hiện của TCTD và việc đôn đốc, xử lý sau thanh tra của CQTTGSNH.

2.3.3.7. Về cơ chế trao đổi thông tin và phối hợp hành động trong công tác thanh tra, giám sát

Hiện nay, cơ chế trao đổi thông tin và phối hợp hành động chưa thực sự hiệu quả giữa các đơn vị trong NHNN, giữa NHNN với các cơ quan thanh tra, giám sát tài chính trong nước (như: Thanh tra chứng khoán, Thanh tra bảo hiểm...) và quốc tế trong việc phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các rủi ro trong hoạt động của các TCTD. Điều này ảnh hưởng nhất định đến nguồn thông tin hỗ trợ cho hoạt động thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Toàn bộ nội dung Chương 2 được kết cấu thành 3 phần: Phần đầu tiên, Luận án khái quát về hệ thống thống các TCTD Việt Nam (bao gồm: NHNN – là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng và hệ thống các TCTD) và hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN đối với các TCTD. Phần 2 trình bày về thực trạng thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của NHNN đối với các TCTD, Nghiên cứu sinh đã sử dụng phương pháp khảo sát thông qua mẫu điều tra để khảo sát thực trạng công tác thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của NHNN đối với các TCTD, từ đó đánh giá đầy đủ trên các mặt: khuôn khổ pháp lý; cơ cấu tổ chức bộ máy thanh tra, giám sát ngành ngân hàng; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra, giám sát; nguồn cơ sở dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro; quản trị rủi ro tại các tổ chức tín dụng; phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro; nội dung về thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro; trình tự, thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng; công cụ định lượng hỗ trợ hoạt động thanh tra, giám sát.

Phần 3 đánh giá tổng quan về những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế về công tác thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của NHNN đối với các TCTD.


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THANH TRA, GIÁM SÁT TRÊN CƠ SỞ RỦI RO TẠI

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM


3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

3.1.1 Mục tiêu phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Theo Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 986/QĐ- TTg ngày 08/8/2018 (Chiến lược ngành Ngân hàng), ngành Ngân hàng phấn đấu đạt được mục tiêu tổng quát sau:

a) Hiện đại hóa Ngân hàng Nhà nước theo hướng: có mô hình tổ chức hợp lý và cơ chế vận hành đồng bộ, hiệu lực và hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có đầy đủ vị thế pháp lý và trách nhiệm giải trình; thực hiện mục tiêu ưu tiên là kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững; bảo đảm sự an toàn, lành mạnh của hệ thống các TCTD và giữ vai trò chủ chốt trong ổn định tài chính; thực thi vai trò giám sát các hệ thống thanh toán, là trung tâm thanh toán và quyết toán cho các hệ thống thanh toán và hệ thống giao dịch tài chính trong nền kinh tế.

b) Phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng: các TCTD trong nước đóng vai trò chủ lực; hoạt động minh bạch, cạnh tranh, an toàn, hiệu quả bền vững; cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình; dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, đáp ứng chuẩn mực hoạt động theo thông lệ quốc tế, hướng tới đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025; đủ năng động, sáng tạo để thích ứng với quá trình tự do hóa và toàn cầu hóa; thoả mãn nhu cầu về dịch vụ tài chính - ngân hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế, tiến tới tài chính toàn diện vào năm 2030, bảo đảm mọi người dân và doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận đầy đủ, thuận tiện các dịch vụ tài chính ngân hàng có chất lượng, đóng góp tích cực cho phát triển bền vững.

Trong đó, mục tiêu cụ thể đặt ra đối với công tác thanh tra, giám sát là: Tăng cường năng lực thể chế, hiệu lực, hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN; mở rộng phạm vi thanh tra, giám sát đến các tập đoàn tài chính dưới hình thức công ty mẹ - con (trong đó công ty mẹ là TCTD); đến cuối năm 2025, thanh tra, giám sát ngân hàng tuân thủ phần lớn các nguyên tắc giám sát ngân hàng hiệu quả theo Basel.

3.1.2. Yêu cầu đối với hoạt động thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng


Căn cứ Chiến lược ngành Ngân hàng và thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của NHNN hiện nay, hoạt động thanh tra, giám sát hướng tới các yêu cầu sau:

Thứ nhất, hoàn thiện mô hình tổ chức CQTTGSNH phù hợp với lộ trình đổi mới mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của NHNN:

(i) Hoàn thiện, đổi mới mô hình tổ chức thanh tra giám sát ngân hàng theo hướng: Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất về hoạt động thanh tra, giám sát của CQTTGSNH tới các đơn vị thanh tra giám sát ngân hàng tại địa phương, tránh tình trạng chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ; Xây dựng cơ chế, phân cấp, phân quyền, phân định trách nhiệm rõ ràng, minh bạch, cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin, quy trình báo cáo, chỉ đạo điều hành trong nội bộ của CQTTGSNH cũng như giữa CQTTGSNH với các đơn vị thuộc NHNN; Hình thành đơn vị thuộc CQTTGSNH chịu trách nhiệm quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động của các TCTD có tầm quan trọng hệ thống và đơn vị chuyên trách tham mưu cho Thống đốc NHNN trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của hệ thống TCTD là hợp tác xã;

(ii) Tăng cường sự phối hợp công tác, chia sẻ thông tin giữa CQTTGSNH và các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chức năng trong hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống tài chính để bảo đảm an toàn, ổn định hệ thống tài chính.

Thứ hai, đổi mới phương pháp thanh tra, giám sát:

(i) Tiếp tục đổi mới công tác thanh tra theo hướng: chuyển nhanh và mạnh từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro gắn kết chặt chẽ với giám sát trên cơ sở rủi ro; từng bước áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tăng cường thanh tra toàn diện pháp nhân TCTD.

(ii) Tiếp tục đổi mới công tác giám sát theo hướng: nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô trên cơ sở triển khai các công cụ, phương pháp giám sát rủi ro mới gắn liền với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; Nâng cao khả năng cảnh báo sớm của NHNN đối với những rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống và ngăn ngừa nguy cơ vi phạm pháp luật ngành Ngân hàng của các TCTD; Phối hợp chặt chẽ giữa công tác giám sát với công tác thanh tra, cấp phép và ban hành chế độ, chính sách; tăng cường chất lượng giám sát các tập đoàn tài chính mà công ty mẹ là TCTD, kiểm soát tính liên thông giữa các TCTD với các định chế tài chính trong phạm vi thanh tra, giám sát của NHNN;

Thứ ba, hoàn thiện và phát triển những điều kiện, nền tảng cho việc thực hiện thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro:

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thanh tra, giám sát các TCTD và các quy định về năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro ngân hàng, về bảo đảm an


toàn, về công nghệ ngân hàng,…; mô hình tổ chức của hệ thống thanh tra, giám sát ngành ngân hàng; nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực toàn hệ thống ngân hàng; xây dựng cơ chế kiểm soát cán bộ đồng thời với cơ chế bảo vệ cán bộ, hạn chế rủi ro pháp lý cho cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, giám sát trong ngành Ngân hàng.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG THANH TRA, GIÁM SÁT TRÊN CƠ SỞ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Để đạt được các yêu cầu trên, căn cứ kinh nghiệm về thanh tra, giám sát ngân hàng trên cơ sở rủi ro của một số quốc gia nêu tại Chương 1 và thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro được nêu tại Chương 2, Luận án đề xuất một số giải pháp đối với NHNN như sau:

3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng

3.2.1.1. Giải pháp

Căn cứ thực trạng về cơ cấu tổ chức hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng được nêu tại Chương 2 và Nghị định số 43/2019/NĐ-CP, Quyết định số 20/2019/QĐ-TTg vừa được ban hành, để hoạt động thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro được triển khai có hiệu quả, cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng cần tiếp tục được rà soát, kiện toàn theo định hướng sau:

Một là, bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất về hoạt động thanh tra, giám sát của CQTTGSNH tới các đơn vị thanh tra, giám sát tại địa phương.

Theo đó, về góc độ chuyên môn, hoạt động thanh tra, giám sát của các Vụ/Cục thuộc CQTTGSNH cũng như tại các NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố đều chịu sự chỉ đạo thống nhất của CQTTGSNH và một Phó Thống đốc NHNN phụ trách mảng công việc này.

Hai là, phân cấp, phân quyền, phân định trách nhiệm rõ ràng, minh bạch; cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin; quy trình báo cáo, chỉ đạo điều hành trong nội bộ CQTTGSNH cũng như giữa CQTTGSNH với các đơn vị thuộc NHNN.

(i) Việc phân cấp, phân quyền, phân định trách nhiệm giữa thanh tra, giám sát cấp trung ương (CQTTGSNH) và cấp địa phương (Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố) dựa trên cơ sở xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, đặc điểm hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát.

- Để thực hiện giải pháp này, trước tiên cần phân loại các TCTD có tầm quan trọng hệ thống và các đối tượng còn lại. Các TCTD có tầm quan trọng hệ thống là các TCTD chiếm thị phần hoạt động đáng kể trong hệ thống và phạm vi hoạt động rộng lớn, rủi ro phát sinh có thể ảnh hưởng đến cả hệ thống TCTD. Thanh tra, giám sát cấp trung ương sẽ trực tiếp thanh tra, giám sát các TCTD có tầm quan trọng hệ thống và


các đối tượng còn lại thuộc thẩm quyền của thanh tra, giám sát ở cấp thấp hơn. NHNN sẽ đưa ra các tiêu chí phân loại và điều chỉnh các tiêu chí này trong từng thời kỳ để đạt được mục tiêu quản lý và cân đối khối lượng công việc với nguồn lực thanh tra, giám sát trong hệ thống ngân hàng để sử dụng có hiệu quả nguồn lực sẵn có.

- Nâng cấp 2 NHNN tại TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh thành NHNN khu vực phía Bắc và phía Nam (sau khi đã sáp nhập 02 Cục Thanh tra, giám sát thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 1358/QĐ-NHNN ngày 26/06/2019 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội và Quyết định số 1359/QĐ-NHNN ngày 26/06/2019 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh về 2 NHNN khu vực này).

Theo đó, các NHNN khu vực này chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát các TCTD có quy mô nhỏ và trung bình, đóng trên địa bàn khu vực phía Bắc và phía Nam (các NHTM cổ phần quy mô vừa và nhỏ, TCTD phi ngân hàng).

Đề xuất trên phù hợp với chủ trương của Chính phủ trong việc sắp xếp lại hệ thống NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố theo hướng hình thành NHNN khu vực nêu tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đã được phê duyệt theo Quyết định số 986/QĐ-TTg.

(ii) Cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin trong nội bộ NHNN cần được thiết lập đối với 02 loại mối quan hệ: giữa các đơn vị Vụ/Cục thuộc CQTTGSNH và giữa CQTTGSNH với các đơn vị thuộc NHNN.

Giữa các đơn vị Vụ/Cục thuộc CQTTGSNH:

Trên cơ sở việc sắp xếp lại CQTTGSNH theo Quyết định 20/2019/QĐ-TTg, để công tác phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các Vụ, Cục, đơn vị thuộc CQTTGSNH được hiệu quả, Luận án xin đề xuất:

- Vụ Giám sát an toàn hệ thống ngân hàng vừa được nâng cấp thành Cục Giám sát an toàn hệ thống TCTD: làm đầu mối tiếp nhận báo cáo thống kê từ các TCTD, quản lý và phát triển kho dữ liệu tập trung phục vụ cho công tác thanh tra giám sát của CQTTGSNH, đầu mối phối hợp và chia sẻ thông tin với các đơn vị khác trong nội bộ NHNN cũng như ngoài ngành.

- Các đơn vị chức năng trong CQTTGSNH (xây dựng cơ chế chính sách, giám sát, thanh tra...) được quyền khai thác kho dữ liệu tập trung để thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua quyền và phạm vi truy cập được quy định cụ thể trong quy chế nội bộ của CQTTGSNH.

Giữa CQTTGSNH với các đơn vị thuộc NHNN:

- Cần rà soát, kiện toàn, xây dựng mới cơ chế phối hợp chia sẻ thông tin giữa


CQTTGSNH với các NHNN chi nhánh tỉnh/thành phố; giữa CQTTGSNH với các Vụ, Cục, đơn vị thuộc NHNN (Vụ Ổn định tiền tệ tài chính, Vụ Dự báo thống kê, Trung tâm thông tin tín dụng...).

- Làm rõ chức năng giám sát an toàn vĩ mô của CQTTGSNH với chức năng của Vụ Ổn định tiền tệ tài chính để tránh chồng chéo, lãng phí nguồn lực.

(iii) Rà soát, bổ sung, chỉnh sửa quy trình báo cáo, chỉ đạo nội bộ tại CQTTGSNH từ cấp chuyên viên đến cấp lãnh đạo cơ quan để giảm tải thủ tục hành chính, giảm tải các khâu trung gian, tăng trách nhiệm cho các Vụ/Cục.

Ba là, học tập kinh nghiệm của một số quốc gia đã nghiên cứu, để hỗ trợ cho việc triển khai thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, ngoài nhóm nghiên cứu triển khai Basel II hiện nay, CQTTGSNH nghiên cứu thành lập các bộ phận hoặc nhóm cán bộ chuyên trách, như:

(i) Thiết lập bộ phận/nhóm phát triển phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.

Khác với phương pháp tuân thủ, phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đánh giá TCTD trên cơ sở các nguyên tắc, tiêu chí và không bó hẹp vào các quy định pháp luật; Nội dung đánh giá sẽ sâu hơn, rộng hơn và cập nhật hơn; Các kỹ thuật thực hiện phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro cần luôn được phát triển và cập nhật cho phù hợp với thực tế phát triển liên tục của TCTD. Ngoài ra, đối với những nước bắt đầu áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, trong giai đoạn đầu còn phải tập trung xây dựng, áp dụng và vận hành các tài liệu hướng dẫn, kỹ thuật thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro vào thực tiễn. Để thực hiện các công việc trên, cần thiết lập đội ngũ cán bộ chuyên trách việc nghiên cứu phát triển và cập nhật tài liệu hướng dẫn, phương pháp và kỹ thuật thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro để từ đó áp dụng thống nhất cho toàn hệ thống ngân hàng.

Một trong những thuận lợi của CQTTGSNH là Cơ quan đã thành lập nhóm nòng cốt thực hiện phương pháp rủi ro (CIG). Nhóm này đã hoạt động được hơn 3 năm và đang được dự án BRASS của Canada hỗ trợ xây dựng khuôn khổ thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro cho Việt Nam và xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Đây là nguồn cán bộ cho việc thiết lập bộ phận chuyên trách phát triển phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.

(ii) Xây dựng nhóm chuyên gia về rủi ro

Đánh giá rủi ro là một trong các trọng tâm của phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Ngày nay, các ngân hàng đã, đang và sẽ phát triển các kỹ thuật và mô hình phức tạp để nhận diện, đo lường và đánh giá các loại rủi ro, trong đó có các rủi ro liên quan đến công nghệ thông tin. Để đánh giá đầy đủ và

Ngày đăng: 06/12/2022